• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Làm ơn đưa cháu ra khỏi đây! Cháu sẽ làm giúp việc đền ơn chú!’

Đó là lời khẩn cầu của bé gái đã che chở em trai suốt 36 giờ dưới đống đổ nát trong trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vừa qua.

Đội cứu hộ đã gặp cảnh tượng nhói lòng này khi đến ngôi làng Besnaya-Bseineh, thành phố Haram, miền bắc Syria để ứng cứu, tìm cách dọn dẹp đống đổ nát, cứu các nạn nhân trong trận động đất kinh hoàng ngày 6/2.

Gặp đội cứu hộ, bé gái vừa che chở cho em trai vừa bình tĩnh khẩn cầu: “Làm ơn hãy cứu cháu ra khỏi đây! Cháu sẽ làm bất cứ điều gì chú yêu cầu… Cháu sẽ làm người giúp việc để đền ơn các chú!”. Sau đó, bé gái tên Mariam nhẹ nhàng vuốt tóc em trai.

Những lời nói đó khiến một nhân viên cứu hộ phải lập tức lên tiếng trấn an rằng họ sẽ làm hết sức để cứu các em mà không cần đền đáp.

Lúc này, hai chị em nằm chen chúc dưới mảng tường lớn đè lên người. Khu vực các em nằm chỉ vừa đủ để Mariam có thể đưa tay bảo vệ vùng mặt, đầu cho em trai tên là Ilaaf – nghĩa là “bảo vệ”.

Rất may, sau 36 giờ mắc kẹt, hai bé đã được cứu thoát.

Đoạn video lại hiện trường giải cứu cho thấy người dân địa phương reo mừng khi hai em Mariam và Ilaaf được nhân viên cứu hộ bọc trong tấm chăn và đưa ra khỏi đống đổ nát an toàn. Hiện các em đã được đưa tới bệnh viện để điều trị y tế.

Ông Mustafa Zuhir Al-Sayed – cha của 2 em kể lại, sáng sớm 6/2, ông cùng vợ và 3 con nhỏ đang ngủ thì giật mình tỉnh khi mặt đất rung chuyển dữ dội. Rất nhanh, các mảnh vỡ đổ sập xuống đầu và cả nhà ông mắc kẹt dưới đống đổ nát gần 2 ngày.

Trong thời gian đó, cả gia đình ông Al-Sayed đọc kinh cầu nguyện thật to với hy vọng những người xung quanh sẽ nghe thấy và tìm được họ. Thật may, những lời cầu nguyện của gia đình ông Al-Sayed đã được đáp lại.

Ngôi nhà của gia đình ông Al-Sayed nằm ở thành phố Idlib – nơi ít nhất 1.200 người đã thiệt mạng do trận động đất, theo thông tin từ tổ chức Mũ bảo hiểm Trắng tại Syria. Tổ chức này cũng cho biết con số thương vong ước tính sẽ còn tăng mạnh do vẫn còn hàng trăm gia đình tại Syria mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Theo hãng tin CNN, tính tới 16h ngày 8/2 (giờ Việt Nam), khoảng 2.530 người được báo cáo thiệt mạng tại Syria sau trận động đất, trong khi con số tại nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ là 6.597 người.

Liên Hợp Quốc và một số tổ chức nhân đạo đang phân phối đồ cứu trợ tại Syria, tập trung vào những mặt hàng, vật dụng thiết yếu như lương thực, chỗ ở, thuốc men, nhưng đánh giá trận động đất để lại hậu quả nặng nề tại quốc gia vốn đã bị tàn phá sau nhiều năm nội chiến.

Hoàng Anh (Theo CNN)

 

Hàng trăm người Việt từ Ukraine trú ẩn trong chùa ở Ba Lan

Ông Tài (ngoài cùng bên phải) đã trú ẩn dưới hầm suốt 20 ngày trước khi chạy thoát sang Ba Lan.

Chỉ sau một đêm của ngày 24 Tháng Hai 2022, hàng triệu người dân Ukraine bỗng trở thành người tị nạn. Họ mất nhà, rời bỏ quê hương, xa người thân để tạm lánh đến vùng đất khác. Theo thống kê dữ liệu của Cao Uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), tính đến ngày 9 Tháng Năm 2022 đã có 5,917,703 người Ukraine chạy thoát khỏi quê hương sau hai tháng chiến tranh diễn ra. Họ vượt biên giới để đến các quốc gia lân cận như Ba Lan, Hungary, Romania, Belarus. Trong đó, Ba Lan là nước đón nhiều người  Ukraine tị nạn nhất – khoảng 3,234,036 người, theo UNHCR.

Tiếp tục đọc

Tiếng Vọng Đau Thương ( Huỳnh Phương – Huệ Hương )

 

Mỗi chúng ta trong thế giới, tương quan tương tác

Kinh tế, tri thức, quốc gia, tình cảm tâm linh

Thật vô ích,  không nhìn phong cách sống mình

Có Chánh niệm … nhạy cảm nhiều hơn nỗi bất hạnh !

Nhạy cảm với vô nghĩa – chiến tranh căng thẳng

Không Giới Định Tuệ :  chẳng bao giờ được bình an

Cảm nhận sâu sắc- tiếng vọng đau thương tỏa lan

Độc tài, phát xít, Ông là ai …sao tàn ác?

Phí phạm con người, năng lượng sẵn sàng… hủy nát !

Mộng bá quyền muốn gánh thế giới trên vai

Tư tưởng ngạo mạn … hậu quả thảm hại ngày mai

Trước mắt, chỉ dân lành sống đời kiếp nạn! Tiếp tục đọc

Ngay lúc này tại điểm nóng của “siêu biến thể Covid-19” Omicron: U ám, ảm đạm, và sợ hãi

Biến thể Omicron – một dạng siêu đột biến của Covid-19 – đã khiến cả thế giới phải hoang mang. Và tại thành phố nơi đang là điểm nóng của biến thể mới, tình hình đang thật ảm đạm.

Ngay lúc này tại điểm nóng của "siêu biến thể Covid" Omicron: U ám, ảm đạm, và sợ hãi
Bầu trời u ám, lất phất mưa như đang đồng cảm với không khí ảm đạm đang bao trùm lên ĐH Công nghệ Tshwane (TUT, ở Pretoria, Nam Phi), nơi đang là điểm nóng trong đợt dịch Covid-19 mới nhất của Nam Phi. Một đợt dịch do Omicron – biến thể “siêu đột biến” đang khiến thế giới phải ban hành lệnh cấm di chuyển đối với Nam Phi – gây ra.

Tiếp tục đọc

LHQ: Hơn 45 triệu người trên thế giới đang cận kề với nạn đói

Em bé suy dinh dưỡng trong bệnh viện Cabinda, Congo - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021© AP Photo / Christine Nesbitt

Ảnh minh họa: Youtube/NBC News.

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) hôm 8/11 cho biết hơn 45 triệu người ở 43 quốc gia trên thế giới đang trên bờ vực nạn đói. 

Theo Giám đốc Điều hành WFP David Beazley: “Hàng chục triệu người đang nhìn vào vực thẳm. Xung đột, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 tiếp tục làm gia tăng số lượng người gặp nạn đói dữ dội và dữ liệu mới nhất cho thấy hơn 45 triệu người hiện đang đứng trên bờ vực thảm họa đói”.

Tiếp tục đọc

Hôm nay 18-10, miền Trung mưa rất to, không khí lạnh lan rộng

Từ 19h ngày 15-10 đến 1h ngày 18-10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 300-600mm, có nơi trên 700mm.

8 người chết, mất tích trong mưa lũ, nhà dân ở Quảng Bình ngập sâu 1,2 m

8 người chết, mất tích trong mưa lũ, nhà dân ở Quảng Bình ngập sâu 1,2 m - ảnh 1

Lũ sông Kiến Giang dâng cao gây ngập lụt TT.Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong sáng 18.10

TRƯƠNG QUANG NAM – Báo Thanh Niên

 

Tiếp tục đọc

Hơn 2.000 trẻ em mồ côi do Covid-19

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến hết ngày 8/10, cả nước có 2.093 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó có 1.970 trẻ mất cha hoặc mẹ.

Hơn 2.000 trẻ em mồ côi vì Covid-19Ảnh: giadinhonline

Liên quan tới công tác trợ giúp, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,26 tỷ đồng cho 1.427 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em) và 128 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 (mức một triệu đồng/trẻ em).

Tiếp tục đọc

‘Tôi ôm tro cốt chồng hồi hương trên chuyến bay đầu tiên của cuộc đời’

“Ngày 6/10 là đúng 49 ngày chồng tôi mất vì Covid-19. Cả đời hai vợ chồng làm công nhân tại thành phố, giờ mỗi người ở một thế giới nhưng chúng tôi sẽ cùng nhau trở về quê nhà”, chị Lợi nói.

Một lao động qua đời vì Covid-19

Tháng 7, công ty sản xuất, chế biến gỗ – nơi anh Mai Xuân Thái làm việc tạm dừng hoạt động, cho công nhân nghỉ ở nhà. Vợ anh Thái thấy bất an, khuyên anh xin nghỉ 1 tháng để gia đình về quê Quảng Nam tránh dịch. “Về nhà có gạo, có rau ngắt ngoài vườn cũng thành cơm. Không may dính dịch, phải đi cách ly, ai sẽ trông con”, chị khuyên chồng.

Nhưng anh không thể về. Ba mẹ ở quê già yếu, mẹ tai biến nằm một chỗ. Gia đình khó khăn và gánh nặng đặt trên vai người công nhân này. Nếu nghỉ sẽ không có tiền gửi về quê nên anh nhất quyết bám đất Bình Dương làm việc. Ít lâu sau, công ty gọi các nhóm công nhân quay trở lại sản xuất “3 tại chỗ”, anh là một trong số đó. Tiếp tục đọc

Tại sao nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 dù ở nhà?

Câu hỏi :

Tôi thấy nhiều nơi đang giãn cách, người dân cũng biết cách phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 như đeo khẩu trang, sát khuẩn và ở nhà. Vậy tại sao họ vẫn bị mắc Covid-19?

(Châu Anh, 28 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Nếu người dân đeo khẩu trang đúng, đảm bảo giãn cách hai mét, rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, thực hiện chuẩn theo 5K sẽ không bị lây nhiễm. Song thực tế, những biện pháp này không phải ai cũng thực hiện đúng. Nhiều thói quen đang khiến chúng ta vô tình nhiễm SARS-CoV-2.

Người dân hay mắc một số sai lầm dẫn đến lây nhiễm nCoV như vẫn thường xuyên đi lại, đến nhà hàng xóm, người quen. Dù đeo khẩu trang, họ lại dùng loại không chất lượng hoặc đeo sai cách. Điều này cũng khiến biện pháp đeo khẩu trang trở nên vô tác dụng.

Khi đi lấy hàng, người dân thường tiếp xúc với shipper, dùng tay cầm đồ và tiền mặt. Về nhà, họ không rửa tay, sau đó đưa lên mắt mũi miệng hoặc sờ tay lên mặt ngay khi vừa cởi khẩu trang.

SARS-CoV-2 lây nhiễm từ giọt bắn. Khi chúng ta thở mạnh, virus sẽ bám vào kẽ hở bên má, mũi, miệng. Vì vậy, người dân có thể đeo hai khẩu trang và không kéo xuống hoặc đeo không kín để tránh lây cho người khác và ngược lại.

Một số người dân hay tụ tập nói chuyện khi đi mua hàng, không cảnh giác với người quen. Do đó, đôi khi họ không đeo khẩu trang.

Khi đi ra ngoài, chúng ta có thể đã nhiễm nCoV dù không có triệu chứng cảnh báo. Do đó, khi về nhà, chúng ta có thể lây cho người thân, đặc biệt những đối tượng cần cẩn trọng như người già và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, việc không thường xuyên thay khẩu trang, sát khuẩn, chạm vào nhiều đồ bên ngoài sau đó sờ tay lên mắt, mũi, miệng cũng là thói quen có nguy cơ dẫn đến lây nhiễm nCoV.

Để phòng tránh nhiễm nCoV, người dân cần tránh các thói quen kể trên. Đồng thời, khi đi siêu thị hoặc chợ búa, nếu thấy đông người, người dân nên tự giác đợi và vào sau. Khi về, chúng ta cần rửa tay ít nhất 30 giây trở lên theo 6 bước khuyến cáo của Bộ Y tế.

Theo Zing news

 

Hàng ngàn học sinh và giáo viên Indonesia mắc Covid-19 sau khi quay trở lại trường học

Chưa đầy một tháng sau khi các trường học mở cửa, thực hiện chương trình học trực tiếp giới hạn, có hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và giáo viên Indonesia mắc Covid-19

Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia, có 15.456 học sinh, sinh viên và 7.284 giáo viên trong tổng số hơn 47.000 trường học trên toàn quốc đã mắc Covid-19 sau khi mở cửa trở lại trường học.

Trường học Indonesia mở trở lại cửa từ tháng 9. Ảnh: Merdeka.com.Trường học Indonesia mở trở lại cửa từ tháng 9. Ảnh: Merdeka.com.

Trong số này, có hơn 1.300 trường học ở tất cả các cấp đã trở thành các cụm siêu lây lan Covid-19. Tại thủ đô Jakarta, mặc dù các chương trình dạy và học trực tiếp đã đi vào vận hành phù hợp với các giao thức y tế, song đã có 25 cụm Covid-19 xuất hiện Tiếp tục đọc

Tìm lại bình an – Nguyên Cẩn

TP.HCM đang trải qua những ngày căng thẳng. Những ngày này, người ta không chỉ cần thực phẩm hay vắc-xin mà những dư chấn của cơn dịch này về các mặt sức khỏe tâm lý và xã hội xem ra còn trầm trọng hơn nhiều…

Ít thấy những nụ cười vốn thường gặp trên khuôn mặt người mua kẻ bán. Thành phố áp dụng giãn cách triệt để, không còn taxi, xe buýt, chợ tạm vỉa hè. Người ta sẽ sống ra sao ư? Tấm lòng người Sài Gòn luôn thơm thảo nghĩa tình, đó đây những siêu thị 0 đồng, những cây ATM gạo, những suất ăn miễn phí, vẫn được phân phát. Các cơ quan chức năng đang ưu tiên chuyển gấp vắc-xin vào thành phố, nơi tạo ra nguồn lực cho 35% GDP cả nước, nơi cưu mang hàng triệu mảnh đời tứ xứ đổ về.

Những ngày này, nhìn kỹ lại mới thấy, người ta không chỉ cần thực phẩm hay vắc-xin, người ta đang cần nhiều hơn những thứ ấy. Những dư chấn của cơn dịch này về các mặt sức khỏe tâm lý, và xã hội xem ra còn trầm trọng hơn nhiều!

Tìm lại bình an ảnh 1
Covid-19 làm ảnh hưởng, để lại dư chấn trên nhiều phương diện của đời sống con người

Tiếp tục đọc

Nhật ký từ bệnh viện dã chiến: Nỗi cô đơn của hàng ngàn F0 tại bệnh viện dã chiến Covid-19

Bệnh viện Dã chiến thu dung số 12 - TP.Thủ Đức tiếp nhận bệnh nhân vào ban đêm
Bệnh viện Dã chiến thu dung số 12 – TP.Thủ Đức tiếp nhận bệnh nhân vào ban đêm

GNO – Màn đêm buông xuống nơi tuyến đầu, từ trong nhà, ngoài phố, các dãy đèn được bật sáng trưng. Ở bệnh viện dã chiến thu dung, quạt quay liên hồi, các bình oxy được thay liên tục, máy SPO2 không rời khỏi các ngón tay của F0…

Nơi tuyến đầu, hơi thở là thứ quan trọng nhất đối với mọi người, đặc biệt là các F0 mang theo nhiều bệnh nền nguy hiểm. Bệnh nền, béo phì… là một trong những kẻ thù của tất cả những ai lỡ vướng vào F0. Bởi đã lỡ dính Covid-19 mà còn đi kèm béo phì và các bệnh lý nguy hiểm khác trong tình trạng thành phố ghi nhận nhiều ca nhiễm như hiện nay thì không có gì khác hơn là đợi chờ phép màu và góp những lời cầu nguyện cho người may mắn.

Tiếp tục đọc

Công ty Nhật Bản thử nghiệm thuốc chữa khỏi Covid-19 trong 5 ngày

Công ty dược Nhật Bản Shionogi có trụ sở tại Osaka, từng tham gia phát triển loại thuốc giảm cholesterol Crestor, thông báo đã điều chế thuốc diệt virus SARS-CoV-2 dạng uống.

Công ty Nhật Bản thử nghiệm thuốc chữa khỏi Covid-19 trong 5 ngày - 1

Thuốc điều trị Covid-19 dạng uống mở ra con đường mới ngăn chặn đại dịch.

Với liều lượng chỉ uống 1 lần mỗi ngày, loại thuốc này rất tiện lợi trong quá trình điều trị. Shionogi cho biết đang thử nghiệm trên các tình nguyện viên để đánh giá phản ứng phụ. Cuộc thử nghiệm bắt đầu trong tháng 7 và nhiều khả năng sẽ kéo dài sang năm sau, theo Wall Street Journal.

Tiếp tục đọc

Việt Nam có ba hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19

Việt Nam đã ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine với Nga, Mỹ, Nhật, theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.

Báo cáo với Quốc hội tại phiên thảo luận kinh tế xã hội chiều 25/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hợp đồng với phía Nga đã xong giai đoạn 1 gia công. Quá trình đóng ống đã hoàn thành và đang được kiểm định chất lượng tại Nga; trong tháng 8 sẽ được đóng ống tại Việt Nam, chuyển sang giai đoạn 2 chuyển giao công nghệ vào cuối năm nay.

Tiếp tục đọc

Thử Thách – Ngô Khôn Trí

Sáng nay đọc tin tức trong nước thấy buồn, không biết tỏ cùng ai nên mạo muội viết ra vài dòng :

Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 91.114 ca nhiễm, 17.579 người khỏi bệnh, 76.908 bệnh nhân đang điều trị và 370 ca tử vong. Hà Nội và 19 tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách xã hội. Hơn 14 ngàn nhân lực ngành y tế đang tham gia chống dịch.

Hơn 90.000 liều vaccine COVID-19 của Pfizer dự kiến về Việt Nam ngày 7/7 -  Bộ Y tế - Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19

-Vaccine là chìa khóa để kiểm soát đại dịch. Nhân viên y tế và lao động tuyến đầu, người già, người dễ tổn thương, cần được ưu tiên tiêm vaccine, bảo vệ họ khỏi triệu chứng nặng và nguy cơ tử vong. Tiếp tục đọc

WHO cảnh báo xuất hiện biến thể COVID-19 mới nguy hiểm hơn Delta

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo về khả năng xuất hiện biến thể COVID-19 mới nguy hiểm hơn cả Delta.

“Ngày càng có nhiều biến thể xuất hiện với khả năng còn nguy hiểm hơn cả biến thể Delta đang gây ra sự tàn phá như hiện nay. Một trong số các biến thể mới xuất hiện thậm chí có thể kháng vaccine”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay.

Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đại dịch COVID-19 là cuộc thử nghiệm đối với toàn cầu và thế giới đã thất bại trong cuộc chiến này. Người đứng đầu WHO nói rằng, việc thiếu các cam kết chính trị là nguyên nhân khiến thế giới vẫn không thể đối phó với đại dịch mặc dù có tất cả các công cụ cần thiết.

WHO cảnh báo xuất hiện biến thể COVID-19 mới nguy hiểm hơn Delta - 1

WHO muốn chính phủ các nước giúp đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 70% người dân ở tất cả quốc gia vào giữa năm sau. (Ảnh: Reuters)

Tiếp tục đọc

Thư gửi bạn mùa dịch – Nguyên Cẩn

Một lá thư thật hay, đầy ý nghĩa và hữu ích để an tâm nhau trong những ngày đại dịch hoành hành

Học cách quán chiếu, kham nhẫn, luyện tâm, thực hành lời Phật dạy về thiền định, ái ngữ ,  tỉnh thức, biết độc cư an nhiên tự tại “ở đây và bây giờ”

“Còn cuộc đời ta cứ vui” 

 

Đức Dalai Lama từng kể: “Ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã nói rằng kẻ thù của chúng ta có thể cũng chính là người thầy tốt nhất của ta, bởi vì không ai khác có thể cho chúng ta cơ hội như thế để thực hành đức tính kiên nhẫn của mình”. Và đại dịch có thể coi là một nghịch cảnh để chúng ta thực hành điều đó vậy.

Ảnh minh họa

Bạn thân mến,

Nhận email bạn gửi mấy ngày mà đến hôm nay mới có chút thời gian hồi đáp. Bạn kể tại nơi bạn ở, tình trạng hiện nay đã bớt căng thẳng, dù Chicago và tính cả trên toàn nước Mỹ đã có gần 600 nghìn người chết và hơn 33 triệu ca nhiễm vì đại dịch Covid-19. Một phần do số người chích vắc-xin đã lên tới gần 60% và chính phủ đang dùng mọi biện pháp để khuyến khích họ chích ngừa: từ uống bia miễn phí, giữ con cho bố mẹ đi tiêm ngừa cho đến xổ số trúng thưởng… Tiếp tục đọc

Biến chủng Delta đang lan rộng, có thể xuất hiện ‘Delta+

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến chủng Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, đã lan đến hơn 80 quốc gia và đang tiếp tục đột biến.

WHO đang theo dõi các báo cáo gần đây về một biến chủng mới được gọi là “Delta cộng”, CNBC đưa tin.

“Điều này có nghĩa là có thêm một sự đột biển mới trong virus được xác định”, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, cho biết hôm 16/6. “Trong một số biến chủng Delta, chúng tôi phát hiện thiếu một đột biến thay vì thêm. Vì vậy, chúng tôi đang xem xét lại tất cả các biến chủng đó”.

Biến chủng Delta ngày càng lan rộng và hiện chiếm tới 10% tổng số ca mắc mới ở Mỹ, tăng 4% so với tuần trước.

Bien chung Delta dot bien anh 1

Tiếp tục đọc

Mỗi phút có 2 người chết: Nếu Ấn Độ không được cứu, có ít nhất 6 vấn đề ảnh hưởng xấu đến toàn thế giới

Mỗi phút có 2 người chết: Nếu Ấn Độ không được cứu, có ít nhất 6 vấn đề ảnh hưởng xấu đến toàn thế giới

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, được mệnh danh là “xưởng thuốc của thế giới”, đóng vai trò chủ lực trong nhiều lĩnh vực. Thảm họa ở Ấn Độ sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Cứ mỗi phút lại có 2 người chết

Dịch bệnh ở Ấn Độ hiện đã ngoài tầm kiểm soát, là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, Ấn Độ có tầm ảnh hưởng tuyệt đối trong nhiều ngành công nghiệp và các vấn đề khác liên quan đến toàn cầu. Tiếp tục đọc

26 thành viên đội bóng chuyền nữ Thái Lan nhiễm COVID-19 dù đã tiêm vắc-xin Trung Quốc

Gần đây, đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thái Lan đã phải ngậm ngùi rút khỏi Giải bóng chuyền thế giới vì có 26 người dương tính với virus COVID-19 mặc dù trước đó đã tiêm vắc-xin Trung Quốc.

Vắc-xin ngừa virus corona mới của Sinovac Trung Quốc. (Ảnh: gungpri / Shutterstock).

Kể từ ngày 20/4, đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan đã bắt đầu tập huấn tập trung tại tỉnh Nakhon Pathom ở phía tây Bangkok để chuẩn bị cho Giải bóng chuyền thế giới tại thành phố Rimini, Ý vào ngày 25 tháng này. Cả đội bóng chuyền nữ và các nhân viên đều đã được tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc liều đầu tiên vào ngày 29/4. Tiếp tục đọc

Thế giới lẽ ra có thể đã ngăn chặn được thảm họa COVID-19

Thế giới lẽ ra đã có thể ngăn chặn COVID-19 trước khi nó trở thành thảm họa dịch bệnh, theo báo cáo của Ủy ban độc lập gồm các chuyên gia toàn cầu đưa ra ngày 12/5.

“Cái giá đắt” mà thế giới đang phải trả

Báo cáo có tên “Biến COVID-19 thành đại dịch cuối cùng” đã được Ủy ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19 (IPPR) thực hiện theo yêu cầu của các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Được yêu cầu thực hiện bởi các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 5 năm ngoái, báo cáo “Biến COVID-19 thành đại dịch cuối cùng” cho rằng hệ thống báo động toàn cầu cần được đại tu để ngăn chặn một thảm họa tương tự.

Ảnh minh họa: Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một khu phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 15/05/2020.
Ảnh minh họa: Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một khu phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 15/05/2020. AFP – STR

Tiếp tục đọc

Người Việt ở Ấn Độ: Tôi sống như tù biệt giam, nhìn thấy người chết ngay trước mắt nhưng không dám về vì sợ mang bệnh cho cha mẹ, Tổ quốc

Người Việt ở Ấn Độ: Tôi sống như tù biệt giam, nhìn thấy người chết ngay trước mắt nhưng không dám về vì sợ mang bệnh cho cha mẹ, Tổ quốc

“Mới hôm nọ, có tin một bệnh nhân tử vong vì Covid-19 mới thiêu hết nửa xác, nửa còn lại vứt trôi sông. Ba chồng đã cấm tôi đọc báo, xem tivi vì sợ hai vợ chồng hoảng loạn đến trầm cảm”.

LTS:

Ấn Độ hiện đang trải qua đợt dịch Covid-19 thảm khốc nhất lịch sử, với rất nhiều câu chuyện bi thương về thân phận nhỏ bé của con người trước đại dịch. Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả chia sẻ của chị Hiền Nguyễn (quê quán Đức Thọ – Hà Tĩnh), hiện đang sống cùng chồng ở Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ về những ngày đen tối mà chị và gia đình cũng như nhiều người dân Ấn Độ đang phải trải qua.

10 năm trước, tôi và chồng mình quen nhau ở New Zealand. Trầy trật với vô vàn khó khăn, chồng tôi sau khi học PhD đã bỏ nghề làm giảng viên để bước ra kinh doanh. Anh muốn tôi có một hồ sơ đủ mạnh để nhập tịch ở châu Úc.

Khi đã là công dân New Zealand, tôi và chồng lại quyết định trở về Ấn Độ, quê hương của anh. Anh startup trong lĩnh vực công nghệ. Ba chồng tôi ở đây làm cảnh sát cấp cao đã về hưu nhưng vẫn tham gia cố vấn cho ngành. Một cố hương như thế, nơi có cả tỷ dân nói tiếng Anh, được mệnh danh là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 thế giới… tất nhiên là lựa chọn lý tưởng. Thế nhưng…

Tiếp tục đọc

WHO phân loại biến thể B.1.617 ở Ấn Độ là “mối lo ngại toàn cầu”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 10/5 vừa qua rằng biến thể COVID-19 lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào năm 2020, có tên B.1.617, đang được phân loại là “mối lo ngại toàn cầu”, khi có một số nghiên cứu sơ bộ đã cho thấy khả năng lây lan dễ dàng của nó.

Biến thể B.1.617 là biến thể thứ 4 được xác định là “mối lo ngại toàn cầu” và yêu cầu phải theo dõi cũng như phân tích kỹ càng hơn. Những loại biến thể khác được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, Nam Phi và Brazil.

biến thể
Ảnh minh họa: Par Lightspring/Shutterstock
Tiếp tục đọc

‘Cường quốc xuất khẩu lương thực’ Brazil sắp… chết đói vì đại dịch Covid-19

Trong khi Brazil có thêm 20 tỷ phú lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes năm 2021 thì 60% dân số nước này lại đang đói ăn.

'Cường quốc xuất khẩu lương thực' Brazil sắp... chết đói vì đại dịch Covid-19
Vốn là một trong những nước chịu thiệt hại nặng nề nhất vì đại dịch Covid-19, Brazil đang phải gồng mình chống chọi với những hậu quả mà căn bệnh này để lại mà một trong số đó là nạn đói.

Tiếp tục đọc

Ca mắc Covid-19 tăng, hàng loạt địa điểm trên cả nước bị phong tỏa

Hai Phong phong toa anh 2

Sáng 7/5, Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), khách sạn, nhà hàng ở Hải Phòng bị phong tỏa. TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) tiến hành cách ly xã hội, Quảng Ngãi giãn cách xã hội toàn tỉnh,

Lây nhiễm cộng đồng tính từ 29/4/2021 : 121 CA NHIỄM

NỘI DUNG CHÍNH

  • Từ ngày 29/4 đến 7/5, Việt Nam có 121 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là ổ dịch lớn nhất, hiện đã được cách ly y tế.
  • Dịch đã xuất hiện trở lại tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP.HCM…
Tiếp tục đọc

Ấn Độ có thêm 1 ngày kỷ lục buồn: Gần 380.000 ca nhiễm mới ngày 29/4

Các ca nhiễm COVID-19 của Ấn Độ đã vượt mốc 18 triệu vào thứ Năm (29/4) với gần 380.000 trường hợp nhiễm mới, tiếp tục phá vỡ kỷ lục thế giới của chính mình chỉ vài ngày trước đó.

Mass cremation for Covid-19 victims in New Delhi : News Photo

Sự bùng nổ các ca nhiễm mới, một phần nguyên nhân là do biến thể của virus cũng như hàng loạt sự kiện chính trị và tôn giáo, đã khiến các bệnh viện quá tải; giường, thuốc và oxy đều thiếu trầm trọng.

Theo dữ liệu của Bộ Y tế, Ấn Độ báo cáo 379.257 trường hợp mắc mới và 3.645 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 18,38 triệu người và số ca tử vong lên 204.832 người. Đây là số ca nhiễm và tử vong cao nhất được báo cáo trong một ngày ở Ấn Độ kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Tiếp tục đọc

Bài học cho Việt Nam từ đợt dịch đang bùng phát tại Ấn Độ

Theo chuyên gia, tình trạng thiếu hụt oxy của các bệnh viện Ấn Độ là kết quả không thể tránh khỏi sau khi quốc gia này để dịch bùng phát dẫn đến quá tải số lượng bệnh nhân.

Trao đổi với Zing, bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), khẳng định ngành y tế Ấn Độ đang bị quá tải về số lượng bệnh nhân, từ đó thiếu thốn vật tư, trang thiết bị phục vụ điều trị. Trong đó, bên cạnh thuốc chống đông, một vũ khí quan trọng của các bác sĩ với những bệnh nhân tổn thương phổi nặng, phải hỗ trợ hô hấp, là oxy cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng.

“Thông thường, khoảng 5-10% trường hợp mắc Covid-19 sẽ có biểu hiện viêm phổi nặng cần các biện pháp hỗ trợ hô hấp. Những biện pháp này đều cần oxy. Tuy nhiên, khi nhu cầu vượt quá lượng cung, ngành y tế sẽ rơi vào tình trạng quá tải, dẫn đến tê liệt hệ thống điều trị”, bác sĩ Điền nói.

Tiếp tục đọc

Người Việt trong ‘tâm bão’ dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ

Hoang mang, lo sợ dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập là tâm lý chung không chỉ của cộng đồng người Việt tại đây.

Dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới với số ca nhiễm tăng thêm hơn một triệu ca chỉ trong ba ngày qua, áp đảo hệ thống y tế mong manh và đẩy nước này đến bờ vực một cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Đứng trước thực trạng đó, hoang mang, lo sợ dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến công việc, đi lại và học tập trở thành tâm lý chung của bà con người Việt tại đây.

Chị Huỳnh Thúy Vy, đang sinh sống và làm việc tại Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu chia sẻ, do tình hình dịch bệnh đang biến phức tạp tại Ấn Độ nói chung, cũng như các trung tâm đô thị nói riêng, như Delhi, Mumbai, Chennai…, bà con người Việt đều đang gặp vấn đề về kinh tế.

Người Việt tại Ấn Độ trong "tâm bão" Covid-19
Chôn cất thi thể bệnh nhân Covid-19 tại một nghĩa trang ở New Delhi, Ấn Độ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tiếp tục đọc

Điều gì đã khiến Covid-19 trở thành thảm họa ở Ấn Độ?

Chỉ trong vài tuần, dịch Covid-19 đã tàn phá Ấn Độ khủng khiếp đến mức dường như đang đẩy quốc gia này đến “bờ vực”.

Liên tiếp phá kỷ lục thế giới với hơn 330.000 ca nhiễm và hơn 2.000 ca tử vong hằng ngày, cùng vô số câu chuyện đau lòng về những người chết trong tuyệt vọng do không được chữa trị kịp thời hoặc bị bệnh viện gửi trả… một bầu không khí tang tóc đang bao trùm khắp Ấn Độ bởi một thứ duy nhất: Covid-19.

Nhưng điều đáng nói ở đây, là rất nhiều người, trong đó có cả những chuyên gia y tế hàng đầu ở Ấn Độ, đều có niềm tin mạnh mẽ rằng thảm họa này đáng ra có thể được phòng tránh một cách dễ dàng.

Tiếp tục đọc

Thế giới 3 triệu người chết do COVID-19 – Brazil, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng

Thứ Bảy (ngày 17/4), số lượng người tử vong trên toàn cầu do virus corona đã lên đến đỉnh điểm là 3 triệu người. Trong lúc đó, các chiến dịch tiêm chủng khắp thế giới lại liên tục gặp thất bại và cuộc khủng hoảng đang ngày càng sâu sắc hơn ở những nơi như Brazil, Ấn Độ và Pháp.

Số người thiệt mạng, theo tổng hợp của Đại học Johns Hopkins, khoảng bằng dân số của toàn thủ đô Kyiv – Ukraine; hay thủ đô Caracas của Venezuela; hoặc thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Con số này thậm chí còn lớn hơn cả dân số toàn thành phố Chicago (2,7 triệu người) và tương đương với dân số của 2 thành phố Philadelphia và Dallas cộng lại.


(Số ca tử vong trên toàn thế giới đã lên đến 3 triệu người/ Nguồn: Johns Hopkins – Coronavirus Resource Center) Tiếp tục đọc

Thiên thần 3 tuổi thoát chết thần kỳ sau trận động đất Tứ Xuyên, bị mất 1 chân giờ ra sao?

Thiên thần 3 tuổi thoát chết thần kỳ sau trận động đất Tứ Xuyên, bị mất 1 chân giờ ra sao?

Trận động đất Tứ xuyên vào 14/5/2008 được biết đến là một trong những lần thảm họa tàn khốc trong lịch sử Trung Quốc. Trận động đất đã cướp đi mạng sống của hơn 250.000 người, khiến nhiều gia đình phải chịu cảnh người thân ly biệt. Trong số đó, cô bé Tống Hinh Ý là một trong những nạn nhân may mắn sống sót, bé đã mất cả cha lẫn mẹ và thậm chí 1 bên chân cũng phải cắt bỏ.

Hinh Y cùng bà và chú đến Nam Kinh chữa bệnh vào 31/5/2008. (Ảnh: VCG)

Sau 3 ngày tìm kiếm những người còn sống sót trong trận động đất, có 75 người đã được giải cứu, đây có thể nói là một kỳ tích vì cơ may sống sót sau cơn địa chấn là rất thấp. Trong số những người may mắn ấy, là bé gái 3 tuổi tên Tống Hinh Ý, đã khiến toàn bộ những người cứu hộ khi ấy chết lặng. Tiếp tục đọc

TQ thao túng nước sông Mekong để kiểm soát các quốc gia Đông Nam Á

Một chuyên gia cho biết chính quyền Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong, hệ thống nước quan trọng nhất ở Đông Nam Á, để kiểm soát một nửa trong số mười quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Quang cảnh sông Mekong giáp ranh giữa Thái Lan và Lào được nhìn từ phía Thái Lan ở Nong Khai, Thái Lan, vào ngày 29/10/2019
Quang cảnh sông Mekong giáp ranh giữa Thái Lan và Lào được nhìn từ phía Thái Lan ở Nong Khai, Thái Lan, vào ngày 29/10/2019. (Ảnh qua Reuters)

Sông Mekong bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc và chảy qua 6 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vào đầu năm 2021, nó một lần nữa bị sụt giảm mực nước nghiêm trọng, gây ra những lo ngại rộng rãi trên toàn thế giới. Ủy ban sông Mekong (The Mekong River Commission), một tổ chức quốc tế, ngày 12/2 đã đưa ra tuyên bố cho biết mực nước sông Mekong đã giảm xuống mức “đáng lo ngại”.

Trên thực tế, trong hơn một thập kỷ kể từ năm 2010, các cuộc khủng hoảng nước thường xuyên nổ ra trên lưu vực sông Mekong.

Một nhà thủy văn Trung Quốc nói rằng một trong những lý do đằng sau điều này là Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát dòng nước của sông Mekong, và sông Mekong đã trở thành con bài thương lượng chính trị để Trung Quốc kiểm soát một nửa trong số mười quốc gia ASEAN. Tiếp tục đọc

Trung Quốc giữ nước sông Mê Kông, các nước ở hạ lưu ‘mệt mỏi’

Bắc Kinh lại tiếp tục giữ nước tại thượng nguồn sông Mê Kông giữa mùa khô hạn, khiến mực nước sông Mê Kông tại các quốc gia ở vùng hạ lưu sụt giảm đột ngột.

Tờ Chiang Rai Times ngày 24.2 đưa tin điều này khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục căng thẳng. Ông Niwat Roikaew, chủ tịch nhóm bảo vệ môi trường Love Chiang Khong (Thái Lan), cho biết mực nước sông Mê Kông bắt đầu giảm đột ngột từ đầu tháng 1.

Tiếp tục đọc

Nhật ký của một Phật tử: Những ngày bão tuyết ở Texas

Đôi mắt con trong những ngày "lịch sử" của gia đình ở Texas - Ảnh: Ngân NguyễnĐôi mắt con trong những ngày “lịch sử” của gia đình ở Texas – Ảnh: Ngân Nguyễn

Phật tử Ngân Nguyễn – pháp danh Giác Ngọc Thanh chia sẻ nhật ký về những ngày bão tuyết ở nơi chị sống – Texas, một bang của Mỹ chịu ảnh hưởng lớn nhất của đợt thiên tai này.. Tiếp tục đọc

Mùa đông lạnh kỷ lục, nhưng người dân Texas không chỉ chết vì rét

Trong đợt lạnh kỷ lục, người dân Texas không chỉ bị đe dọa tính mạng bởi nhiệt độ xuống thấp mà còn vì những rủi ro tiềm tàng như tuyết rơi dày, cơ sở vật chất hư hỏng, tai nạn…

Trong tuần qua, thời tiết giá lạnh bao trùm nước Mỹ, đẩy nhiệt độ xuống mức thấp kỷ lục và gây xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người dân. Họ vừa phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, vừa không có điện, nước sinh hoạt, trong khi giá cả nhu yếu phẩm hoặc gia điện tăng cao.

Theo số liệu thống kê của tờ Washington Post, tính từ ngày 14/2, nước Mỹ ghi nhận 47 ca tử vong có liên quan đến hai cơn bão tuyết. Hơn một nửa trong số đó là cư dân của bang Texas, nơi đang chịu cảnh thiếu điện, nước sinh hoạt và nhiệt độ thấp chưa từng có.

 

Tuyet gay thiet hai anh 1

Biển hiệu thông báo “Hết nước sạch” bên ngoài một cửa hàng. Ảnh: AP.Cùng ngày, chuyên gia giám định y tế hạt Galveston, bang Texas, cho biết 9 người dân địa phương tử vong vì phơi nhiễm hoặc ngộ độc khí carbon monoxide

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: