Vicky Ngo nói với Zing rằng bản thân đang gặp rắc rối chỉ vì học quá nhanh. Sau khi nhận bằng đại học vào tháng 11 tới, thần đồng 14 tuổi có thể bị buộc phải rời khỏi New Zealand.
5 tháng trước ngày tốt nghiệp Đại học và cũng gần đến thời điểm hết hạn visa, Vicky nhận lời phỏng vấn với Zing.
Cuộc trò chuyện được sự cho phép và chứng kiến bởi người giám hộ hợp pháp của em ở New Zealand.
Đây là một trong những lần hiếm hoi cô bé và gia đình đồng ý xuất hiện trước truyền thông Việt Nam để chia sẻ về chặng đường học tập 3,5 năm ở xứ người.
Trước đó, cô bé người Việt được gọi là “thần đồng” khi hoàn thành 5 năm cấp 3 ở New Zealand trong vòng 10 tháng, 13 tuổi nhập học Đại học Công nghệ Auckland (AUT University – thuộc 1% đại học hàng đầu thế giới) và trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất tại xứ kiwi.
Mostafa Khodeir, một nghệ sĩ trẻ tài năng đến từ Ai Cập từng dành tới hai tháng để thực hiện một tác phẩm vẽ bằng bút bi nhưng kết quả thu về thật xứng đáng và khiến người xem không khỏi kinh ngạc.
Mặc dù nghệ thuật vẽ tranh bằng bút bi đã không còn xa lạ nhưng để đạt tới trình độ siêu thực và khiến người xem khó phân biệt không phải điều đơn giản. Lần đầu tiên nhìn thấy các bức vẽ siêu thực bằng bút bi, Mostafa Khodeir, 28 tuổi gần như không thể nói nên lời mặc dù khi đó tay nghề của anh không thực sự cao.
Phạm Phương Thúy – học sinh lớp 12 tin (khóa 18-21) Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM – vừa được nhận vào chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Cornell (Mỹ) với suất học bổng 290.000 USD (tương đương hơn 6,8 tỉ đồng).
Phạm Phương Thúy – Ảnh: NVCC
Mức học bổng cụ thể là 72.500 USD/năm (4 năm) (trường hỗ trợ 100% học phí 60.000 USD) và một phần chi phí ăn, ở.
Sau chiến thắng của Thu Hằng trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia vào sáng qua, trên mạng xã hội lại tràn ngập các bình luận ‘chúc mừng nước Úc’.
Nữ sinh giành vòng nguyệt quế Olympia 2020 – Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) cho hay chưa định hình được việc có trở về Việt Nam sau khi du học hay không, nhưng “ở đâu thì vẫn có thể cống hiến cho quê hương…”.
Những bình luận này không mới, nó cứ dai dẳng từ năm nay sang năm khác, và lại trở nên nóng hổi khi có nhà vô địch Olympia mới.
Nhưng những nhà vô địch Olympia, họ có lỗi gì? Tiếp tục đọc →
Những ngày cận kề cuộc thi Chung kết năm Olympia năm 2020, em Vũ Quốc Anh (trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) tự nhủ bản thân luôn cố gắng hết mình để không phải hối tiếc bất cứ điều gì.
“Nhà leo núi” trường huyện đã chuẩn bị tâm lý cho cuộc thi chung kết
Trao đổi với PV Dân trí, Vũ Quốc Anh cho biết em đã bay ra Hà Nội vào ngày 17/9 để chuẩn bị cho cuộc thi Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 diễn ra vào ngày 20/9 tới.
Cậu học trò trường huyện Vũ Quốc Anh đã chuẩn bị tâm lý cho cuộc thi Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020
Quốc Anh chia sẻ, em đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng dù có một chút hồi hộp, lo lắng nhưng sẽ cố giữ ở mức ổn định khi tham gia cuộc thi.
Cũng theo Quốc Anh, việc ôn luyện kiến thức được em cập nhật từ nhiều tháng qua nhưng với vốn kiến thức rộng lớn nên em hiểu bản thân mình phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Tổ chức 3 điểm cầu Chung kết Đường lên đỉnh Olympia trên địa bàn huyện Ea Kar: Trận chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ ngày 20-9-2020 tại điểm cầu Trường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam và 4 điểm cầu tại những nơi có thí sinh tham dự trận chung kết, trong đó có huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk). – Tin baodaklak.vn/
Tại kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2020, cả 4 học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt Huy chương Vàng. Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ hai toàn đoàn, đây là kết quả cao nhất trong lịch sử tham dự IChO.
Đội tuyển Việt Nam xuất sắc đoạt 4 huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế 2020
Olympic Hoá học quốc tế năm 2020 lần thứ 52, được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; các đội tuyển quốc gia dự thi theo hình thức thi trực tuyến (Remote Access Exam) theo đúng Quy chế của Olympic Hóa học quốc tế.
Vũ Quốc Anh, lớp 11B11, trường THPT Ngô Gia Tự – người đưa cầu truyền hình trực tiếp Đường lên đỉnh Olympia về vùng sâu Đắk Lắk tiết lộ chưa từng đi học thêm.
Tại các cuộc thi tuần, tháng và quý II của “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 20, người xem ấn tượng với Quốc Anh khi liên tiếp giành chiến thắng cách biệt. Đặc biệt, nam sinh này bấm chuông giành quyền trả lời phần Vượt chướng ngại vật nhanh đến mức người dẫn chương chưa kịp đọc hết câu hỏi đầu tiên của phần thi.
Quốc Anh nhận được Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh. Tiếp tục đọc →
“Tôi là một phi công…”, Nguyễn Lê Minh Khuê, nữ sinh Đà Nẵng nhận học bổng của Đại học Rochester (Mỹ) trị giá 244.000 USD (5,6 tỉ đồng) đã bắt đầu bài luận gửi ngôi trường mơ ước như vậy.
Và hành trình bản lĩnh theo đuổi nguyện vọng của Khuê chính là minh chứng cho ý tưởng xuyên suốt của em trong bài luận: “Tôi là một phi công, mạo hiểm tự lái cuộc đời mình theo những gì mình thấy ý nghĩa, hơn là luôn đi theo con đường an toàn định sẵn…”Tiếp tục đọc →
Nữ sinh gốc Việt, 19 tuổi, ở bang California, Hoa Kỳ là dược sĩ trẻ tuổi nhất vừa tốt nghiệp tiến sĩ dược lý tại Đại học Chapman và là dược sĩ trẻ nhất của bang này.
Kassidy Vo sẽ đến tất cả Disneyland trên thế giới trước khi bắt đầu công việc mới. (Ảnh: Chụp màn hình video Người Việt)
Cô Kassidy Vo là một sinh viên chăm chỉ ở trường, cô thậm chí không có thời gian để chơi các trò chơi điện tử yêu thích của mình, cũng không đi đến Disneyland là nơi yêu thương nhất trên thế giới đối với cô và cũng không đi dạo dọc theo bãi biển, theo Ocregister. Tiếp tục đọc →
Bỏ công việc tốt, lương cao tại các công ty, tập đoàn lớn ở Phần Lan, Jesse Khánh Trần và Sơn Chu đã bắt tay cùng nhau khởi nghiệp với mẫu giày sneaker không thấm nước đầu tiên trên thế giới được làm từ bã cà phê và chai nhựa.
Lê Ngọc Liễu từ bỏ mức lương hơn 100 triệu/tháng ở trường ĐH của đức vua Abdullah (Ả Rập Xê Út) để về nước.
Nghiên cứu sinh duy nhất nhận giải tài năng ở Đức
TS Lê Ngọc Liễu – một trong 10 nhà nghiên cứu đạt giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019 – từng là cô gái Việt Nam duy nhất nhận giải tài năng trẻ ở Đức 6 năm trước.
Năm 2013, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) trao giải cho 25 nhà khoa học trẻ có công trình nghiên cứu xuất sắc về phát triển bền vững. Lúc này nghiên cứu sinh Lê Ngọc Liễu là người Việt Nam duy nhất và là một trong số 25 nhà khoa học trẻ trên thế giới được vinh danh.
Từ học trò trường làng, bị từ chối hướng dẫn tới giải thưởng Quả cầu vàng 2019
Laurent Simons – cậu bé “thần đồng” 9 tuổi người Hà Lan đã gây kinh ngạc cho cả thế giới khi chuẩn bị lấy bằng tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven vào tháng 12/2019 chỉ sau 9 tháng học tập. Với kỳ tích này, cậu bé này có thể sẽ phá vỡ kỷ lục Guinness để trở thành người trẻ nhất trên thế giới tốt nghiệp đại học.
Laurent Simons, thần đồng 9 tuổi trở thành người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học.
Đoàn Nam Thắng mang cầu truyền hình chung kết Olympia năm 19 về với THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk sau màn thi đấu điềm tĩnh, tự tin ở trận quý IV.
Đoàn Nam Thắng – Nam sinh đến từ trường THPT Chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk. Ảnh cắt từ clip
Trong cuộc thi quý cuối cùng của Đường lên đỉnh Olympia năm 19, cơ hội giành tấm vé cuối cùng vào chung kết năm được chia đều cho cả 4 thí sinh: Đoàn Nam Thắng (THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk), Vũ Công Minh (THPT Quang Trung, Hải Dương), Khưu Minh Khoa (THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM) và Nguyễn Đức Hiếu (THPT chuyên Thái Bình, Thái Bình).
Nam sinh Ngô Việt Cường vừa hoàn thành việc chế tạo, lắp ráp chiếc xe kiểu dáng Volkswagen Roadtrip sử dụng năng lượng mặt trời, có thể chở được 12 người.
Ngô Việt Cường đang là học sinh lớp 12A11 Trường Trung học phổ thông Tống Văn Trân (huyện Ý Yên, Nam Định).
Việt Cường là con út trong gia đình có 2 anh em, bố mẹ mở xưởng gara ô tô nên từ nhỏ, những chiếc ô tô đã trở thành những thứ quá quen thuộc với em.
Từ niềm đam mê với ô tô, Việt Cường đã lên ý tưởng sáng tạo, lắp ráp ra một chiếc xe ô tô điện chạy bằng năng lượng mặt trời, làm bằng chất liệu tôn…
Tiếp nối thành công từ chiếc xe với kiểu dáng Volkswagen, Việt Cường tiếp tục chế tạo chiếc xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời kiểu dáng Volkswagen Roadtrip (Ảnh: Việt Linh)Tiếp tục đọc →
Ác mộng và giấc mơ xấu không chỉ do các hoạt động hàng ngày, lo lắng, stress mà còn nhiều thứ khác. Thực phẩm bạn ăn trước khi đi ngủ có ảnh hưởng đến ác mộng và quấy rối giấc ngủ.
Chân dung kỹ sư người Việt bé nhỏ đang nắm giữ bộ não của gã khổng lồ Google
“Quái kiệt” Lê Viết Quốc khiến Việt Nam tự hào bởi anh chính là một nhân vật quan trọng với Google được biết đến với cái tên “Google Brain” – nhà khoa học AI ( Artificial intelligence) lừng danh trong giới công nghệ.
Từ cậu học trò nghèo đến “quái kiệt” khiến máy móc biết suy tư
“Bộ não của Google” Lê Viết Quốc.
Lê Viết Quốc sinh năm 1982 tại một ngôi làng nhỏ không có điện ở Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Chiếc thùng rác do hai học sinh lớp 8 chế tạo đang được sử dụng tại các khu dân cư. (Ảnh: Thanh Niên)
Hai nữ sinh THCS An Đồng (Hải Phòng) đã sáng tạo thùng đựng rác có khả năng… tiêu hóa rác bằng ấu trùng ruồi lính đen. Trước đó, 4 em học sinh tiểu học ở Huế cũng chế tạo ra thùng rác cảm ứng có thể di chuyển, phát ra âm thanh.
Phạm Gia Phong – Phạm Quang Vũ và Phạm Hy Hiếu là 3 chàng trai Việt khiến “các ông lớn” công nghệ mong muốn sở hữu.
Mới đây, Phạm Quang Vũ – chàng kỹ sư trẻ người Việt tại Microsoft đã vượt qua vòng phỏng vấn của hàng loạt “gã khổng lồ công nghệ” thế giới. Google và Oracle đã đưa ra cho Vũ mức lương hấp dẫn – gấp rưỡi con số tối đa mà Facebook hay Amazon đã thương lượng và gấp đôi lương hiện tại để chiêu mộ nhân tài người Việt về làm việc. Tiếp tục đọc →
Học online qua mạng Internet có thể rất hiệu quả nếu người học có ý thức và thái độ học tập tốt, chăm chỉ và quyết tâm tự học.
Dùng Internet để học Toán bằng tiếng Anh, Cao Võ Nhật Minh ở Gia Lai đoạt hàng loạt giải thưởng quốc tế trong vòng một năm qua.
Đầu tháng 8, chiếc máy bay chở Cao Võ Nhật Minh (học sinh lớp 8) cùng đoàn học sinh trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương (APC) đáp xuống sân bay TP Pleiku (Gia Lai) trong sự chào đón nồng nhiệt của thầy cô, bạn bè và người thân.
Minh cùng bố mẹ tại sân bay TP Pleiku sau HCB giải IJMO ở Thái Lan. Ảnh: Việt Hiến.