Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay.
1. Đức Phật là đấng thần linh không có thật
Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất Đạt Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, Thái Tử xứ Ca Tỳ La Vệ, do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.
Không nên tin ngay tất cả những gì người xưa nói, tất cả những gì người có thế lực đạo cũng như đời nói, tất cả những gì người bề trên nói, tất cả những gì có nhiều người tin theo, hay có ghi trong sách vở.
Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử.
Đức Phật sinh ra bình thường như một con người, không phải thần thánh. Lớn lên, Ngài rời khỏi hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát khỏi khổ đau trên thế gian.
Sức mạnh tâm linh mới là vĩnh cửu. Đây là lời kết của bà Sheilu, Giám đốc Học viện Vì một thế giới tốt đẹp hơn, thuộc Trường Đại học Tinh thần Thế giới, trong một buổi nói chuyện chuyên đề “Tỉ phú tâm hồn” tại Trung tâm Các giá trị sống và làm giàu thế giới nội tâm.
Hãy thay đổi chính mình trước khi đòi hỏi
PV :Thưa bà, tất cả các trường đại học trên thế giới có mục đích đào tạo ngành nghề gì đó như là kỹ sư, bác sĩ, kế toán… còn Trường Đại học Tinh thần, nghe hơi lạ. Xin bà nói sơ qua về trường này?
– Bà Sheilu: Trường được thành lập vào năm 1936 tại Mount A bu, tỉnh Rajasthan, Ấn Độ. Mục đích thành lập trường là đem lại lợi ích về mặt tinh thần cho người học. Hiện nay trường có 17 ngành bao gồm giáo dục, luật sư, khoa học, giới trẻ… và có chi nhánh, văn phòng trên toàn thế giới. Tất cả các ngành đều quan tâm phát huy các giá trị lồng vào trong chuyên ngành của riêng mình. Giá trị là nền móng phát triển mọi ngành nghề khác. Mỗi người nên đóng góp để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.
Đầu tiên, con xin năm vóc sát đất cung kính đảnh lễ Thầy. Cầu mong Thầy mãi mạnh khỏe, an lạc để dắt dìu chúng con và thành tựu lớn trên con đường hoằng dương Chánh pháp.
Tên con Trần Đức Hữu, là phạm nhân đang cải tạo tại trại giam Thanh Lâm – Thanh Hóa.
Trước đây con đã vài lần viết thư gởi Thầy với nhiều chia sẻ, nhiều khát khao… Thời gian cứ trôi… và con cũng trưởng thành hơn nhờ sự gia trì thầm lặng của Tam bảo, của Thầy Tổ.
Hôm nay con lại được cầm trên tay tờ báo Giác Ngộ số 1072 (16-10-2020), được đọc bài giảng của Thầy, được hiểu biết thêm chút chút… và con có nhiều niềm vui.
Con rất vui và hạnh phúc khi biết Thầy vẫn khỏe mạnh, vẫn thuyết giảng và con cũng thấy con đâu đó trong bài giảng của Thầy. Con biết ơn Thầy sâu sắc lắm, Thầy ạ!. Vì con đã thấy thấp thoáng, mà không… con đã thấy rõ con đường con phải đi… Tất cả là nhờ ơn Tam bảo, nhờ ơn Thầy đã chỉ đường cho con trong thầm lặng. Giờ đây con không thắc mắc gì nữa cả bởi nhân quả vốn công bằng. Con chỉ mới được đọc hai bài giảng của Thầy thôi; à, ba bài mới đúng; nhưng đều là những bài cho con thấy sự khảo nghiệm chính mình. Con bị tù đã 13 năm rồi, Thầy ạ. Tiếp tục đọc →
Những dịp đại lễ như rằm tháng 7 vừa qua người ta đi chùa phóng sinh nhiều lắm, nhất là người có tiền, họ cho rằng chuyện phóng sinh ấy có thể tăng thêm công đức, tăng phúc tăng lộc tăng thọ cho họ, càng phóng nhiều thì càng giàu có và càng sống lâu, nên mỗi lần đi phóng sinh là từng đàn từng đàn.
Rằm tháng 7 nên phóng sinh và phóng sinh càng nhiều thì càng tốt, những quan niệm như thế có đúng không? (Ảnh: FB)
Những ngày này, du khách đến chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) không khỏi ngỡ ngàng trước ngôi đền thờ mang tên “Đền Tứ Ân – Thờ cư sĩ Phật tử Diệu Liên”, ngôi đền được xây hoành tráng chếch bên phải Điện Tam Thế, tâm điểm của chùa Tam Chúc.
Tượng bà Phạm Thị Lan (Vợ đại gia Xuân Trường )được thờ trong đền.
Gần đây giữa những thảm họa thiên tai không riêng gì hỏa hoạn tại Úc mà còn ở khắp nơi trên thế giới khiến con người phải tìm đến một sức mạnh của tâm linh để giúp ta cảm thấy có một tiềm lực vô hình đẩy ta về hạnh phúc an bình hơn
Đó chính là 5 sức mạnh tâm linh thường gặp Tiếp tục đọc →
Từng bị đàn áp vào thời kỳCách mạngVăn hóa vào những năm 1949 – 1950 và được nới lỏng kềm kẹp vào những năm 1980, giờ đây Phật giáo Trung Quốc đã không khởi sắc, liên tục bị chỉ trích vì một loạt các vấn đề như thương mại hóa và tham nhũng. Phật giáo đang trở thành một ngành kinh doanh lớn tại Trung Quốc khi du lịch bùng nổ. Một trong những dấu hiệu của sự bùng nổ với du lịch tâm linh tại Trung Quốc là “cơn sốt xây dựngtượng Phật trong vài thập kỷ qua”
Để biết Phật Giáo của nước anh em phương Bắc như thế nào, chúng tôigiới thiệu bài viết dưới đây như là tấm gương phản chiếu những gì Phật Giáo Việt Nam đang đi theo, ví dụ như quần thể du lịch tâm linh Bái Đính Trường An, Yên Tử, Hồ Núi Cốc, Chùa Hương hay mới đây nhất là quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc Ba Sao, Hà Nam với chùa Tam Chúc, Thủy Đình tức nhà khách quốc tế 5 sao mới diễn ra sự kiện Vesak 2019 mà cảthế giới biết đến, khách sạn 5 sao, resort đẳng cấp quốc tế và có cả casino đang được xây cất.
Đời mà không đạo thì đời tham lạc Đạo chẳng có đời đạo cũng vô minh
Bắt đầu bằng hai câu kiến luận để trước tiên khẳng định một điều rằng “Đạo và Đời là hai phạm trù lồng quện vào nhau, không có cái này thì cái kia cũng không tồn tại, cái này sinh ra cái kia, cái kia tương hỗ cái này, như hai cánh quạt
được lắp trên cùng một trục vận hành là cuộc sống.”
Cũng cần phải nói luôn rằng: Đời có trước Đạo. Tiếp tục đọc →
Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
Mấy năm trước tôi có dịp trò chuyện với một bác lớn tuổi, một phật tử quy y tam bảo. Tôi hỏi “Ngày tết bác có lên chùa xin lộc xuân không”? Bác trả lời: “Những gì bạn xứng đáng được nhận, không xin nó cũng đến. Những gì bạn không xứng đáng được nhận, thì xin bao nhiêu cũng chẳng có ai cho”..
Đi chùa đầu năm. (Ảnh minh họa)
Tôi là người theo chủ nghĩa duy tâm, nhưng không mê tín dị đoan.Tôi tin là có Thượng Đế, người có thể tạo ra những phép mầu. Tôi tin vào luật nhân quả, gieo gì thì sẽ gặt nấy. Tôi tin vào luật bảo toàn, được cái này thì sẽ mất cái kia. Tôi tin vào vòng luân hồi, như bốn mùa xuân hạ thu đông nối tiếp nhau… Tiếp tục đọc →
Chùa vốn là nơi vô cùng linh thiêng, thanh tịnh, tách biệt với thế tục, là nơi để chúng sinh tỏ lòng kính Phật, gieo mầm cơ duyên với Phật Pháp. Vậy nên, người xưa đi lễ chùa không phải cầu tiền tài, công danh mà là để thể hiện lòng kính ngưỡng đối với Phật.
Theo kinh điển nhà Phật, Phật không cần vật chất gì của con người. Đức Phật từ bi, muốn giang tay cứu độ con người ra khỏi bể khổ của lục đạo luân hồi nên dạy con người tích đức hành thiện, khuyên con người từ bỏ ham muốn vật chất, từ bỏ “tham sân si” để đạt được tâm thanh tịnh, tiến đến cảnh giới giác ngộ. Điều Phật ban cho con người cũng không phải là tiền bạc, của cải hay sức khỏe mà là trí huệ và giác ngộ tâm linh. Mọi sự việc ở cõi người vốn là chiểu theo quy luật nhân quả, ai làm điều thiện sẽ kết thiện duyên, ai phạm điều ác sẽ kết ác duyên.
Đức Phật từ bi, muốn giang tay cứu độ con người ra khỏi bể khổ của lục đạo luân hồi. (Ảnh dẫn qua: Pinterest)
Phải đợi đến sáng mùng ba Tết trước khi khởi sự lại công việc tôi mới nhận thấy được những chữ này trên đầu một bao lì xì nhận được từ những chùa mà tôi đã thăm viếng
Mời bạn cùng khám phá với tôi và xem bạn có cùng ý nghĩ với tôi chăng ?
” GOOD KARMA ARISES FROM GOOD INTENTIONS ”
Ý TỐT GẶT QUẢ LÀNH
Phải chăng đây là dịp mà tôi có thể quảng bá Đạo Phật (mà tôi đã đặt niềm tin tuyệt đối ) đến với các đồng sự người phương Tây đang cùng làm thiện nguyện với tôi tại một community cho người cao niên Úc …
” Phen này ta quyết đi buôn Phật Thiên hạ bao nhiêu đứa làm giàu”
( Mượn từ thơ Tú Xương )
Với diện tích đất được cấp lên đến hàng nghìn hecta, Công ty Xây dựng Xuân Trường không chỉ có thể kiếm doanh thu từ chính công trình tâm linh mà còn từ hạng mục dịch vụ xây kèm.
Chùa Bái Đính khi hoàn thành được cho là lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: L. H.
Những năm gần đây, quần thể tâm linh đồ sộ đã không còn xa lạ với người Việt Nam. Nổi tiếng nhất phải kể đến khu du lịch Tràng An – Bái Đính mới được xây dựng tại tỉnh Ninh Bình hay quần thể chùa Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới, nằm trong khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (tỉnh Hà Nam) – nơi đăng cai đại lễ Vesak 2019 (Lễ Phật đản 2019).
Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ giữ lại các công trình chính yếu của Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm.Ngày 2/2 (tức 28 Tết), Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo TP đã đến thăm, chúc Tết các cơ sở, chức sắc tôn giáo, các đơn vị nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Đoàn đã đến thăm Hòa thượng Thích Trí Quảng, Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP, tại Chùa Huê Nghiêm (quận 2).
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thăm, chúc Tết tại Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm. Ảnh: Trang tin Đảng bộ TP.HCM.Bí thư Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự trân trọng những đóng góp của Hòa thượng Thích Trí Quảng đối với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM nói riêng. Tiếp tục đọc →
PBO – Có bốn nơi trên thế giới mà tín đồ Phật môn rất coi trọng: Lumbini ở Nepal – nơi sinh của một vị thái tử đã trở thành Đức Phật Gautama; Bodh Gaya ở Bihar, Ấn Độ – nơi Đức Phật đạt đến giác ngộ, ngồi thiền định dưới một cây bồ đề; Sarnath ở Uttar Pradesh, Ấn Độ – nơi Đức Phật đã thuyết pháp lần đầu tiên; và Kushinagar cũng ở Uttar Pradesh – nơi Ngài viên tịch và đạt đến Parinirvana (dù Ngài đã đạt đến giác ngộ từ trước đó nhưng đến cảnh giới này, Ngài mới đạt được giải thoát khỏi tồn tại xác thịt).
Cận kề Rằm tháng 7, các cửa hàng trên tuyến phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) nhộn nhịp hơn thường ngày, tất bật bày bán chim phóng sinh.
Vốn là phố bán chim cảnh lâu đời, theo ghi nhận của PV, ngày 23/8 (tức ngày 13/7 âm lịch), các cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám tấp nập treo bán thêm chim, cá phóng sinh phục vụ Rằm tháng 7.
Bạn có hình dung một sớm mai thức dậy, xung quanh ta là hàng nghìn ngôi đền cổ như trong truyện cổ tích, xen lẫn các ngôi chùa dát vàng?
Thánh địa Myanmar với hơn 2.000 di tích Phật Giáo. (Ảnh: t/h)
Di chuyển bằng khinh khí cầu được thổi bay theo gió là một trải nghiệm tuyệt diệu mà bạn không thể nào quên. Nhất là khi mọi người có thể nhìn ngắm một bức tranh toàn cảnh đẹp kỳ lạ với hơn 2.000 ngôi đền hình nón bên dưới chân mình khi ở thành phố Bagan, vùng Mandalay, Myanmar. Tất cả chúng đang tỏa sáng lấp lánh trong ánh bình minh. Điều này tạo nên sự khác biệt cho nơi đây so với các vùng đất khác trên Trái Đất. Tiếp tục đọc →
Đối với nhiều người dân Thái Lan, việc giải cứu thành công đội bóng nhí không chỉ là thành quả nỗ lực của lực lượng cứu hộ, mà còn có liên hệ với những lời tiên tri của một nhà sư, và truyền thuyết xoay quanh vùng núi này.
Vẻ đẹp non nước bên trong hang động khiến người xem mong muốn được đến để khám phá. (Ảnh từ Oohho.com)
Thiền làm gia tăng sự thông minh trên nhiều phương diện, từ việc Thiền làm cho hai bán cầu não hoạt động song phương góp phần tăng trí nhớ, đến việc giúp não bộ lớn hơn và cảm xúc thông minh được hoàn thiện. Thiền làm gia tăng chất xám và chất trắng của não bộ. Chất xám có nhiệm vụ gạn lọc tin tức… Chất trắng ảnh hưởng đến kỹ năng truyền đạt.
Qua bài nầy, độc giả sẽ biết thêm tại sao, ngoài công dụng chữa trị bệnh tật, làm cho con người đẹp hơn, sống lâu và sống có hạnh phúc hơn…,Thiền còn có những công dụng kỳ diệu là làm cho con người, nhất là các doanh gia, giám đốc, cấp lãnh đạo, giáo chức, học sinh, sinh viên…, thông minh hơn.
“Chiếc áo không làm nên thầy tu”, một ngôi chùa dựng lên to đẹp chưa hẳn đã có Phật nếu như nơi ấy tăng nhân không thực tu chính mình, huống là một ngôi chùa “online”.
Thời buổi internet là bạn của mọi nhà, tất cả các dịch vụ mua bán đều dần chuyển thành online. Và giờ, một tín ngưỡng tâm linh bao đời của người Việt là đi chùa, cũng đã có… đi chùa online!?
Những ngày gần đây, nhiều bạn trẻ chia sẻ trên mạng xã hội một đường link dẫn đến trang web có tên miền Chuaonline đáp ứng các nhu cầu giống như việc bạn đi chùa thực tế. Tiếp tục đọc →
Trong suốt hành trình khám phá Tây Tạng – mảnh đất thiêng giữa lưng trời tuyết trắng, nhà văn nổi tiếng người Mỹ gốc Anh, Pico Lyre đã phát hiện ra một điều thú vị. Đó chính là khi biến cuộc hành trình trở nên ngắn hơn, những thanh âm vang vọng trong nội tâm của mỗi người sẽ trở nên mạnh mẽ và rõ rệt hơn.
Vietravel – Công ty du lịch trong Top đầu có uy tín của các công ty du lịch Việt Nam có thể tự hào vì Tác giả của Tùy Bút này dành không ít lời ngợi khen cho Vietravel, từ cách tổ chức chuyên nghiệp đến kỹ năng hướng dẫn của Hướng Dẫn Viên – Minh Trung…
_________________
Nếu phải mất mười ngày để trả lời cho một sự phân vân hay một thắc mắc thuộc về môi trường và tâm lý thì cũng rất nên làm thử xem sao.
Số là sau ngày hưu trí vào năm 2008, tôi vẫn thường đặt sinh hoạt ưu tiên cho mình là đi cho biết đó biết đây. Tiếp tục đọc →
Bản đồ toàn cảnh của ngôi chùa Đại Vân Sơn Long An Tự (Ryoanji) tại Kyoto.
Vào những tháng mùa Xuân, hoa anh đào tại Kyoto đua nhau nở rộ làm biến đổi không gian thành phố cố đô rực lên màu hoa trắng hồng. Những hàng cây anh đào rực rỡ trên con phố chính, dọc theo con sông Kameyama kèm theo hình ảnh những chiếc áo kimono màu sắc sặc sỡ lẫn lộn khiến cho cố đô Kyoto trở nên hình ảnh hết sức tuyệt vời cho người thưởng ngoạn. Ngoài ra, cảnh sắc của các ngôi chùa cũng tạo ra một nét văn hóa hết sức đặc biệt của Kyoto, trong số đó phải nói đến Đại Vân Sơn Long An Tự (tên Nhật là Ryoanji).Tiếp tục đọc →
Cách đây bảy năm, trong một bài viết trên VHPG, chúng tôi đã nhận định về “Văn hóa lễ hội và lễ hội phi văn hóa”; bài viết bày tỏ sự bức xúc trước những hình ảnh xấu xí của lễ hội, nhất là khu vực phía Bắc, từ “xả rác” cho đến việc chém giết lợn, trâu công khai, tình trạng cướp lộc, cướp ấn… bát nháo và nhiều tệ nạn khác. Từ bấy đến nay, đã có nhiều chỉ thị, nhiều thông tư, nhiều cố gắng từ phía những người, những tổ chức có trách nhiệm nhằm chấn chỉnh những việc phản cảm ấy nhưng đến nay (2017) thì sao?
Một trong hai “ông ỉn” được rước ra trước sân đình Ném Thượng trong buổi lễ sáng nay, 2/2/ 2017. Ảnh:Dân Trí
Đi dưới hai hàng cây còn đẫm hơi sương trong rì rào tiếng sóng biển vỗ vào rặng đá, từng đám bọt trắng xóa ôm choàng như lay gọi các khối đá thức dậy để đón chào ngày mới. Viền theo hai bên lối đi từng thảm cỏ vuông vức xanh mượt đang hớn hở vươn mình. Giờ này nếu ở thành phố thì tôi vẫn còn nằm gọn trong chăn. Vậy mà nơi đây, nơi đến nghỉ dưỡng để tạm buông bỏ những mệt mỏi đời thường thì tôi lại dậy thật sớm. Dậy sớm không phải để nghe sóng hay để lắng mình trong ánh bình minh mà do tôi bị cuốn hút bởi âm thanh khoan nhặt với nhịp mõ thanh bình của tiếng tụng kinh rải đều qua không gian tĩnh lặng này. Tôi nghe thật rõ từng lời của bộ kinh Vô Lượng Thọ, âm thanh ấy như đưa tôi vào cảnh giới không thể có ở đời thường…
Người đương thời bảo Nguyễn Gia Thiều là giầu tưởng tượng. Môc thạch (gỗ đá) thì làm gì có tình? Nhưng, đến năm 1996, Cleve Backster, người Mỹ đã nghiên cứu về cây cỏ. Lời tuyên bố của ông đã làm sửng sốt nhiều người: “Cây cỏ có trực giác tâm linh. Chúng có tình với nhau, có ân oán với người và chúng còn biết cảnh giác với những thú vật nguy hiểm đến gần…” Qua những sự nghiên cứu của Backster, Swann, Lewis, Kirlians… Chúng ta rút ra môt hệ luận, không gian tâm linh tuy vô hình nhưng có tác dụng. Những ý nghĩ thầm kín của chúng ta vẫn lặng lẽ tạo nghiệp. Đối với những người hiểu luật nghiệp báo, hiểu rõ sức ảnh hưởng của tư tưởng và môi trường chung quanh thì họ sẽ giữ tâm hồn để không bị nhiễm bẩn bởi các dòng tư tưởng xấu xa, độc ác, đồng thời họ chân thành cầu nguyện cho mọi người đều tốt đẹp. Họ thường rải tâm từ bi đến muôn loài — từ con người, con thú đến tận cây, cỏ, lá, hoa.
Hàng chục năm nay, hình ảnh nhà sư cầm chiếc bát đồng đi khất thực trên đường đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, Thành hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo đa phần sư đi khất thực là sư giả. Tiếp tục đọc →
Chùa Bái Đính thuộc tỉnh Ninh Bình, là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Hằng năm, chùa mở vào đầu xuân, đón hàng triệu khách thập phương về dự.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á… Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam trong năm 2010. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.
Không biết sao ngày xưa Chu Chỉ Nhược lên được tới đỉnh Nga Mi!
Nga Mi sơn (峨嵋山) hay núi Nga Mi
Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Nghiệp lực quyết định vận mạng của mỗi người trên thế gian này. Hết thảy mọi việc đến với ta là do nhân duyên, nhân quả kiếp trước …
“Thân tại thế gian dẫu có xảy ra chuyện gì đều do nhân duyên trong quá khứ sở định. Muốn thay đổi vận mệnh, muốn được hạnh phúc, chỉ có con đường tu luyện, chiểu theo pháp lý vũ trụ mà tu, chịu khổ hành thiện, tiêu giảm nghiệp lực, mới có thể có được niềm hạnh phúc thật sự.”