Tuyển Tập TÔI HỌC PHẬT của Đỗ Hồng Ngọc (2023)

Tuyển Tập TÔI HỌC PHẬT của Đỗ Hồng Ngọc 

do Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành (2023)

 

(Bìa Mai Quế Vũ)

Tôi học Phật

Lời thưa,

Càng có tuổi, hình như tôi càng nhận ra có cái gì đó ở ngoài ý chí mình, can thiệp vào mình tùy hứng khiến mình đôi lúc không khỏi chưng hửng, ngỡ ngàng, thầm nghĩ “duyên” chăng? Nhưng duyên là gì thì không biết. “Nghiệp” chăng? Nhưng nghiệp là gì cũng không biết. Thôi thì, cứ để nó trôi chảy, tự nhiên, bởi nó có vẻ chẳng cần đến ta, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta… Tiếp tục đọc

Advertisement

Nguyễn Ánh 9 – Người Nhạc Sĩ Với Những Dòng Nhạc Mênh Mang Tình Buồn

(trích bài Trầm Từ Đông và Văn Điệp trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 63 phát hành ngày thứ sáu 22 tháng 4 năm 2016)

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại Phan Rang, nhưng lớn lên và ăn học tại Nha Trang, rồi sau đó là Đà Lạt. Ngay từ thuở nhỏ, những giai điệu âm nhạc hình như đã vương vấn lẫn dạt dào trong tâm hồn của anh. Xa gia đình, không có điều kiện ở trường năng khiếu âm nhạc, nhưng cậu bé Nguyễn Đình Ánh đã tự mày mò, học hỏi và chơi dương cầm từ những dĩa nhạc cổ điển đi mượn được của bạn bè. Tiếp tục đọc

Nhà văn Phi Vân: Người kể chuyện nông thôn Nam Bộ

Nông thôn và nông dân là đề tài chưa bao giờ bớt đi sức hấp dẫn trong sáng tác văn chương. Khi quá trình đô thị hoá càng mạnh mẽ thì những trang viết phản ánh phong tục và tập quán sau luỹ tre làng càng trở thành một bảo tàng ký ức lấp lánh. Nhà văn Phi Vân (1917-1977) là một trong những cây bút đầu tiên phản ánh trực diện đời sống nông thôn Nam Bộ một cách lôi cuốn và thuyết phục.

Nhà văn Phi Vân, tên thật Lâm Thế Nhơn, sinh ra và lớn lên ở Cà Mau. Từ tuổi đôi mươi, ông đã gắn bó với những tờ báo tiến bộ như Tiếng Chuông, Dân Chúng, Tiến Dân… Chính nhờ sự ngụp lặn với những mảnh đời nơi sông nước khẩn hoang, ký giả Phi Vân trở thành nhà văn Phi Vân như một duyên phận “tôi bắt đầu thực sự theo đuổi nghiệp văn chương bằng một thời kỳ lãng mạn, thích phiêu lưu và, sau một dạo ngao du nhiều nơi”.

Sau hai truyện dài “Trên bãi cát vàng” và “Chim trời bạt gió”, ông chuyên tâm viết về nông thôn với một loạt tác phẩm “Đồng quê”, “Dân quê”, “Tình quê” và “Cô gái quê”. Ngoài ra, ông còn có một tiểu thuyết dang dở, từng in nhiều kỳ trên báo, có tên gọi “Nhà quê trong khói lửa”.

 

Hãy hình dung xã hội Việt Nam cách đây một thế kỷ, nông dân cực khổ trăm bề dưới ách phong kiến và chế độ cai trị thực dân. Ở miền Bắc, Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan viết “Bước đường cùng”, Vũ Trọng Phụng viết “Vỡ đê”… thì ở miền Nam có Hồ Biểu Chánh và Phi Vân đi vào thân phận những con người thấp cổ bé họng.

Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh và Phi Vân lại hoàn toàn khác biệt. Hồ Biểu Chánh có sở trường dựa trên cốt truyện phương Tây để lý giải những oan khiên của kẻ nghèo, theo kiểu tiểu thuyết luân lý. Còn Phi Vân sự dụng thực tế khốc liệt mà ông chứng kiến về những số kiếp “ở đời không làm được Phật, thì làm ăn cướp chớ có gì mà lo”, để viết tiểu thuyết phóng sự.

 

Nhà văn Phi Vân và tác phẩm “Đồng quê” được in lại năm 1987.

Trong tác phẩm thành công nhất của Phi Vân là “Đồng quê” in năm 1942, được Hội Khuyến học Cần Thơ trao giải thưởng năm 1943, ông bộc bạch: “Hình ảnh những nhân vật trong chuyện, những người đã cùng tôi sống chung, ngày nay đã mờ trong ký ức. Kể lại một quãng đời, phải chăng là sống lại những ngày qua? Có lẽ thế, nhưng tôi muốn xa hơn: vẽ một bức tranh phong tục và tập quán. Thật là quá cao vọng. Tự thấy còn thấp kém, nhưng tôi vẫn cố gắng”.

Tác phẩm “Đồng quê” của Phi Vân, gồm 11 phóng sự ngắn và tiểu thuyết phóng sự “Dưới đồng sâu”. Mặc định thể loại phóng sự ngắn là thái độ khiêm nhường của Phi Vân, bởi lẽ 11 phóng sự ngắn ấy đều có tầm vóc truyện ngắn cực kỳ sinh động.

Thử đọc một đoạn trong phóng sự ngắn “Đổng Trách biết sập giàn” thì ít nhiều cũng hiểu được văn hoá khẩn hoang của người Nam Bộ lúc ấy: “Khi tiếng trống thùng thùng nổi lên trên xóm đình, thì dọc theo bờ ruộng đã thấy lũ lượt kẻ năm người ba kéo nhau đi xem hát.

Tiếp tục đọc

Nén Hương Tưởng Niệm Về Cha Kính Yêu (Huỳnh Phương-Huệ Hương)

Kính dâng đến người Cha mà suốt đời hình bóng Người mãi luôn trong tâm tưởng con như một thần tượng.

Nhà văn Phi Vân và tác phẩm “Đồng quê” được in lại năm 1987.

Kính thưa Cha,
Con không thể tưởng tượng đuọc có một ngày đứa con bé nhỏ ngày nào của Ba có thể
ngồi viết về những tác phẩm và cuộc đời rất khiêm nhượng của một nhà văn, một nhà
báo lão thành và nhất là người cha, người ông thật đáng kính yêu của những đứa con
và những đứa cháu nội, ngoại được cha đưa rước đến trường sau khi đã chăm chút
từng buổi điểm tâm lót lòng. Tiếp tục đọc

Nhà văn Nguyên Hương viết lại truyện cổ tích

Những truyện cổ viết lại của Nguyên Hương chủ yếu xoay quanh việc giáo dục trẻ em lòng yêu thương, chân thành, tinh thần dũng cảm, biết ơn cuộc sống, được dẫn giải bằng giọng văn nhẹ nhàng, trong trẻo với những cốt chuyện đơn giản, gần gũi với đời sống trẻ thơ…

***

Nguyên Hương vốn làm nghề thợ may rất lâu trước khi viết văn. Con đường đến với văn chương của chị êm đềm như chính những câu chuyện cổ tích chị đem đến cho độc giả. Đọc văn Nguyên Hương, dễ nhận thấy nét duyên dáng, giản dị mà thâm trầm thương mến chị dành cho trẻ thơ. Dù viết ở thể loại nào, chị cũng luôn giữ trong mình nét đẹp đẽ chân thành ấy.

Nhà văn Nguyên Hương viết lại truyện cổ tích » Báo Phụ Nữ Việt NamNhà văn Nguyên Hương

Tiếp tục đọc

Cố nhà văn Kim Dung : Sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch

Cố nhà văn Kim Dung : Sự nghiệp vang danh, cuộc đời bi kịch1Cố nhà văn Kim Dung – Nguồn ảnh: saostar.vn

Nhắc đến tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc không thể không nhớ đến Kim Dung. Trên đời này khó ai có cuộc sống hoàn hảo, cuộc đời ông cũng vậy, có sự nghiệp rực rỡ, nhưng cũng đi kèm với những bi kịch…

Sự nghiệp vang danh

Kim Dung được ca tụng là một trong tứ đại tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất Trung Quốc.

Ông sinh năm 1924, tên thật là Tra Lương Dung tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô. Tiếp tục đọc

Bài Thơ trên 100 năm – Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

 

Mấy αi còn nhớ?  Đây là bài thơ giáo khoα do Tản Đà làm cho tɾẻ em lên sáu tuổi, viết năm 1919. Bài thơ đã tɾên 100 năm nhưng vẫn còn nguyên ý nghĩα về sự giáo dục con người.

Tɾước khi dạy tɾẻ yêu nước, yêu đồng bào. Hãy dạy tɾẻ hiếu thuận với chα mẹ, kính quý thầy cô. Thì tất cả những cái “yêu” còn lại sẽ hình thành tốt đẹρ.

L Ê N S Á U

Sách quốc ngữ – Chữ nước tα,

Con cái nhà – Đều ρhải học.

Miệng thì đọc- Tαi thì nghe

Đừng ngủ nhè -Chớ láu táu……

Tiếp tục đọc

Nhạc sĩ Cung Tiến: Dạt dào gọi những âm xưa

Một trong những điều thú vị nhất khi tìm hiểu về khung cảnh văn hóa một thời đại, ta gặp được những mối liên kết đa văn bản, phản ánh sự tương hợp giữa thi sĩ, nhạc sĩ hay họa sĩ.

Nhạc sĩ Cung Tiến: Dạt dào gọi những âm xưa - Ảnh 1.Nhạc sĩ Cung Tiến – Ảnh tư liệu

 

Tiễn biệt nhạc sĩ Cung Tiến (1938 – 2022) – tác giả của những ca khúc đã đi vào lòng một thế hệ người Việt như Hoài cảm, Hương xưa…, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyễn Trương Quý về sự có mặt ấn tượng của âm nhạc Cung Tiến trong nền tân nhạc Việt Nam. Tiếp tục đọc

Abba tái hợp trong Voyage, Album mới đầu tiên sau 40 năm trở lại – Huỳnh Huệ

Ban nhạc  huyền thoại ABBA tan rã tháng 12 năm 1982.  Sau những bài hát cay đắng được viết từ 2 cuộc ly hôn của hai cặp đôi  trong ban nhạc :  Agnetha và Bjorn ly hôn năm 1978; Frida và Benny chia tay nhau năm 1981. Những sự đổ vỡ đáng tiếc này đã cho ra đời những ca khúc nổi tiếng  của ABBA như The Winner Takes It All (1979) – Kẻ Thắng Lấy Đi Tất Cả,   The  Day Before You Come – Ngày Trước Khi Em Đến (1981),  One of Us, When All Is Said And Done,  Should I Laugh or Cry,   Like An Angel Passing Through My Room… trong album  The Visitors phát hành năm 1981, gồm 10 ca khúc đều do 2  nhạc sĩ Benny Andersson &  Bjorn Ulvaeus viết.

Không có mô tả ảnh.

ABBA  năm 1981 Tiếp tục đọc

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương qua đời ở tuổi 86

Theo tin từ gia đình, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 4h sáng nay (24-12) vì tuổi cao sức yếu, nhiều bệnh nền và sau hơn một tháng nằm viện do xuất huyết dạ dày.

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương qua đời ở tuổi 86 - Ảnh 1.Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tại tư gia – Ảnh: tư liệu

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tên đầy đủ là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1935 tại Vỹ Dạ – Huế, là ái nữ của nhà thơ nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

Nối dòng thi thư, bà Tôn Nữ Hỷ Khương từ trước 1975 đã nổi tiếng trên văn đàn miền Nam với giọng thơ hoài cổ và tinh thần nhân ái phương Đông. Tiếp tục đọc

Cuộc đời và sự nghiệp của Đoàn Chuẩn – Nhạc sĩ của những tình khúc mùa Thu lãng mạn

Đoàn Chuẩn được biết đến là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc trữ tình Việt Nam vào những năm thập niên 1950. Những ca khúc do nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sáng tác có giai điệu và ca từ đẹp, lãng mạn, cuốn người nghe. Bởi thế nên tuy số lượng sáng tác ít ỏi, chưa tới 20 bài, nhưng những nhạc phẩm đã công bố của ông đều là những nhạc phẩm để đời và đa số đều quen thuộc với khán thính giả yêu nhạc như: Đường về Việt Bắc, Lá đổ muôn chiều, Tình nghệ sĩ, Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Gửi gió cho mây ngàn bay, Gửi người em gái miền Nam… Không những nổi tiếng là một nhạc sĩ tài hoa, Đoàn Chuẩn còn nổi tiếng là một nghệ sĩ đào hoa, phong lưu và đầy chất chơi nên thời bấy giờ ông được người đời đặt cho nhiều biệt danh như: “Ông hoàng nhạc tình”, “Công tử Bạc Liêu xứ Bắc” hay “Nhạc sĩ của mùa thu”…

                                                                          Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Đoàn Chuẩn sinh ngày 15 tháng 6 năm 1924 tại Hải Phòng, ông là con trai thứ hai của Đoàn Đức Ban – chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng và lớn nhất trên toàn cõi Đông Dương lúc bấy giờ, thậm chí hãng nước mắm của gia đình ông đã đi vào tục ngữ được mọi người truyền nhau “ Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.”

Tiếp tục đọc

Vượt qua tác giả từng thắng Pulitzer, Booker, nhà văn Việt Nam đoạt giải văn học lớn ở Mỹ

Giải thưởng văn học Dayton vì hòa bình năm 2021 vừa vinh danh nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai. Tác phẩm The mountains sing (tạm dịch: Những ngọn núi ngân vang) của cô nhận giải nhì ở hạng mục hư cấu.

Vượt qua tác giả từng thắng Pulitzer, Booker, nhà văn Việt Nam đoạt giải văn học lớn ở Mỹ - Ảnh 1.Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai với tác phẩm The Mountains sing

Lọt vào vòng chung khảo ở hạng mục hư cấu năm nay có cả tác phẩm Night watchman (của Louise Erdrich) đã đoạt giải Pulitzer năm 2021 và tiểu thuyết Shuggie Bain (của Douglas Stuart) đã đoạt giải Booker năm 2021.

The Mountains sing viết về những sự kiện lịch sử thông qua thân phận các thành viên trong bốn thế hệ của gia đình họ Trần. 

Không chỉ khắc họa rõ nét những đau thương mất mát và sự chia lìa do chiến tranh mang đến, tiểu thuyết ngợi ca tình yêu gia đình, giá trị của hy vọng và lòng vị tha. Tiếp tục đọc

Tác Phẩm Điêu Khắc Trên Thân Cây Dài Hơn 12 Mét Đạt Kỷ Lục Guinness

Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “Tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm.

Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy! Tiếp tục đọc

Ngất ngây với những bức tranh vẽ bằng bút bi mà cứ ngỡ là ảnh thật

Mostafa Khodeir, một nghệ sĩ trẻ tài năng đến từ Ai Cập từng dành tới hai tháng để thực hiện một tác phẩm vẽ bằng bút bi nhưng kết quả thu về thật xứng đáng và khiến người xem không khỏi kinh ngạc.

Mặc dù nghệ thuật vẽ tranh bằng bút bi đã không còn xa lạ nhưng để đạt tới trình độ siêu thực và khiến người xem khó phân biệt không phải điều đơn giản. Lần đầu tiên nhìn thấy các bức vẽ siêu thực bằng bút bi, Mostafa Khodeir, 28 tuổi gần như không thể nói nên lời mặc dù khi đó tay nghề của anh không thực sự cao.

Inline image

Tiếp tục đọc

Danh ca Khánh Ly: Vì sao tôi yêu và mãi thủy chung như thế…

Từ Mỹ, danh ca Khánh Ly có bài viết gửi riêng cho Thanh Niên nhân tưởng niệm 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn  (1.4.2001 – 1.4.2021) với những tâm tình dành cho nhạc Trịnh.

Danh ca Khánh Ly bên mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở nghĩa trang Gò Dưa, TP.HCM /// Ảnh: Q.T

Danh ca Khánh Ly bên mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở nghĩa trang Gò Dưa, TP.HCMẢNH: Q.T“Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua. Đường về tình tôi có nắng bỗng là đà. Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ. Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ”.

Chiều nay ngồi một mình, nghe lại những bài hát cũ, lòng tôi rất buồn và thầm nghĩ, đây chẳng phải là những tình khúc Anh viết riêng cho tôi từ hơn nửa thế kỷ trước hay sao?

Tiếp tục đọc

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên: Viết nhạc tình ca cho mình mà đồng cảm nỗi lòng của triệu con tim

Tình yêu và những hoài niệm, quá khứ và hiện tại, hạnh phúc và khổ đau,… tất cả đều được Ngô Thụy Miên biến thành những bản tình ca đẹp. Ông viết nhạc cho mình nhưng ai nghe nhạc phẩm của ông cũng đều thấy bản thân ở trong đó. Chính vì điều này mà nhạc của Ngô Thụy Miên được thích, được yêu qua nhiều thế hệ.

Tuổi mười ba” - Ngô Thụy Miên mang cái hồn của mình vào dòng thơ cao sang  của thi sĩ Nguyên Sa - Thời Xưa

                                                Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (bên trái) và Thi sĩ Nguyên Sa

Trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước, tình ca chính là mùa gặt của làng nhạc Việt ở miền Nam và Ngô Thụy Miên là đại diện tiêu biểu của cõi giới tình đó. Ông là người nhạc sĩ có niềm say mê vô bờ bến với âm nhạc, cảm xúc sáng tạo bất tận và một bút lực dồi dào khiến nhiều người nể phục. Tiếp tục đọc

Vì sao Conan Doyle đã để Sherlock Holmes chết nhưng vẫn phải cho siêu thám tử hồi sinh?

holmes

 

Tại miền trung của Thụy Sĩ có một thác nước sâu hơn 200 mét tên là thác Reichenbach. Xung quanh cái thác này là núi đá hiểm trở. Trên sườn núi chỉ có một lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dành cho thợ săn, bề rộng chỉ đủ cho một người đi qua.

Tiếng thác nước đổ xuống ào ào ở đây sẽ khiến bạn vốn dĩ không thể nào nghe thấy người khác nói chuyện, hơi nước mù mịt cũng sẽ làm bạn không nhìn rõ mặt người đang bước đến gần bạn, trừ phi người đó có một khuôn mặt đầy sát khí. Tiếp tục đọc

Nguyễn Hiến Lê với biệt tài viết lời tựa, giới thiệu sách

Học giả Nguyễn Hiến Lê nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật… có giá trị, nhưng ít ai ngờ ông cũng là tên tuổi lớn ở lĩnh vực viết lời tựa và giới thiệu sách. Biệt tài này được đề cập qua tác phẩm Nguyễn Hiến Lê – Những lời tựa và bài giới thiệu sách (NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành – ảnh).

Nguyễn Hiến Lê với biệt tài viết lời tựa, giới thiệu sách

 

Tác phẩm đặc biệt này do nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền Đức sưu tầm, tuyển chọn trong quãng thời gian khá lâu, từ những ngày ở trọ dưới Hội An (Quảng Nam) được ông túc tắc ghi chép, rồi dùng máy gõ lại văn bản để lưu trữ, nhờ vậy mà có được một tuyển tập đầy đặn với những lời tựa và bài giới thiệu sách của học giả Nguyễn Hiến Lê.

Tiếp tục đọc

Tác giả ‘Nhật ký Vũ Hán’ bị ném đá dữ dội vì đồng ý xuất bản sách bằng tiếng Anh

Cuốn sách ghi lại cảm xúc, sự việc mà Phương Phương trải qua tại Vũ Hán sẽ xuất bản bằng tiếng Anh, Đức đã khiến nhà văn này bị cộng đồng mạng TQ ‘ném đá’ dữ dội vì sẽ khiến quốc tế có cái nhìn tiêu cực vào quá trình chống dịch của Trung Quốc.

Tác giả Nhật ký Vũ Hán bị ném đá dữ dội vì đồng ý xuất bản sách bằng tiếng Anh - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình cuốn Nhật Ký Vũ Hán trên trang web của nhà xuất bản HarperCollins L.L.C.

Tiếp tục đọc

Thái Can – Thi Nhân Việt Nam ( Hoài Thanh- Hoài Chân )

Thái Can sinh ngày 22-10 -1910 ở Văn Lâm, phủ Đức Thọ (Hà Tĩnh). Học Trường phủ, trường Vinh, trường Bảo hộ, trường Thuốc Hà Nội. Tốt nghiệp y khoa bác sĩ năm 1940, hiện ở nhà học chữ Hán và làm thơ chữ Hán.
Thơ Thái Can phần nhiều đã đăng ở Phong hoá, Tiểu thuyết thứ bảy, Hanoi báo, Văn học tạp chí 1935. Những bài thơ đầu (ký Th.C) đã in trong quyển Những nét đan thanh. Ngân Sơn tùng thư, Huế, xuất bản 1934.

Tiếp tục đọc

Sách xuất bản năm 1981 của Mỹ từng mô tả virus Vũ Hán là vũ khí giết người không vết tích

Cuốn tiểu thuyến xuất bản năm 1981 của tác giả Dean Koontz thuộc thể loại kinh dị, từng nhắc đến việc ĐCSTQ tại một phòng thí nghiệm ở ngoại ô Vũ Hán đã chế tạo được một loại virus được đặt tên là Vũ Hán 400 (wuhan-400), dùng làm vũ khí sinh học với bệnh lực gây chết người cực cao. Chi tiết trùng hợp ngẫu nhiên với dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn ra khiến nhiều người bất ngờ.

Tác phẩm The eyes of darkness và câu chuyện virus Vũ Hán được ĐCSTQ sử dụng làm vũ khí sinh hóa tấn công đối thủ chính trị.
Tác phẩm The eyes of darkness và câu chuyện virus Vũ Hán được ĐCSTQ sử dụng làm vũ khí sinh hóa tấn công đối thủ chính trị. (Ảnh minh họa)

Tiểu thuyết The Eyes of Darkness

Tiếp tục đọc

Không chỉ có võ công cao cường Hoàng Dược Sư còn khiến nhiều người bội phục vì điều này

Trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung, Hoàng Dược Sư là một nhân vật hiếm hoi không chỉ sở hữu võ công cao cường mà còn tinh thông âm nhạc, nghệ thuật, kỳ môn độn giáp và cả y học. Tiếp tục đọc

Kiếm hiệp Kim Dung: Bất ngờ võ công của hai vị sư quét rác ở Tàng Kinh Các

Dù chỉ là những vị sư quét dọn Tàng Kinh Các, nhưng Giác Viễn đại sư và Vô danh thần tăng lại mang trong mình những tuyệt kỹ võ công khiến cả võ lâm kinh ngạc.

Giác Viễn đại sư.

Tiếp tục đọc

Tác phẩm mới nhất của Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan

45 tản văn nhẹ nhàng, đầy đặn, cảm xúc, không đơn thuần chỉ là đường mưa, đường sương, đường có những cây phượng vĩ đơm hoa đỏ rực, với những hình ảnh đẹp, mà sâu thẳm ở những trang viết chính là con đường tươi mát, lấp lánh năng lượng thiện lành…

Từ câu chuyện về mưa bụi

“Mai rồi mưa tạnh trong xuân”, tác giả Thái Kim Lan kể câu chuyện cùng một người bạn ở Đức tên Lisa, bạn hào hứng về Huế để đón nắng. Cuộc hành trình bắt đầu bằng lời hứa của tác giả Thái Kim Lan: “Huế nắng ghê lắm, nhiều khi phải trốn” và Lisa rất thích điều đó. Nhưng khi về Huế, tháng 3 trời mưa bụi, ngày nào cũng mưa. Ngày thứ nhất, Lisa thấy mưa cũng đẹp. Ngày thứ 2, Lisa đã bắt đầu thấy chán. Ngày thứ ba thì mặt Lisa dài ngoẵng ra, mưa ướt át quá không chịu nổi và cứ hỏi bao giờ thì nắng lên. “Đến ngày thứ 5 trời vẫn nửa nắng nửa mưa, Lisa hết kiên nhẫn, tôi nhìn bạn thương hại, trong sân mưa vẫn bay bay, chẳng có dấu hiệu nắng lên, tôi đành buột miệng nói liều: ‘Mai rồi mưa tạnh trong xuân’, cốt để làm dịu nỗi nung nấu của người bạn đáng thương”…

IMG-0978ccb6f9f3921849195a39cc92a886-V.jpg
Tiến sĩ Triết học Thái Kim Lan

Tiếp tục đọc

Thấp Thoáng Lời Kinh – Nguyễn Hiền-Đức.

LỜI THƯA TRÌNH DẪN VÀO TUYỂN TẬP THẤP THOÁNG LỜI KINH

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc “tự bạch” về các tác phẩm… “thấp thoáng lời kinh”…

Image result for tha61p thoang loi kinh

“Khi viết cuốn Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò , tôi mới ra trường được 3 năm. Tôi thấy tuổi học trò là lứa tuổi bơ vơ, đang thiếu thốn một không gian riêng của mình trong khi ở nước ngoài, người ta có hẳn chuyên khoa dành cho tuổi mới lớn, còn ở Việt Nam mình thì chưa, nên tôi bắt tay vào nghiên cứu và viết. Lúc đó, tôi nghĩ phải viết ngay, chứ không sợ sau này lớn sẽ quên đi!

Tiếp tục đọc

Học cách yêu thương bản thân qua những vần thơ sâu sắc của vua hề Sác-lô

Charlie Chaplin, hay Vua hề Sác-lô không chỉ để lại cho lịch sử những bộ phim câm lừng danh và thâm thúy, mà còn cả những bài học nhân sinh sâu sắc giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Một trong số đó là bài thơ nổi tiếng “Ngày tôi thực sự yêu bản thân mình“…


Vua hề Sác-lô với hình ảnh bộ ria mép đặc trưng và con người ngoài đời thật. (Ảnh: t/h)

Vua hề Sác-lô nổi tiếng với hình ảnh người đàn ông thấp bé có ria mép hình bàn chải, đội mũ hình quả dưa, mặc chiếc áo khoác chật trong khi quần và đôi giày quá khổ, cầm ba-toong tre và luôn bước đi nhanh nhẩu, vui mắt. Tiếp tục đọc

Khốn Khổ Nước Tôi – Thơ Khalil Gibran

Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn

Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng

Khalil Gibran (1883-1931) là một nhà văn, nhà thơ, nhà yêu nước người Liban. Ông sinh ra tại thị trấn Bsharri, núi Mutasarrifate trong thời kỳ Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông di cư tới Mỹ cùng gia đình từ khi còn bé, nơi ông học nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp viết văn.

Khốn khổ nước tôi - Thơ Khalil Gibran

Tiếp tục đọc

25+ cốc sinh tố đẹp không nỡ ăn của nghệ sĩ New Zealand

Với sự sáng tạo và bàn tay tài hoa của mình, nữ nghệ sĩ New Zealand Hazel Zakariya đã biến những cốc sinh tố bình thường trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực phẩm ấn tượng khiến người khác không nỡ ăn.

Tiếp tục đọc

10 cặp đôi giỏi võ nhất trong truyện Kim Dung là ai?

Có những cặp đôi trong tiểu thuyết Kim Dung không chỉ xứng đôi trên phương diện tình cảm mà còn cả về võ thuật khi cả hai đều có võ công cao cường.

Quách Tĩnh – Hoàng Dung (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ): Quách Tĩnh và Hoàng Dung là cặp đôi lừng lẫy nhất trong giới giang hồ. Trải qua hàng chục năm hành hiệp, họ luôn đồng hành cùng nhau trong quá trình trấn thủ thành Tương Dương. Tiếp tục đọc

Điều gì khiến chàng hoàng tử lãng mạn Richard Clayderman trở thành “nghệ sĩ dương cầm thành công nhất thế giới”?

Richard Clayderman được đánh giá là người nghệ sĩ làm việc miệt mài nhất để phổ biến nghệ thuật dương cầm ra đại chúng kể từ Beethoven. Với đa số công chúng, những nốt nhạc của ông tạo nên những giai điệu êm ái tuyệt đẹp, đưa mọi người tới được với dương cầm…Nhưng điều gì mới khiến ông thực sự được trao danh hiệu: “nghệ sĩ dương cầm thành công nhất thế giới”? Tiếp tục đọc

Tình yêu – nguồn cảm hứng vô tận cho những kiệt tác bất hủ

Từ rất lâu trước khi chúng ta có “truyền thống” gửi gắm những lời có cánh cho nhau vào những chiếc thiệp trong ngày Valentine, trao nhau những hộp sô-cô-la hình trái tim trang trọng, hay cùng nhâm nhi một ly champagne trong bồn tắm phủ đầy cánh hoa hồng với người mình yêu, tình yêu đã là một trong những đề tài được những người làm nghệ thuật ca tụng, yêu thích và khai thác nhiều nhất.

Tiếp tục đọc

Ngũ hành – Đạo lý ẩn trong những kiệt tác của Kim Dung

Truyện chưởng Kim Dung có lẽ là một trong những món ăn tinh thần cực kỳ nổi tiếng và quen thuộc của người Việt. Vậy nhưng ngay trong những kiệt tác ấy, người đọc không ít lần cảm thấy thắc mắc và bực tức về sự hơn-thua của những tay hảo thủ võ lâm. Duyên cớ là vì sao? Tác giả Nguyên Nguyên đã chia sẻ lại “bí quyết” ngũ hành mà Kim Dung đã vận dụng qua loạt bài viết “Thử đọc lại Kim Dung” của mình. Dưới đây, chúng tôi xin được biên tập, trích lược và chia sẻ lại với bạn đọc.

Thiên ngoại hữu thiên
“Thiên ngoại hữu thiên” Tiếp tục đọc

Bút pháp Kim Dung và Cổ Long khác biệt nhau chỉ trong 3 chữ

Độc giả Việt Nam say mê truyện kiếm hiệp, cổ trang chắc chắn không thể không biết đến hai cây đại thụ Kim Dung và Cổ Long. Có nhiều bạn đọc hỏi rằng: Kim Dung và Cổ Long, ai tài giỏi hơn?

kim_dung_5
Kim Dung, Cổ Long từ trái sang

Câu hỏi này thật sự là rất khó trả lời, bởi vì hai người họ thật sự là khác nhau rất lớn, cho dù là tính cách, tướng mạo, sở thích, hay là trải nghiệm, tài sản, tuổi tác,…v.v.

Tuy nhiên, nói khó thì thật ra cũng không khó lắm, chỗ khác biệt giữa Kim Dung và Cổ Long, thật ra chỉ là ba chữ mà thôi.

Tiếp tục đọc

Đến Kim Dung cũng không ngờ, Trung Quốc từng có một Đông Phương Bất Bại ngoài đời thực

Bài hay:  Đông Phương Bất Bại  và Nhật Nguyệt Thần giáo trong tiểu thuyết của Kim Dung nhiều người biết. Bạn có biết Đông Phương Bất Bại  và Nhật Nguyệt Thần giáo trong thực tế bên Trung quốc không?


Đông Phương Bất Bại là một nhân vật vô cùng quái lạ, vốn là nam nhưng chẳng ra nam, muốn là nữ nhưng không phải nữ. (Ảnh qua sohu.com)

Tiếp tục đọc

Tác giả ‘Xin gọi nhau là cố nhân’ qua đời

Nhạc sĩ Song Ngọc mất tại bệnh viện ở thành phố Houston, Mỹ tối 14/10 (giờ địa phương), hưởng thọ 75 tuổi.

Ông Thanh Huy – quản lý ca sĩ Quách Tuấn Du, Phi Nhung – cho biết nhạc sĩ Song Ngọc mắc bệnh tim nhiều năm nay, yếu dần và không qua khỏi sau khi mổ tim gần đây. Trước khi mất, ông có tâm nguyện không tổ chức lễ viếng và muốn được hỏa thiêu.
Nhạc sĩ Song Ngọc.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: