Trưa hôm nay, 2 vợ chồng tôi có đi tới nhà quàn để nói lời chia tay và chia buồn
với gia đình của một người hàng xóm, người Canada gốc Pháp.
Cách đây khoảng 10 ngày, khi tôi ra ngoài xúc tuyết gặp bà vợ đứng đợi con gái lấy
xe chở đi đâu đó. Tôi có giơ tay chào bà và nói: “Bonjour ! Comment ça va?”. Bà
ta vẫy tay chào lại nhưng không nói, bà tiến gần đến tôi rồi bật khóc, nghẹn ngào
nói: “Mon mari est décédé hier.” (Chồng tôi mới mất hôm qua). Tiếp tục đọc →
Nhân đọc tin tức Chùa Naritasan Shinsho-ji ở Nhật trưng bày sợi dây thiêng shimenawa khổng lồ bằng rơm trong khuôn viên để chuẩn bị đón năm mới. Xin được viết vài dòng về sợi dây shimenawa này.
Ở Nhật, theo nghi lễ của Thần đạo, vào ngày đầu năm mới ở cổng vào phía trước của Chùa, người ta treo sợi dây thiêng shimenawa khổng lồ bằng rơm trong khuôn viên để chào đón các vị thần vào ngày đầu năm mới.
Khi đến một đất nước khác, việc đầu tiên bạn phải làm là tìm hiểu văn hóa của nước đó. Người dân địa phương sẽ khó có thể thông cảm cho cách cư xử không hợp văn hóa dù bạn là người nước ngoài.
1. Hôn má
Ở Italia và Tây Ban Nha, chào hỏi xã giao thường bao gồm 2 nụ hôn phớt lên má. Đầu tiên là hôn bên phải, sau đó đến má trái.
Tại các nước thuộc Mỹ Latinh, người dân thường chào hỏi bằng cách hôn lên má, nhưng chỉ được áp dụng khi giới tính khác biệt, hoặc giữa phụ nữ với nhau mà thôi.
Ở Trung Đông và một vài quốc gia ở Bắc Phi – như Israel và Ai Cập, hôn má lại là cách đàn ông chào nhau, trong khi nam nữ hôn nhau nơi công cộng có thể xem là phạm pháp.
(Ảnh: Shutterstock)
Tại Pháp khi chào hỏi người ta thường hôn nhẹ lên má phải của người đối diện (tùy thuộc vào các vùng miền mà số lượng nụ hôn tăng lên hay ít đi). Tiếp tục đọc →
Người Việt ai cũng biết áo bà ba. Đặc biệt là dân Nam bộ thì ai cũng biết bởi đó gần như là trang phục hàng ngày của phụ nữ từ đầu làng đến cuối xóm.
Cái tên “bà ba”, cũng là điều tranh cãi rất nhiều, vì không rõ nguồn từ đâu, và có từ khi nào. Duy từ hai giải thuyết đáng tin cậy nhất, có thể thấy cái tên “bà ba” xuất phát từ nhà văn Sơn Nam, và hoàn toàn không liên quan gì đến các bà Tư hay Năm… Tiếp tục đọc →
Dường như từ lâu rồi, vào dịp Tết, trẻ con chẳng cần quan tâm đến những lời chúc, lời hỏi han của người lớn, chỉ nhăm nhăm ngó cái phong bao và chờ cơ hội được ở một mình là mở ra xem ngay…
Từ khi còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán thì mọi người đã rục rịch đổi tiền mới để mừng tuổi đầu năm. Nhà nhà, người người lo tìm chỗ thân quen để nhờ đổi tiền hộ, ai không quen thì tìm tới các dịch vụ đổi tiền. Người nào ít cũng phải chuẩn bị sẵn vài triệu, người nhiều thì vài chục triệu. Có một thực tế là tiền lì xì thời nay, đôi khi còn tốn hơn cả tiền sắm Tết cho gia đình.
Trước đây lì xì vốn là một nét đẹp văn hóa của người Việt nhằm mang đến cho trẻ niềm vui và những lời cầu chúc tốt đẹp đầu năm mới. Nhưng khoảng hơn chục năm trở lại đây, phong tục lì xì đã bị biến tướng một cách trầm trọng, trở thành gánh nặng cho nhiều người mỗi khi Tết đến xuân về. Vì xã hội ngày càng mắc bệnh phô trương hình thức, người ta đánh giá lẫn nhau qua tiền mừng tuổi con trẻ.
Ngày xưa, dân ta được chia thành bốn giai cấp: Sĩ, nông, công, thương.
Sĩ là những người có học, thi đỗ, ra làm quan. Sĩ được vinh dự làm… cha mẹ dân.
Nông là đám dân quê, có bổn phận nuôi sĩ.
Nếu không có kẻ quê mùa,
Lấy ai nuôi người quân tử?
Nếu không có người quân tử,
Lấy ai dạy kẻ quê mùa? (1)
Lễ Tạ Ơn có thể được xem là ngày quốc lễ lớn nhất ở Mỹ. Lễ Tạ Ơn cũng được tổ chức ở Canada và một số quần đảo ở Caribbean. Nguồn gốc của lễ tạ ơn bắt đầu từ thế kỷ thứ 16 trong thời cải cách tôn giáo để tạ ơn trên ban cho những mùa vụ ấm no. Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào ngày thứ 5 lần thứ tư của tháng 11.
Tạ ơn vì đã bước vào đời em/ anh/ chúng con và khiến cho từng ngày của em/ anh / chúng con tràn đầy tình yêu và niềm hỷ lạc.Tiếp tục đọc →
Giang hồ là gì? Giang hồ là cây kiếm diệt gian trừ ác của người anh hùng, giang hồ là đạo nghĩa và ý chí của người quân tử, giang hồ là sự chính nghĩa và tự do, là nơi không chịu sự trói buộc của quyền thế, là nơi tôn vinh chính đạo trong sự thiện ác khó phân, trắng đen lẫn lộn.
Giang hồ ở nơi nào? Giang hồ ở Vũ Lăng Nguyên có hoa cỏ mọc quanh năm, ở Vân Hàn sơn trang trên đỉnh núi, ở rừng trúc yên tĩnh trong giấc mơ huyền ảo, ở nơi núi non thanh tịnh, ở nơi thành thị phồn hoa…
Những dịp đại lễ như rằm tháng 7 vừa qua người ta đi chùa phóng sinh nhiều lắm, nhất là người có tiền, họ cho rằng chuyện phóng sinh ấy có thể tăng thêm công đức, tăng phúc tăng lộc tăng thọ cho họ, càng phóng nhiều thì càng giàu có và càng sống lâu, nên mỗi lần đi phóng sinh là từng đàn từng đàn.
Rằm tháng 7 nên phóng sinh và phóng sinh càng nhiều thì càng tốt, những quan niệm như thế có đúng không? (Ảnh: FB)
Mỗi năm cứ tới dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch, làng bánh ú tro có tuổi đời hơn 50 năm trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TP.HCM) lại nhộn nhịp người mua kẻ bán. Cứ thế, “cha truyền con nối”, cả xóm từ già đến trẻ hầu hết đều thuần thục nghề làm bánh ú lá tre.
Đang làm lễ cúng cầu mưa, người dân vui mừng khi trên trời xuất hiện sấm chớp, mây đen quần tụ, mưa rơi ầm ầm. Người dân tin đây là tín hiệu vui, báo hiệu cho vụ mùa tốt tươi, no ấm.
Thầy cúng làm lễ cầu mưa
Đàn ông là người uống chóe rượu cúng cầu mưa đầu tiên
Dù các bao tải đựng túi nilon được đặt ngay bên cạnh nhưng nhiều người đi thả cá chép vẫn vô tư ném cả cá lẫn túi, chân nhang, tro… xuống sông trong ngày ông Công, ông Táo.
Đến hẹn lại lên, ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp (tức 17/1/2020), người dân Hải Phòng lại thi nhau mang cá chép, chân hương, đồ thờ cúng… về các khu vực cầu, sông để thả.
Mặc dù là đất nước sở hữu vô số công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, nhưng nhiều nét văn hóa truyền thống cổ xưa ở xứ sở Mặt Trời mọc vẫn không bị lãng quên mà còn được thực hành rộng rãi.
Cái cúi chào của người Nhật mang nhiều ý nghĩa văn hóa tốt đẹp. (Ảnh: Shutterstock)
Lòng tự trọng cũng như sự tôn trọng người khác có lẽ là điều dễ thấy nhất trong văn hóa Nhật Bản. Một minh chứng cho điều này hiển nhiên là thói quen ‘cúi đầu chào’. Tiếp tục đọc →
Đi chợ từ 4 giờ sáng khi trời rét buốt, 5 ngày tết nấu 10 mâm cỗ đầy ú hụ, nấu bếp gas cũng phải nhìn mẹ chồng… những ám ảnh về ngày Tết ở quê chồng khiến nàng dâu miền Tây sợ Tết hơn bao giờ hết.
Nàng dâu miền Tây có lúc phải nuốt nước mắt vào trong khi về quê chồng ăn Tết
ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đi chợ từ 4 giờ sáng, nấu quần quật 10 mâm cỗ
Chị Trần Thị Thắm, 31 tuổi (ngụ đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, TP.HCM) quê ở Cà Mau, lấy chồng ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã 5 năm nay nhưng chỉ có duy nhất một cái Tết năm ngoái cả gia đình về quê chồng.Tuy nhiên, ấn tượng về cái đầu tiên và duy nhất (cho tới nay) thì không thể nào quên.
Tết nguyên đán đang đến rất gần với chúng ta – thời điểm tuyệt vời của năm khi các gia đình, người thân, bạn bè đoàn tụ, ăn mừng, đặt những câu hỏi khó xử (cho những người đang độc thân) và tất nhiên không thể thiếu việc trao đi nhận lại những phong bao màu đỏ chứa đầy tiền mặt.
“Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, ngày Tết sẽ không thật trọn vẹn nếu con người bỏ qua những phong tục truyền thống này. Tết là khoảng thời gian quý giá để gia đình có thể đoàn tụ bên nhau, con cháu dù ở xa vẫn dành thời gian quay về bên ông bà cha mẹ, quây quần bên nhau, chúc nhau sức khỏe, ăn cùng nhau trên một mâm cơm ấm nóng và kể nhau nghe những câu chuyện của mình
Ý nghĩa 3 ngày Tết và những phong tục truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ của người Việt. (Ảnh: Internet)Tiếp tục đọc →
Bất kể những ngày mưa nắng, thậm chí có hôm nhiệt độ hạ sâu, nhưng tại khu vực bãi giữa sông Hồng vẫn đón người đến “tắm tiên”.
Bài viết về hoạt động tắm tiên của người dân Hà Nội vừa được giới thiệu trên trang Dailymail (Anh). Theo lời bài báo, khu vực bãi giữa sông Hồng đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người thích “tắm tiên”, lập nên câu lạc bộ “Những người yêu sông Hồng”. Họ có chung niềm đam mê thích tắm khỏa thân, hòa mình trong dòng nước mát, bất kể ngày mưa hay nắng, thậm chí có hôm nhiệt độ hạ sâu.
Điều này đặc biệt thường thấy ở các nước phương Tây, khi đó, họ thường tổ chức 1 buổi lễ khá trang trọng cho nghi thức đập vỡ chai rượu này.
Nghi thức được bắt đầu bằng việc giơ cao 1 chai rượu có buộc dây rồi đập hết sức vào thành tàu để rượu bắn tung tóe ra xung quanh. Trên thực tế, việc đập vỡ chai rượu mỗi khi có 1 con tàu hạ thủy đã có từ rất lâu trước đây, sớm hơn cả sự ra đời của những con tàu chạy bằng nhiên liệu hoặc than đá.
Tết là ngày lễ quan trọng nhất và cũng là ngày vui nhất trong năm của người Việt Nam mình.
Không khí chuẩn bị đón Tết tuy nhộn nhịp tất bật nhưng rất đầm ấm. Mọi người thay phiên nhau đi mua sắm những thứ cần thiết. phân công quét dọn, lau chùi, trang trí lại nhà cửa và chuẩn bị thức ăn cho những ngày Tết.
VOV.VN -Cứ gần Tết Nguyên đán, lại có hàng ngàn người kéo đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn. Nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị hiểu sai, bị lạm dụng.
Nhiều người Việt tin rằng, vào một số tuổi nhất định, con người ta thường gặp vận hạn. Những quan niệm từ xưa truyền lại mang màu sắc huyền bí như “Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, “nam La Hầu, nữ Kế Đô”, “49 chưa qua, 53 đã đến”… khiến cho không ít người lo lắng, bất an.
Muốn làm giảm nhẹ điều này, họ thường cúng “giải sao” (dâng sao giải hạn). Việc làm này có phần có ích lợi vì nó làm yên lòng những người rơi vào năm “vận hạn” theo quan niệm “có kiêng có lành”. Do vậy, đầu năm và hàng tháng người ta thường làm lễ dâng sao giải hạn. Lễ dâng sao có thể thực hiện tại chùa hoặc ngay tại nhà.Tiếp tục đọc →
Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối.
– Lần này ghé Huế, được ăn cơm vua. Vui quá! Ông ăn cơm vua chưa? – Thuở bé, ăn đến phát ngấy rồi! Cơm vua thời đổi mới thì chưa ăn. Ông bạn cười tôi lẩm cẩm, lẫn lộn ngày xưa với ngày nay!
Sáng hôm nay, đọc tin tức trong nước thấy có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng vì là ngày Thần Tài. Cửa tiệm vàng mở cửa sớm hơn ngày thường để người dân có thể sớm mua vàng lấy hên trước khi đi làm.
Người ta thường lập bàn thờ Thần Tài ở những nơi góc nhà. Thông thường trên bàn thờ gồm có: bài vị có bát hương, 3 cốc nước, 2 chén rượu, bình hoa, hoa quả, 2 bên là 2 cây đèn cầy nhỏ,… Điểm đặc biệt là nhiều người mua vàng đặt lên bàn thờ Thần Tài vì nghĩ rằng sẽ mang của cải vào nhà vì vàng là món kim loại quý giá nhất .
Vào ngày Tết Nguyên đán, người Việt Nam mình có phong tục lì-xì, người lớn cho người trẻ phong bì có tiền, để mừng tuổi. Tiền ấy được gọi là tiền lì-xì.
(Dân trí) – Bữa cơm cuối năm là thời điểm hết sức đầm ấm, gắn kết mọi người lại ôn chuyện năm cũ, bàn chuyện năm mới. Bởi thế mà, trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt dù ở vùng nào, xứ nào thì mâm cơm ngày Tết luôn gắn kết tình thân và luôn mang ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi gia đình Việt.
Hàng người gói bánh chưng đang hối hả cho ra đời những chiếc bánh chưng truyền thống. Nhưng ngày giáp Tết hoạt động 24/24, cơ sở gói bánh chưng đã tồn tại gần 20 năm này sản xuất hàng trăm nghìn chiếc bánh mỗi độ Tết đến, xuân về. Tiếp tục đọc →
Sáng 1/2 (ngày 23 tháng Chạp âm lịch), tại bến thuyền chùa Thiên Mụ, TP Huế, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã thực hiện nghi thức thả cá chép vàng tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời. Tiếp tục đọc →
Tuy là NGÀY NÓI DỐI, nhưng xin CÁC BẠN TRẺ HÃY NÓI DỐI CHỈ ĐỂ ĐÙA CHO VUI, NHỮNG TRÒ ĐÙA PHẢI HOÀN TOÀN VÔ HẠI, VÌ LỜI NÓI DỐI CÓ THỂ GÂY ĐAU KHỔ, TAN NÁT LÒNG AI, ĐỔ VỠ HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI VÀ CÓ THỂ CỦA BẢN THÂN
Ethiopia như một số quốc gia khác ở Lục địa đen có bản sắc văn hóa rất đa dạng với sự pha trộn nhiều sắc tộc và môi trường ngôn ngữ. Là một quốc gia có hơn 80 nhóm sắc tộc có ngôn ngữ văn hóa, phong tục và truyền thống khác nhau. Một trong những nét đặc trưng trong văn hóa Ethiopia là tục vẽ mặt ( Cultural Face Painting). Tiếp tục đọc →