Từ hôm nay 11-10, Chính phủ Nhật Bản chính thức mở cửa du lịch hoàn toàn cho du khách quốc tế, trong đó có Việt Nam, sau thời gian đóng cửa để chống dịch.
Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM – ông Watanabe Nobuhiro – cho biết với chính sách mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế, quốc gia này kỳ vọng sẽ tiếp tục đón lượng khách Việt Nam trong những tháng cuối năm và cũng là thời điểm đẹp nhất của du lịch Nhật Bản. Tiếp tục đọc →
Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô đến cử hành Thánh lễ tại Nur-Sultan, Kazakhstan, ngày 14/9/2022.
Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô ngày 15/9 nói việc các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine để giúp nước này tự vệ trước sự xâm lược của Nga là chính đáng về mặt đạo đức.
Phát biểu với các phóng viên trên chiếc máy bay trở về sau chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Kazakhstan, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô cũng kêu gọi Kyiv cởi mở với các cuộc đối thoại chung cuộc, mặc dù nó có thể “khó chịu” vì điều này sẽ gây khó khăn cho phía Ukraine. Tiếp tục đọc →
Trước đây, nước Anh có một nữ thủ tướng Margaret Thatcher được mệnh danh là “Iron Lady”(người đàn bà thép), do bởi bà là một trong những nữ chính trị gia có quyền lực nhất trong lịch sử lúc bấy giờ (1979- 1990). Thời trẻ, Thatcher học hành rất chăm chỉ. Nhờ nghị lực và sự kiên trì bền bỉ, bà thi đậu trường đại học Oxford.
Liz Truss Official Portrait, 2022 – UK Government
Lúc mới có 25 tuổi, bà đã trở thành nữ ứng cử viên của Đảng Bảo Thủ. Tháng 5/1979, bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Anh nhờ lập trường cứng rắn quyết đưa vị trí lãnh đạo của nước Anh trong các vấn đề quốc tế.
Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản ép vua Thuần Tông của Triều Tiên ký Hiệp định sáp nhập toàn bộ Triều Tiên vào lãnh thổ Nhật Bản. Từ đó, phát sinh ra nhiều phong trào khởi nghĩa chống đế quốc để giành độc lập.
Từ năm 1971, Canada và Đan Mạch tranh chấp chủ quyền đối với Đảo Hans, một đảo hoang nhỏ với diện tích 1,2 km2 , dài 1.290 m và rộng 1.199 m, nằm tại đường tiếp giáp giữa lãnh hải của Canada và Đan Mạch.
Năm 1984, Canada đã đưa quân lên đảo, cắm lá cờ lá phong của mình và chôn một chai rượu whisky Canada, trước khi rời đi. Tiếp tục đọc →
Hàng ngàn xe container ùn ứ tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc đặt ra vấn đề phải tìm hướng đi mới.
Giá bán mít Thái hiện giảm sâu, chỉ còn 4.000 đồng/kg và nhiều nhà vườn các địa phương trong vùng ĐBSCL điêu đứng vì không gỡ gạc đủ vốn đầu tư.
Hiệu ứng dây chuyền từ biên giới
Hiện nay, ở các tỉnh biên giới phía Bắc, hàng dài xe container vẫn đang nối đuôi nhau chờ được thông quan nhưng chưa biết đến khi nào, bởi nhiều cửa khẩu vẫn đang đóng cửa.
Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu.
Việc cả hàng dài xe container nông sản ùn ứ, xe chờ không nổi quay đầu… đã khiến cho một số mặt hàng trái cây vùng ĐBSCL xuống thấp. Cụ thể, giá mít Thái đã xuống còn 4.000 đồng/kg mà vẫn “ngóng” thương lái đến thu mua.
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA: International Development Association) là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG : World Bank Group). WBG là một nhóm gồm năm tổ chức quốc tế (IBRD, IDA, IFC, MIGA, ICSID) cung cấp các khoản vay có đòn bẩy cho các nước đang phát triển, được thành lập vào năm 1944. IDA được thành lập vào năm 1960, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới và các quốc gia đang phát triển có độ tín nhiệm thấp.
Chile, Honduras, Ấn Độ và Sudan là 4 quốc gia đầu tiên nhận được khoản vay từ IDA vào năm 1961. Từ năm 2005 đến 2008, Mỹ, Anh , Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý và Canada (các nước hình thành G7 ) là các nước tài trợ lớn nhất.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo cung cấp thêm 3,1 triệu USD mua sắm thiết bị, vật tư y tế và 500 nghìn liều vaccine cho Việt Nam.
Thông báo được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra khi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm 2/12 tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đang thăm Trung Quốc ngày 2-4/12, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Ngoài viện trợ thêm 20 triệu nhân dân tệ (3,1 triệu USD) và 500.000 liều vaccine, ông Vương khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với với Việt Nam về phòng chống dịch.
Mới đây, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin nước này có thể ‘tịch thu sân bay quốc tế duy nhất của Uganda’ nếu quốc gia Đông Phi này không thể trả nợ
Entebbe là sân bay quốc tế duy nhất của Uganda. (Ảnh: Wionews)
Trung Quốc vừa bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này sẽ lấy sân bay quốc tế duy nhất của Uganda nếu quốc gia thuộc vùng Đông Phi này không thể thanh toán 200 triệu USD đã vay Bắc Kinh.
Một cuộc điều tra của Quốc hội Uganda hồi tháng trước kết luận rằng Trung Quốc đã áp các điều khoản khó khăn khi cho nước này vay, bao gồm khả năng bị tịch thu sân bay nếu Uganda vỡ nợ. Báo cáo đang gây phẫn nộ trong dư luận quốc gia này.
Các dự án xây dựng đường sắt, nhà máy điện và các cơ sở sản xuất đồng, aluminum, xi măng, giấy, sắt thép… của Trung Quốc đang nở rộ ở nhiều nước tham gia Vành đai – Con đường.
BRI – “ĐƯỜNG ĐI” C02 CỦA TRUNG QUỐC
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quốc gia có dân số lớn nhất với trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc còn là nước có lượng phát thải lớn hàng đầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
Năm 2019, Trung Quốc phát thải hơn 1/4 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, trong khi đó, lượng khí CO2 phát thải tại nước này cũng đạt kỉ lục mới vào khoảng 12 giga tấn CO2 trong 12 tháng cho đến tháng 3/2021.
Dường như Trung Quốc đã không đưa ra được biện pháp tối ưu nhất để phản ứng trước thách thức lớn nhất của thé giới. Hiệu quả của những cam kết này trong việc đạt được mục tiêu duy trì tăng nhiệt 1,5 độ C là chưa rõ, chưa kể là việc Trung Quốc không nhắc đến việc kiểm soát các loại khí phát thải nhà kính ngoài carbon.
Nhưng mục tiêu chính thấy rõ là khả năng Trung Quốc có thể xuất khẩu khí phát thải CO2 tới những quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến Vành đai – Con đường. Các dự án này phát thải đáng kể khí nhà kính tại các quốc gia triển khai, trong khi một phần lớn lợi ích kinh tế từ đó lại thuộc về các công ty Trung Quốc có liên quan. Tiếp tục đọc →
Ngày 17-11, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo Mỹ vừa tặng thêm 1 triệu liều vắc xin COVID-19 của Hãng dược Moderna cho Việt Nam. Số vắc xin Moderna này đã về đến Hà Nội.
Ngày 17-11, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo thêm 1 triệu liều vắc xin COVID-19 của Hãng dược Moderna do Mỹ trao tặng đã về đến Hà Nội – Ảnh: ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM
Thông báo trên mạng xã hội Facebook, Đại sứ quán Mỹ cho biết đến nay Mỹ đã trao hơn 16 triệu liều vắc xin cho Việt Nam mà “không kèm theo bất kỳ điều kiện ràng buộc nào”.
Thêm 1,2 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer do Mỹ tặng đã về đến TP.HCM, nâng tổng số vắc xin COVID-19 do Mỹ tặng Việt Nam đến nay lên 14,6 triệu liều.
Lọ vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech – Ảnh: REUTERS
Ngày 7-11, Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM chia sẻ lên Facebook: “Tin vui sáng nay! Lô vắc xin với hơn 1,2 triệu liều Pfizer đã về đến TP.HCM. Với những loại vắc xin an toàn và hiệu quả, chúng ta sẽ sớm đánh bại COVID-19”.
Như vậy, con số trên đã nâng tổng số vắc xin COVID-19 mà Mỹ tặng Việt Nam đến nay lên hơn 14,6 triệu liều. Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM viết: “Cùng chờ đón thêm nhiều tin vui nhé!”.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, hai nước đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Việc hợp tác này dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia. Trong những năm qua, Mỹ hỗ trợ gần 1 tỉ USD giúp Việt Nam phát triển hạ tầng y tế.
AstraZeneca sẽ đầu tư 2.000 tỷ đồng (90 triệu USD) nhằm hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước, giúp bệnh nhân tiếp cận tốt hơn với các thuốc chất lượng cao được sản xuất ngay tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2022-2030, sẽ có 3 sản phẩm thuốc quan trọng được Công ty sản xuất gia công trong nước.
AstraZeneca và các đối tác Việt Nam đã đạt được hai thoả thuận bước ngoặt nhằm góp phần phát triển ngành sản xuất dược phẩm sinh học trong nước và hỗ trợ nỗ lực phòng chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam. Tiếp tục đọc →
Cũng giống như nước này cung cấp các khoản vay hơn là viện trợ, Trung Quốc bán hơn là tặng vaccine, chuyên gia nhận định.
TRUNG QUỐC BÁN VACCINE NHIỀU HƠN VIỆN TRỢ, MỸ TẶNG MIỄN PHÍ
Mỹ, hầu như vắng mặt trong hoạt động ngoại giao vaccine vào đầu năm nay, đã bước vào “đấu trường” khi Tổng thống Joe Biden tháng 5 vừa qua tuyên bố rằng Mỹ sẽ phân phối 80 triệu liều vaccine Covid-19 trên toàn thế giới.
Tổng thống Biden không che giấu ý định của mình: Mỹ muốn chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga bằng cách sử dụng “kho vaccine” để đối phó với đại dịch.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng – Ảnh: BNG
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh quan điểm hoạt động của các bên cần tuân thủ luật quốc tế và tôn trọng chủ quyền của các nước ven biển.
Ngày 21-10, trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về dự luật trừng phạt về Biển Đông và biển Hoa Đông (S.1657) vừa được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Tiếp tục đọc →
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đề nghị Pfizer hợp tác với Việt Nam trong việc sản xuất thuốc điều trị Covid-19 và thúc đẩy để có vắc xin hiệu quả và an toàn cho trẻ em.
Ủy ban ASEAN tại Washington D.C. mới đây đã có buổi làm việc với ông Stephen Claeys, Giám đốc Cấp cao về Chính sách Thương mại của công ty Pfizer, về hợp tác giữa Pfizer với các nước khu vực Đông Nam Á.
Tham dự buổi làm việc có Đại sứ và đại diện của tất cả 10 nước ASEAN tại Mỹ. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã tham dự sự kiện này. Tiếp tục đọc →
Ngày 3/9, chính phủ Đức quyết định viện trợ khoảng 2,5 triệu liều vaccine AstraZeneca để hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19.
Trước đó, chính phủ Đức cũng đã thông báo tặng Việt Nam lô trang thiết bị y tế gồm 75 máy thở, 15 màn hình điều trị bệnh và 20.000 máy đo nồng độ oxy.
Đây là sự giúp đỡ quý báu và kịp thời, thể hiện tinh thần đoàn kết của chính phủ và nhân dân Đức đối với Việt Nam trong thời điểm khó khăn, và là minh chứng sinh động cho mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức đang ở năm thứ 10 (10/2011-10/2021).
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tiếp cận được nhiều nguồn vaccine đã được Chính phủ Việt Nam xác định là giải pháp và ưu tiên cấp bách để có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng nhanh và hiệu quả, góp phần sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Nhân viên y tế chuẩn bị một mũi tiêm vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca. AP.Ảnh:
Cho đến nay, viện trợ của chính phủ Đức là sự hỗ trợ lớn nhất của một nước thành viên EU đối với Việt Nam. Tiếp tục đọc →
Trong khi đa số người dân Mỹ dường như muốn Tổng thống Biden phải trả giá cho những thất bại ở Afghanistan, 39% số người còn lại cho rằng ông xứng đáng có một cơ hội khác.
Theo số liệu thống kê được công bố hôm 1-9 từ cuộc thăm dò do công ty truyền thông Mỹ Rasmussen tiến hành, 52% người dân Mỹ tin rằng Tổng thống Joe Biden nên từ chức vì cách ông quản lý việc rút quân khỏi Afghanistan.
Trong khi đa số dường như muốn ông Biden phải trả giá cho những thất bại của ông ở Afghanistan, 39% số người còn lại cho rằng Tổng thống Mỹ xứng đáng có một cơ hội khác, hoặc ít nhất là chưa muốn ông từ chức.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris (phải). Ảnh: REUTERS
Điều đáng ngạc nhiên nhất từ kết quả của cuộc thăm dò chính là việc có gần một phần ba (32%) thành viên đảng Dân chủ cho rằng ông Biden nên từ chức trong khi con số này đối với đảng Cộng hòa là 75%. Tiếp tục đọc →
Phi đội Contracting Squadron thứ 36 của Không quân Mỹ ở căn cứ Andersen (Guam) ngày 10/8 đã thông báo kế hoạch gửi 77 tủ đông âm sâu bảo quản vaccine với tổng trị giá là 691.000 USD cho Việt Nam.
Những tủ đông âm sâu này sẽ cung cấp cho 63 tỉnh thành ở Việt Nam và 14 tủ đông lớn hơn được sử dụng ở cấp độ quốc gia nhằm bảo quản 31 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNtech sẽ đến Việt Nam ngày 30/8 tới.
Australia cam kết chia sẻ thêm 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 với Việt Nam
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi lời cảm ơn Chính phủ Úc đã hỗ trợ cung cấp 1,5 triệu liều vắc-xin AstraZeneca sản xuất tại Úc cho Việt Nam, đồng thời đề nghị phía bạn ưu tiên cho Việt Nam tiếp cận trong thời gian sớm nhất.
Chiều 13-7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã tiếp ông Dan Tehan, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Du lịch và Đầu tư Úc, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sáng ngày 13/7/2021, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi công bố viện trợ thêm 1 triệu liều vắc xin Astrazeneca phòng COVID-19 cho Việt Nam, nâng tổng số liều viện trợ cho Việt Nam là 3 triệu liều.
Lô vắc xin đầu tiên mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam vào ngày 16/6. Ảnh Thái Bình
Sáng 13/7, Bộ Y tế cho biết, Nhật Bản sẽ viện trợ thêm 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam.
Đây là lô vắc xin thứ 4 sẽ được chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam (đến Sân bay Tân Sơn Nhất) vào rạng sáng ngày 16/7/2021.
Mỹ đã gửi Việt Nam 2 triệu liều vaccine COVID-19 hôm 6/7, theo AFP.
Lô vaccine Moderna nằm trong số 80 triệu liều vaccine mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ chia sẻ khắp thế giới, được phân phối qua sáng kiến COVAX. Số vaccine mới chuyển đi dự kiến đến Việt Nam cuối tuần này, theo một quan chức Nhà Trắng giấu tên.
Vaccine Moderna. (Ảnh Reuters).
“Đây chỉ là khởi đầu của việc vận chuyển các liều vaccine đến Đông Nam Á”, vị quan chức này cho biết.
Theo AFP, 1 triệu liều vaccine đã đến Malaysia hôm 5/7 và tuần trước, Nhà Trắng đã thông báo sẽ sớm chuyển 4 triệu liều đến Indonesia.
Theo Bộ Y tế, một triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản viện trợ sẽ được chuyển về Việt Nam thành hai đợt.
Đây là đợt viện trợ thứ hai từ Chính phủ Nhật Bản. Vaccine được chuyển tới Việt Nam là AstraZeneca.
Chiều 29/6, theo thông tin từ Bộ Y tế, một triệu liều vaccine Covid-19 Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam dự kiến được chuyển đến vào ngày 1/7 và 8/7.
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 25-6 cho biết Nhật sẽ tặng thêm 1 triệu liều vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca cho Việt Nam.
Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi (phải) – Ảnh: REUTERS
Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam và Bộ Y tế Việt Nam, hôm nay 25-6 tại buổi họp báo, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản – ông Motegi Toshimitsu – thông báo Nhật Bản sẽ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thêm 1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 nhãn hiệu AstraZeneca.
Như vậy bên cạnh lô vắc xin 1 triệu liều đã về Việt Nam ngày 16-6, thêm 1 triệu liều phía Nhật Bản cam kết viện trợ sáng nay, tổng số vắc xin Nhật Bản tặng là 2 triệu liều. Tiếp tục đọc →
Tiếp bước nhiều nước phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt tẩy chay hệ thống Viện Khổng Tử của Trung Quốc.
Làn sóng tẩy chay các Viện Khổng Tử đã lan đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Tại hai quốc gia này, nhiều nhà hoạt động, chính trị gia đã kêu gọi chính quyền điều tra hoặc đóng cửa các học khu do Trung Quốc thành lập, báo South China Morning Post đưa tin.
Trước đó, hệ thống Viện Khổng Tử đã bị tẩy chay ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm ở Mỹ, châu Âu và Australia. Các nước cho rằng Viện Khổng Tử giúp Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm, thậm chí còn can thiệp đến tự do ngôn luận hoặc hỗ trợ hoạt động gián điệp.
Học sinh quốc tế tham quan Viện Khổng Tử. Ảnh: Getty.
Tại Hàn Quốc, các nhà hoạt động cực hữu chỉ trích Viện Khổng Tử là “công cụ tẩy não”. Tại Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Suga Yoshihide đang điều tra về các nguồn tài trợ, hoạt động và mức độ ảnh hưởng của những học khu này.
Hôm 14/4/2021 vừa qua, đọc tin tức thấy Mỹ cử phái đoàn KHÔNG CHíNH THỨC tới Đài Loan. Từ ngữ “KHÔNG CHÍNH THỨC” làm tôi muốn tìm hiểu thêm về mối quan hệ này.
Trước năm 1979, Mỹ và Đài Loan có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng từ khi Mỹ và Trung Quốc đại lục thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 1/1/1979, từ đó trở đi quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan không tồn tại quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, Mỹ lập “Luật Quan hệ Đài Loan” cho mình rồi thiết lập “Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan” để duy trì quan hệ phi chính thức với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.
Phía Mỹ tuyên bố rằng chuyến thăm này được lên kế hoạch nhân dịp kỷ niệm 42 năm Đạo luật Quan hệ Đài Loan vào tháng này. Phải chăng đây là hành động muốn gởi đi một tín hiệu về cam kết của Mỹ đối với Đài Loan” do việc Bắc Kinh gần đây triển khai phi đội máy bay quân sự lớn nhất áp sát Đài Loan ?
33 năm qua, lịch sử đang dần lùi xa, còn nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai. Nhiều trăn trở và day dứt vẫn còn đó:
Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa – một phần của lãnh thổ thiêng liêng từ thời các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền và khai thác – đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Hình tượng “Vòng tròn bất tử” tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Lâm, Khánh Hòa
Một tháng đã trôi qua kể từ khi các cuộc biểu tình phản đối đảo chính diễn ra liên tục trên khắp đất nước Myanmar. Quân đội do Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing cầm đầu , đã bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức cấp cao trong chính quyền dân cử. Quân đội cho rằng họ hành động hợp lý bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 mà họ đưa ra không được chính phủ dân sự giải quyết. Lực lượng này cũng cam kết sẽ trao lại quyền lực cho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Số người tham gia biểu tình ngày càng đông, hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối đảo chính trong một tháng qua mặc dù quân đội đã dùng hơi cay, vòi rồng, bắn hơi cay, đạn cao su và cả đạn thật để giải tán đám đông, hàng trăm người đã bị bắt, 30 người chết . Tuy nhiên, các cuộc biểu tình không có dấu hiệu dừng lại.
Theo báo cáo Chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Brand Finance Global Soft Power Index Report) năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu. Tiếp tục đọc →
Hôm qua, ngày 1 tháng 3 năm 2021, nhân ngày lễ kỷ niệm “phong trào Ba Một” kháng Nhật giành độc lập. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nói rằng chính phủ của ông luôn sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản, ông cũng cho biết hai nước đã trở thành láng giềng, mọi lĩnh vực giao lưu như kinh tế, văn hóa và con người rất quan trọng.
Người Triều Tiên gọi Phong trào Ba Một này là Phong trào Sam-il (3-1)(Hangul: 삼일 운동; Hanja: 三一 運動) bởi vì nó xảy ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1919, cách đây đúng 102 nặm. Phong trào phản đối này bắt nguồn từ giới sinh viên Hàn Quốc kêu gọi độc lập khỏi Nhật Bản và phản đối việc cưỡng bức đồng hóa vào cách sống của người Nhật. 33 nhà lãnh đạo văn hóa và tôn giáo Hàn Quốc đã đưa ra một tuyên bố và hàng ngàn cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều thành phố. Phong trào đã bị đàn áp dã man, với khoảng 7.500 người bị giết và 16.000 người bị thương, và 46.000 người bị bắt.
Ảnh do Tiến sĩ Frank Schofield chụp về cuộc nổi dậy hòa bình ngày 1 tháng 3 năm 1919 bên ngoài Tòa thị chính Seoul
Bắc Kinh lại tiếp tục giữ nước tại thượng nguồn sông Mê Kông giữa mùa khô hạn, khiến mực nước sông Mê Kông tại các quốc gia ở vùng hạ lưu sụt giảm đột ngột.
Tờ Chiang Rai Times ngày 24.2 đưa tin điều này khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục căng thẳng. Ông Niwat Roikaew, chủ tịch nhóm bảo vệ môi trường Love Chiang Khong (Thái Lan), cho biết mực nước sông Mê Kông bắt đầu giảm đột ngột từ đầu tháng 1.
Cuộc đảo chính ở Myanmar cùng sự kiện bà Aung San Suu Kyi bị bắt giữ, trớ trêu thay, lại trở thành một dịp để không ít người tuôn ra nỗi bất bình với người từng được xem là biểu tượng dân chủ này.
Bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước ở Myanmar – Ảnh: REUTERS
Sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế dành cho bà đã vơi đi rất nhiều so với cách đây 5 năm, khi bà chấp chính với chức vụ Cố vấn nhà nước, vị trí lãnh đạo trên thực tế. Bằng những lời lẽ cay độc nhất, người ta lên án bà đã quay lưng lại với dân chủ, không biết bảo vệ nhân quyền, buông xuôi hay thậm chí tiếp tay cho khổ nạn của người thiểu số Rohingya như một kẻ máu lạnh chỉ biết níu giữ quyền lực.