Ngạn ngữ cổ cũng có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, đá quý nếu không được mài giũa, đẽo gọt thì không thể hiện ra được vẻ đẹp và giá trị của nó, con người nếu không học tập thì không thể hiểu biết đạo lý làm người, không biết cách đối nhân xử thế. Ngày nay, người ta coi đối nhân xử thế như một nghệ thuật trong giao tiếp, để đạt được lợi ích, để đắc được nhân tâm, nhưng đối nhân xử thế không chỉ giới hạn ở điều đó. Đối nhân xử thế còn là để tu dưỡng bản thân, để đề cao đạo đức, để thể hiện cái nhân, cái nghĩa, cái tình… Dưới đây là 9 kinh nghiệm đối nhân xử thế rất có ích trong cuộc sống.
“Chẳng qua chỉ là một bát cơm” – mọi muộn phiền trong cuộc sống đều là do chúng ta không dám từ bỏ
Một ngày nọ, hai nhân viên đang bị nhiều áp lực ở chỗ làm việc nên quyết định cùng nhau tìm tới một ngôi chùa thanh tĩnh trong vùng mong tìm chút khuây khỏa.
Khi gặp được một vị sư phụ, một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con ở nơi làm việc hay bị ức hiếp, quá thống khổ, cầu xin ngài chỉ bảo, chúng con có nên xin nghỉ việc ở đó hay không?”
Vị sư phụ không trả lời chi, chỉ khẽ nhắm mắt trầm tĩnh và lắng đọng, sau một hồi lâu, ông cuối cùng cũng mở lời, nhưng chỉ nói đúng có 5 từ: “Bất quá nhất oản phạn” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”). Sau đó, ông phất phất tay, ra ý bảo hai người rời đi.
Năm tháng trôi nhanh, cuộc đời không ngắn nhưng cũng chẳng dài, chớp mắt đã bước sang tuổi 60. Đây là cái tuổi mà tôi quay trở về với chính mình, cái tuổi ngộ ra nhân sinh, cái tuổi chẳng còn gì để tiếc nuối. Tôi của tuổi 60, về mặt suy nghĩ, cũng đã có rất nhiều thay đổi, rảnh rỗi muốn chia sẻ với các bạn vài điều…
Ta lùi lại để nhìn người thêm một chút Để mơn man một chút nhớ và thương Lỡ một mai bóng nắng vô thường Vẫn còn đọng bâng khuâng hình dáng ấyTiếp tục đọc →
Trong cuộc sống, oán trách hoàn toàn là một loại cảm xúc tiêu cực, làm tiêu tán đi phúc khí và năng lượng tích cực của bản thân. án trách, than vãn,
Trên thực tế, chúng ta đều biết rằng khi bắt đầu có sự oán trách thì cũng là lúc mối quan hệ giữa mọi người bắt đầu trở nên căng thẳng – với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp cũng thế.
Điều đáng sợ hơn cả là sự oán giận khiến đôi mắt của chúng ta không còn tinh tế để nhìn ra những khuyết điểm của bản thân. Thường xuyên phàn nàn oán trách sẽ trở thành thói quen xấu khiến chúng ta chỉ biết quy lỗi lầm cho người khác hoặc cho chính vấn đề đó, nhưng lại bỏ qua những lỗi lầm và thiếu sót của bản thân. Tiếp tục đọc →
Có bao giờ bạn cảm thấy chán nản? Có bao giờ bạn cảm thấy bực tức trong lòng? Có bao giờ bạn cảm thấy nhớ mong? Có bao giờ bạn cảm thấy đau khổ dâng lên đến cùng cực? Có bao giờ bạn cảm thấy cô đơn? Cảm thấy lạc lõng? Cảm thấy xấu hổ, nuối tiếc, bồn chồn và hờn ghen? Có bao giờ bạn cảm thấy uể oải? Cảm thấy mông lung, lo âu và bất định?
Những lúc như thế, bạn thường làm gì?
Bạn đè nén những cảm xúc ấy? Bạn vùi lấp chúng bằng những hoạt động giải trí? Bạn tự phán xét chính mình hoặc đổi lỗi cho người xung quanh? Hay bạn chống cự chúng trong một sự gắng gồng đầy đau khổ? Tiếp tục đọc →
Mỗi ngày trong đời, chúng ta phải đưa ra nhiều quyết định và một số liên quan đến kết luận của chúng ta. Nhưng có một câu nói đơn giản chúng ta luôn cần ghi nhớ kẽo phải ân hận. Đó là : Luôn có hai mặt của mọi câu chuyện.
Chỉ cần luôn luôn ý thức và ghi nhớ điều này trước khi giải quyết vấn đề.
Trong cuộc sống có hàng vạn nỗi đau mà một người phải nếm trải, thống khổ nào cũng không hề dễ chịu, đôi khi nó còn làm một người trở nên thay đổi. Con sóng cuộc đời không hề dễ giải với bất cứ ai, vậy nên chúng ta đừng vội phán xét, đừng làm tổn thương thêm bất cứ ai khi chưa biết rõ về họ.
Cuộc đời mỗi người đều có thăng trầm hỷ nộ, nhìn bề ngoài không bao giờ biết được họ đã trải qua những gì. (Ảnh qua Facebook)
Một số người rất cao tay, họ hoàn toàn không quen biết đối tượng mà họ phán xét, thậm chí cũng không hề có một người bạn chung nào cả. Ấy vậy, mà một khi nghe được câu chuyện nào đó về đối phương, họ thản nhiên nhận xét, bình luận một cách vô tư, như thể họ rất rành rọt về cuộc sống của người ấy. Tiếp tục đọc →
Năm 2000, một vụ tai nạn kinh hoàng đã cướp đi đôi chân của một cô bé 4 tuổi. Biến cố đó tưởng chừng đã lấy đi cả tương lai phía trước của em. Nhưng không. Bằng nghị lực sống phi thường, cô bé đã vươn lên trở thành một ngôi sao đạt nhiều giải thưởng và giúp đỡ nhiều người khác kém may mắn như mình.
Cô bé Hồng Diễm được các bạn cho đồ ăn. (Ảnh: China Photos/Getty Images)
Cô bé đó là Tiền Hồng Diễm, sinh năm 1996 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Năm 4 tuổi, trong một lần qua đường, em không may bị tai nạn giao thông, từ xương chậu trở xuống đều dập nát. Vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức em phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thân dưới mới bảo toàn được tính mạng. Tiếp tục đọc →
Một nhà giáo dục mẫu giáo gốc Hoa có đăng tải một bài viết về cách người Mỹ dạy “trẻ bướng bỉnh” đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Tác giả viết:
Khi vừa đến Mỹ để học về giáo dục mầm non, tôi quyết tâm trở thành một giáo viên mầm non hòa ái dễ gần mà ai cũng yêu quý.
Lúc đi thực tập, tôi luôn nở nụ cười trên môi, dùng thái độ hòa nhã để đối xử với tất cả các em nhỏ. Khi trò chuyện cùng các bé, tôi cũng ngồi thụp xuống, cố gắng hết sức để cùng tầm nhìn với các bé. Ngoài ra, tôi còn nắm bắt mọi cơ hội để cùng trẻ chơi đùa để trở nên thân thiết hơn.
(Ảnh: Shutterstock)
Không ngờ chẳng những các bé không nghe lời tôi, mà còn dần trở nên “khó bảo”, hoàn toàn xem nhẹ những yêu cầu mà tôi đặt ra. Tiếp tục đọc →
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều việc xảy ra khiến chúng ta phiền não, không vui. Kỳ thực, để có một cuộc sống vui vẻ hoàn toàn không khó như những gì bạn vẫn nghĩ. Chỉ cần thay đổi một chút quan niệm, thay đổi một vài thói quen, cuộc sống của bạn dần sẽ trở thành vui vẻ, hạnh phúc hơn rất nhiều. Dưới đây là 7 thói quen tốt có thể giúp cuộc sống của một người trở nên vui vẻ, an lành và hạnh phúc hơn.
Khi gặp phải sự tình không như ý, khi gặp thất bại, chúng ta thường có những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng những suy nghĩ tiêu cực không thể giải quyết được vấn đề mà còn khiến sự tình thêm tệ hơn. Tiếp tục đọc →
Con người trên thế gian có người cảm thấy cuộc đời rất hạnh phúc, lại cũng có người cảm thấy đời mình sao quá bất hạnh. Thế nhưng, cảm giác hạnh phúc hay bất hạnh chẳng phải đều do tâm của bản thân chúng ta tự mình quyết định sao?
(Ảnh qua cunman)
Thật ra một người có hạnh phúc hay không nếu dùng tiền tài và những thứ vật chất nơi thế gian đặt định thì cũng không thể nói rõ được. Bởi vì trên thực tế có nhiều người rất giàu có nhưng nội tâm của họ lại luôn luôn cảm thấy buồn khổ. Tiếp tục đọc →
Những suất cơm thiện nguyện được nhóm “Bếp ăn Đà Nẵng – Chung tay đẩy lùi Covid-19” chuẩn bị hằng ngày cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Kevin Nguyen cung cấp.
“Hải Châu ở yên không đi đâu, Thanh Khê là không về quê, Sơn Trà là không la cà, Liên Chiểu là chống dịch muôn kiểu, Ngũ Hành Sơn là ở nhà cảm ơn, Cẩm Lệ nhà nhà phòng vệ, Hòa Vang là không lang thang, Hoàng Sa là không qua loa, 43 sút bay Corona”. Đó là những khẩu hiệu tôi đang nghe mỗi ngày, ở giữa tâm dịch Đà Nẵng. Tiếp tục đọc →
Tôi sẽ không nói dối bạn rằng tương lai không đẹp như ngày ta nhận bằng tốt nghiệp.
Tương lai cả thế giới rơi vào giai đoạn bất định chưa từng có. Bạn có thể vừa kết thúc học phần cuối cùng và sắp bước ra trường. Bạn cũng có thể vừa kết thúc lớp 12 và chuẩn bị vào đại học. Bạn có thể chuẩn bị cho học kỳ mùa Thu ở Châu Âu hay Mỹ, và dịch bệnh chen ngang.
Vài tháng vừa qua là cuộc vật lộn. Bạn sẽ cực kỳ khó tìm việc làm với tấm bằng tốt nghiệp trong tay. Ước mơ ra trường, trở thành người làm việc chuyên nghiệp, kiếm tháng lương đầu tiên đỡ dần cha mẹ có thể đã tan thành bọt nước. Bạn nhận ra hàng ngàn người quanh mình bị cắt giảm giờ làm, mất việc, giảm thu nhập, trở thành thất nghiệp vô thời hạn. Bạn sắp bước vào hàng ngũ đó, với hơn 30 triệu con người bị giảm lương hoặc ảnh hưởng vì Covid-19.
Trên chuyến bay đặc biệt cất cánh đi Guinea Xích Đạo đón người Việt nhiễm bệnh về nước, hai nhân viên y tế dường như không kịp thay giày nên phải đi dép tổ ong ra phi trường. Một nữ bác sĩ Đà Nẵng về nhà ăn bữa cơm, không kịp nhìn mặt con trai đã vội vã lên đường vào khu cách ly. Một bác sĩ khác thuộc bệnh viện C Đà Nẵng đã xuống phòng bệnh hát cùng bệnh nhân, hay các nữ bác sĩ phải tạm thời cắt bỏ đi mái tóc dài để chuẩn bị cho cuộc chiến cam go sắp tới… là những hình ảnh khiến nhiều người cảm động trong thời gian qua.
Hình ảnh y bác sĩ các nơi đến Đà Nẵng vội vã chống Covid-19. (Ảnh: thanhnien.vn)
Nhiều người nói rằng đây là một cuộc chiến, mà những chiến binh là các bác sĩ áo trắng, các nhân viên y tế áo xanh. Họ – những người trên tuyến đầu ấy cũng nhận thức như vậy. Tiếp tục đọc →
Câu chuyện ngắn này diễn ra trong một giảng đường, đúng hơn là một hội trường lớn ở một trường đại học nổi tiếng. Chắc rằng nhiều Bạn đã đọc rồi, nhưng có hề chi nếu ta đọc lại trong đôi ba phút và sau đó rút ra một điều khiến ta nhẹ nhõm trong lòng?
Một vị nữ giáo sư chuyên ngành Tâm lý học đang bước những bước chậm rãi trên một bục giảng trong một giảng đường sinh viên ngồi kín. Bấy giờ là giờ giảng về những nguyên tắc quản lý cảm xúc và kiểm soát căng thắng. Trên tay vị giáo sư có một ly nước. Chợt Bà dừng lại đối diện với các sinh viên, tay nâng cao ly nước ngang trước mặt. Gần hết sinh viên trong khán phòng đều mong chờ một câu hỏi quen thuộc kiểu như : “vơi hết một nửa rồi” hay “còn đầy tới một nửa”Tiếp tục đọc →
Từ lúc tìm lại được năng lượng mới khi quyết định trở lại chơi tennis 3 ngày một tuần với các bạn bên Brossard. Ngày nào về nhà cũng đau lưng nhức mỏi tay chân nhưng ăn ngon, ngủ ngon, đầu óc thanh thản làm cho mình cảm thấy yêu đời hơn. Hôm nay muốn chia sẻ vài cảm nghĩ đến mọi người như sau :
Bước vào giai đoạn về hưu sau một thời gian dài làm việc cực nhọc quên mình để nuôi nấng con cái tới tuổi trưởng thành, có lẽ điều quan trọng nhất của chúng ta là sức khỏe thể chất và tinh thần. Tiếp tục đọc →
Gibran từng nói: “Ý nghĩa của cuộc sống nằm ở sự kết nối giữa người với người.” Ai cũng có lúc cần đến sự giúp đỡ của người khác. Thế nên, đừng tự “cách ly” mình khỏi xã hội, cũng đừng chỉ sống cho bản thân mình!
Tôi có một người bạn đại học, chỉ thích một mình và không muốn giao tiếp nhiều.
Một năm nọ, cậu ta tin lời một người anh họ, đồng ý giúp đứng tên mượn 300 triệu để cho anh họ làm ăn. Nhưng cậu ta lại không ngờ khi anh họ thất bại, làm ăn thua lỗ đã bỏ trốn. Tiếp tục đọc →
Tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ, ông David R.Hawkins (1927–2012), đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật của con người và những suy giảm năng lượng trong cơ thể, đến từ những tư tưởng tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất của mình- “Power vs Force – Trường năng lượng và những nhân tố quyết định tinh thần, sức khỏe con người”.
Theo đó, mỗi người có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau tùy theo cảnh giới tinh thần của họ, nằm trong khoảng từ 1 đến 1000.
Hãy đối xử tốt với người khác, vì họ nhớ đến sự tử tế hơn là nhớ đến thành công của bạn.
1. Tử tế với bản thân:
Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình. Hãy tự nấu ăn ở nhà, vừa ngon lại vừa rẻ để lâu lâu ra ngoài ăn tiệm mới đã. Đối với chuyện không như ý muốn thì chả việc gì phải trách cứ bản thân, hãy nhớ ghim một câu “rồi ta sẽ làm lại”. Tiếp tục đọc →
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, nhiều thương gia của các quốc gia Tây Âu như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Đan Mạch tham gia buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Họ (chủ tàu) coi nô lệ là hàng hóa, đua nhau tổ chức việc vận chuyển đến châu Mỹ nhanh nhất và rẻ nhất để bán cho các đại gia cần nhân công khỏe mạnh làm việc trên các đồn điền, công xưởng và làm người giúp việc trong nhà.
Cách duy nhất để vượt qua nỗi buồn ấy chính là thay đổi thái độ và điểm nhìn. Chỉ cần lùi lại một bước, không tranh với người, không đấu với đời, giữ gìn tâm thiện… một chân trời mới sẽ mở ra.
Chuyện xưa kể lại, có một chàng hoàng tử trẻ đi thỉnh giáo sư phụ của mình, một bậc đại sư danh tiếng. Chàng hỏi rằng: “Tương lai trước mắt con sẽ như thế nào ạ?”.
Vị sư phụ kia đáp lại: “Trong suốt cuộc hành trình của đời mình, con sẽ phải đi qua ba cánh cửa. Mỗi cánh cửa đều có những thông điệp riêng ở trên đó. Khi đọc, con sẽ dần giác ngộ ra chân lý. Ta sẽ đợi con sau khi con bước qua được cánh cửa cuối cùng”. Tiếp tục đọc →
Nếu bạn bị đau chân vì một hòn đá đè trúng, vậy bạn có đá vào nó để trút giận? Bạn nói mình đâu có ngốc như vậy! Nhưng chính bạn có thể đã và đang làm những chuyện như thế mà không hay biết.
Tha thứ cho người khác, cũng chính là trả tự do cho bản thân. (Ảnh từ swole shark)
Bạn ghét một người nào đó, sau đó bạn thầm nguyền rủa anh ta ở trong lòng, vậy ai là người luôn phải nghe lời nguyền rủa đó? Khi bạn cứ nghĩ về những thương tích của đối phương, vậy ai đang chịu sự giày vò? Ai đang tức giận và chán nản? Ai không thể bình tĩnh? Ai không ngủ ngon được? Chính là bản thân bạn đó thôi. Tiếp tục đọc →
Bạn không cần phải hoàn hảo, bạn chỉ cần trở nên tốt đẹp, sống thật với bản thân mình, và chấp nhận các phiên bản không hoàn hảo của mình là đủ. Đó là những điều tuyệt vời khiến bạn trở nên khác biệt so với hàng triệu con người còn lại trên thế giới này.
Bạn không cần phải hoàn hảo, bạn chỉ cần trở nên tốt đẹp, sống thật với bản thân mình là đủ. (Ảnh qua kenh14)
Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, nơi nhiều người dân vẫn đang phải vật lộn với hậu quả chiến tranh – đã xử lý cuộc khủng khoảng Covid-19 theo cách sáng suốt và hiệu quả.
George Black – Nhà báo
George Black là một nhà báo người Mỹ gốc Scotland, hiện sinh sống và làm việc tại New York. Ông tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành ngôn ngữ văn chương tại Đại học Oxford (Anh). Trong suốt 35 năm làm báo, ông đã cộng tác với nhiều vai trò khác nhau cho các tờ báo và hãng thông tấn như New Yorker, Nation, Los Angeles Times, Guardian, BBC, CBC, PBS, NPR. Ông còn là tác giả nhiều đầu sách về chính sách đối ngoại của Mỹ. Đây là bài viết riêng của nhà báo George Black cho Zing.vn.
Xin được góp ý cùng gia đình về tình hình dịch viêm phổi hiện nay.
Hôm qua, người chị vợ trốn mùa đông đang ở Florida điện thoại hỏi thăm về tình hình bệnh dịch Corona virus. Nhân dịp này xin có vài lời cùng anh em trong nhà, tuy rằng nhiều anh em cũng đã nắm rõ nhưng xin viết ra những điểm quan trọng như sau :
Trong khi khẩu trang khan hiếm, có người trục lợi để tăng giá thì vẫn có nhóm người tốt sẵn sàng tặng khẩu trang miễn phí
Dịch bệnh hoành hành khiến mọi người không khỏi hoang mang, lo sợ. Tuy nhiên, cần suy nghĩ tích cực và nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, không khiến cho hậu quả tồi tệ thêm nữa.
Đối đãi với sự việc cách tích cực và lạc quan, không bị bó buộc bởi cảm xúc
Đại học Y khoa Boston đã công bố một nghiên cứu vào tháng 8 năm ngoái chỉ ra rằng những người lạc quan có tuổi thọ trung bình cao hơn từ 11% đến 15% so với những người bi quan và 50% đến 70% cơ hội sống tới tuổi 85.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm châu Phi năm 2018 cho thấy việc duy trì trạng thái tâm lý tốt có thể cải thiện phản ứng miễn dịch của con người và tăng sức đề kháng với các bệnh, bao gồm cả các bệnh truyền nhiễm.
Mẹ bệnh nhi nhiễm COVID-19 luôn chắm sóc con nhưng không bị nhiễm bệnh (ảnh chụp màn hình báo Pháp Luật&Xã Hội).
Ví dụ, đừng luôn lo sợ rằng bạn sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bạn vẫn có thể yên tâm sống. Ngô Quốc Bân, giám đốc của Phòng khám Tân Y Đuờng (Đài Loan) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng trong trận dịch SARS năm đó, ông đã quan sát thấy một số thành viên gia đình chăm sóc bệnh nhân cũng bị nhiễm bệnh, và một số thì không.
Những người không bị nhiễm bệnh thường có một đặc điểm là họ không thích suy nghĩ điên cuồng, có rất ít cảm xúc tiêu cực và bi quan, và chỉ tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân.
Và sự phẫn nộ một phần bắt nguồn từ nỗi sợ bị ảnh hưởng. Khi khủng hoảng, lo lắng trong tâm được giảm bớt, oán hận và kỳ thị đối với người bị nhiễm bệnh cũng tự nhiên được giảm bớt, tâm thái cũng có thể trở nên bình hòa. Lúc này, nếu có thể trong tâm xuất ra thiện niệm suy nghĩ tích cực về bệnh nhân thì có thể tiến một bước giảm thêm áp lực tâm lý.
Lưu giữ thiện niệm, vị tha, giúp người cũng là giúp mình
Luật sư nhân quyền Đài Loan Chu Uyển Kỳ đã chia sẻ một câu chuyện trên Facebook cá nhân về việc gặp một tài xế taxi có trái tim ấm áp. Người lái xe thường ngày đã có thói quen mua khẩu trang và rượu nên anh ta không thiếu để dùng dịp này, vì vậy anh ta đã tặng khẩu trang cho cả bạn bè.
Anh ấy nói rằng tại thời điểm này tâm trạng của mọi người vẫn chưa ổn định, anh ấy có thể giúp đỡ bao nhiêu thì giúp đỡ bấy nhiêu, và tôi hy vọng mọi người có thể vượt qua dịch bệnh một cách an toàn. Người lái xe thấy rằng Chu Uyển Kỳ không đeo khẩu trang và hỏi cô ấy có cần nó không. Chu Uyển Kỳ không cần khẩu trang, nhưng thở dài: “Bây giờ người tốt như anh giá mà càng nhiều càng tốt”.
Nhân viên y tế cũng tuyên truyền thông tin chính xác về phòng chống dịch bệnh trên trang Facebook của họ và chỉ cho công chúng cách cải thiện khả năng miễn dịch. Không ít người cảm ơn các bác sĩ đã chia sẻ và chuyển tiếp cho người thân và bạn bè.
Một phụ nữ Trung Quốc đang sinh sống ở Hoa Kỳ đã viết trên Twitter rằng cô ấy đã khóc khi nghe tin tức về sự lây lan của corona virus mới ở quê hương mình trên điện thoại di động khi đang đi xe buýt. Một số hành khách đã ôm cô ấy trước khi xuống xe và an ủi cô ấy. Cuối cùng, tại nhà ga, người lái xe tiến đến ôm cô và nói với cô rằng mọi thứ sẽ ổn.
Đề phòng dịch bệnh lây lan, các nhân viên y tế sân bay Ma Cao lên máy bay đo thân nhiệt mọi hành khách trên chuyến bay từ Vũ Hán đến (ảnh: Đông Phương/Viettimes).
Sau khi chuyến bay điều lệ di tản của Hoa Kỳ hạ cánh xuống căn cứ không quân Malaysia, một phụ nữ Trung Quốc bước xuống máy bay và thấy các nhân viên y tế Mỹ chào đón công dân trở về từ khu vực bị ảnh hưởng với khuôn mặt hiền lành và dịu dàng, khiến cô cảm thấy thư giãn và an tâm.
Loại lòng vị tha lẫn nhau, vô ngã không vị tư này giúp sản xuất endorphin. Lausanne Ginseng nói rằng Endorphin não có thể nói là chất chống trầm cảm tốt nhất được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể con người, và nó cũng là một đóng góp chính trong việc điều hòa miễn dịch. “Nó xuất hiện để trấn tĩnh lại con người, giảm áp lực, thư giãn lại căng thẳng và điều chỉnh lại bộ não, mang lại cho mọi người cảm giác sảng khoái, hân hoan của hạnh phúc”.
Không chỉ vậy, khi mọi người giúp đỡ người khác, họ sẽ rất hạnh phúc. Trạng thái hạnh phúc này sẽ cho phép tất cả các hormone bao gồm Endorphin não được tiết ra bình thường, hoạt động thần kinh giao cảm sẽ được tăng cường nhanh chóng, rối loạn chức năng miễn dịch cũng có thể được điều hòa và các tế bào bắt đầu chữa lành, sửa chữa, hoặc tăng cường sức đề kháng.
Dây thần kinh tự chủ được chia thành dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm. “Thư giãn, ăn, uống, bài thải, ngủ, và hệ thống miễn dịch đều được điều hòa bởi các dây thần kinh phó giao cảm”, Lausanne nói.
“Con người ai khó khăn thì giúp đỡ, nghĩ cho người khác, thực chất là đang giúp chính mình”. Ông nhấn mạnh: “Những người hành động ích kỷ, ghét người khác và luôn nghĩ cho bản thân, cuối cùng họ sẽ tự làm hại chính mình”. Kỹ năng xã hội, và sức khỏe tinh thần, tất cả đều bị tổn thất.
Khỏe mạnh có nghĩa là bao gồm cả cơ thể khỏe mạnh không có bệnh tật và sự lạc quan lành mạnh về mặt tinh thần. Các kỹ năng xã hội, bao gồm hòa đồng với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đều là một phần của sức khỏe.
Trong dịch bệnh Vũ Hán này, giúp đỡ người khác, đối xử tốt với các nạn nhân và chia sẻ kiến thức phòng chống dịch bệnh chính xác là tất cả các khái niệm về lòng vị tha yêu thương con người.
Có lẽ nhiều người không tin, nhưng hiện tượng này thật sự chính xác, hơn nữa còn là kết quả sau khi đã trải qua các kiểm nghiệm thực tế. Giáo sư của Đại học Notre Dame – Anita E. Kelly, đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này, phương pháp vô cùng đơn giản, mỗi người đều có thể tự mình thử nghiệm