Vào những năm 1990, Kenneth Behring – nhà từ thiện người Mỹ – đi qua khu vực Vịnh San Francisco. Anh bỗng nhiên không thấy chiếc ví của mình đâu. Người trợ lý cho rằng có lẽ chiếc ví bị mất khi đi bộ qua khu ổ chuột ở Berkeley vào buổi sáng. Trước tình thế đó, Behring nghĩ rằng chỉ có thể đợi người nhặt được chiếc ví liên hệ với mình.
Hai giờ sau, người trợ lý Ьày tỏ sự thất vọng nói: “Tôi nghĩ chúng ta nên quên đi, đừng đợi nữa. Chúng ta không nên hy vọng vào những người ở khu ổ chuột”. Tuy nhiên, Behring bình tĩnh nói: “Không, tôi muốn chờ xem”. Tiếp tục đọc →
Trong văn bản mới nhất về chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế bắt buộc 100% cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác, thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố; Các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế; Y tế Bộ, ngành về việc chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.
Theo Bộ Y tế, để chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn quản lý; các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Y tế Bộ, Ngành thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 8938/BYT-DP ngày hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và công văn số 9438/YT-CNTT hướng dẫn Quy trình xác thực thông tin người dân trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19.
Bắt buộc 100% các cơ sở tiêm chủng triển khai tiêm, nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác và thực hiện ký số chứng nhận trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19, hoàn thành ngay trong ngày. Tiếp tục đọc →
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW hậu COVID-19 ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó thường gặp các triệu chứng mệt mỏi, rối loạn vị giác, khứu giác, đau đầu, kém tập trung, ho kéo dài, đau họng, khó thở. Ngoài ra có thể đau khớp, đau cơ, nặng ngực, hồi hộp đánh trống ngực.
Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế: Mặc dù trẻ em mắc COVID-19 phần lớn đều nhẹ nhưng các biến chứng khi mắc COVID-19 ở nhóm này thông qua báo cáo của các chuyên gia nghiên cứu số liệu quốc tế cũng như trong nước cho thấy cũng có ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của các cháu, dù không nhiều nhưng cũng là đáng lo ngại là biến chứng viêm cơ tim, Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Đây là biến chứng hệ thống khám chữa bệnh đã ghi nhận. Tiếp tục đọc →
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa đưa ra tuyên bố thúc đẩy chính quyền các tỉnh thành nhanh chóng tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, tiêm vét với nhóm trẻ từ 12-17 tuổi và người lớn. Một số chuyên gia y tế đã khuyến cáo về các trường hợp trẻ từ 5-11 tuổi cần trì hoãn hoặc chống chỉ định tiêm.
Một bé gái học mầm mon rửa tay khử khuẩn trước cổng trường, Nghệ An, tháng 5/2020. (Ảnh minh họa: Le Manh Thang/Shutterstock)
Dự kiến sẽ đưa được lô vắc-xin Moderna đầu tiên để tiêm trẻ em về đến Việt Nam vào 10/5” – Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 diễn ra vào chiều 4/4. Số vắc-xin này nằm trong 9 triệu liều vắc-xin Moderna và 4,7 triệu liều vắc-xin Pfizer do Úc cam kết viện trợ cho Việt Nam.
Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng, không thể nóng vội, mà phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Tuy nhiên, đến nay, cơ quan này chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về việc tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.
Bộ Y tế phải làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả chương trình tiêm chủng của các nước.
Đồng thời, cơ quan này cũng thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới về vấn đề khoa học trong tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi này để vừa bảo vệ cho trẻ và quan trọng nhất là đảm bảo tính an toàn, khả năng chấp nhận của cộng đồng.
1.517 học sinh TP.HCM rơi vào cảnh mồ côi và hơn 10.000 em mắc Covid-19 từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát.
Làn sóng Covid-19 không chỉ khiến tinh thần, kinh tế, sức khỏe của con người kiệt quệ mà nó còn lấy đi mái ấm của biết bao trẻ em. Có những em chỉ trong vài ngày đã mất cả cha cả mẹ, trở thành trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
Khánh Như (ảnh trái) và Đăng Huy đang làm quen cuộc sống mới tại nhà của ông bà ngoại ở xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. (Ảnh: Vnexpress)
Vài tháng trước, hai chị em Như vẫn còn đủ ba mẹ và ông nội trong căn chung cư trên đường Giai Việt, quận 8. Đại dịch đến, ba và mẹ lần lượt nhiễm bệnh. Sáng 20/7, mẹ Như được ông nội chở đến viện còn ba nằm ở nhà. Mẹ vừa đi khỏi thì ba trở nặng. Tối đó, khi xe cấp cứu đến, nhân viên y tế thông báo: “Ba con ngừng tim rồi”. Tiếp tục đọc →
Ngày 10-6, ILO và UNICEF cảnh báo có thêm 9 triệu trẻ đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em, nhất là do tác động của đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo của ILO và UNICEF thì lao động trẻ em tập trung phần lớn vào các em trai – Ảnh: TỬ VĂN
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), số lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên 160 triệu, tăng thêm 8,4 triệu trẻ em trong vòng 4 năm qua.
Báo cáo cảnh báo rằng sẽ có thêm 9 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do hậu quả của dịch COVID-19 vào cuối năm 2022 Tiếp tục đọc →
“Mỗi sớm mai thức dậy Lũy tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó Kéo Mặt trời lên cao….”
Mỗi khi đọc lại những vần thơ bình dị trong sách Tiếng Việt xưa, các thế hệ 8x, 9x đời đầu lại không khỏi bùi ngùi, xúc động. Những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ chực ùa về. Nào là lũy tre, nương dâu, ruộng lúa… Nào là tình cảm cô trò, bạn bè thân thương. Cảnh mẹ mò mẫm dưới ánh đèn khuya, cảnh bà ru cháu ngủ giữa trưa hè… Tất cả thật giản dị, chân phương nhưng lại đầy ắp yêu thương, tình nghĩa.
Hãy cùng trở về tuổi thơ qua những bài thơ trong sách Tiếng Việt cũ dưới đây: Tiếp tục đọc →
Lì xì hay còn gọi là “mừng tuổi” đầu năm là một nét đẹp văn hóa của nước ta và một số các nước phương Đông. Người ta thường bỏ tiền mừng tuổi một cách ý nhị vào phong bao lì xì để mừng tuổi cho trẻ em và cả người cao tuổi, ý nghĩa của lì xì là để cho đi những lời chúc may mắn cho năm sau, mừng thêm tuổi mới.
Chắc hẳn, đối với trẻ em thì không ai mà không thích được lì xì đầu năm. (Ảnh qua wiki-travel)
Lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Thế nên, nhận được lì xì là nhận được may mắn, tốt lành vào ngày đầu năm. Tiếp tục đọc →
Ở Nhật, những trẻ em 5 hoặc 6 tuổi đã có thể đi xe bus hoặc đi bộ đến trường mà không cần bố mẹ. Ở nhà các bé nhỏ hơn cũng tự làm một số việc phù hợp với bản thân như mặc quần áo, đi dép, xách đồ… Bài viết này đề cập đến 3 phương diện mà cha mẹ Việt có thể học hỏi để dạy con tự lập hơn.
Người mẹ vô cùng tò mò, không biết bàn bên cạnh có thứ gì mà hấp dẫn các con đến mức ấy.
Khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng đặc biệt yêu thích món đồ này. Thậm chí nhiều bé phải được xem điện thoại mới chịu ăn uống, dù ở nhà hay ra ngoài dùng bữa ở nhà hàng khiến cha mẹ vô cùng phiền muộn. Tiếp tục đọc →
Những đợt bố mẹ đi làm rẫy dài ngày, không có người lớn chăm sóc, chị em Giàng Thị Say chủ yếu ăn mì tôm, thỉnh thoảng bắt ve sầu về ăn với cơm.
Để tìm hiểu thực hư những hình ảnh trẻ em ăn cơm nguội với ve sầu đăng tải trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng trong vài ngày qua, ngày 6-6, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm về làng H’Mông (thuộc thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk). Trong cơn mưa chiều nặng hạt, những cháu bé “đầu trần, chân đất” ở đây càng thêm lấm lem bùn đất!
Em Giàng A Cháy (ngồi sau) và cháu của em – 2 nhân vật trong tấm hình ăn cơm với ve sầu gây xôn xao cộng đồng mạng
Bộ “Con gà đẻ trứng vàng” và” Mỗi hơi thở một nụ cười” của thiền sư Thích Nhất Hạnh đoạt giải Sách Hay 2019.
Tác phẩm của thiền sư đoạt giải ở hạng mục Sách thiếu nhi – một trong bảy hạng mục ở giải Sách Hay lần thứ chín. Bộ đôi cuốn sách là tác phẩm thiếu nhi đầu tiên của thầy Thích Nhất Hạnh được xuất bản trong nước.
Hai tác phẩm đoạt giải Sách hay 2019 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Một mùa Trung Thu nữa đã đến. Mặc dù một vài ngày nữa mới chính thức ”phá cỗ”, nhưng cả tuần nay, không khí Trung thu đã tràn ngập khắp phố phường. Đường phố đông đúc, lồng đèn nhuộm rực rỡ cả những con phố đặc trưng của Trung thu – khung cảnh vẫn náo nhiệt như những mùa Trung thu trước. Nhưng không hiểu sao, con nít thì không còn háo hức nữa, cảm giác mà Trung thu mang lại cũng không còn như xưa.
Ngày xưa, con nít mong chờ Trung Thu lắm. Từ cả tháng trước, là đã nài nỉ bố làm lồng đèn cho, xin mua bánh Trung thu yêu thích, rồi tới đêm rằm là đã chuẩn bị sẵn sàng để cùng bạn bè phá cỗ. Bây giờ, Trung thu cũng chỉ là một ngày lễ để vui chơi thôi…
13 năm kể từ ngày bị bỏ rơi trong vườn hoang với tình trạng một chân phải và bộ phận sinh dục bị mất, Thiện Nhân – đứa trẻ bị bị thú hoang cắn cụt chân ngày nào trở thành nhân vật chính trong câu chuyện truyền cảm hứng về sự lạc quan và nghị lực sống.
Hình ảnh vào đúng 13 năm trước của “chú lính chì” Thiện Nhân, khi mà em còn chưa được đặt tên, chỉ được biết đến là một em bé sơ sinh bị bỏ rơi trong vườn hoang ở huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Thiện Nhân may mắn được tìm thấy và cứu sống trong tình trạng không thể tồi tệ hơn. Em thoi thóp với cơ thể tím đen, trên mình hằn đầy những vết cắn, gặm, một chân phải và bộ phận sinh dục bị mất. Tiếp tục đọc →
Không đâu xa những đứa trẻ đáng thương ấy đang nằm ngay chính thành phố Sài Gòn sầm uất. Những đứa trẻ lấm lem, thèm thuồng tình yêu thương của gia đình, thèm một bữa ăn ngon chứ không phải lượm nhặt vội vã những đồ thừa thải của người khác, cái đáng quý hơn chính là dù không ai dạy dỗ nhưng các em vẫn ý thức được phải biết lễ phép với người lớn.
Sài Gòn có “những đứa trẻ không nhà” nhưng vẫn rất lễ phép. (Ảnh: Internet)
Chuyện về 6 đứa trẻ lang thang ăn vội miếng gà rán thừa nhưng vẫn cư xử lễ phép
Những viên pin nhỏ luôn được để cách xa tầm tay của trẻ, chỉ 1 phút sơ suất có thể trả giá bằng tính mạng.Sự kiện:
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe
Những viên pin tròn nhỏ thường được tìm thấy trong đồ chơi điều khiển từ xa, chúng có thể gây bỏng hóa chất nếu tiếp xúc với miệng hoặc mũi.
Một cảnh báo mới đã được đưa ra sau khi các nhà điều tra y tế phát hiện ra trường hợp một đứa bé đã chết sau khi nuốt phải một trong số những viên pin trong đồ chơi. Tiếp tục đọc →
Cứ đến mùa Giáng sinh, hầu hết mọi đứa trẻ đều đặt ra câu hỏi: Liệu ông già Noel có thật hay không? Hơn một trăm năm trước, cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi ở Manhattan, Hoa Kỳ cũng từng có câu hỏi tương tự với bố mình.Tiếp tục đọc →
Bé trai 3 tuổi người Vân Kiều đọc trôi chảy tiếng Việt như học sinh Tiểu học.
Câu chuyện trên xảy ra với cháu Hồ Mạnh Anh (SN 2015), con anh Hồ Văn Trình (SN 1985) và chị Hồ Thị La Me (SN 1987) là người dân tộc Vân Kiều sống ở bản Hồ, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).
Nếu một người không có giáo dưỡng, dù cho có cả thực lực và ngoại hình dễ nhìn đi chăng nữa, thì cũng không có giá trị.
Có một học giả đã nói rằng, thành tích và bằng cấp quyết định khởi điểm của một cá nhân, nhưng đối với khả năng có thể đi bao xa của người đó, thì cách anh ta đối nhân xử thế mang tính quyết định lớn hơn.
Trong tuần này, đoạn clip về cô bé Daisy Healy (3 tuổi) đến từ Dublin (Ireland) đã gây sốt trên mạng. Đoạn clip ngắn thú vị ghi lại hình ảnh cô bé giả vờ thực hiện một cuộc trò chuyện điện thoại đầy biểu cảm.
Daisy tưởng tượng rằng mình đang nói chuyện với bà về chuyến đi tới… công viên. Đoạn clip hài hước được ghi lại bởi cha của cô bé, sau khi người cha đăng clip lên mạng xã hội, cư dân mạng đã nhanh chóng bị thu hút bởi biểu cảm của cô bé “có tố chất làm diễn viên” này.
Tính cách của trẻ em ở Mỹ đa phần đều cởi mở, vui vẻ, tươi sáng và tự tin. Dù là trường tư hay trường công, các em học sinh đều có thể thể hiện bản thân một cách rất thoải mái, diễn thuyết hay biểu diễn ở nơi đông người mà không hề e dè ngay từ khi còn nhỏ. Ngược lại, hầu hết trẻ em Việt Nam thì lại tỏ ra rất ngại ngùng lúng túng, dù là những em rất giỏi, nhưng ở nơi đông người vẫn thiếu tự tin khi thể hiện bản thân.Tiếp tục đọc →
Thương cho bệnh nhi, các Mẹ nuôi bệnh và mến phục các BS Y tá ngành y nơi đây!
Phải chi đừng xây thêm tượng đài ở nơi nào hay nhà hát Thủ Thiêm nữa, mà thêm bệnh viện ở nơi cần và quá tải như thế này
Một tháng nay, đêm đến là nỗi ám ảnh của bác sĩ, bệnh nhân và cả người nhà khi đến khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1, khi 8 người trong kíp trực phải lo cho hàng trăm người.
Sách giáo khoa đạo đức ngày xưa sao mà nhân văn thế. Mỗi một hình ảnh là một câu chuyện, được chú thích bằng một vần thơ rất trong sáng và gần gũi, chứa đựng những bài học sâu sắc về cách làm người, chúng in đậm trong trí óc của mỗi đứa trẻ và trở thành một người bạn đồng hành trong những năm tháng đầu đời của các thế hệ 8x,9x .
Ngày 13/3, fanpage Sách đẹp đăng tải ảnh chụp cuốn sách Đạo Đức 1 với dòng bình luận: “Cuốn sách của thế hệ 8x và đầu 9x! Cuốn sách như một cuốn truyện tranh, kho báu của thời thơ ấu mà đến giờ mới tìm lại được. Xin đưa lên để mọi người cùng hồi tưởng”. Tiếp tục đọc →
“5 năm trước hàng vạn chiếc trống nằm chỏng chơ nơi góc nhà, bán không ai mua, cho không ai lấy mà nay làm ngày làm đêm, cơ sở nhà tôi vẫn không đủ bán, kiếm lợi nhuận cả trăm triệu/năm”, bà Vũ Thị Là, chủ cơ sở sản xuất trống gỗ lâu đời tại làng nghề Ông Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) chia sẻ. Tiếp tục đọc →
Nhiều đồ chơi ngoại lai không rõ nguồn gốc xuất hiện tại chợ đồ chơi trẻ em
GD&TĐ – Tiêu chí quan trọng đối với đồ chơi của trẻ em là phải bảo đảm tính an toàn, không độc hại, kích thích trẻ vận động, phát triển tư duy. Song hiện nay, tại các cửa hàng bán đồ chơi, nhất là dịp Trung thu này, khu vực xung quanh trường học, xuất hiện nhiều món đồ độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với nhiều người dân Thái Lan, việc giải cứu thành công đội bóng nhí không chỉ là thành quả nỗ lực của lực lượng cứu hộ, mà còn có liên hệ với những lời tiên tri của một nhà sư, và truyền thuyết xoay quanh vùng núi này.
Vẻ đẹp non nước bên trong hang động khiến người xem mong muốn được đến để khám phá. (Ảnh từ Oohho.com)
Ngày 1/6, bức thư 700 chữ gửi mẹ của cô bé lớp 5 khiến người đọc nghẹn ngào
Nhiều người đã không cầm được nước mắt sau khi đọc trọn vẹn bức thư của bé gái lớp 5 gửi đến mẹ qua đời cách đây 3 năm. Cô bé viết bài văn với lối trình bày sạch sẽ và những dòng chữ đẹp như in ra từ máy. Tiếp tục đọc →
Một nữ nhà báo người Mỹ, đồng thời là mẹ của 2 cậu con trai đã phát hiện nhiều điều thú vị trong văn hóa nuôi dạy con cái của cha mẹ Nhật và chia sẻ đến các bậc phụ huynh. Và dưới đây là bài viết bạn không thể bỏ qua.
Biết con gái không thể qua khỏi, trong những ngày vật lộn với căn bệnh, Mẹ bé Hải An đã có cuộc trò chuyện cùng bé, và con đã đồng ý hiến tặng mô tạng của mình cho những người không may khác. Tuy nhiên, do chưa đủ 18 tuổi nên bệnh viện chỉ có thể nhận lấy giác mạc của con.
Thiên thần nhỏ Hải An. (Ảnh: gia đình cung cấp)
Anh Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng mắt, BV Mắt chia sẻ, anh cùng các đồng nghiệp vừa chứng kiến giây phút hiến giác mạc vô cùng xúc động của bé gái 7 tuổi ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tiếp tục đọc →
(Dân Việt) Những chiếc chăn bông được các bạn học sinh mang theo lên lớp học, co ro ngồi bên bếp lửa để chống chọi với cái lạnh vùng cao, hay hình ảnh những em bé vùng cao chỉ có những manh áo mỏng tang chịu đựng giá rét đang được rất nhiều người quan tâm.
Sáng nay, 10.1, không khí lạnh tiếp tục tăng cường mạnh xuống một số tỉnh miền núi phía Bắc. PV Dân Việt ghi nhận được nhiệt độ tại một số nơi trường học vùng cao như: xã Tỏa Tình (Tuần Giáo – Điện Biên) từ 1 – 4 độ C; xã Co Mạ (Thuận Châu – Sơn La) từ 6 – 8 độ C.
12.000 bác sĩ người Mỹ kêu gọi ‘cấm’ 1 món ăn yêu thích của trẻ em khắp thế giới
Rất được ưa thích do hương vị thơm ngon và tiện dụng nhưng món ăn nhanh này đang âm thầm hại sức khỏe con trẻ mà bố mẹ không hay biết. Bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo.