• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Đôi dòng về tiếng Bắc & tiếng Nam – Ngô Khôn Trí

Từ điển tiếng Bắc dịch sang tiếng Nam

Tiếng Bắc và tiếng Nam là 2 trong số 3 vùng phương ngữ chính của Việt Nam mình. Do có nhiều từ ngữ khác nhau nên đôi khi gây ra khó khăn và ngộ nhận khi giao tiếp. Ví dụ như: Bắc nói mang thai, Nam nói có chửa;  Bắc gọi chè, Nam kêu trà;  Bắc quở gầy, Nam than ốm; Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh; Bắc nói đến muộn, Nam nói đến trễ; anh cả – anh hai; béo – mập; phong bì – bao thơ; bia bọt – la de, lọ – chai; ngô- bắp; lạng(vàng)- lượng(vàng); Rau húng – Rau thơm; Rau mùi- Rau ngò; xe ô tô – xe hơi;…. Tiếp tục đọc

3 chữ “không” trong đối nhân xử thế

Con người ngày nay đôi khi trông có vẻ như rất tiêu diêu tự tại, nhưng kỳ thực ai nấy đều đã từng trải qua vô số lần đêm đen không người bày tỏ. Dù giây này phút này cuộc sống có tồi tệ đến đâu, cũng không thể sống một cách mơ hồ, hay chỉ biết uỷ mị khóc than… Đời người không có trạm dừng chân, hiện thực vĩnh viễn vẫn là những xuất phát điểm. Trong cuộc sống đầy sóng gió ấy, đối nhân xử thế lại là một môn học vấn mênh mông. Nắm vững được môn học vấn này, con người như cưỡi trên sóng dữ, có thể làm theo ý mình như những đứa trẻ vờn sóng nước. Không nắm vững điều này thì lên cũng khó, xuống cũng chẳng xong, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể bị sóng đánh chìm giữa con nước lớn.

Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử nói rằng: “Thiện vi sỹ giả bất vũ; thiện chiến giả, bất nộ; thiện thắng địch giả, bất dự”, ý rằng người giỏi không để lộ tài năng, kẻ thiện chiến không nóng giận, người thắng được kẻ địch thì không đối đầu với người. Đây chính là ba chữ “không” trong đối nhân xử thế.

3 chữ "không" trong đối nhân xử thế Tiếp tục đọc

Chị lấy quyền gì để la lối?

Tất cả công dân được miễn phí điều trị; đồng nghĩa với việc đất nước thêm phần gánh nặng, khó khăn. Nhưng đất nước nghĩa tình, trong gian khó, vẫn ôm lấy những đứa con quê hương trở về. Vậy thì, các anh chị lấy quyền gì để la lối, quát tháo, gây rối loạn, mất trật tự công cộng?

Trong lúc chờ tới lượt chở đi cách ly, nhóm người Việt trở về từ Qatar gây náo loạn tại sân bay - Ảnh chụp màn hình clip
Trong lúc chờ tới lượt chở đi cách ly, nhóm người Việt trở về từ Qatar gây náo loạn tại sân bay – Ảnh chụp màn hình clip

Trong khi nhiều người xếp hàng tuần tự chờ tới lượt được chở đi cách ly, mới đây, một nhóm người Việt trở về từ Qatar để tránh dịch COVID-19 gây rối loạn, mất trật tự công cộng tại sân bay, vấp phải sự chỉ trích lớn của cộng đồng. Tiếp tục đọc

Đời – Lắm lúc rất yêu (Lê Minh Quốc)

 

Khi nhận xét về ca từ của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát có nói một câu mà Văn Cao rất khoái: “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Những gì trong túi áo của mình, mình lấy ra thì rõ ràng quá dễ, vì nó không qua “cơ chế” xin – cho nhùng nhằng đơn từ, nhiêu khê thủ tục theo “đúng quy trình”..

.Résultat de recherche d'images pour "yêu đời""

Còn khó thì sao? Đến đây sực nhớ đến câu thơ của Thanh Tịnh viết năm 1951: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Vấn đề là ở chỗ chữ “dân”. Tiếp tục đọc

Xung Đột – Đàm Lan

Image result for rose and a gun

 

Nói một cách căng thẳng thì mỗi chúng ta hàng ngày luôn sống trong Sự Xung Đột.  Xung đột lợi ích. Xúng đột tính cách. Xung đột quan điểm. Xung đột văn hóa. Xung đột sở thích. Xung đột mục đích.Xung đột Niềm tin Đức tin.Xung đột các giá trị. Xung đột các giới hạn. Xung đột tình cảm ..Cao hơn là Xung đột Tư tưởng. Xung đột thể chế. Xung đột biên cảnh. Xung đột phái pháp…. Chính xác thì cứ bất kỳ trái ý là Xung đột. Bằng vào phạm vi lớn nhỏ rộng hẹp và những phương thức ứng xử mà hệ quả hệ lụy khác nhau. Tiếp tục đọc

Tìm Lại Chính Mình – Không Đúng ( Đàm Lan)

Vẫn thường gặp nhiều nơi cụm từ “TÌM LẠI CHÍNH MÌNH”. Cứ như thể  người ta đã làm lạc đi mất một vài phần hay cả một bản thân trong một giai đoạn nào đó vậy. Mình cho là “KHÔNG ĐÚNG”

Image result for a tree with a ,lot of branches

Tiếp tục đọc

Đừng sống thay người khác – hay buộc ai phải sống thay mình ( Khải Đơn)

Năm mười chín tuổi, tham dự một chương trình từ thiện, tôi quen người bạn, và bạn bày tỏ: Bạn đang đi học đại học mà bạn không muốn. Nhưng bạn làm tất cả vì muốn cha bạn vui. Vì cha bạn mong muốn như vậy. Cả đời ông từ trẻ đã ước mơ được làm kỹ sư điện mà không làm được.

Bạn là người đầu tiên cho tôi khái niệm về việc “sống thay ước mơ của người khác”. Nhiều năm trôi qua, những mô thức như vậy tôi gặp vô cùng nhiều trong đời mình. Bạn tôi phải học lại đại học vì cô “theo ý mẹ” và rồi không thể làm việc với tương lai mà mẹ vẽ ra. Một bạn khác bỏ học ngang xương, bị gia đình “từ mặt” mãi gần 5 năm sau mới có thể quay về nhà khi cha ngã bệnh.

Tiếp tục đọc

Già – Ngô Khôn Trí

2 yếu tố ảnh hưởng đến già là “TUỔI” và TÂM”.  

Résultat de recherche d'images pour "già mà vui"

Nhiều tuổi, sống lâu thì trở nên già là chuyện thường tình. Bởi vì già hay còn gọi là lão hóa cơ thể là khi các tế bào phân lập trở nên hạn chế khả năng phân chia trong môi trường nuôi cấy, dẫn đến mất cân bằng bên trong cơ thể tạo ra vết nhăn trên mặt , sức khỏe yếu đi nên người già dễ mắc bệnh. Sinh Lão Bệnh Tử . Tiếp tục đọc

Ánh Nắng Ban Chiều – Hồ Văn Trai

Cảm tác nhân đọc lại bài thơ “Mùa gieo hạt. Buổi chiều” 

* Tôi không nói về ánh nắng ban mai hay ánh nắng ban trưa mà nói về ánh nắng ban chiều.

* Không đầy ắp hy vọng, không vui tươi nhún nhảy; không rực rỡ chói chang, không hừng hực cháy bỏng, mà e ấp dịu dàng, mà mơn man ve vuốt theo làn gió nhẹ.

Tiếp tục đọc

Phép lạ của tiếng cười – Trà Lũ

Nụ cười của Đức Giáo Hoàng Francis. (Hình: Getty Images)

Ông Trời cho con người hai món quà quý giá vô cùng, đó là tình yêu và tình bạn. Cung bạn bè trong lá số tử vi của tôi rất đẹp. Đó là mấy người bạn, thân nhau hết sức, luôn coi nhau như ruột thịt.

Tiếp tục đọc

Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn – Nguyễn Thị Ngọc Minh

Image result for problem students

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng trong một lớp học, hoặc trong một sân chơi. Những đứa trẻ không đổ vừa khuôn thường ngồi một mình một góc, chơi một mình một trò, chọc phá các bạn khác, chống đối các kỉ luật, lơ đãng và hay hỏi những thứ không ai hiểu nổi, viết tay trái… Chúng bao giờ cũng bị coi là thành phần ngoại vi, hoặc người ta không thèm để ý đến, hoặc người ta phát cáu và đuổi ra khỏi lớp học, hoặc bất lực và mặc kệ chúng muốn làm gì thì làm. Tiếp tục đọc

Bệnh Vô Cảm

https://i0.wp.com/baivanmau.net/uploads/2014/12/12/de-tai-can-benh-vo-cam-cua-gioi-tre-hien-nay_021210.jpg

Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Tiếp tục đọc

Người tu nhìn “tình yêu”

(PGVN)
Tình yêu mà tôi học và hành trong đạo Phật có thể được hiểu là một phần của lòng từ và tâm bi. Lòng từ và tâm bi trong đạo Phật ám chỉ thường có một ý nghĩa tích cực, đầy đủ và trọn vẹn hơn là tình yêu nam nữ thường thấy. Nếu có những gì ý nghĩa, trọn vẹn và cao đẹp nhất trong cuộc đời thì đó là tính chất của từ bi. Tiếp tục đọc

Dung Mạo Đẹp Đến Từ Đâu?

Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.

xinh dep.jpg

 

Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển – (hình minh họa)

Tiếp tục đọc

Hãy Trân Quý Cuộc Sống Hôm Nay – Bs Nguyễn Thượng Chánh

Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Chết có lẽ là một chuyến du lich tuyệt vời cho nên từ trước tới giờ vẫn chưa thấy có người quá vãng nào muốn trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Con người sợ những cái gì mập mờ, không rõ ràng.Khi gặp những cái không biết rõ, họ thường hay tưởng tượng, mà xu hướng thường là nghĩ đến những cái đáng sợ nhất.
 photo Love your life_zpskr8xrplp.jpg

Tiếp tục đọc

Thói hư tật xấu của một số người Việt – Ngô Khôn Trí

Người Việt Nam mình có những đức tính tốt mang tính cách truyền thống như lòng yêu nước, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học, …. Tiếp tục đọc

Sức Sống – Đàm Lan

“Sức Sống”. Đó là một cặp từ mà bất kỳ lúc nào chúng ta nghe đến cũng cảm giác bừng lên một niềm phấn khích hăng hái. Nội hàm của cặp từ là cả một sự biểu nghĩa tích cực đắc lực và đầy hưng phấn. Bởi “Sống” là một trạng từ mạnh, mà còn thêm từ “Sức” cộng hợp thì đó là một cách “áp lực từ” cơ bản nhất để đẩy đến một trạng thái tâm lý cao trào, khiến người nghe luôn có khả năng đạt đến độ mẫn cảm nhất định cộng nỗi niềm rộn rực của bản năng sinh tồn vươn lên dũng mãnh cố hữu của thiên tạo.
 photo Suc song_zpsrblckktx.jpg
Tiếp tục đọc

Dư vị từ những tình bạn nhạt nhòa

Mary Tyler Moore đã nói rằng “Đôi khi, bạn phải quen biết một người thật sâu sắc mới có thể nhận ra đó là một người hoàn toàn xa lạ”. Cuộc sống đang chảy về phía trước. Em đổi thay và bạn cũng đổi thay. Sự chia xa âu cũng là lẽ thường tình của đời sống, có rồi lại mất, đến rồi lại đi. Vì thế sẽ có những tình bạn keo sơn kéo dài đến tận khi ta xa lìa cuộc đời với mái đầu bạc trắng, nhưng cũng có những người chỉ gắn kết với nhau trong một đoạn đời nào đó rồi thôi.

https://i0.wp.com/deadcurious.com/wp-content/uploads/2013/01/friendship-e1359441973156-1024x614.jpg

Tôi có một người bạn rất thân khi học cấp hai. Rồi không hiểu vì sao, do đâu và từ bao giờ, chúng tôi không gặp mặt nhau nữa, không trò chuyện với nhau. Chúng tôi mất hút nhau trong cuộc đời.

Tiếp tục đọc

Thử Cảm Nhận Bài Ca Dao Con Cò Mày Đi Ăn Đêm – Nguyễn Khôi

Tăng : BNN & Lý tiểu muội

Displaying images.jpg

Thở nhỏ, Nguyễn Khôi  ( vì là con trai đầu lòng nên tên gọi thường nhật ở nhà là “thằng Cò” , mẹ được gọi là ” chị ba Cò”…) và đã nghe hoài lời hát ru của Mẹ ” cánh Cò bay lả bay la/ bay qua phố Phủ bay về Đồng Đăng”…là tả người phụ nữ Kinh Bắc quanh năm tần tảo chợ búa ; tiếp đó là bài hát ru (ca dao) mà NK tới nay đã ở tuổi 76 còn vẫn thuộc, mỗi khi buồn ngâm nga ,nhớ quê , lại cứ như nghe vẳng bên tai tiếng mẹ từ cõi thiên thu vọng về : Tiếp tục đọc

Từ Bi Với Chính Mình – Đỗ Hồng Ngọc

Mỉm cười, thở và đi chầm chậm:     “Smile, breathe and go slowly Thích Nhất Hạnh

Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay ! Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác… Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ ! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú ! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.

Tiếp tục đọc

Những bài kiểm tra choáng váng của học trò

Thầy Khổng Tử nói:
“Làm Thầy thuốc mà lầm thì giết một người,
Làm Thầy Địa Lý mà lầm thì giết một Họ,
Làm Chính Trị mà lầm thì giết một nước,
Làm Văn Hoá mà lầm thì giết chết muôn đời …”

Tiếp tục đọc

Có Những Người Việt Xấu Xí – Ngô Khôn Trí

Rất mừng khi đọc được bài dưới đây :

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/600652/co-nhung-nguoi-viet-xau-xi.html

Tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật
>> Tiếp viên hàng không phải giữ bộ mặt quốc gia
>> Vụ tiếp viên bị bắt tại Nhật, đình chỉ năm thành viên tổ bay

 

https://i0.wp.com/images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/340/698340.jpg

Là bởi vì anh Tai Odaka (người Nhật) nhận xét rất đúng về người Việt Nam mình.

Sau đây là những điều mà người VN mình  cần phải nhìn lại và sửa đổi để không hổ thẹn với người nước ngoài. Phải đưa dân tộc mình lên 1 tầm vóc thật thanh cao,  thật sự hãnh diện là 1 dân tộc có truyền thống đạo đức mặc dù đất nước chúng ta không giàu có bằng họ. “Đói cho sạch, rách cho thơm” ? Tiếp tục đọc

Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen – Thanh Trí Cao

Có phải hoa sen ẩn tàng ngôn ngữ huyền thoại?



Nói đến đặc tính, hoa sen là một trong những loài hoa quý phái. Hoa sen vươn mình lên từ bùn lầy mà không bị ô nhiễm sắc màu và hương vị. Ngôn ngữ hoa sen là ngôn ngữ huyền thoại tuyệt vời! Tiếp tục đọc

Để Thôi Dính Mắc – Lưu Đình Long

Bởi thói quen chấp thứ này, thứ kia… (chấp đủ thứ) trong ta vẫn còn nên ta cứ mãi dính mắc, chạm vào đâu cũng thấy lòng đau nhoi nhói như thể ai đó cắt cứa tâm mình.

Ảnh Dương Quốc Định

Loay hoay trong chiếc lưới Tiếp tục đọc

Một Đời Lận Đận “Đo Rồi Đếm…” – Đỗ Hồng Ngọc

“Một đời lận đận đo rồi đếm
Mỏi gối người đi đứng lại ngồi” :
Bùi Giáng.

Thư hỏi BS Đỗ Hồng Ngọc

Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,

Hôm nay em lại có thêm những “thắc mắc” này. Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Ở lứa tuổi “xưa nay hiếm” người ta thường hay nhắc đến “quỹ thời gian”, ráng thu xếp và làm những việc gì mình thích hoặc muốn thực hiện cho xong. Anh có như vậy không? Những công việc liên quan đến “nghề” và“nghiệp”mà anh đã làm / thực hiện khiến anh cảm thấy hài lòng, vinh dự. Và những sáng tác văn chương, nghệ thuật ưng ý nhất của anh.Cám ơn anh.

Tiếp tục đọc

Bất ổn kinh tế và bất an xã hội – Vũ Thành Tự Anh

HTN: Đầu năm không nên nói chuyện đau đầu, vả lại một bài viết về kinh tế xã hội có vẻ như hơi xa lạ với trang Học Thế Nào, tuy nhiên bài viết này của TS Vũ Thành Tự Anh lại giúp chúng ta nhìn lại năm 2013 và những lo lắng cho năm mới.  

2013 là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nỗi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5.000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay dừng hoạt động mỗi tháng. Cũng trong năm 2013, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh này, có thể thấy trước rằng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục đọc

Đi tìm mùa xuân trời phương ngoại

Mồng 5 Tết, mình đọc báo online, bắt gặp bài viết rất hay về mùa Xuân trời phương ngoại của Nguyên Cẩn trên báo Giác Ngộ, xin giới thiệu đến các Anh Chị Em và các Bạn.

GN Xuân – Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương (trời phương ngoại) – chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề… Tiếp tục đọc

Mạn Đàm Chuyện Đổi Tết Dời Xuân – Trần Kiêm Đoàn

Chuyện bên tách trà mừng Năm Mới

Tiếp tục đọc

Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa – Thy Vũ Thư

Tập tin:Farys.jpg

Thấm thoát mà thêm một năm mới nữa đã về, năm Giáp Ngọ. Và những chú ngựa sẽ là là đề tài hấp dẫn cho câu chuyện đầu năm.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu  về lai lịch cũng như những gì mà loài ngựa đã gắn bó cùng loài người chúng ta.

Tiếp tục đọc

Thơ Là Gì – Hải Bằng HDB

Thơ xuất hiện trước Văn

Đọc thêm:

Thơ: một thế giới ảo – Nguyễn Hưng Quốc

https://banmaihong.files.wordpress.com/2013/11/1b0ac-ao.jpg

Ở Trung Hoa, những bài thơ đầu tiên trong Kinh Thi có mặt vào khoảng thế kỷ 12 Trước Tây Lịch (TTL).  Bộ văn xuôi đầu tiên là bộ Thượng Thư có mặt vào khoảng thế kỷ thứ tám hoặc bẩy TTL.  Có hai khuynh hướng trong thi văn là “tải đạo” tức nghệ thuật vị nhân sinh, và “duy mỹ” tức nghệ thuật vị nghệ thuật. Chủ trương duy mỹ xuất hiện trong thể “phú”, một thể (ca) ở giữa văn xuôi và thơ, xuất phát từ nước Sở. Đó là thể văn ngắn với những từ ngữ hoa mỹ đầy âm điệu du dương, thường dùng tả tâm sự, cảnh vật, và ca tụng công đức. Sở trường về thể phú là Tống Ngọc (Chiến Quốc) và Tư Mã Tương Như (Hán).
Hiện nay, có nhiều khái niệm về Thơ. Thơ thường được quan niệm là một bài văn có vần và điệu cấu trúc theo quy luật hay tự do. Ngôn ngữ của Thơ là những từ ngữ trong sáng, súc tích, và cô đọng, nên tác động của Thơ rất mãnh liệt và sâu xa, có thể tạo những chuyển biến toàn diện trong tâm tư con người. Nói chung, Thơ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của tâm linh con người muốn vươn tới Chân-Thiện-Mỹ, hoặc Đạo [Xem Thơ của Hàn Sơn (Đường); Vương Duy (Đường); Tô Thức (Tống)] và vì thế Thơ còn được coi như là tiếng nói của tâm linh.

Tiếp tục đọc

Khoảng Cách Trí Tuệ – Alan Phan

Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).

Tiếp tục đọc

Tình Yêu và Hôn Nhân

Ý nghĩa sâu thẳm của tình yêu được minh chứng bởi xa cách, vắng mặt hơn là xum họp?

Tiếp tục đọc

Tại Sao Phải Lo Lắng?

Có một câu nói rất hay rằng: “Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình”. cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm của người khác.

Tiếp tục đọc

Ganh tỵ – Trầm Thiên Thu

“Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” (Lc 10:40).

 

Cuộc sống luôn cần phải tự vươn lên để càng ngày càng khá hơn, dù đời thường hoặc đời sống tâm linh. Và dù mặc nhiên hoặc minh nhiên, cuộc đời vẫn luôn có những “cuộc thi”, đa dạng và với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng thi đua hoặc ganh đua thì tốt, nhưng nếu ganh tỵ, ghen tỵ hoặc đố kỵ thì thật nguy hiểm! Cổ nhân có câu: “Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính”. Ngay cả cơn giận cũng có thể khiến người ta hành động bất chính!

 

Tiếp tục đọc

Tình Và Tiền – Trầm Thiên Thu

Cuộc đời có 4 chữ T “quan trọng”: Tình, Tiền, Tội, Tù. Xét cho cùng thì chúng có “liên lụy” với nhau. Ở đây không nói tới Tội và Tù, mà chỉ nói tới Tình và Tiền. Hai chữ T này hầu như ai cũng “dính”, không T này thì T kia, hoặc cả hai. Chắc chắn hôn nhân “dính” cả Tình và Tiền.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: