Ung thư có thể bắt nguồn từ việc tiêu thụ quá thường xuyên loại thực phẩm này.
Thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn tới nhiều bệnh, trong đó có ung thư (Ảnh minh họa)
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm chế biến sẵn có liên quan tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư.
Hai nghiên cứu cùng được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc đã nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm như bánh mì kẹp xúc xích, soda, khoai tây chiên. Tiếp tục đọc →
Theo báo cáo định kỳ hàng tháng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca nhiễm Covid-19 đã tăng gần 481% ở Đông Nam Á trong 1 tháng qua.
Biến thể mới xuất hiện tại Ấn Độ khiến số ca mắc mới tại quốc gia này tăng nhanh. Nhiều nơi tại Ấn Độ cũng yêu cầu người dân đeo khẩu trang trở lại.
Tỉ lệ nhiễm, tử vong vì Covid-19 tại Đông Nam Á cao Tiếp tục đọc →
Theo bác sĩ Huỳnh Tuấn Vũ, để thanh lọc cơ thể bạn nên chọn những thực phẩm thanh đạm, nhiều chất xơ ít chất béo để làm sạch và giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá.BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, dịp Tết mọi người thường ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên thường thấy ngán và còn là gánh nặng cho tiêu hoá. Để thanh lọc cơ thể cách tốt nhất bạn nên chọn thực phẩm thanh đạm giàu chất xơ.
Tuy nhiên, các món ăn nhiều rau thường không được nhiều người thích ăn. Do vậy, cách chế biến rất quan trọng. Bác sĩ Vũ khuyên nên chế biến salad hỗn hợp gồm có rau củ, giúp bổ sung thêm vitamin khoáng chất, đẹp da, giảm cân, giữ dáng hiệu quả và dễ ăn cho mọi người.
Rau củ quả trái cây giúp cung cấp nguồn chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào cho cơ thể, giúp làm sạch đường ruột, thúc đẩy quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể, tăng sức đề kháng.
Nhiều người vì thấy quả quất cảnh chưng Tết vẫn còn tươi và chín mọng nên hái làm siro trị ho hay pha nước chấm mà không biết loại quả này đã được các nhà vườn “tắm” trong hóa chất để bảo quản.
Ngộ độc vì ăn quất chưng Tết
Anh N.V.C trú tại Đông Hưng, Thái Bình kể, vào các dịp Tết vợ anh thường đi buôn quất cảnh. Có những năm bị ế nên anh phải cắt bỏ quả rồi mang cây về trồng. Mỗi lần cắt được cả rổ to quả quất tươi ngon, gia đình anh tiếc của lại lấy ngâm đường để mùa hè uống. Tiếp tục đọc →
Những người hưởng ứng phong trào #GreyHairDontCare (tóc hoa râm, chẳng bận tâm) không ngần ngại để lộ màu tóc bạc tự nhiên trước công chúng, thay vì cố gắng nhuộm để che giấu tuổi tác như nhiều năm trước.
Ảnh: Pexels
Tóc bạc là một trong những dấu hiệu của lão hóa nên nhiều phụ nữ trung tuổi có thói quen nhuộm để che giấu đi. Một trào lưu đang ngày càng nhân rộng đã chứng tỏ những thông điệp kiểu “hãy chấp nhận việc già đi của cơ thể, yêu thương vẻ ngoài thuần túy của bản thân và thôi bận tâm đến cái nhìn của người ngoài” không hoàn toàn là nói dễ hơn làm.
Cơ thể cần được bổ sung những loại thực phẩm đặc biệt có sức mạnh “detox” như một chiếc máy lọc, hỗ trợ nâng cao hiệu quả đào thải độc tố, chữa lành ngay từ bên trong.
Quả bơ
Bơ là một loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Không những thế nó còn có rất nhiều tác dụng lợi ích tốt đối với sức khỏe con người. Tiếp tục đọc →
Mùa hè là thời điểm muỗi và rất nhiều các loại côn trùng khác sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Hãy chủ động phòng chống và đừng chủ quan khi bị muỗi đốt. Bởi vì chúng mang theo rất nhiều mầm bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.
Oriana Pepper sinh ra và lớn lên tại thành phố Bury St Edmunds thuộc hạt Suffolk của Vương quốc Anh. Uớc mơ của cô là trở thành phi công giống như bố và anh trai mình. Vì vậy, mới 21 tuổi nhưng cô đã xuất sắc vượt qua bài kiểm tra lý thuyết và trở thành phi công tập sự của EasyJet – hãng hàng không nổi tiếng và có số lượng hành khách vận chuyển nhiều nhất tại Vương quốc Anh. Tiếp tục đọc →
– Trong hai ngày nghỉ Tết dương lịch 2022, TP Vũng Tàu đón khoảng 50.000 lượt du khách. Lượng người tập trung cùng một thời điểm nên chính quyền và ngành chức năng phải nhắc nhở chuyện phòng dịch.
Xe cộ trên đường Quang Trung, bãi Trước tối 1-1 – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Nhà tâm lý học nổi tiếng David R. Hawkins đã phân tích và xếp hạng mức năng lượng của các loại cảm xúc, từ tiêu cực nhất khiến người ta mang bệnh, đến các loại cảm xúc tích cực nhất, giúp con người khỏe mạnh và tăng sức miễn dịch.
Tiến sĩ David R.Hawkins (1927–2012) là bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ. Trong một nghiên cứu, ông đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật và cảm xúc của con người. Kết quả nghiên cứu được ông trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất của mình – “Power vs Force.”
Tiến sĩ David R.Hawkins và cuốn sách nổi tiếng. (Ảnh qua Kiến Thức)
Cơ quan chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô ngày 22/9 thông báo, một lô quả Kiwi nhập khẩu từ New Zealand có kết quả xét nghiệm dương tính và một phần của lô hàng được bán tại siêu thị của quận Hải Môn.
Sau khi nhận được thông báo, chính quyền quận Hải Môn nhanh chóng tổ chức công tác kiểm soát dịch bệnh, các cơ quan và ban ngành chức năng triển khai điều tra toàn diện việc mua bán lô Kiwi này, điều tra các mối quan hệ tiếp xúc, đóng cửa siêu thị, thực hiện lấy mẫu môi trường cùng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát cần thiết khác.
Cơ thể sẽ thay đổi như thế nào ở người dậy sớm đi bộ trong nửa năm? Đây là những lợi ích thiết thực giúp cơ thể như “thay da đổi thịt”, trẻ khỏe và sống thọ hơn rất nhiều
Người xưa thường nói, “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Các bác sĩ hiện nay cũng khẳng định rằng, y học hiện đại hay trang thiết bị tiên tiến chỉ có thể giải quyết căn bệnh hiện tại của bạn. Chúng không thể bảo vệ cho bạn sẽ không còn mắc bệnh trong tương lai.
Sức khỏe phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Một lối sống lành mạnh mới là liều thuốc tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật. Bác sĩ tốt nhất là chính bạn và bài tập tốt nhất là vận động.
Khi phát hiện sự bùng phát bệnh dịch trong cộng đồng, nhiều chính phủ hốt hoảng áp dụng nhiều biện pháp phòng chống, dẹp dịch nhằm kiểm soát sự lây lan và phá hoại của dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân.
Một trong những biện pháp mạnh mẽ và gây tổn thương cho người dân nhiều nhất là biện pháp cách ly xã hội trong thời gian dài. Người dân không có cơ hội để gặp người thân và bạn bè, không còn được đứng gần hơn 2 mét để đối thoại, không được tụ tập để trao đổi, chia sẻ những niềm vui nổi khổ trong cuộc sống, không có nơi để đi mua sắm, nghe nhạc xem văn nghệ thư giản như trước đây. Điều này đã làm thay đổi thói quen hàng ngày của nhiều người dân, từ đó phát sinh ra nhiều căn bệnh lý lẫn bệnh tâm thần trong mỗi gia đình.
Mọi người đều biết rằng thiên nhiên là liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe. Thiên nhiên làm dịu căng thẳng của chúng ta. Và nghiên cứu mới đây cho thấy chúng ta không cần dành quá nhiều thời gian cho thiên nhiên, nhưng những lợi ích mà thiên nhiên mang lại cho chúng ta vẫn vô cùng to lớn.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Psychology, các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định “liều lượng” hiệu quả nhất của tự nhiên trong bối cảnh bình thường của cuộc sống hàng ngày. Tiếp tục đọc →
Chợ Bình Thới, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Phú Thọ là 3 chợ mới được khôi phục hoạt động sau khi đóng vì dịch Covid-19.
Sở Công thương TP.HCM cho biết tính đến ngày 17/7 trên địa bàn Thành phố có 46/237 chợ đang hoạt động; 191/237 chợ tạm ngưng hoạt động, trong đó có 3 chợ đầu mối; 188 chợ truyền thống.
Để được vào cửa hàng thực phẩm, siêu thị lưu động mua hàng, người dân tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã phải xếp hàng dài cả trăm mét dọc tuyến đường Lê Quang Định, thậm chí phải chờ đợi hơn nửa tiếng đồng hồ vào sáng 14-7.
Đầu đường Lê Quang Định (Q.Bình Thạnh) đối diện chợ Bà Chiểu sáng 14-7 xuất hiện hình ảnh hai bên vỉa hè đều có dãy người dân xếp hàng dài cả trăm mét để được vào mua thực phẩm.
Một bên là người dân xếp hàng để vào cửa hàng thực phẩm, đối diện cửa hàng thực phẩm này là khu vực cổng Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu trở thành nơi bán hàng lưu động của siêu thị AEON.
Từ sáng sớm, người dân đã nối đuôi nhau chờ đợi để mua hàng tại cửa hàng thực phẩm. Đến khoảng 8h45, khi xe lưu động của siêu thị đến thì không ít người dân đã chuyển sang xếp hàng mua thực phẩm siêu thị. Tiếp tục đọc →
Bộ Y tế chiều 23-6 ra công văn hỏa tốc yêu cầu TP.HCM và 9 UBND tỉnh thành gồm: Nam Định, Cao Bằng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho y bác sĩ tuyến đầu chống dịch – Ảnh: PHẠM TUẤN
Theo Bộ Y tế, để phòng dịch COVID-19 tại TP.HCM, ngày 20-5, bộ đã phân bổ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM 70.000 liều và các viện, bệnh viện, các đơn vị trên địa bàn thành phố 4.500 liều.
Đến ngày 17-6, Bộ Y tế tiếp tục ưu tiên phân bổ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM 786.000 liều và các viện, bệnh viện, đơn vị trên địa bàn thành phố 10.370 liều để triển khai phòng chống dịch. Tổng số liều vắc xin được phân bổ hai đợt là 870.870 liều. Tiếp tục đọc →
Làm thế nào mà Bhutan, một trong những nước nghèo nhất châu Á lại có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 vượt cả Mỹ và Anh với 93% người trưởng thành đủ điều kiện đã nhận được mũi tiêm đầu tiên?
Nhân viên y tế đến tận các vùng hẻo lánh để tiêm vắc-xin cho người dân
Ngay cả những vùng xa xôi nhất cũng không bị lãng quên
Lunana là một vùng đất xa xôi và biệt lập của Bhutan. Nơi này có diện tích gấp 2 lần thành phố New York, gồm những sông băng, một số đỉnh núi cao nhất thế giới và không thể đến được bằng ô tô.
Dù vậy, hầu hết mọi người sống ở đây đều đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Lô vắc-xin của Oxford-AstraZeneca đã đến đây vào tháng trước bằng trực thăng và được các nhân viên y tế lặn lội vượt qua băng tuyết để đến từng làng tiêm cho người dân.
Ngày 11/3/2020, WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch, là một trường hợp khẩn cấp đáng lo ngại quốc tế vì nó có thể xuất hiện ở bất kỳ quốc gia nào. Tại thời điểm đó, số người bị nhiễm ở 18 quốc gia ngoài TQ tăng đến 83, tại Canada phát hiện 21 người trong số 561 người được kiểm tra. Trước đó khoảng 1 tháng rưởi, vào ngày 23/1/2020, tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Saudi Arabia phát hiện 1 ca đầu tiên ở mỗi nước, riêng tại Việt Nam phát hiện 2 ca nhiễm và 10 ca vào ngày 4/2, trong khi đó tại TQ số người nhiễm bệnh đã tăng lên đến 7.711 ca và số tử vong là 170. Tiếp tục đọc →
Ngoài những trường hợp ưu tiên, thành phố dự kiến thực hiện tiêm chủng cho người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, công nhân.
Sáng 17/6, lô vaccine Covid-19 gồm 800.000 liều đã được chuyển tới TP.HCM. Đồng thời, Ban Chỉ đạo tiêm chủng Quốc gia cũng yêu cầu ngành y tế TP.HCM xây dựng kế hoạch tiêm chủng (trong thời gian 5-7 ngày). Kế hoạch cần cụ thể về phân bổ số lượng, đối tượng, lịch tiêm chủng, kế hoạch đảm bảo an toàn, ứng trực cấp cứu… Tiếp tục đọc →
Tin tức về 54 người bị nhiễm virus Vũ Hán dù đã được tiêm 2 liều vaccine covid-19 đặt ra nhiều câu hỏi. Theo tôi thì có thể giải thích ‘hiện tượng’ này bằng 4 giả thuyết liên quan đến khoảng cách thời gian giữa 2 liều vaccine, sự khác biệt về hệ di truyền, tuổi tác, và biến thể của virus.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin 54 nhân viên của BV Bệnh Nhiệt Đới bị nhiễm virus Vũ Hán dù họ đã được tiêm 2 liều vaccine [1]. Theo một nguồn tin khác thì những người này đã được tiêm vaccine của AstraZeneca / Oxford, và thời gian giữa 2 liều là 4-5 tuần. ‘Hiện tượng’ này làm cho nhiều người đặt câu hỏi (tôi sẽ quay lại dưới đây) và hoang mang.
Cuộc đời Kariko Katalin không có từ dễ dàng, nhưng đó là một câu chuyện về niềm tin vô điều kiện vào một ý tưởng có thể làm thay đổi cả thế giới.
Katalin, người phụ nữ đã từng bị chê cười, đã từng nhiều lần bị ngăn cản, thường xuyên bị sa thải, lí lịch của bà đầy rẫy những thất bại và đau khổ. Nhưng hôm nay, bà được coi là một trong những người phát minh ra công nghệ mRNA, từ đó tạo ra vaccine COVID-19 tiên tiến nhất thế giới.
Cuộc đời Kariko Katalin không có từ dễ dàng, nhưng đó là một câu chuyện về niềm tin vô điều kiện vào một ý tưởng có thể làm thay đổi cả thế giới.
Chiều 2-6, Bộ Y tế làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga về việc Việt Nam mua 20 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga và hợp tác chuyển giao công nghệ (đóng ống 5 triệu liều/tháng) tại Việt Nam.
Theo kết quả đàm phán vừa được Bộ Y tế công bố, Bộ Y tế sẽ giao Vabiotech (Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1) hợp tác với phía Nga, dự kiến tháng 7 này bắt đầu nhận bán thành phẩm vắc xin từ Nga và đóng ống công suất 5 triệu liều/tháng.Tiếp tục đọc →
Biến thể B1617 (lần đầu xuất hiện ở Ấn Độ) của virus SARS-CoV-2 đã xâm nhập hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh bật các biến thể khác và tiếp tục lây lan với tốc độ chóng mặt. Có 4 lý do khiến B1617 có thể lan như cháy rừng.
Hình vẽ SARS-CoV-2 trên tường ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP
Theo tờ StraitsTimes, Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, chuyên gia virus và là Giám đốc điều hành Viện Tin sinh học tại Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore, đã chỉ ra 4 đặc điểm điển hình của B1617. Tiếp tục đọc →
Đằng sau thành công của một trong những loại vaccine được săn lùng nhất hiện nay là ba thập kỷ miệt mài nghiên cứu của cặp vợ chồng nhập cư gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo nghiên cứu mới nhất về vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech do Giám đốc Viện Pasteur Pháp Olivier Schwartz và cộng sự thực hiện, vaccine của hãng này có dấu hiệu kém hiệu quả hơn trước biến chủng B.1.617 từ Ấn Độ, n, song vẫn có thể bảo vệ người được tiêm khỏi biến chủng này.
Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech là một trong những loại vaccine được chế tạo nhanh nhất từ trước đến nay. Đằng sau đột phá về tốc độ ấy là 30 năm ròng rã nghiên cứu và phát triển của cặp vợ chồng bác sĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Vắc xin Pfizer được ghi nhận hiệu quả cao hơn so với vắc xin AstraZeneca.
Các loại vắc xin Covid-19 hiện nay được tạo ra để chống lại chủng virus SARS-CoV-2 gốc có từ năm 2020. Nguồn dược phẩm này cho thấy tỷ lệ thành công rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.
Khi virus tiến hóa, đôi khi chúng phát triển các đột biến làm cho vắc xin yếu hơn. Hệ miễn dịch – được đào tạo để chống lại chủng virus ban đầu – có thể không sản xuất đủ kháng thể chống lại biến thể mới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, mặc dù một số biến thể có đột biến tránh được hệ miễn dịch nhưng vắc xin vẫn giúp giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Tiếp tục đọc →
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi huy động mọi nguồn lực hợp pháp từ nhân dân, cộng đồng, từ các cơ quan, đơn vị, địa phương cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 vừa được Chính phủ thành lập. Bộ Y tế khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu trực tiếp vaccine để tiêm chủng cho người lao động.
Bí thư Thành ủy TP.HCM đã đồng ý với đề xuất của Sở GD-ĐT.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sáng ngày 30/5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề xuất lùi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tới ngày 22/6.
Đề nghị này đã được Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên đồng ý. Theo đó, kỳ thi được đề xuất lùi lại 2 tuần hoặc hoặc có thể thêm 1 tháng. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nêu rõ khi tình hình dịch bệnh ổn định, vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, không thể xét tuyển. Tiếp tục đọc →
Sức đề kháng tốt là chìa khóa để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các virut gây bệnh. Thực hiện tốt các lời khuyên dinh dưỡng dưới đây giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa dịch bệnh.
1. Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Với trẻ dưới 2 tuổi, duy trì chế độ bú mẹ kết hợp với các bữa ăn bổ sung hợp lý theo hướng dẫn.
Ăn đủ 3 bữa/ ngày để đảm bảo cơ thể luôn đầy đủ dưỡng chất.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19 để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Nhiều địa phương, học sinh các cấp vẫn chưa hoàn thành bài kiểm tra cuối học kỳ II phải tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch bệnh.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Thánh Tôn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) ôn tập trực tuyến.
Kéo dài thời gian ôn tập cho HS cho đến khi dịch được kiểm soát hay tổ chức kiểm tra trực tuyến là bài toán mà ngành GD các địa phương cần sớm có câu trả lời.
Trong 31 địa phương cho học sinh ngừng đến trường, nhiều nơi chuyển sang dạy học trực tuyến. Nam Định cho học sinh nghỉ hè từ ngày 10/5, Phú Thọ nghỉ hè từ 11/5 (trừ lớp 9, 12).
Sáng 7/5, Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), khách sạn, nhà hàng ở Hải Phòng bị phong tỏa. TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) tiến hành cách ly xã hội, Quảng Ngãi giãn cách xã hội toàn tỉnh,
Lây nhiễm cộng đồng tính từ 29/4/2021 : 121 CA NHIỄM
NỘI DUNG CHÍNH
Từ ngày 29/4 đến 7/5, Việt Nam có 121 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 là ổ dịch lớn nhất, hiện đã được cách ly y tế.
Dịch đã xuất hiện trở lại tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP.HCM…
Hơn 1.000 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP. Pleiku, Gia Lai) phải nghỉ học vì có một học sinh đi chung xe với trường hợp F1.
Thông tin từ UBND TP. Pleiku (Gia Lai) hôm nay (5/5) cho biết, đã có công văn hỏa tốc báo cáo về việc có 2 người dân trên địa bàn đã đi cùng trường hợp F1 (hiện đã là F0) của 2 người Trung Quốc.
Theo lịch trình, vào ngày 29/4, anh N.V.D (SN 1986, trú phường Yên Thế, TP. Pleiku) cùng con gái 7 tuổi đã đi từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) bằng taxi về huyện Bình Giang (Hải Dương). Trên chuyến xe này, cha con anh D. đã ngồi cùng với trường hợp F1 (hiện đã là F0) là người Trung Quốc.
Ngành chức năng đã tiến hành cho học sinh nghỉ học để phun thuốc khử trùng trường học
Tại tỉnh Hải Dương, cha con anh D. đã đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Tới ngày 2/5, anh D. và con đi chuyến bay NN1613 về TP. Pleiku. Tại đây, anh D. đã tiếp xúc với một số người bạn.
Nhiều trường đại học thông báo tạm dừng đến trường, chuyển sang hình thức dạy học online. Ảnh minh hoạ: Tuệ Nhi
Tính đến sáng 3.5, thêm nhiều trường đại học thông báo cho sinh viên tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn cho sinh viên sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Đến trưa 1.5, đã có 7 trường đại học trên cả nước thông báo cho sinh viên tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến để phòng dịch COVID-19. Một số trường cũng quyết định sẽ tổ chức thi kết thúc học phần bằng hình thức online.