• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

Có một thứ văn hóa đang kìm hãm sức mạnh và hủy hoại người Việt

Ban Mai Hồng luôn muốn đưa những tin sáng làm ấm áp lòng người, cảm thấy hân hoan, hạnh phúc khi Bạn đọc đọc tin. Thế nhưng than ôi, sự thật và bản tin thời sự hàng ngày trên quê hương, những ngày tháng này, không còn là “chùm khế ngọt “, “đường đi học rợp bướm vàng bay”, “con diều biếc”, con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông”,  yên bình, đẹp như thơ Đỗ Trung Quân.

Đáng buồn khi chúng ta không muốn, nhưng mỗi khi mở tin báo, đài truyền hình.. , những thứ xấu xa, xấu xí đập vào mắt chúng ta nhiều hơn những tin sáng. Bài viết dưới đây không chỉ nêu ra những sự vụ xấu xa nổi cợm gần đây, mà còn phân tích những nguyên nhân quan trọng trong cách nghĩ, cách làm, lề thói của giáo dục để dẫn đến lối sống giả dối, thiếu tính thiện lành,  văn hóa thô bạo của những người Việt xấu xí hám tiền tham lợi, sẵn sàng hại nhau!!!

Bộ ảnh Việt Nam quê hương tôi đẹp đến nao lòng - Hình 1

Với nhiều người ngoại quốc, Việt Nam là những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, là món Phở thơm đầy hương vị, là những ruộng bậc thang vàng óng ả, là cốc cà phê quyến rũ .…Nhưng đẹp nhất không phải là những điều ấy. Tiếp tục đọc

Advertisement

Toàn Láo Cả – Đỗ Duy Ngọc

Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng,thời đại ta đang sống hóa ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

 

https://www.essaytigers.com/images/lies%20college%20professor%20tell%20us.jpeg

 

Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “ Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

7 cách để làm bạn hạnh phúc hơn

Đừng phụ thuộc vào  ai khác để có hạnh phúc và tự trọng. Chỉ có bạn chịu trách nhiệm về hạnh phúc của mình. Nếu bạn không thể yêu và trọng bản thân, không ai khác có thể làm được điều đó.”

 “Don’t rely on someone else for your happiness and self-worth. Only you can be responsible for that. If you can’t love and respect yourself – no one else will be able to make that happen.”  ~ Stacey Charter

Ai là người quyết định hạnh phúc của bạn? Nhiều chuyên gia tâm lý nhất trí rằng  mỗi cá nhân đều có nhiều khả năng to lớn để tự quyết định hạnh phúc của mình.

Các nhà tâm lý có thể vẫn còn tranh cãi về con số chính xác, nhưng  các công trình nghiên cứu gần đây đều có chung kết luận rằng cảm nhận của bạn không phụ thuộc vào giới tính hay hoàn cảnh bạn đang sống mà phụ thuộc rất nhiều vào những hành động có chủ đích của bạn. Vì thế, hãy  tăng chỉ số hạnh phúc của bạn với 7 bước sau đây mà các nhà khoa học  đều cho là rất hiệu quả. Tiếp tục đọc

Ảnh Đẹp Nhất Tạp Chí Smithsonian 2014 ( P. 1) – Nubia Group

Mời Quý Bạn và Anh Chị Em  thưởng thức trình chiếu PPS do Nubia Group thực hiện. PPS có tựa đề Photo Mix – Best Of Smithsonian Magazine 2014 – Part 1 Ảnh Đẹp Nhất Tạp Chí Smithsonian 2014 ( P. 1) 

Với tổng số 71  bức ảnh đẹp nhất trên Tạp chí khoa học Smithsonian năm 2014. Tạp chí Smithsonian  danh tiếng do Viện Smithsonian, một học viện nghiên cứu  và bảo tàng viện của chính phủ Hoa Kỳ, phát hành  số đầu tiên vào năm 1970, có nhiều  triệu độc giả khắp thế giới. Sau đây là những bức ảnh đẹp nhất được chọn trong số hơn 50 ngàn bức ảnh của các nhiếp ảnh gia từ  hơn 132 đất nước. Các chủ đề ảnh dự thi gồm Thế Giới Tự Nhiên, Du Lịch, Con Người, Trải Nghiệm Về Mỹ, Ảnh Qua Chỉnh Sửa  và Ảnh Chụp Từ Điện Thoại… Tiếp tục đọc

Phiếm luận về Mắt, Miệng, Mũi – Đào Hiếu

MAT MUI MIENG

1. MẮT

Phàm đóng xong một cái thuyền, sơn phết hoàn chỉnh, vẫn phải làm một việc quan trọng: đó là vẽ con mắt. Cầm bút vẽ con mắt thuyền không phải ai cũng làm được. Người đó phải là thợ cả. Trước khi vẽ mắt thuyền, phải lễ bái trời biển. Mắt vẽ xong, thuyền mới được phép hạ thủy, đủ thấy con mắt quan trọng dường nào! Tiếp tục đọc

Làm Thầy – BS Phan Xuân Trung

Thầy thuốc là tên gọi chung của những người có khả năng chữa bệnh cho người khác.

Thuở còn bé thơ, khi tôi sốt, phát ban, mẹ tôi thường luộc trứng gà, lăn trên lưng của tôi. Khi tôi đau bụng, mẹ tôi xức dầu vào rún tôi. Khi tôi nhức đầu, mẹ tôi thường giựt gió. Tôi ớn lạnh, mẹ tôi cạo gió, nấu cháo gừng, ủ ấm, nấu nước nóng tắm cho tôi. Mẹ tôi đã làm thay cho một bác sĩ chuyên khoa nhi để chữa bệnh cho tôi.

Tiếp tục đọc

Chữ “LÀM” của người phụ nữ

Tình cờ đọc trên mạng tôi thấy người ta “bôi bác” đàn ông. Họ nói cuộc đời người đàn ông gắn liền với chữ “ĂN”.

 Đại loại như là:

Khi còn nhỏ thì “ăn học”. Xin tiền ba mẹ mua quà không được thì “ăn vạ”
Lớn chút nữa thì “ăn chơi”, “ăn mặc”, “ăn diện” để tán tỉnh các cô.

https://i0.wp.com/dep.bacsi.com/wp-content/uploads/2013/07/N%C6%A1-b%C6%B0%E1%BB%9Bm-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-to%C3%A0n-di%E1%BB%87n-cho-ch%C3%BA-r%E1%BB%83-3.jpg

Tiếp tục đọc

Tiếng Việt Mới

MỜI anh chị em nghe lại bản nhạc TIẾNG NƯỚC TÔI của cố Nhạc sĩ PHẠM DUY qua tiếng hát vượt thời gian của danh ca Thái Thanh  và  đọc bài TIẾNG VIỆT MỚI  của tác giả Yên Hà.

Ban Mai Hồng  đăng bài này để chúng ta cùng cười về sự cường điệu và cách sắp đặt từ ngữ như trong bài bởi không có người Việt Nam nào có học yêu Tiếng Việt mà lại dùng tiếng Việt như vậy. Ông bà tổ tiên của ta, chúng ta và nhiều thế hệ con cháu sau nữa của Việt Nam sẽ  luôn mãi yêu tiếng nước ta. Yêu tiếng Việt,  xin tất cả người Việt, trong đó  các bạn đọc trang này, hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng và chuẩn mực của Tiếng Việt. Mong các anh chị em và các bạn  hãy nói và viết đúng Tiếng Việt  trong các tình huống giao tiếp, ngữ cảnh khác nhau  sao cho phù hợp.

Tiếp tục đọc

Từ “Đông Xương Vô Định” Đến “Canh Gà Thọ Xương” – Doãn Lê

Phiếm Luận Từ “Đông Xương Vô Định” Đến “Canh Gà Thọ Xương”

Photobucket
Mấy tuần vừa qua, báo chí, ti-vi, các trang mạng đều đồng loạt đưa tin cô giáo Thủy  dạy văn ở trường Lômônôxôp đã giảng bài cho học sinh lớp 7A10 rằng “Canh gà Thọ Xương” là  thịt gà nấu canh bán ở hồ Tây.

Tiếp tục đọc

Phiếm luận của người học Phật về: Tự Do và Hạnh Phúc

Theo đạo Phật, hạnh phúc không phải là thực thể ở bên ngoài mà ở ngay trong tâm mình, mỗi người đều mang sẵn một tiềm năng hoàn hảo, nó sẽ hiển lộ khi tâm chấm dứt thèm khát, ham muốn.

Tiếp tục đọc

Sự im lặng đáng suy ngẫm – Nguyễn Tấn Ái

Khi trời chuyển mưa, ếch nhái nghiến răng trèo trẹo, ấy là sự am tường thời thế của loài  lưỡng cư bò sát.

Không biết theo gia phả được viết bởi cụ Đạc- uyn thì loài ếch nhái thuộc hàng thủy tổ thứ mấy của loài người? Chỉ biết rằng cái di truyền dường như là khá “nét”.

Ngẫm sự đời quái, đôi khi một kẻ lên đời là hàng hàng làng xa xóm gần hỉ hỉ hân hân như kiểu chính mình vừa nhặt được của rơi! Ừ, cái sự hỉ hân có điều gì đó biển lận đúng như thế.

Tiếp tục đọc

Vú Ơi Là Vú – Nguyễn thị Cỏ May

Trong những ngày cuối năm 2011, dư luận xôn xao về chuyện VÚ cơ hồ như tạm quên đi thân phận Liên Hiệp Âu châu và đồng euro sẽ điêu đứng tới đâu hay sẽ bể như ông Jacques Attali đã tiên đoán cách nay ít lâu “đồng euro không qua nổi Noel”. Chuyện VÚ là chuyện thiết yếu trực tiếp liên hệ tới các bà nên phải là chuyện quan trọng hàng đầu, chiếm nhiều thì giờ trên Radio và TV và nhiều cột báo ở trang nhứt. Tự nhiên rồi! Bởi bình thường khi là chuyện của các bà, chuyện nhỏ thường cũng đã trở thành “quốc sự” hay “thế giới sự” kia mà.

Tiếp tục đọc

Già ơi chào mi – Nguyễn Văn Sở

Anh em chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng già. Làm sao tránh được! Đã có “sinh” là có “lão”. Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin. Tại sao lại bi quan vậy? Nói chi chuyện giả tưởng nghe như lối đặt câu với mệnh đề giả định trong một lớp học ngoại ngữ, ngay trong những giai đoạn trưởng thành từ thuở niên thiếu cho đến khi lăn lóc vào đời, có mấy ai ngừng lại vì những bận tâm liên quan đến lão suy hay lão hoá, trừ những thiền sư hay những chú tiểu trong chùa. Giòng sống cứ thế mà cuốn trôi đi, mỗi kiếp nhân sinh như một chiếc lá giữa giòng, trôi từ đầu nguồn ra sông, ra biển. Đâu có như con cá hồi (salmon) sau năm năm ở biển lại quay ngược trở về nguồn để sinh, để chết!

Photobucket Tiếp tục đọc

Kính Thưa Nụ Cười – Lãng Ma

Trách em chỉ trách nửa lời … 
Gặp ai cũng biếu vốc cười ngô rang 
A. Cuộc đời có thể thiếu những nụ cười?

Số Phận ( Đàm Lan)

Con người có số mệnh hay không? Bạn có tin vào số phận không? Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã thốt lên 4 câu thơ về duyên:

Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.

Mời các bạn và các em đọc một bài tản luận  về số phận bởi một cây bút nữ luôn  mỉm cười với những gì người ta cho là số phận. Bài Số Phận này trong quyển Miên Man Miền Tao Ngộ- Tản Mạn – Ký, vừa xuất bản tháng trước của tác giả Đàm Lan

Tiếp tục đọc

Hòn Vọng Phu ( Phạm Phù Sa )

Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam. Anh chị em, bạn bè văn chương giục tôi nên viết một cái gì đó để giao lưu,  để góp mặt với nhau, để gọi là “phát biểu”, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình về “một nửa loài người”. Viết về người Phụ Nữ thì bao nhiêu điều để viết. Và, đã có biết bao tác phẩm tiêu biểu vượt thời gian đã  đứng vững trong lòng người . Hình ảnh những người Mẹ, người Chị, người Em…  trong muôn mặt đời thường đã là đề tài vô tận , một khu vườn đầy hoa trái – lắm ngọt đắng mà cũng lắm bi hùng. Viết về người Phụ Nữ thì bao nhiêu điều để viết, nhưng viết gì đây ?

Đột nhiên tôi lại nghĩ đến những người Phụ Nữ bất hạnh. Những HÒN-VỌNG -PHU ! Thôi thì tản mạn về HÒN-VỌNG –PHU vậy .

Tiếp tục đọc

Phong Cảnh Hoa Sơn

Ai trong chúng ta thời còn cắp sách đến trường mà không mê mẫn bác Kim Dung và những tác phẩm của bác ấy.
Xin mời quí vi ghé lại những địa danh ấy bằng những hình ảnh sống động hơn lời văn miêu tả.
Xin mời lên đỉnh Hoa Sơn luận kiếm, bàn anh hùng.
Bài  viết thực dí dỏm, rất thực tế mà đầy chất hài và sâu sắc. Bài sưu tầm của anh Bùi Phương gửi đến.

Vì sao ngửa tay xin viện trợ, nhưng “xài sang nhất thế giới”?

SGTT.VN – Mọi người sẽ nghĩ gì khi Việt Nam chưa thuộc diện thoát nghèo, vẫn đang nhận viện trợ của thế giới mà lại mang tiếng chi bạo nhất thế giới? Đó là câu hỏi day dứt mà tác giả đặt ra trong bài viết dưới đây.

Trong mấy ngày qua, bài toán lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng vọt đang làm nóng các diễn đàn, đang thách thức các nhà kinh tế. Và bài bài toán chi tiêu, các phương án “thắt lưng buộc bụng” trong thời bão giá đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẻm, là câu chuyện xôm tụ từ trong nhà ra đến ngoài phố, từ miền ngược đến miền xuôi, … thì vẫn có một bộ phận người Việt Nam đang “vô tư” tiêu xài mà không hề suy tính thiệt hơn. Tiếp tục đọc

Tổ Quốc nhìn từ sâu (Kinh Luân)

Tổ Quốc nhìn từ… sâu
Kinh Luân Tiếp tục đọc

Bảy mươi ngàn tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa?

Bảy mươi ngàn tỷ đồng là nhiều hay ít? Cố nhiên ai cũng cho là nhiều, quá nhiều, ngoại trừ có một vài người cho là ít, thậm chí rất ít. Một vài phép tính số học đơn giản cho chúng ta thấy có thể làm được việc gì với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng? Tiếp tục đọc

Nghễnh ngãng thơ (Nguyễn Tấn Ai)

Xưa khi còn ở cái mùa “dĩ thi thủ sĩ”, khi văn chương trường ốc thì thi phú chiếm đến 1/3 hẳn các nhà thơ phải là những nhà thông thái, không như bây giờ hễ chú học trò nào ngờ ngờ nghệch nghệch lại được thiên hạ ác khẩu âu yếm mến tặng cho mấy chữ “ nhà thơ”!

Nhân lan man nghĩ ngợi, lại nhớ ra hình như là ở ngay cái thời huy hoàng nhất của thi phú mà cũng có những chuyện thơ còn hơn cả cậu ngờ cô nghệch.    Tiếp tục đọc

Làm Vua Đi (Nguyễn Tấn Ái)

            Ha ha, rủ nhau làm vua đi, ha ha!

Cái tiếng ngông cuồng ấy xưa mà bám vào mạng thằng nào thì cứ y như là treo sẵn một án tru di. Cái tiếng ấy nay treo vào cửa miệng đám nào thì y rằng đám đó toàn lũ dở hơi chướng nết.

Ha ha, rủ nhau ta làm vua đi! Tiếp tục đọc

Bạch Mã Ôn (Tấn Ái)

Tôn Ngộ Không ( nhậm chức Bạch Mã Ôn)

Người Tàu có một ngụ ngôn cực hay: Chú khỉ đá Tôn Ngộ Không ỷ vào tài phép bèn quậy đến thiên đình. Cuộc đại chiến kinh hoàng, tài năng khỉ  đến  Bát tý Na Tra cũng bó tay. Bí thế Ngọc Hoàng phong cho chú chức quan lớn: Bạch Mã Ôn. Khỉ chịu phép, đội mão mang đai ra chiều ngạo nghễ. Kì thực khỉ bị lừa, Bạch mã Ôn bất quá cũng chỉ là thằng chăn ngựa. ( Lược thuật Tây Du Kí )

Thử hỏi Ngọc Hoàng có lỗi không nhỉ?

Tôi nghĩ rằng không. Bởi tài phép khỉ bất quá cũng chỉ là cái tài đánh nhau, mà đánh nhau là bản năng động vật chứ đâu phải bản năng người, khỉ bèn thắng. Nhưng khỉ là khỉ, không thể là người, khỉ chẳng thể làm quan. Đưa loài khỉ lên làm quan thì còn ra thể thống gì nữa? Chính cái tập tính khỉ nó sẽ đổ xoá hết mọi nền nếp trật tự của loài người. Thôi thì đủ thứ, thí dụ: Khỉ không biết chữ, khỉ bèn xé sách vở; tính khỉ hay trộm vặt, khỉ bèn vào chùa trộm oản quả; tính thích la cà, cái đít lông lá của khỉ sẽ lê la khắp các đại tiệc; vốn nhiêu sự, cái mồm chí choé của khỉ bèn hội nghị liên tu bất tận; rồi ưa bè phái, khỉ bèn dắt díu theo nào là heo Bát giới, nào sọ Sa tăng mà phong tuốt làm nguyên soái với tướng quân. Song đại hoạ ghê gớm nhất là bởi tính vốn kiêu ngạo, khỉ kiên quyết rằng giống khỉ mới là tổ tiên loài người, khỉ bèn nổ lực đưa thế giới loài người trở về thời kì khỉ!

Vì vậy mà chỉ nên cho khỉ làm Bạch Mã Ôn, bởi dẫu có mão áo cân đai thì cuối cùng khỉ cũng chỉ là khỉ!

.

Nguyễn Tấn Ái

Phiếm Luận về Cái Miệng

Phôi thai 5 tuần, dài 9mm. Gương mặt đã định hình có mắt, mũi, miệng [ hình chụp của Nilsson ]

Trên khuôn mặt người vốn đã có nhiều nét biểu cảm độc đáo, nếu con mắt là “cửa sổ của tâm hồn” đã giúp con người quan sát, liên hệ với ngoại cảnh thì cái miệng cũng không kém phần quan trọng. Miệng là cơ quan có nhiệm vụ nhận thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể và liên hệ với những người khác trong xã hội bằng ngôn từ âm điệu. Nhờ miệng có duyên, ăn nói những lời thiện ý mà tình cảm tốt đẹp giữa con người được nảy nở và củng cố: “mồm miệng đở chân tay” hay là “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”.  Mỗi người có một miệng, nhưng nhiều người lại xài chung một miệng [theo nghĩa bóng] khi bàn một đề tài nào. Đó là “miệng thế gian hay miệng đời”, miệng của nhiều người cùng  phê phán xấu, tốt về việc gì. Tiếp tục đọc

Tri kỷ

Bá Nha – Tử Kỳ

Nghĩa tri kỉ, tình tri âm thì thời nào, đời nào, dân tộc nào trên đất này mà không ôm niềm vọng tưởng?

Tôi nhớ đâu rằng năm 7 tuổi Mô-da  ( Mozart)   đi biểu diễn ở Phơ-răng-phua, một cậu bé 14 tuổi đã từ đám cử tọa chìa tay bắt tay cậu bé Mô-da và thốt lên: Cậu vĩ đại thật! Cậu bé có lời chào trang trọng đó là Gớt ( Goethe) , thi hào, tác giả của thi phẩm Pao-x-tơ (Faust) vĩ đại sau này. Thật là cuộc gặp gỡ của những tầm cỡ khác thường.

Lại nhớ đâu sau này, khi đã là nhạc sĩ nổi tiếng, Mô-da một lần tiếp một cậu thanh niên đến thọ giáo âm nhạc, sau khi nghe một khúc ngẫu hứng của cậu ta, chính Mô-da vĩ đại đã kinh ngạc thốt lên: Chàng trai, tương lai âm nhạc sẽ thuộc về cậu! Chàng trai đó chính là nhạc sĩ Bê- thô- ven ( Beethoven)  sau này.

Lại kể ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Mác ( Marx)  với nhị tổ Ăng-ghen (Angel ) cũng là một tình bạn thật cao cả vĩ đại, đến độ Ăng-ghen đành bỏ dở sự nghiệp hoạt động xã hội của mình để trở thành một thương nhân hầu lo cho gia cảnh của Mác, để Mác yên tâm mà viết nên bộ Tư Bản vĩ đại.

Đó là những tình tri kỉ thật kinh điển của phương Tây.

Nhưng công bằng mà nói, chính phương Đông mới là đất mà tình tri kỉ nghĩa tri âm đã được tôn thờ, thậm chí đẩy lên thành một lí tưởng.

Người Trung Quốc thường truyền tụng những huyền thoại đẹp về Thúc Nha- Quản Trọng, Bá Nha- Tử Kì, Trần Phồn- Từ Trĩ.

Quản Trọng, tể tướng nước Tề, từng giúp Tề Hoàn công lập nên nghiệp bá, thuở hàn vi thân cùng Bảo Thúc Nha. Khi đi trận thường bỏ chạy trước, người ta ai cũng chê Quản Trọng hèn nhát, chỉ Thúc Nha là nhất quyết tin rằng Quản Trọng không muốn liều một chết là để lưu cái thân hữu dụng về sau, cái dũng của hạng thất phu sao mà sánh kịp. Khi đi buôn cùng Thúc Nha, chia phần lãi, Quản Trọng thường giành phần nhiều hơn, vợ Thúc Nha chê Quản Trọng là tham, chỉ Thúc Nha bảo vợ rằng Quản Trọng sở dĩ chiếm phần hơn là vì phải còn nuôi mẹ già. Mãi đến khi làm tể tướng, Quản Trọng vẫn thường kể với bề tôi rằng “ sinh ra ta là cha mẹ ta mà hiểu ta thì chỉ có một Bảo Thúc Nha vậy”.

Lại chuyện Bá Nha kết nên nghĩa với Tử Kì. Bá Nha làm quan lớn, lại tự ngạo với ngón đàn của mình mà rằng thế nhân không có người tri âm, nên thường chỉ nguyên tiêu ( rằm tháng giêng) mới một mình một thuyền lên chốn non xanh nước biếc mà tự mình thưởng thức ngón đàn. Một lần đang gãy điệu cao sơn, chợt có tiếng khen: Nga nga hồ chí tại cao sơn (tiếng đàn vòi vọi, hồn người đang gửi chốn non cao). Khi Bá Nha dạo sang khúc lưu thủy, lại nghe lời tán thưởng: Dương dương hồ chí tại lưu thủy ( tiếng đàn mênh mang hồn người đang gửi nơi dòng nước chảy). Bá Nha giật mình vội mời người nghe đàn xuống thuyền đàm đạo, đó là một tiều phu tên gọi Tử Kì. Hai người trở nên nghĩa tri âm. Về sau Tử Kì mất, Bá Nha đốt luôn cây đàn mà ngón lưu thủy cao sơn cũng thất truyền từ đó.

Lại chuyền Trần Phồn -Từ Trĩ.

Trần Phồn rất quí Từ Trĩ, nên đóng giành riêng cho bạn chiếc giường, khi Từ Trĩ đến, Trần hạ giường mời bạn ngồi, Từ về, Trần lại treo giường lên. Sau Từ Trĩ mất, Tràn Phồn đốt luôn chiếc giường.

Cụ Nguyễn Khuyến khi khóc bạn mình là Dương Khuê có nhắc đến tích này:

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gãy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Việt Nam ta có lẽ tình tri kỉ tiêu biểu nhất là câu chuyện Lưu Bình Dương Lễ.

Dương Lưu là bạn thân, cùng học một thầy. Dương cần cù chăm chỉ nên thi cử hiển đạt. Lưu còn ham chơi nên hỏng. Dương thương mà giận bạn nên khi Lưu đến thăm nhà bèn giả lạ mà không tiếp. Lưu giận trở về nuôi chí học hành. May gặp người con gái thương chàng tình nguyện nuôi chàng ăn học. Lưu quyết chi học hành nên sau đỗ đại khoa, sang chào Dương Lễ bụng những muốn nhắc lại chuyện bội bạc cũ thì đã thấy người con gái nuôi mình ăn học đã ở đó rồi, mới hay là Dương sai vợ đến lo lắng cho mình. Tình tri kỉ lại đậm đà hơn xưa.

Nhàn rỗi kể tích xưa, mới thấy tiêu chuẩn người xưa cao thâm thật, mà cũng nhiêu khê thật. Song vậy mới là người xưa. Thôi thì mỗi thời đại có vốn văn hóa của mình, hơi đâu mà nệ cổ, nhưng lẽ nào không rút tỉa được đôi câu! Thúc Nha cùng Quản Trọng là hiểu người bằng đức vị tha, Bá Nha với Tử Kì là tri âm cùng chí hướng, Trần Phồn đãi Từ Trĩ là đãi bạn bằng cả lòng trân trọng. Còn đến như Lưu Bình Dương lễ thì là chí cốt tình thâm, đến cả vợ cũng không gần bằng được! Ngẫm người nay không thể là người xưa, song trong giao du lòng hướng về những chuẩn mực nguyên tắc cũ ắt tình càng thêm bền mà tình càng thêm trọng vậy.

Trân trọng gửi chút tâm tình cùng bằng hữu!

.

Nguyễn Tấn Ái.

Tết Nói Chuyện Câu Đối

Tết đến, nhà nào chẳng treo đèn, kết hoa, sửa sang bàn thờ, lo những chậu quất cành đào, cỗ bàn cho thật ưng ý. Nhưng tết lại cũng không thể thiếu câu đối xuân được.

Theo sử sách, câu đối lúc đầu là bùa bát quái được người Trung Hoa cổ xưa dùng để treo ở giữa đòn dông nhà và dán hai bên cửa để giữ yên nhà cửa, xua đuổi không cho ma quỷ đến gần. Các bùa chú này phải được đặt đúng nơi, đúng lúc và phải làm lễ cúng bái mới phát huy được tác dụng. Không chỉ dán bùa chú, người Trung Hoa cổ xưa còn vẽ hình các vị thần thánh, các nhân vật huyền thoại theo tín ngưỡng, đem dán ở cửa nhà cũng để trừ tà ma. Tương truyền, Thần Thư và Uất Luật là hai vị thần chuyên bắt những con ma hung dữ, trói chúng lại bằng cỏ lau rồi đem cho hổ ăn. Vì vậy, trong những ngày giáp tết, người ta thường vẽ hình hai vị thần này rồi dùng cọng lau treo hai bên cửa để trừ ma quỷ. Người Trung Hoa cổ xưa cũng tin rằng cây đào là linh thụ chứa tinh anh trong ngũ hành nên được gọi là cây tiên đào và có khả năng trừ ma quỷ. Do đó, vào ngày tết, người ta thường vẽ hình của Thần Thư và Uất Luật trên ván bằng gỗ đào đế trấn giữ tà ma. Sau này, gỗ đào được thay bằng giấy và các vật khác. Nội dung hình vẽ và bùa chú cũng được thay bằng các câu văn rút ra từ kinh điển hay tác phẩm văn học, hoặc những lời chúc tụng cho năm mới tốt lành và hạnh phúc. Như vậy, từ hình thức tín ngưỡng có phần mê tín ban đầu dần dần việc dán câu đối vào ngày tết đã trở thành một mỹ tục của người Á Đông.

Ngày nay, câu đối được chạm khắc hoặc viết trên gỗ rất hiếm. Trong dịp tết, câu đối thường được viết trên giấy hồng điều bằng mực tàu, chữ Hán (hoặc chữ kim nhũ vàng). Cũng có khi câu đối được viết trên giấy đó dát vàng.

Làm câu đối không quy định chữ, dài ngắn đều được, có điều phải tuân theo một số quy định như đối phải chỉnh, phải đúng lối bằng, trắc và các lối đối như câu tiểu đối (bốn chữ), câu đối thơ (năm chữ hoặc bảy chữ), câu song quan, gồm hai câu đối nhau, mỗi câu là một đoạn văn liền, từ năm chữ đến chín chữ.

Câu cách cú, có hai vế, mỗi vế gồm hai đoạn đối ngắn dài tiếp nhau (Ví dụ: Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới. Đá xanh xây cổng, hòn dưới nống hòn trên). Câu gối hạc (hạc tất) mỗi vế có từ ba đoạn trở lên như chân con hạc (Ví dụ: Nào thuở trước dưới rừng cây nghe nhạc ngựa, thấp thoáng bóng dù dáng kiệu, những than dài chí cả trượng phu. Mà đến nay ngồi bệ ngọc ngắm tranh người, xôn xao đầu mũ gót hài, lại làm khoảnh ngôi sang hoàng đế)…

Câu đối lại cần có người viết chữ, chữ đẹp thì càng đắt giá.  Câu đối Tết là một thú chơi đặc biệt, thường được nhà nhà treo trước cửa, mừng xuân mới, với những mong ước an hòa, hạnh phúc của từng nhà.

Theo học giả đời Thanh Trần Vân Đạm thì: “Câu đối tết có từ thời Thái tổ nhà Minh Chu Nguyên Chương, nhà vua định đô ở Kim Lăng, đêm ba mươi Tết truyền chỉ: Các vị công khanh, học trò, dân thường, nhà nào cũng phải có câu đối tết dán ở cửa nhà. Các học giả đời sau cũng cho rằng câu đối tết trở thành phổ biến là từ đầu đời Minh.

Người dân Trung Quốc thường lại nhớ đến bài thơ nổi tiếng “Nguyên Đán” của Vương An Thạch đời Tống. Thơ có nhắc đến chuyện câu đối tết như sau:

“Bộc trúc thanh trung nhất tuế trừ.

Xuân phong tống noãn nhập Đô Tô.

Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật.

Tổng bả tần đào hoán cựu phù”.

nghĩa là:

“Pháo trú kêu vang hết một năm.

Rượu Đô Tô uống đón mừng xuân.

Hơi xuân nồng hậu, muôn nhà sáng.

Thẻ đào tống cựu, đón bình an”.

Thẻ đào chính là câu đối. Nhưng có nhà nghiên cứu thì cho là câu đối xuân đã có trước đó nhiều. Trương Đường Anh đời Thanh cho câu đối xuân có trước cả đời Tống. Có người lại dựa vào giai thoại của Vương Hy Chi về câu đối của ông nhân ngày tết, thì chủ trương câu đối xuân phải có từ đời Tấn.

Chuyện đó như sau: Có một năm nhà thư pháp trứ danh Vương Hy Chi chiều ba mươi tết, cho treo đôi câu đối chữ rất đẹp. Nhưng ai đến xem thưởng thức thì đều không hiểu sao ông lại chơi đôi câu đối tết thế này. Xem ra, toàn chuyện không hay. Vế một là Phúc vô song chí (Phúc không đến hai lần), vế hai là Họa bất đơn hành (Họa chằng đi một mình). Đọc rồi mọi người đều cau trán bỏ đi. Nhưng đến hôm sau, phần gỗ đào ở phía dưới mới được Vương Hy Chi viết tiếp, toàn văn như sau:

Phúc vô song chí, Kim triêu chí

Họa bất đơn hành, tạc dạ hành

Nghĩa là:

Phúc không đến cặp, sớm nay đến

Họa chẳng đi xuống, tối trước đi

Thì lại là đôi câu đối thật hay, vừa ỡm ờ lại vừa độc đáo…

Trong từ điển Trung Quốc thì chép theo sách cổ Sơn hải Kinh: “Câu đối bắt đầu từ tục làm đào phù (thẻ đào). Ngày trước, dân Trung Hoa, tết đến dân chúng thường lấy gỗ đào khắc lên hai vị thần là Trần Trà và Quách Lũy, treo ngoài cửa để đuổi tà ma gọi là đào phù (thẻ đào hoặc bùa đào).

Sau đó thay bằng giấy vẽ lên, cho đến đời Hậu Thục thì phát triển thành câu đối. Người có câu đối đầu tiên treo ở đời Hậu Thục là Mạnh Xưởng. Đó là câu: “Tân niên khai dư khánh, Giai tiết hạ trường xuân” nghĩa là “Năm mới bày tiệc lớn. Tiết đẹp mừng xuân dài”…

Ở Việt Nam, tục chơi câu đối Tết ở những thế kỷ trước cũng khá phổ biến. Câu đối cửa miệng nói điều ngày Tết, nhà nào cũng có là:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Tết xưa, câu đối gánh về bán tận làng, hoặc bày bán trong các cửa hàng ở chợ tết. Thường thì ngày tết, nhà giàu, mua thêm đôi câu đối hay trang hoàng hoặc thờ trong nhà câu đối thường làm bằng gỗ tốt, sơn then hoặc sơn son, chữ vàng, được ban sẵn, phần lớn là trên gỗ phẳng, cũng có khi hình cong ốp vào cột, nổi bật hơn. Câu đối chơi có khi khắc họa văn điểm tô ở đầu và chân từng vế, còn hình thức thì khắc theo hình qủa bầu, quả bí khá đẹp. Có đôi còn khảm trai, khá đắt tiền…

Những người hay chữ, tết đến thường dùng mực nho tốt, giấy điều, tự nghĩ ra câu đối mình ưng, hợp với cảnh nhà mình mà viết ra…

Câu đối tết xưa được lưu truyền cũng có nhiều câu khá hay như của Nguyễn Công Trứ:

*Chọc trời ngất một cây nêu, hết tối ba mươi, gì cũng hết

Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một, thế là xuân.

*Tối ba mươi, nợ hỏi tít mùa, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.

Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà…

Của Nguyễn Khuyến:

*Tết đến, rượu ngon đưa mấy chén

Xuân về, bút mới thử vài trang

*Tranh pháo vui xem đàn trẻ nhỏ

Tóc râu them một sợi tuổi trời cao.

Của Trần Tế Xương:

*Đì đẹt, ngoài xân, tràng pháo chuột

Lập loè trên vách, bức tranh gà

*Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo

Nhân tình trắng thế lại bôi vôi…

Có người lấy thơ Đường ra viết câu đối, được câu rất hay, thờ cũng được mà chơi tết cũng được:

Hiền giả quý vị đức

Thanh sơn sắc tự xuân

(Người hiền quý vì đức

Núi xanh sắc tự xuân).

Thông thường dân chúng thường mua hoặc viết đôi câu đối tết, cầu phúc lộc cả năm như sau:

Nhân tăng phú quý nhân tăng thọ

Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường

Nghĩa là: Người thêm giàu sang, người thêm thọ. Xuân đầy trời đất, phúc đầy nhà…

Ngày nay, nhiều nhà thư pháp, dân chúng vẫn còn thú chơi câu đối tết. Không những câu đối bằng chữ Hán mà còn viết bằng chữ Việt nữa khá bay bướm. Nhiều tờ báo tết, mục câu đối cũng là một nhu cầu của bạn đọc, không thể thiếu được.


Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nhà nho cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “Câu Đối Đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

Chữ nghĩa ở các câu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:

Phước thâm tự hải (Hạnh phúc nhiều sâu như biển)

Lộc cao như sơn (Của cải nhiều cao như núi)

Hay:

Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất ngày gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ)

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (Mùa xuân về đầy trong Trời đất ví như hạnh phúc đầy nhà)

Câu đối cũng còn được gọi là Liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn. Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những dải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ…

Trước đây ở chốn thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi, na… để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn… các cây thì sai trái.

Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ những cụ đồ nho chuyên viết và bán những câu đối Tết.

Các văn nhân nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu của người đời, chẳng hạn:

Thiên hạ xám rồi còn đốt pháo
Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi

(Trần Tế Xương)

Hay:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn
Ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một, lỏng then tạo hóa
Mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào

(Hồ Xuân Hương)

Câu đối Tết
Những câu đối hay ngày Xuân

Ngày xuân, nhâm nhi chén rượu, đọc đôi câu đối, cũng là một cái thú của người Việt Nam ta.
Xin gởi đến các bạn vài câu Đối ngày Xuân để chúng ta cùng vui xuân, thưởng thức tài trí của ông cha ta trong lĩnh vực văn hoá đậm đà màu sắc dân tộc này.

Những câu đối Tết quen thuộc :

-Ông vua hay chữ Lê Thánh Tông trong ngày cuối năm đã mặc giả thường dân, ra ngoại thành xem dân tình chuẩn bị Tết. Nhà vua ghé thăm một quán bán trầu nước, thấy gia đình neo đơn, chưa hề có không khí đón Tết, đã tự tay viết giúp bà chủ quán đôi câu đối đỏ hoàn toàn bắng tiếng mẹ đẻ treo trước cửa hàng:

Nếp giầu quen thói kình cơi, con cháu nương nhờ vì ấm

Việc nước ra tay chuyên bát, Bắc Nam đâu đấy lại hàng.

Câu đối miêu tả một quán bán trầu nước mà ta thường gặp, có đủ giầu (cau), cơi (trầu), ấm, nước, bát, hàng… nhưng lại mang khẩu khí của bậc đế vương: “Việc nước ra tay chuyên bát, Bắc Nam đâu đấy lại hàng ”.

– Câu đối Tết của “Bà chúa thơ Nôm” thì dân gian biết bao và tuy còn đôi từ Hán-Việt nhưng ai cũng hiểu được:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương bồng quỷ tới

Sáng mồng một lỏng then tạo hoá, mở toang ra cho thiếu nữ ruớc xuân vào.

Nhưng quen thuộc nhất là câu đối Tết của nhà thơ đất Vị Hoàng mà người Việt Nam ta ai cũng nhớ:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối “dán chuồng lợn” hay là câu đối chỉ dùng có …hai chữ

Đây là câu đối của Nguyễn Khuyến khi ông còn là cậu học trò nhỏ. Học giỏi được thầy, bạn quý nhưng cậu lại bị anh trưởng tràng học kém hơn ganh ghét. Anh ta bày trò bắt cậu làm câu đối “dán chuồng lợn” để giễu cợt (vì có ai làm câu đối để dán chuồng lợn bao giờ!?). Cậu đã làm ngay đôi câu đối để trả đũa anh trưởng tràng, vì vậy hai vế chỉ dùng có… hai chữ “trưởng tràng”:

Trưởng trưởng, tràng tràng, tràng trưởng trưởng.

Tràng tràng, trưởng trưởng, trưởng tràng tràng.

(Nghĩa là: Lớn lớn, dài dài, dài lớn lớn Dài dài, lớn lớn, lớn dài dài).

Câu đối dán chuồng lợn là để cầu cho lợn chóng lớn, thiết tưởng không còn câu nào hay hơn thế, nhưng đã cho anh trưởng tràng một vố thật sâu cay, nhớ đời.

Câu đối cực ngắn, dí dỏm thông minh là những câu đối vui, những câu đối cực ngắn chỉ có thể tìm trong văn học dân gian.

Ngày xuân, hai ông đồ cùng ngồi nhắm rượu, đối văn. Ồng đồ thôn Đông gắp một miếng chả nhai tóp tép rồi tung ra một vế đối:

– Chả ngon

Ông đồ thôn Đoài cũng đang bí vì cái từ “chả” hai nghĩa ấy thì may quá từ gầm giường một con cóc nhảy ra, miệng cũng nhai tóp tép.

Ông liền đối ngay:

– Cóc sướng

“Cóc” đối lại “chả” thật tuyệt vì nó cũng mang hai nghĩa như vậy. Ông thôn Đông chịu là giỏi, vờ cắn phải lưỡi kêu lên:

– Ái! (vừa là tiếng kêu, lại có nghĩa là yêu). Tiếng kêu làm ông thôn Đoài giật mình, đánh rơi miếng thịt hoen bẩn hết chiếc quần sộp.

Ông đối lại ngay:

– Ố! (vừa nghĩa là hoen ố, lại có nghĩa là ghét) Thế là hoà cả làng. Người ra đã hóm, người đối cũng hay. Tài trí dân gian thật tuyệt vời.

Câu đối chơi chữ Việt với chữ nước ngoài:

Câu đối chơi chữ Việt-Pháp:

Hai chân duỗi thẳng đơ (deux= hai)
Sáu cỗ ngồi xúm xít (six= sáu)

Câu đối chơi chữ Việt- Anh:

Chó gâu gâu đi cắn trộm ăn đòn (to go= đi)

Lợn ủn ỉn ốm nằm dài chê cám (ill= ốm)

Câu đối viếng của giới Văn nghệ sĩ:

Tú Xương sinh năm 1870, sau Nguyễn Khuyến 35 năm (1835), nhưng lại ra đi trước, khi nhà thơ mới có 37 tuổi (1907). Cụ Tam nguyên Yên Đổ lúc đó đã 72 tuổi, chống gậy đến viếng người bạn thơ đất Vị Hoàng bằng câu đối:

Kìa ai chín suối Xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn

Khi nhà thơ Quang Dũng qua đời (13/10/1988), nhà thơ lão thành Khương Hữu Dụng đã có đôi câu đối viếng:

Yêu sao chàng tuổi trẻ!

Cơm lên khói, súng ngửi trời, đoàn Tây Tiến đường lên thăm thẳm.

Tiếc mấy bạn thơ già!

Nắng đốt màu, mưa rụng lá, mây đầu ô gió đuổi bời bời.

Câu đối… toán học:

Câu chuyện xảy ra giữa bố vợ và chàng rể. Bố vợ là cụ đồ sống vào buổi giao thời nên hiểu cả Tây học, cụ quý chàng rể ham đọc sách và biết ngoại ngữ. Một bữa bắt được con ba ba, định bụng gọi chàng rể đến làm thịt, nấu nướng rồi cùng nhau nhâm nhi. Nhưng thấy con rể vẫn cắm đầu vào quyển sách ngoại ngữ dày cộp, cụ lại thôi. Nấu nướng xong xuôi, cụ sang gọi chàng rể:

– Ham đọc sách thế là tốt. Nhưng đọc sách thì phải biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Ta ra cho anh một vế đối, nếu đối được thì sang đánh chén, không đối được thì bị “ăn đòn”:

– Dạ. Xin thầy ra vế đối.

– Được. Hãy nghe đây:”Hầm ba ba đã chín”. Đối đi. Đối cho chỉnh vào.

Câu đối quả là hóc búa, vì “ba ba” là con ba ba nhưng cũng là ba lần ba là chín. Chín vừa là tính từ (đã được hầm chín), lại vừa là số 9. Phải đối sao cho có phép tính nhân với tích số mang hai nghĩa như vế đối ra. Chàng rể đang bí, bỗng có chiếc xe bò chở cát đi qua. Anh ta mừng quá, vội xin đối:

– Dạ con xin đối là: “Chở cát cát đầy xe”

Cụ đồ nghe xong, vỗ đùi khen “Giỏi”.

Chàng rể đối “cát cát” nghĩa là hạt cát, nhưng tiếng Pháp “cát” (quatre) là số 4, “cát cát” là 4×4=16. Tiếng Pháp đọc 16 là seize, đọc là xe, nên “xe” ở đây vừa là cái xe bò vừa là số 16, tích của phép nhân. Thật tài tình! Vế ra chơi chữ tiếng Việt, vế đối lại chơi chữ cả tiếng Việt- Pháp.

III.

Sáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.

Nội dung của các câu đối thường mang nghĩa chúc tụng, thể hiện ước vọng an lành, cầu an khang, thịnh vượng:

Gia đình hòa dẫn xuân phong mãn

Diên kí quang đăng thọ diện cao

(Nhà đầu ấm gió xuân phơi phới

Tiếc mừng vui sao thọ ngời ngời)

Tết đến, người người thêm một tuổi, trướng thành hơn. Đó cũng là sự hãnh diện, là niềm hạnh phúc của mỗi người. Xuân về, trăm hoa đua nở, không khí mát lành là thời gian đế mọi người nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động mệt nhọc. Để tổng kết lại chặng đường trong năm qua và định hướng cho năm tới tốt lành hơn trong ngày xuân, người ta cũng thích dùng câu đối:

Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

(Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ

Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà)

Phúc là điều tốt lành được dân gian quan niệm là trên hết. Theo triết lý phương Đông, có phúc thì sẽ có con cháu đầy đàn, giúp ích cho việc tăng gia sản xuất, nối dõi tông đường. Vì vậy, trong tam tinh (Phúc, Lộc, Thọ) thì Phúc đứng đầu. Trong các mùa của năm, mùa xuân đứng đầu vì mùa này giúp cho cây trái tươi tốt, đem đến bao ước vọng an lành, vì lý do đó, chúc xuân là phải chúc Phúc:

Tứ thời xuân tại thủ

Ngũ phúc thọ vi tiên

(Bốn mùa xuân trên hết

Năm phúc thọ đầu tiên)

Ngày tết cũng là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn, nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của ông bà, tổ tiên nên bàn thờ gia tiên ngoài hương đăng trà quả còn có các hoành phi, câu đối thể hiện sự biết ơn tổ tiên, ông bà:

Cúc dục ân thâm Đông hải đại

Sinh thành nghĩa trọng Thái Sơn cao

(Ơn dưỡng dục sâu tựa biển Đông

Nghĩa sinh thành cao hơn núi Thái)

Ngoài ra, còn có các hoành phi, liễn đối khác dán khắp nhà cũng không ngoài mục đích ước mong sự thái bình, làm ăn phát đạt, cát tường. Trước cửa nhà, người ta thường dán câu: Xuất nhập bình anh hay Ngũ phúc lâm môn. Trên tủ quần áo hoặc trên trái cây thờ cúng thì dán chữ đại kiết, còn ở lu gạo thì người ta dán chữ Mãn thể hiện ước muốn gạo trong lu đầy mãi. Riêng những gia đình chuyên buôn bán thì dán câu đối với sự cầu mong mua may, bán đắt, dập dìu khách đến, tấp nập người mua:

Xuân đáo khách phòng xung hỷ khí

Hoa khai tương điếm phức hương phong

(Phòng khách xuân sang đầy vẻ đẹp

Cửa hàng hoa nở nức mùi hương)

Bên cạnh các câu đối mang nội dung chúc tụng trong các dịp hiếu hỷ, lễ tết, một số nơi ở Nam bộ còn cho dán câu đối ở trước cửa nhà để nói lên chí hướng và hoài bão của gia chủ.

Phục kế tổ huấn lập đại chí

Thân công đạo lộ chấn gia thanh

(Khôi phục và nối tiếp lời dạy của tổ tiên để lập nên chí lớn

Con đường thành công của bản thân mình cũng sẽ làm cho thanh thế của gia đình nổi lên)

Ngoài ra, những gia đình có đặt tên hiệu cho nhà mình cũng dùng lối chiết từ để tạo thành câu đối. Tên hiệu của mỗi gia đình thường là để nói lên ý chí, ước vọng của gia chủ về những điều lành, sự giàu sang, phú quý. Cho nên, chiết tự từ cửa hiệu để tạo thành câu đối cũng nhằm khuếch trương quang đại cho gia đình và dòng họ. Ví dụ, một gia đình ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có cửa hiệu là Mộc Lợi, đã dùng câu đối sau:

Mộc gia tiên đức sáng cơ nghiệp

Lợi phát tài nguyên chấn gia thanh

(Cái đức đời trước của gia đình họ Mộc an dựng nên cơ nghiệp

Nên lợi lộc tiền tố đời nay làm uy danh gia tộc mình thêm)

Một gia đình khác có tên hiệu là Kim Lợi, thì sẽ tương ứng với câu đối sau:

Kim ngọc mãn đường tích thiên tứ

Lợi lộ hanh thông vạn đại xương

(Vàng ngọc đầy nhà là do thụ hưởng được ơn của trời

Con đường lợi lộc có tốt đẹp là do gia tộc: muôn đời làm điều tốt)

Một số tỉnh, thành Nam bộ, câu đối không chỉ được viết trên giấy màu đỏ (Câu đối đỏ), mà còn được viết ra giấy màu xanh (câu đối không chỉ viết bằng chữ Hán hay chữ quốc ngữ, mà còn bằng chữ Khmer. Dán câu đối màu xanh là việc chẳng đặng đừng vì chỉ có màu đỏ mới thể hiện cho sự cát tường, may mắn. Câu đối xanh chỉ do trong trường hợp gia đình có chuyện buồn vào những ngày vui, chẳng hạn không may trước ngày tết có người thân qua đời. Câu đối xanh là “trung hòa” cho việc buồn xảy ra trong ngày vui đó. Dán câu đối xanh cũng giúp cho những người đến viếng đỡ bối rối, ngại ngùng khi ngày tết mà phải đi viếng đám tang.

Nội dung câu đối xanh thường là nói về tình nghĩa của người đang sống với người đã khuất hoặc ca ngợi công đức của người quá cố.

Câu đối được viết bằng chữ Khmer là do sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Việt, Hoa, Khmer trên mảnh đất Nam Bộ, viết bằng mực đen và giấy đỏ, cũng được dán trước cửa nhà, cửa buồng, dán ở cột nhà, nội dung các câu đối cũng là chúc mừng năm mới, đón chào quý khách, giàu sang phú quý…

Ngày xưa, trong các phiên chợ Tết, người ta thường mua vài câu đối của các ông đồ viết sẵn mang về nhà treo.

Thật là thiếu sót nếu ngày Xuân mà không có câu Đối.

Trần Lê Túy-Phượng

Sưu tầm

Năm Mão Nói Chuyện Mèo

Hồi còn nhỏ, có học bài ca dao: “Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà? Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”*

Rất lấy làm lạ vì chưa thấy con mèo nào leo lên cây cau và cũng chẳng thấy con chuột nào làm ổ trên đó.

Rồi tới câu tục ngữ “Chó treo, mèo đậy”* cũng vậy.

Cứ tự hỏi mà không dám hỏi ai. Chó làm sao treo? Ai treo con chó? Mèo làm sao đậy? Ai đậy con mèo?

Từ từ mới hiểu: bài cao dao để ngụ ý yêu thương. Câu tục ngữ nói đề phòng trộm cắp theo “tật” của kẻ trộm.

Con chó có thể “Nhảy bàn độc”* hất tung lồng bàn để “đớp” và liếm sạch đồ ăn nên ta phải treo đồ ăn lơ lửng cho chó táp không tới. Con mèo có thể leo, trèo nhưng không có sức mạnh để hất lồng bàn nên ta chỉ đậy lồng bàn lên đồ ăn là đủ.


Nhưng nếu nhà có cả chó và mèo thì sao? Treo và đậy đều không xong. Chỉ có cách để vô tủ lạnh là yên tâm. Nếu không có tủ lạnh thì làm sao? Chỉ có cách để món ăn ngon đó lên đầu tủ ăn [(gọi là “gạc măng giê -gard-mamger-(?)] và đậy lồng bàn lên. Vậy là chó nhảy không tới, mèo dở không nổi.
Nhà nào mà nuôi cả chó lẫn mèo thì đều thấy khó xử. Chơi với chó thì đôi khi bị “chó liếm mặt”*. Vuốt ve mèo thì bị “mèo quào”*. Nhà nào dù không nuôi chó, không nuôi mèo cũng phải lấy lồng bàn đậy thức ăn vì sợ ruồi và bụi.

Trở lại chuyện con mèo. Ta kêu Tết Con Mèo (Mẹo hay Mão). Trung Quốc kêu Tết Con Thỏ (lại dùng chữ Mão là con miu). Ta và Trung Quốc kêu giống nhau 10 con trong 12 con giáp, trừ 2 con khác nhau: con trâu (Sửu) thì ta kêu, con bò (cũng Sửu!) thì Trung Quốc gọi.
Mèo thì kêu miu miu. Thỏ thì chẳng nghe kêu.
Mèo gần với người hơn cho nên có nhiều ca dao, thành ngữ, tục ngữ hơn thỏ. Thỏ hình như chỉ có “Nhát như thỏ đế”* là thông dụng.

Mèo thì đủ thứ:
-Mèo mả gà đồng* (Bắt bồ, yêu thương lén lút)
-Như chó với mèo* (Hục hặc liên miên)
-Mèo lại/đến nhà thì khó, chó đến/lại nhà thì sang* (Tin như vậy vì chó giữ nhà, mèo ăn xong thì đi dạo)
-Mèo nào cắn miu/mỉu nào* (Mèo nào cũng dữ/hiền như nhau)
-Mèo hoang* (Mèo vô chủ)
-O mèo* (Tán gái, nịnh đầm)
-Mèo hai chưn/chân, mèo bốn cẳng * (Người đẹp và mèo- Mèo giả và mèo thiệt)
-Mèo quào* (Cào cho rách mặt để làm “tin)
-Ăn như mèo hửi/ngửi* (Ăn ít, kén ăn, ăn sang)
-Nam thực như hổ, nữ thực như miêu* (Trai ăn như cọp, gái ăn như mèo)
-Mèo của Trạng Quỳnh* (Mèo ngoan, mèo nghèo)

*  Thành ngữ ,  tục ngữ hay ca dao.



Nhắc đến mèo của Trạng Quỳnh, mới thấy Trạng Quỳnh là một nhà chuyên môn huấn luyện thú vật.
Trạng Trình huấn luyện con mèo vàng ngọc, quý phái kiêu sa chuyên ăn món ngon vật lạ của Chúa Trịnh thành con mèo bình dân, nghèo khổ, hiền lành chỉ biết cơm thừa canh cặn chỉ trong vòng năm ba bữa. Đúng là kỷ lục.

Mèo thích được vuốt ve và thích cuộn mình lim dim suy nghĩ chuyện đời. Đừng thấy vậy mà tưởng mèo ta không chú ý chuyện chung quanh. Đang lim dim mơ mộng mà có con chuột chạy ngang thì mèo ta phóng vụt tới, rượt và chụp chú chuột vô phước kia ngay.

Chuột mà muốn giỡn mặt mèo cũng khó lắm. Chỉ giỡn sau lưng thôi. Chuột bàn luận làm cách nào báo động khi mèo tới. Chuông (hay lục lạc). Đúng rồi. Đeo lục lạc vô cổ mèo. Nó tới đâu là có tiếng “leng keng” “linh rinh” đến đó. Mình nghe tiếng động và tránh xa, đi ngã khác kiếm ăn. Tất cả hoan hô ý kiến tuyệt vời. Có chú chuột con (chuột lắt/nhắt) rụt rè hỏi nhỏ:
-Ai lãnh nhiệm vụ đeo lục lạc cho mèo?

Cả đám chuột giải tán.

Cả dòng họ cọp beo sư tử đều thuộc họ “Mèo”. Mèo tuy nhỏ nhứt nhưng ngon lành nhứt.
Muốn o mèo đâu phải dễ. Phải biết “ga lăng/xăng”. Phải biết thời cơ (lén lút).
Mèo không biết chủ, chỉ biết ăn. Do đó nuôi mèo phải cho ăn. Ăn ngon thì mèo đẹp. Ăn không ngon (như món ăn của Trạng Trình) thì mèo xấu. Đôi khi mèo ăn sạch gia tài mà vẫn được tiếng khen “nhỏ nhẻ/nhẹ” “ ăn như mèo hửi/ngửi”*. Ngửi xong, của mất.
Mèo dù là 2 chân hay 4 cẳng đều giống nhau là kêu “miu miu” “nũng nịu” và “Mèo lại hoàn mèo”*


Sưu tầm

Phở, Phởn, Phịa

(Kính tặng quý ông, quý bà đã từng mê mệt vì phở)


Hôm nay tôi xin được tập tễnh múa rìu qua mắt bá quan văn võ của viện hàn lâm ẩm thực, lạm bàn về phở.

Thật ra thì những điều cần nói về phở đã được các chuyên gia mổ xẻ, phân tích, ca tụng từ năm xửa năm xưa hết rồi. Chỉ cần lật mấy bài viết về phở của Thạch Lam (Hà Nội ba mươi sáu phố phường, 1943), Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội, khoảng 1952), Nguyễn Tuân (Phở, 1957) ra đọc là ai cũng có thể cảm nhận được hết cái ngon, cái thú, cái quyến rũ của một món quà cổ truyền của ta.

Nếu vậy thì còn gì để phải nói nữa ?

Ấy đấy, nếu chỉ ngừng ở chỗ ngon, ở cái thú thì chuyện đã xong từ lâu rồi. Khốn nỗi sau những giây phút no ấm ngất ngây, tinh thần sảng khoái, các chuyên gia ẩm thực lại bắt đầu… thắc mắc. Thế là chả ai bảo ai, tất cả cùng vung tay gạt bát đũa sang một bên, rủ nhau ngồi bàn luận hăng say, có người quên cả xỉa răng.

Câu hỏi quan trọng đầu tiên được các vị đặt ra là phở từ đâu ra ?

Nguyên Thanh (Phở, Đoàn Kết số tháng 10, Paris, 1987) , Nguyên Thắng và Xưng Xa Hột Lựu (Mũ phở khăn rằn, Đoàn Kết số tháng 7-8, Paris, 1988) đã luận bàn tỉ mỉ, chí lý về nguồn gốc của phở. Theo một số học giả thì phở vốn gốc Tàu, được Việt hóa. Tên phở đến từ chữ phấn của ngưu nhục phấn. Tuy nhiên thuyết này vẫn còn bị nhiều người phản đối khá gay gắt. Phở là món ăn hoàn toàn Việt Nam ! Tại sao cứ phải mang mặc cảm, chối bỏ nguồn gốc như vậy?Ta bị mặc cảm, nhưng tự ti hay tự tôn? Đang còn phân vân thì bỗng nghe tin Pháp đòi bản quyền tác giả của phở. Các ông ấy được tư vấn, cố vấn ra sao mà cứ nhất định rằng phở bắt nguồn từ… pot-au-feu.

Thoạt nghe thấy cũng có lý. Rõ ràng là tiếng phở của ta nghe rất giống tiếng feu của Pháp. Phở phải ăn nóng… như lửa mới ngon! Eo ơi ! Thế là một số bà con Việt Nam ta thắc mắc, hoài nghi, cuối cùng ngả theo thuyết cho rằng phở là của Pháp chứ chẳng phải ta hay Tàu gì cả.

Nể tình mà nói thì thực dân Pháp đến cai trị nước ta trong khoảng gần 100 năm đã để lại dấu vết của sâm banh, bít tết, ba tê, ba gai, xà lách, xà lim, cà rốt, cà nông v.v. và v.v., như vậy thì món pot-au-feu cũng có thể là cha đẻ của phở lắm chứ ?

Xét về lý thì pot-au-feu được Larousse định nghĩa là món ăn làm bằng thịt bò hầm với cà rốt, tỏi tây, củ cải v.v. hoặc là tên của miếng thịt dùng để nấu món pot-au-feu.

Hai định nghĩa của Larousse cho thấy rằng phở chỉ giống pot-au-feu nhiều lắm là tảng thịt bò hầm, còn lại mớ cà rốt, tỏi tây, củ cải và đồ gia vị thì xin gác qua một bên. Thịt bò hầm kiểu này cũng có mùi vị đặc biệt không giống thịt phở chín. Hơn nữa, người Pháp ăn pot-au-feu với bánh mì, khoai tây… chứ chưa thấy ai ăn với bánh phở bao giờ ! Xem vậy thì pot-au-feu khá xa lạ với phở.

Các hàng phở ở Hà Nội trước đây cũng đã thử nghiệm phở sốt vang (hai tiếng sốt vang hoàn toàn đến từ tiếng Pháp) để làm vừa lòng mấy ông tây bà đầm. Tôi chưa được ăn phở sốt vang, nghe nói khá đắt vì được xào xáo với rượu vang. Thuở bé xin mẹ được một đồng bạc, đánh chén một bát phở không, không thịt, là đủ sướng mê tơi rồi. Làm sao mà biết được phở sốt vang trong tiệm của người lớn. Sau này có tiền muốn ăn cũng không được vì món này chết yểu rất sớm. Đông và tây khó mà gặp được nhau trong bát phở.

Cái lý nó khuyên ta không nên lẫn lộn hai món ăn cổ truyền của hai quốc gia văn hiến. Nhưng nói như vậy chỉ là nói suông! Đành rằng ta vừa có tình vừa có lý, nhưng rốt cuộc ta mới phê bình pot-au-feu chứ ta vẫn chưa có bằng cớ gì về gốc gác của phở để bác pot-au-feu.

Xin lỗi các bạn, vì bực pot-au-feu nên tôi hơi dông dài. Bây giờ xin bàn có bằng cớ.

Hy vọng rằng 2 tấm tranh dân gian Oger (1909) tôi đem ra trình làng sau đây sẽ góp phần làm sáng tỏ được vấn đề nguồn gốc và tên gọi của phở.Tấm tranh thứ nhất vẽ một hàng quà. Những ai đã từng sống ở Hà Nội năm xưa, trước 1954, chắc đều nhận ra dễ dàng đây là một hàng phở gánh. Tấm tranh vẽ một bên là thùng nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục, bên kia xếp tất cả những đồ cần thiết. Chúng ta nhận ra con dao thái thịt to bản, lọ nước mắm hình dáng đặc biệt, cái xóc bánh phở bằng tre đan treo bên thành, cái liễn đựng hành, mùi. Tầng dưới là chỗ rửa bát, bên cạnh có cái giỏ đựng đũa. Con dao to bản và cái xóc bánh đủ cho chúng ta biết rằng đây là một gánh phở, có thể nói rõ hơn là phở chín. Sực tắc không dùng hai dụng cụ này. Sực tắc nhúng, trần những lọn mì bằng cái vỉ hình tròn, đan bằng giây thép. Còn hủ tiếu ? Cho tới năm 1954, đường phố Hà Nội chưa biết hủ tiếu. Vả lại những xe hủ tiếu (xe đẩy chứ không phải gánh) của Sài Gòn cũng không thái thịt heo bằng con dao to bản của hàng phở chín.

Tấm tranh này xác nhận rằng vào những năm đầu thế kỷ 20, ở ngoài Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, phở gánh còn do người Tàu (và có thể cả người Việt Nam ?) bán.

Tấm tranh thứ nhì có tên là hàng nhục phấn, vẽ thùng nước dùng. Hai thùng nước dùng của hai tranh khá giống nhau. Tranh thứ nhì cho biết rằng chữ ngưu của món ngưu nhục phấnsang đầu thế kỷ 20 bắt đầu bị rơi rụng. Tên món ăn trở thành nhục phấn.Nhưng dựa vào đâu để nói rằng chữ phở đến từ chữ phấn ?

Trong bài Đánh bạc của Tản Đà được viết vào khoảng 1915-1917 có đoạn :

(…) Trời chưa sáng, đêm còn dài, thời đồng tiền trong tay, nhiều cũng chưa hẳn có, hết cũng chưa chắc không. Tất đến lúc đứng dậy ra về, còn gì mới là được.

(…) Có nhẽ đánh bạc không mong được, mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ ?

Tản Đà gọi nhục phấn là nhục phơ. Chữ phấn chuyển qua phơ trước khi thành phở. Phơ của nhục phơ (chứ không phải feu của pot-au-feu) mới là tiền thân của phở,.

Tóm lại, ngưu nhục phấn đã được nói gọn thành nhục phấn từ đầu thế kỷ 20 (tranh dân gian). Nhục phấn được chuyển thành nhục phơ (Tản Đà). Ít năm sau nhục phơ được dân chúng đổi thành phở (Việt Nam tự điển, Khai Trí Tiến Đức, 1933). Năm 1943 Thạch Lam đưa phở vào văn học.

Kể từ năm 1943, trong văn học cũng như trong dân chúng, tên phở được tất cả mọi người dùng.

Mới bàn đến tên phở thôi mà đã ồn ào như thế, huống hồ bàn đến những vấn đề to lớn khác !

Tôi không đủ khả năng đề cập đến những vấn đề thuộc phạm trù triết lý, thẩm mỹ. Có cho húp cạn dăm ba thùng nước phở tôi cũng chịu không biết rõ mặt mũi một bát phở đúng điệu phải ra sao, một bát phở ngon phải như thế nào ?

Trước khi ngừng, xin kể vài mẩu kỷ niệm của những lần được tay nâng môi kề một bát phở.

Ai ơi bưng bát phở đầy… Khó quên được “phở” của bọn sinh viên chúng tôi vào những năm 65-70. Cái thời ở Pháp không kiếm đâu ra được bánh phở, nước mắm. Chúng tôi hầm thịt với muscat, đinh hương, viandox. Ăn với mì sợi, hành tây. Nghĩ lại mới thấy “phở” thời đó sao mà giống pot-au-feu thế. Thế mà đứa nào cũng khen ngon. Ôi, cái thời tuổi trẻ còn dễ tính.

Mấy năm đầu của thời kỳ Việt Nam đổi mới và mở cửa…

Hà Nội như một người mới ốm dậy đòi ăn giả bữa, xối xả lao mình vào… ăn trứng. Vừa bổ, vừa sang! Các cửa hàng rộn vang tiếng đòi đập thêm trứng. Bánh cuốn cũng trứng. Phở cũng trứng! Một trứng chưa đủ, vẫn còn thèm. Cho hai trứng nhé ông hàng ơi ! Nhiều con mắt liếc trộm khách hào hoa! Gọi một bát phở thường lúc này là chuyện hơi không bình thường.

Xế cửa nhà tôi ở trọ có một hàng phở bình dân. Không phải phở tiệm, cũng không phải phở gánh. Hàng phở kiểu này chưa có tên trong văn học. Tạm gọi là phở hè lè tè. Bàn ăn cũng như ghế ngồi của khách, của chủ chỉ cao cách mặt vỉa hè độ 20 phân. Ai thích nước phở trong và ngọt thì nên đến ăn ở đây. Trong vắt, không một váng mỡ ! Dường như xoong nước dùng chỉ có nước, muối và bột ngọt. Mỗi bát phở được cô hàng tặng thêm lưng thìa cà phê bột ngọt. Khách muốn đậm đà hơn ? Dạ có (muối trộn bột ngọt) đây ạ. Được cái phở cũng có ớt, chanh, hành hoa thái nhỏ.

Tại Huế, khu Gia Hội có một tiệm nho nhỏ nhưng chuyên làm cả một bảng các món đặc biệt. Hai ba kiểu mì xíu mại, hoành thánh, dầu chao quẩy. Ba bốn kiểu phở tái, chín, nạm, gầu. Có cả hủ tiếu Nam Vang, mì Quảng… Điểm độc đáo của tiệm là tất cả các món đặc biệt này chỉ cần một thùng nước dùng.

Một hôm tôi lang thang dưới Xóm Bóng (Nha Trang). Mải la cà chụp ảnh, quá ngọ mới đi ăn trưa. May quá còn tiệm phở mở cửa. Ông chủ vồn vã mời ăn phở đặc biệt (lại đặc biệt). Khoái quá, tôi gật đầu lia lịa. Làm xong bát phở, ông chủ đi nghỉ trưa. Cả tiệm chỉ còn tôi với bát phở đặc biệt ! Ăn hết mấy sợi bánh tôi vẫn chưa hết dè dặt với cái khối gì là lạ nổi trong bát. Một lát tôi ngoắc thằng bé từ nhà trong đi ra, hỏi nó xem tôi đang ăn phở gì ? Thằng bé chăm chú dòm bát phở. Con không biết, để con hỏi mẹ. Dạ mẹ không biết, chờ lát nữa hỏi ba. Dạ ba nói là phở giò. Phở giò của Vũ Bằng đây à ?

Ấy đấy, chữ nghĩa mà không rõ ràng thì thật là phiền.

Nhân dịp lên kinh đô ánh sáng, tôi được bạn rủ đi ăn phở. Mời ông ăn phở ngon nhất Paris, được sách hướng dẫn du lịch khen đàng hoàng. Cho 2 tô đặc biệt ! Không đặc biệt hóa ra thua thiên hạ à ? Ông bạn trịnh trọng múc tương tàu, tương ớt ra đĩa. Ủa, sao ông nói là ăn phở ? Phở đặc biệt chính hiệu con nai vàng đây. Vừa chín, vừa tái, lại thêm bò viên, cổ hũ, lá sách. Nhiều thứ vui lắm. Ăn phở mà lại vui nữa thì nhất rồi ! Giá mà thêm tí bê thui chấm tương gừng nữa thì vui hết xẩy !

Đến Mỹ mà không đi thăm khu Tiểu Sài Gòn thì…kể như chưa đến Mỹ. Nghe bên phải bên trái người ta nói như thế. Mới chân ướt chân ráo tới Cali tôi đã vội yêu cầu được tới thăm thủ đô thứ hai của Việt Nam.

Chúng tôi đi chợ, ăn phở. Hên quá, gặp lúc tiệm đang quảng cáo khuyến mại, mua một tặng một. Mua một bát phở người lớn, tặng một bát phở trẻ con. Theo thói quen, tôi bắt đầu bằng thưởng thức miếng thịt chín. Thôi nguy rồi ! Không có tăm ! Có chớ, để ở quầy trả tiền ngoài kia kìa. Mắc răng kiểu này thì chỉ còn nước ngồi ngắm mấy miếng thịt gân to bằng nửa quân bài tây, chờ mọi người ăn xong. Kỹ thuật thái thịt bây giờ tiến lắm. Đem đông lạnh, thái bằng máy, muốn to mấy cũng được.

Một lần khác, trong một tiệm phở khác, tôi bị bối rối. Tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, hàng không mẫu hạm… Cả một thời quá khứ, chọn gì đây ? Bát thường thôi ông ạ. Mấy cái tàu to như…cái chậu, sức tụi mình không kham hết đâu !

Việt kiều Cali rất hãnh diện là nơi đây thức ăn vừa rẻ, vừa đầy nồi !

Chúng ta có thể nói không ngoa là phở đã sống thăng trầm với người Việt Nam. Nơi thôn ổ hay chốn thị thành, tại quê nhà hay khắp năm châu, lúc khó khăn thiếu thốn cũng như buổi ấm no thanh bình, phở luôn ở bên cạnh mọi người.

Xa xưa, phở là phở bò, phở chín. Ngày nay, phở thay da đổi thịt, muôn màu muôn vẻ. Cách nấu, cách ăn thay đổi không ngừng. Đã đến lúc phải phân loại, đặt tên cho bát phở để tránh ngộ nhận.

Đại khái chúng ta có thể phân biệt :

Bát phở bò của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân thì gọi là…phở.
Tàu bay, tàu bò, thịt to bánh nhiều cốt làm vui lòng giới ẩm thực vũ bão thì nên gọi là…phởn.
Ngầu pín, viagra, cổ hũ, lá sách, trứng, giò heo, thịt chó (có người định thử) thì phải gọi là…phịa!
Còn cái thứ chết tiệt của mấy ông sinh viên ? Xin tự phê gọi nó là…phản.

Tiếng Việt vốn giàu âm thanh, ngữ nghĩa, còn nhiều chữ khác có thể dùng cho phở được. Tuy nhiên chúng ta cũng nên thận trọng yêu cầu các nhà văn học định nghĩa rõ ràng các chữ dùng kẻo lại gây ra những bàn cãi dài dòng cho mai sau.

Trong quá khứ đã từng có một giáo sư thuyết trình tại hội Việt Mỹ (Sài Gòn) rằng

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương

Chuông chùa Thiên Mụ ngân nga thánh thót, chicken soup của Thọ Xương thì tuyệt, không đâu ngon bằng !

Mới đây, trong một cuốn hướng dẫn du lịch Việt Nam rất đẹp, soạn công phu, có chậu hoa màu đỏ được chú là… fleur de théier.

Trà với chè tuy hai mà một,
Trà với trà tuy một mà hai.

Trà (camélia) và trà (théier), đằng nào chả là trà. Cứ động đến ăn uống là các ông chỉ hay lý sự lôi thôi !

.

Nguyễn Dư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bánh chưng, bánh giầy là… bánh gì ?

Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỉ 14). Truyện tóm tắt như sau :

Vua Hùng Vương muốn truyền ngôi. Ngài gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ăn ngon để dâng cúng tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị, để làm món ăn dâng lên vua cha. Lang Liệu nhà nghèo, chưa biết phải xoay xở ra sao thì một đêm được thần nhân báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giầy (hình tròn).

Đến kì hẹn, vua Hùng Vương nếm các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liệu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho “trời tròn đất vuông”, vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta.

Lang Liệu được vua cha truyền ngôi.

(Lĩnh Nam chích quái, bản dịch của Lê Hữu Mục, Khai Trí, 1961).

Truyện Bánh chưng giản dị, dễ hiểu. Chỉ có tên bánh mới…hơi khó hiểu. Xin bàn về cái tên Chưng. Luôn tiện bàn cả về tên Giầy.

Bánh chưng

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của đưa ra 2 cách giải thích :

1- Bánh chưng : bánh gói bằng nếp làm ra hình vuông vuông cùng kêu là địa bỉnh, hiểu nghĩa trời tròn đất vuông, phải chưng hấp theo phép cho nên gọi là bánh chưng.

Giải thích của Huỳnh Tịnh Của không ăn khớp với câu văn của Lĩnh Nam chích quái. Trần Thế Pháp viết : ” Chử nhi thục chi. Hiệu viết chưng bính ” ( Nấu chín. Đặt tên là bánh chưng). Trần Thế Pháp dùng chữ chử (bộ hoả) nghĩa là nấu, chứ không dùng chữ chưng (chưng hấp, nấu cách thuỷ). Thực tế thì chưa thấy ai chưng hấp hay nấu cách thuỷ cái bánh chưng vừa được gói xong. Thông thường thì luộc bánh phải đổ đầy nước, đun sôi rất lâu, suốt cả đêm, bánh mới chín.

2- Bánh chưn : bánh vuông dẹp giống cái bàn chưn, thủ nghĩa địa phương, cũng gọi là địa bỉnh.

Chèng đéc ôi. Chòm xóm ra mà coi nè. Dân Giao Chỉ nào mà bàn chưn lại vuông dẹp như viên gạch Bát Tràng vậy?

Mới nghe tưởng là một câu nói đùa. Nhưng Huỳnh Tịnh Của có nhắc đến địa bỉnh tức là cái bánh được chưng hấp của ông. Mặc dù ChưngChưn được người miền Nam phát âm giống nhau, nhưng đó không phải là lí do để nhìn cái bánh chưng thấy giống cái bàn chưn… dị dạng.

Cả hai lối giải thích tên bánh chưng của Huỳnh Tịnh Của đều không thỏa đáng.

Tiếng Việt ngày nay có chữ Chưng, nghĩa là ” cố ý đưa ra, bày ra cho nhiều người thấy để khoe “. Ngoài ra, tiếng Việt lại còn có chữ Trưng, nghĩa là ” Để ở vị trí dễ thấy nhất, sao cho càng nhiều người nhìn thấy rõ càng tốt ” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê).

Thật ra thì Chưng (diện) cũng giống Trưng (bày). Chưng bày hay trưng bày, chưng bằng cấp hay trưng mặt hàng đều là ” khoe “, là (phô) trương cả. Chữ Hán (bộ sách) còn có từ Chưng (Thiều Chửu), hay Trưng (Đào Duy Anh) có nhiều nghĩa nhưng tất cả đều không dùng cho tên bánh được.

Tóm lại, Chưng hay Trưng, Hán hay Việt, đều không giải thích được cái tên bánh.

Nếu vậy thì Chưng là… chữ nôm chăng?

Tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), Génibrel (1898), Gustave Hue (1937) có từ Chuông (nôm) nghĩa là : bốn phía vuông vức bằng nhau, carré. Chuông biền sắc cạnh nghĩa là : cả biền cạnh đều vuông tượng sắc sảo (thường nói về đồ mộc), qui a la forme d’un carré parfait. Một chuông nhiễu là một thước nhiễu đo vuông, un mètre carré.

Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự ( 1743-1790) có câu :

Lễ hôn chuông chắn mọi đường
Quế càng hương chắp gấm càng hoa thêm

Chuông chắn nghĩa là vuông vắn, đầy đủ (Vương Lộc, Từ điển từ cổ, Đà Nẵng, 2002). Việt Namtự điển của hội Khai Trí Tiến Đức (1931) cho rằng Chuông là do Vuông đọc trạnh ra, dùng để nói về cách đo vải lụa (Một chuông lụa, một chuông vải).

Tự điển Việt-Pháp của Đào Đăng Vỹ (Khai Trí, 1964) có Chuông vải (carré d�étoffe), giấy chuông (papier carré). Từ điển Việt-Hán, Hán-Việt của Phạm Cần (Thanh Hoá, 1998) cũng có Chuông vải (phương phiến đích bố).

Mấy dẫn chứng trên đây xác nhận sự hiện hữu của từ cổ chuông. Tuy nhiên, sau Hoa Tiên độ một hai chục năm, truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) lại nói :

Vội về thêm lấy của nhà
Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông

Đầu thế kỉ 19, Chuông đã được vuông thay thế hay là người đời sau đã sửa thơ của Nguyễn Du, đổi chuông thành vuông ?

(Tiếng Việt ngày nay có nhiều từ kép cho thấy dường như có sự chuyển biến ngữ âm (ch > v) : chơi vơi, chênh vênh, chạy vạy, chon von, chót vót, chạng vạng v.v.).

Trở lại truyện Bánh chưng. Chúng ta có thể suy đoán rằng Trần Thế Pháp đã dùng chữ Chưng (Hán) để ghi âm chữ Chuông (nôm) : ” Hiệu viết chuông bính ” (đặt tên là bánh chuông). Bánh chuông là bánh hình vuông, tượng trưng cho đất.

Người đời sau quen đọc theo chữ Hán cái tên bánh của Lang Liệu. Vì vậy mà bánh chuông bị nhầm thành bánh chưng.

Bánh giầy

Pierre Huard và Maurice Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr. 202) gọi thứ bánh làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có khi có nhân đậu xanh, là bánh dầy (pain épais). Hai ông hiểu bánh giầy là bánh có bề dầy (trái với mỏng).

Truyện Bánh chưng của Trần Thế Pháp viết : ” Hiệu viết bạc trì bính ” (đặt tên là bánh bạc trì). Bạc (bộ thảo) nghĩa là mỏng, là dẹt, là ngược với… dầy. Trì (bộ thủ) nghĩa là cầm, giữ. Bạc trì đọc theo chữ Hán không có nghĩa.

Bạc trì, cũng như chữ chưng trên kia, phải được đọc nôm.

Bạc đọc nôm theo nghĩa là Dẹt (hay mỏng). Trì đọc nôm là Giầy (Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, Bảng tra chữ Nôm của Viện Ngôn Ngữ Học, 1976 ; Cơ sở ngữ văn Hán Nôm của Lê Trí Viễn, 1987 ; v.v.). Bánh bạc trì là bánh giầy dẹt (hay mỏng). Giầy rõ ràng không phải là có bề dầy (trái với dẹt, mỏng) như Huard và Durand nghĩ.

Giầy nghĩa là gì ?

Bánh giầy đôi khi còn được các tác giả phát âm khác nhau, gọi là bánh giày, hay dày, hay dầy. Dầy (dày) dùng để chỉ khoảng cách giữa hai mặt đối nhau. Giầy (giày) là đồ bọc bàn chân, dùng để đi. Bánh giầy hình tròn và dẹt. Nó không dầy như bánh chưng. Nó không giống chiếc giầy (Bánh chưng bánh giầy không phải là… chưn đi giầy).

Giầy chắc chắn phải còn nghĩa khác.

Chúng ta hãy tạm cất cái bánh giầy, cùng nhau đi thăm… Phủ Giầy.

Phủ Giầy toạ lạc tại xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (ngày nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà) , thờ Mẫu Liễu Hạnh.

Phủ Giầy có mấy tấm bia được khắc dựng vào những năm 1921-1925, thời Khải Định. Các bia này chép lại sự tích Mẫu Liễu Hạnh và các tục lệ thờ cúng Mẫu. Tấm bia Cả huyện Vụ Bản tiến cúng tiền ruộng lệ ở Phủ Vân Cát, tục gọi là Phủ Giày, khắc dựng năm 1921, được Hồ Đức Thọ (Lệ làng Việt Nam, Hà Nội, 1999, tr. 179) chú thích : ” Vốn chữ ở bia viết chữ giày, nghĩa là dày đặc, dày dạn, ngược với nghĩa chữ mỏng. Song trước các bản dịch có viết chữ dày, là do theo người thời nay sử dụng Quốc ngữ, nguyên trước không viết chữ dày là dày dép này ” Rốt cuộc, chữ Hán, chữ nôm, chữ quốc ngữ, cộng thêm cách phát âm của người viết, đã làm cho 4 từ dày, dầy, giày, giầy trở thành… lộn xộn như lời chú của Hồ Đức Thọ.

Hai tấm bia khác có cụm từ Tiên Hương phủ từVân Cát phủ từ được người dịch dịch là Đền phủ Tiên HươngĐền phủ Vân Cát. Hồ Đức Thọ giải thích rằng Đền phủ Tiên Hương nên được hiểu như chữ Đền Cung Vua tại phường Hồng Hà Cọc 5 Quảng Ninh vậy. Phủ Tiên Hương là từ liền như Cung Vua (sđd, tr. 172).

Ý kiến của Hồ Đức Thọ về cụm từ ” phủ từ ” và ” đền phủ ” cần được bàn thêm.

Phủ Tiên Hương

Dưới thời vua Lê chúa Trịnh, việc thờ cúng tổ tiên của vua thì được tổ chức tại Điện Thái Miếu và Điện Chí Kính trong cung vua. Việc thờ cúng tổ tiên của chúa thì được tổ chức tại nhà Thái Miếu trong phủ chúa. Ngoài ra, các chúa Trịnh còn lập thêm đền thờ bên ngoài phủ chúa để thờ tổ tiên bên ngoại. Các đền thờ bên ngoài phủ chúa được gọi là Phủ từ (được dịch là phủ thờ). (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Sử Học, 1961, tr. 127-138).

Phủ từ là tên gọi các đền thờ tổ tiên bên ngoại của các chúa Trịnh. Nơi thờ cúng của dân gian không phải là phủ từ. Người viết chữ Hán (Tiên Hương phủ từ, Vân Cát phủ từ), đã phạm sai lầm là dùng tên gọi đền thờ của các chúa Trịnh để gọi đền thờ của dân gian. Phủ từ được dịch là Đền phủ (Đền phủ Tiên Hương, Đền phủ Vân Cát), lại dẫn đến một hiểu lầm khác. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam phân biệt đềnphủ :

” Le dên est un temple national ou régional élevé à la mémoire d’un roi, d’un génie ou d’un personnage célèbre, ayant rendu des services aux habitants. Lorsque le génie est féminin, on l’appelle parfois phu “. (Louis Bezacier, L’art vietnamien, Editions de l’Union Française, 1955, tr. 24).

(Đền là nơi thờ phụng do nhà nước hay làng xã dựng lên để thờ một vị vua, một vị thần hay một người có công đức đối với dân chúng. Đền thờ nữ thần đôi khi còn được gọi là phủ).

Đền có thể thờ đàn ông hoặc đàn bà (Đền đức thánh Trần, đền Hai Bà). Phủ chỉ thờ đàn bà. Phủ Giầy, Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát ở Nam Định, hay Phủ Tây Hồ ở Hà Nội là đền thờ Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.

Gọi là Đền Phủ Giầy, Đền phủ Tiên Hương, Đền phủ Vân Cát là thừa chữ đền hay chữ phủ. Gọi là Phủ Tiên Hương hay Đền Tiên Hương đều đúng, nhưng chữ Phủ (đền thờ Mẫu, nữ thần) rõ nghĩa hơn chữ Đền.

Trở lại tên Phủ Giầy. Phủ là đền thờ Mẫu. Còn Giầy nghĩa là gì ?

Theo thần phả thì Liễu Hạnh vi thiên muội, vi chúng Mẫu, vi tiên phật thần thánh (Bà là em của trời, là mẹ của muôn người, là thánh thần tiên phật). Bà là Thiên tiên Thánh mẫu, một vị tiên trên trời giáng thế. Dân gian tôn bà là Mẫu Thượng Thiên, nôm na là Mẫu Giời (người miền Bắc quen gọi ông trời là ông giời). Giời nói trại thành Giầy (cũng như Mẫu Thủy nói trại thành Mẫu Thoải, cái gầu giây thành gầu giai).

Phủ Giầy là nơi thờ Mẫu Giời.

Ngày kị thánh (Liễu Hạnh) mồng ba tháng ba, lễ có một mâm cơm thịnh soạn, gồm bánh dầy (giầy) 100 phẩm, lợn một con giá chừng 20 quan tiền và hoa quả tuỳ tâm cốt lấy điều thành kính mà thôi (Lệ làng Việt Nam, sđd, tr. 174). Bánh giầy được dùng để cúng Mẫu Giầy tại Phủ Giầy.

Cái bánh hình tròn và dẹt, tượng trưng cho giời, được dân gian gọi là bánh giầy. Giầy là biến âm của Giời.

Bánh chuông (vuông), bánh giời (giầy) đúng và rõ nghĩa hơn Bánh chưng, bánh giầy. Nhưng… ai mà thay đổi được ! To gan như Việt kiều bên Pháp cũng chỉ dám rủ nhau gói ” bánh chưng trắng ” là cùng. To gan thật. Dám đổi xanh thành trắng. Vì lí do gì mà đảo lộn cả truyền thống vậy? Chỉ vì… giấy nhôm rẻ hơn lá chuối, lá dong.

Kinh tế thị trường mà!

.

Nguyễn Dư

Ngày Tết, thử bàn về một tấm tranh Tết-(Nguyễn Dư)

Những ai thích tranh Tết Việt Nam chắc đều biết hai tấm Đám cưới chuộtTrạng chuột vinh quy.

Hai tấm tranh cùng mô tả một đám rước có đủ cả cờ quạt, kèn trống, lễ vật. Giữa đoàn rước là hai nhân vật chính, chàng chuột đội mũ cưỡi ngựa đi trước, nàng chuột ngồi kiệu theo sau. Sừng sững giữa đường, một lão mèo già hung dữ ngồi cản lối, giơ vuốt dọa nạt.

Tùy theo trong tranh có chữ nghênh hôn, chú rể, hay tiến sĩ, vinh quy người ta gọi là tranh Đám cưới chuột hay Trạng chuột vinh quy.

Phân tích ý nghĩa của tranh, các học giả nhận xét rằng : – “Đề tài(tranh Đám cưới chuột)giống tranh Trạng chuột vinh quy: phải đút lót đám quan lại”(1). – “Thoáng nhìn tờ tranh “Trạng chuột vinh quy” còn gọi là tranh “Đám cưới chuột”, ta thấy bức tranh diễn tả một đám rước quan trạng chuột vinh quy rất vui. Cũng kèn trống, cờ quạt, mũ mãng, cân đai chỉnh tề, “Chuột anh” cưỡi ngựa hồng đi trước, “Chuột nàng” ngồi kiệu theo sau, đám rước tiến hành trong không khí trang nghiêm, nhưng thực ra họ nhà chuột vẫn có vẻ lo sợ, thấp thỏm, ngơ ngác, mắt lấm la lấm lét nhìn trước nhìn sau. Thực tế chuột rất sợ mèo, không phải là kẻ dễ dàng để chúng đi lại tự do, nghênh ngang như vậy. Nên muốn được yên thân thoát khỏi nanh vuốt “mèo già”, họ nhà chuột đã phải trịnh trọng kèn trống rước lễ vật dâng biếu chú mèo đang vểnh râu, trừng mắt ngồi chờ, nào là chim câu béo, cá chép to là những thứ mèo ưa thích nhất, nhưng đồng thời cũng là những lễ vật người dân lao động xưa thường phải đem biếu xén đút lót cho bọn cường hào quan lại.Tính độc đáo của tranh “Trạng chuột vinh quy” là biểu hiện sự chống đối tích cực của nhân dân về tệ nạn tham ô,ăn đút lót của bọn thống trị,là tiếng cười hóm hỉnh mỉa mai sâu cay của nhân dân lao động đối với chúng.Mặc dù trong tranh không chú thích cụ thể về ý đồ phản ánh của tác giả, nhưng nhân dân vẫn hiểu rõ cái chất đả kích của tranh”(2).– “Tranh Chuột đỗ trạng nguyên vinh quy bái tổ, ngựa anh đi trước, kiệu nàng đi sau. Và đám rước vinh quy này mang chim, mang cá tới biếu chú mèo. Trên bức tranh có đề mấy hàng chữ :
Thử bối đệ ngư: chí, chí, chí, nghĩa là đàn chuột dâng cá kêu chí, chí, chí.
Miêu nhi thủ lễ:mưu, mưu, mưu, nghĩa là chú mèo giữ lễ: meo, meo, meo.
Lại có hàng chữ nôm ở góc trái phía trên:
Tác lạc: nghĩa là làm vui
Khôn khôn khôn đã có dễ
Đỗ cao cưới vợ tiếng rằng hời Bức tranh này còn gọi là tranh Đám cưới chuột (3).

Các nhận xét về ý nghĩa của tấm tranh đều giống nhau. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là tại sao cùng một tấm tranh vẽ một đám rước, hay nói đúng hơn là hai tấm tranh có cùng nội dung, bố cục mà lại có thể lúc thì là đám cưới, lúc khác lại là đám rước vinh quy ? Như vậy hóa ra hai đám rước giống nhau ? Điều này còn có nghĩa là các học giả mặc nhiên công nhận rằng dù cưới hỏi hay vinh quy, vô danh tiểu tốt hay bảng vàng bia đaù, trong cả hai trường hợp các đương sự đều phải đút lót, hối lộ cho quan chức địa phương?

Sau lũy tre xanh ngày xưa, đám chuột đồng, chuột nhắt sợ cụ mèo nanh vuốt là chuyện bình thường, dễ hiểu.Nhưng đến cả hàng chức sắc cũng phải sợ hạng chức dịch trong làng thì quả thật là chuyện khó hiểu, khó tin.

E rằng tấm tranh có vấn đề, cần phải đem ra bàn.

Trước khi bàn, chúng ta hãy cùng nhau trở về xem Rước dâuRước trạng nguyên của xã hội ngày xưa. Hy vọng rằng sau đó chúng ta sẽ rút ra được một kết luận.

Rước dâu Tục lệ cưới hỏi ngày xưa ở nước ta bắt chước tục của Tàu nên rất rườm rà, phiền toái. Đại để có 6 lễ:– Nạp thái: nhà trai và nhà gái đính ước.
– Vấn danh: nhà trai hỏi tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của cô gái.
– Nạp cát: tuổi tác, ngày sinh đôi bên thuận hợp, nhà trai chấp nhận đính ước.
– Nạp tệ: nhà trai làm lễ hỏi.
– Thỉnh kì: nhà trai xin làm lễ cưới.
– Nghênh hôn: lễ cưới, rước dâu.Đến đời Lê và đời Nguyễn thì tục lệ cưới hỏi đã dần dần được thay đổi, bớt nặng nề tốn kém, rút ngắn thời gian chờ đợi. Ngày nay từ thôn quê đến thành phố chỉ còn giữ lễ hỏi và lễ cưới. Có khi cả hai lễ được gồm chung, tổ chức cùng ngày cho tiện. Rước dâu nghĩa là nhà trai đến nhà gái để làm lễ rước cô dâu về nhà chồng.

“Về vùng hương thôn với nhau, cưới thường đi về đêm. Lúc đi, phải chọn giờ hoàng đạo mới đi, và phải có một người đàn ông dễ tính ra đón ngõ trước, khi ra thì reo ầm cả lên rằng gặp giai, để cho mọi việc được dễ dàng mau mắn. Trong đám cưới có một ông già(kén ông nào hiền lành, mà vợ chồng còn song toàn, lắm con nhiều cháu mới tốt)cầm một bó hương đi trước, rồi đến các người dẫn lễ, kẻ đội mâm cau, người khiêng lợn rượu v.v…Chú rể thì khăn áo lịch sự, có một đám thân thích dẫn đi. Khi đến nhà vợ, dàn bày đồ lễ, người chủ hôn nhà gái khấn lễ gia tiên rồi thì người rể vào lễ(…).

Sáng hôm sau thì đưa dâu, nhà trai nhà gái cùng ăn mừng, làm cỗ bàn mời bà con khách khứa(…).

Đưa dâu, nhà gái cũng kén một ông già cầm bó hương đi trước, rồi bà con họ hàng dẫn cô dâu đi sau. Đến nhà trai rồi thì một vài bà già dẫn cô dâu vào lạy gia tiên, rồi đưa đi lễ nhà thờ đôi bên bố chồng mẹ chồng(…)(4).

Xưa kia, nước ta không có sổ giá thú, thay vào đấy có lễ nộp cheo cho làng. Trước khi cưới, nhà trai phải nộp cheo cho làng của nhà gái. Nộp bằng tiền hay bằng phẩm vật, nhiều hay ít, tuỳ theo lệ của từng làng. Nộp cheo có giá trị như khai báo sổ sách ngày nay.

Dọc đường đến nhà gái, thỉnh thoảng nhà trai lại bị trẻ con chăng dây chắn lối, phải cho tiền chúng mới cởi dây cho mọi người đi qua. Lại có đám xin tiền bằng bánh pháo mừng, hoặc bày hương án giữa đường…

Nộp cheo, chăng dây, bày hương án cũng là dịp để các chức dịch, người làng, mè nheo, vòi vĩnh tí ti.

Đón dâu và rước dâu ngày xưa toàn đi bộ. Sang đầu thế kỉ 20, tại một vài thành phố lớn bắt đầu dùng xe tay, xe song mã. Ngày nay nhiều nơi dùng xe hơi. Phương tiện tuy có thay đổi theo thời, nhưng từ xưa tới nay chưa nghe nói có đám cưới nào có chú rể cưỡi ngựa đi trước, cô dâu ngồi kiệu theo sau, xung quanh nào cờ, nào quạt như trong tranh vẽ!

Phải thừa nhận rằng tranh Đám cưới chuột mô tả không đúng một tục lệ quan trọng ngày xưa!Chẳng lẽ nghệ nhân dân gian lại sai lầm như vậy ?

Rước trạng nguyên Trạng nguyên là người đỗ đầu kì thi cao nhất của khoa cử ngày xưa.Cho tới đầu thế kỉ 20, thi cử ở nước ta được tổ chức mỗi 3 năm một lần. Có 3 kì thi chính là thi hương, thi hội, thi đình.

1- Trước khi thi hương, tất cả sĩ tử phải qua kì sát hạch. Ai đỗ sát hạch mới được ghi tên dự thi hương.

Thi hương, được tổ chức ở một số tỉnh lớn như Thừa Thiên, Gia Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội (về sau Nam Định và Hà Nội nhập làm một thành Hà Nam), gồm có 4 kì. Phải đủ điểm kì trước mới được vào kì sau. Ai đủ điểm qua được 3 kì đầu thì được vào dự kì chót là kì phúc hạch. Cộng điểm cả 4 kì, điểm cao được đỗ cử nhân, thấp thì đỗ tú tài.

Các ông tân khoa cử nhân được quan trường ban thưởng một bộ áo mũ, một cái lọng xanh, được mời ăn yến. Chờ đến năm sau đi thi hội.

2- Thi hội: Các ông cử nhân, tú tài, giáo thụ, huấn đạo, được quyền ghi tên thi hội, tổ chức tại kinh đô.

Thi hội cũng chia ra làm 4 kì. Ai đủ điểm thì được vào thi đình.

3- Thi đình: đây là kì thi sau cùng để sắp hạng cao thấp, tổ chức tại sân trong cung điện nhà vua. Thi đình được nhà vua ra đầu bài và chứng kiến cuộc thi. Các quan trường chấm bài, đệ lên vua duyệt lại.

Điểm cao thì được đỗ tiến sĩ, thấp thì đỗ phó bảng. Đời Lê, ba ông tiến sĩ đỗ đầu được gọi là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Những người đỗ tiến sĩ được xướng danh. Tên tuổi, quê quán được ghi khắc vào bảng vàng, bia đá.

Các ông tân khoa tiến sĩ được nhà vua ban cho mũ áo, cân đai, được mời ăn yến. Các ông còn được cưỡi ngựa xem hoa ở vườn thượng uyển, dạo chơi thăm phố xá kinh kì.

Trong lúc các ông tân khoa còn vui chơi nơi cung điện, phố phường, thì các chức dịch ở làng được lệnh phải tổ chức đón rước các ông về vinh quy bái tổ.

“Đỗ tiến sĩ được nhà vua ban cho áo mũ xiêm ủng, và ban cho cờ biển vinh qui. Cả hàng tổng hoặc nơi trọng văn học thì cả hàng tỉnh phải đem đồ nghi trượng sự thần đi rước.

Ông tân khoa tiến sĩ mặc áo thụng lam, cưỡi ngựa, che đôi lọng, cha mẹ, vợ và ông thầy dạy học mỗi người ngồi một cái võng trần, che một lọng rước vinh qui về làng, thiên hạ kéo nhau đi xem, lại vinh hiển hơn cử nhân nhiều”(4).

Nhiều người trong chúng ta còn nhớ đám rước Thời trước:

Một quan là sáu trăm đồng
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh qui
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa cả làng ra xem…

Nguyễn Bính

Anh chồng trong câu chuyện tuy chỉ đỗ tú tài hay cử nhân, chị vợ chưa được ngồi võng, thế mà đám rước cũng đã có vẻ khá long trọng, có lính dẹp đường, có cả làng ra xem. Rước trạng nguyên, tiến sĩ chắc hẳn còn linh đình, rầm rộ hơn nhiều, có cả tổng, cả tỉnh đi xem !

Kể từ kì thi lều chõng đầu tiên tổ chức năm 1075, cho đến kì cuối cùng năm 1919, trong suốt gần 9 thế kỉ xã hội phong kiến Việt Nam đã tôn giới nho học lên hàng đầu tứ dân (sĩ, nông, công, thương), dùng khoa cử để tuyển chọn nhân tài. Các ông trạng, ông nghè (tiến sĩ), ông cử, ông tú chia nhau nắm giữ quyền hành. Trạng nguyên, tiến sĩ là biểu tượng của thành công, phú quý, là mẫu người lí tưởng của các chuyện cổ tích có hậu. Các ông thuộc tầng lớp cao nhất của giới quan lại.

Từ năm Bảo Thái thứ 2 (1721) về sau, “Duy có chức ngự sử là chức quan đứng đầu trong việc giữ phong hóa pháp điển, chức sứ thần là người có trách nhiệm ngoại giao, tất phải kén người đỗ tiến sĩ, quan tiến triều thì không được dự

“(5).Đời Lê, trạng nguyên được cấp 55 người tuỳ hành(những người hầu hạ, sai bảo), bảng nhãn được 50 người, thám hoa chỉ được 45 người. Trạng nguyên, tiến sĩ còn được quyền chọn đất trong tổng để làm nhà.

Hàng huyện làm cổng, hàng tổng làm nhà

Chọn chỗ nào, hàng huyện phải cho người tới làm cổng, hàng tổng phải cắt người tới đắp nền xây nhà tại chỗ đó. Đặc ân to lớn như vậy nên mới có cảnh:

Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng

Chưa dỗ tiến sĩ mà đã vậy, huống hồ đỗ trạng nguyên thì phải biết! Xem thế thì đủ thấy rằng các chức dịch trong làng, các quan lại địa phương dù có gian ác, hống hách đến mấy cũng chỉ dám bắt nạt, hà hiếp đám dân thường thấp cổ bé họng, chứ không ai lại dại dột đụng vào gia đình, họ hàng các ông quan lớn tương lai của triều đình.

Cho dù có điếc không sợ súng, cũng chả có mèo già nào dám chơi trò vuốt râu hùm, ra ngồi cản đám rước vinh quy của vợ chồng quan trạng. Lớ quớ thì chỉ có nước tù mọt gông !

Nói rằng gia đình, họ hàng trạng chuột phải lo sợ, thấp thỏm, mắt lấm la lấm lét nhìn trước nhìn sau, đem lễ vật đi đút lót, hối lộ mèo già, là không có căn cứ. Có chăng là chính mèo già phải lo sửa soạn chạy chọt, đút lót gia đình, họ hàng quan trạng để được một chân điếu đóm !

Chẳng lẽ người vẽ tranh Trạng chuột vinh quy lại tỏ ra không hiểu gì về uy quyền của quan trạng? Tôi không dám nghĩ có chuyện lạ như vậy!

Nhưng rõ ràng là tranh Đám cưới chuộtTrạng chuột vinh quy đều không tả đúng tục lệ ngày xưa. Vậy phải hiểu tấm tranh ra sao ?

Phân tích bố cục của tấm tranh chúng ta thấy dường như tranh được chia thành hai phần, lằn chia khá rõ nét :

– Nửa dưới vẽ một đám rước trạng nguyên vinh quy. Đoàn rước đi trên đường cái, hoặc đường làng đã được dọn sạch cỏ, có cờ biển, “ngựa chàng đi trước, kiệu nàng theo sau”.

– Nửa trên vẽ một đám rước ở thôn quê, hai bên đường cỏ mọc. Đám rước có kèn trống, lễ vật, bị mèo già chắn lối.

Đám rước trạng nguyên được vẽ đúng như sách vở mô tả, dễ hiểu. Còn đám rước bị gặp khó khăn, thì thật là khó hiểu. Cảnh này xảy ra ở đâu ?

Trong kho tàng văn hoá truyền thống Liễu Đôi có bài thơ ngụ ngôn Đám cưới chuột (6):

Mẹ chuột cũng quyết một lòng
Chỉ còn một nỗi sợ ông mèo già.
Mèo già tính khí la cà,
Này rượu hàng hũ,này gà hàng con.
Ông mà đã nóng máu lên,
Thì thôi tan nát chả còn thứ chi!

Cưới chuột thì thật là to,
Dãy dài dãy ngắn giăng bờ như nêm.
Bỗng dưng dừng lại phía trên,
Hai họ ngơ ngác ngó lên sự gì?
Một đàn mèo xám mặt bì,
Cầm dao,cầm gậy lại thì cản ngăn.
Mèo Già nhảy đến nhe răng:
– “Tao thì lột xác không thằng nào tha!
Chúng mày ăn uống la đà,
A!Quân xỏ nõ,khinh già nhơn nhơn!”
Chuột Trùm mới vái lạy luôn:
– “Xin ngài độ lượng rộng lòng thương cho!
Sông sâu còn lúc vắng đò,
Bởi vì con trẻ biết lo liệu gì!
Mong ngài phù hộ độ trì,
Chúng con biết rõ mình thì thật hư!”

Một trời nước biếc non xanh,
Đàn chuột lũ lượt vòng quanh bờ dài.
Đi đầu là họ nhà trai.
Chú rể áo dài quần áo thướt tha.
Chuột Trẻ cho chí Chuột Già,
Những là áo lượt quần là tốt tươi.
Chuột Vàng dâng quả,đội cơi,
Miếng trầu thơm miệng đỏ môi họ hàng(…).

Nửa trên của tấm tranh chính là minh hoạ của phần đầu Đám cưới chuột này.

Nếu đúng là tấm tranh có hai phần như vậy thì chúng ta lại phải trả lời câu hỏi vì sao nghệ nhân lại vẽ hai đám rước khác nhau trên cùng một tấm tranh ?

Căn cứ vào lời chú trong tranh Bằng Liệt tân khắc lão thử thủ tân (Bằng liệt mới khắc lại chuột già lấy vợ), chúng ta được biết rằng tấm tranh này mới được khắc lại, không rõ năm nào. Đây chỉ là một trong số nhiều dị bản (Durand đưa ra 3 bản (1), Trung quốc có 4 bản (7),mới đây Nguyễn Đăng Chế lại “phục hồi vốn cổ “, khắc thêm 1 bản). Các dị bản được nghệ nhân sửa đổi tuỳ hứng. Ngày nay chúng ta có tranh ghi bằng chữ hán, chữ nôm, chữ quốc ngữ.

Tôi cho rằng trong quá trình tái tạo, có nghệ nhân nào đó đã đem ghép hai tấm tranh cùng vẽ đám rước – rước dâu và rước vinh quy – để làm thành một tấm mới. Việc làm gán ghép này đã vô tình tạo ra một nội dung “đầu mèo đuôi chuột” khó hiểu. Các nghệ nhân đời sau tiếp tục chép lại tấm tranh ghép này, không thắc mắc gì cả.

Trường hợp ghép tranh như vậy còn được thấy ở tấm Du Xuân đồ trong sách của Durand (1). Ai đó đã ghép hai tấm tranh Tết biệt lập của bộ tranh Oger, đồng thời sửa đổi cả các câu thơ nôm của chính bản.

Chúng ta có thể tạm kết luận rằng tấm tranh Tết nổi tiếng của ta đã được ghép từ hai tấm tranh khác nhau, nửa trên là Đám cưới chuột, nửa dưới là Trạng chuột vinh quy. Các chữ trong tranh đã được người đời sau sửa đổi, thêm bớt một cách tuỳ tiện.

Nguyễn Dư (5/1/2000)

Tài liệu tham khảo

1-Maurice Durand,Imagerie populaire vietnamienne, EFEO,Paris,1960
2-Nguyễn Bá Vân-Chu Quang Trứ,Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn Hóa,1984
3-Toan Ánh,Làng xóm Việt Nam,NXB Xuân Thu,Hoa Kì
4-Phan Kế Bính,Việt Nam phong tục, NXB Tổng hợp Đồng Tháp,1990
5-Phan Huy Chú,Lịch triều hiến chương loại chí (Quan chức chí), NXB Sử học,Hà Nội,1961
6-Bùi Văn Cường-Nguyễn Tế Nhị,Khảo sát văn hóa truyền thống Liễu Đôi, NXB KHXH,Hà Nội,1982
7-Văn Ngọc,Tranh khắc gỗ dân gian,Diễn Đàn số 88,Paris,1999


Thời gian và cái đồng hồ

Thời gian, thì giờ là một đề tài xưa như trái đất và to như cái đình !

Không có thời gian thì có lẽ con người cứ trơ trơ như đá. Sướng, khổ chẳng còn bận tâm. Biết đâu cuộc đời lại chẳng còn là cuộc đời…

Bàn về thời gian thì có thể bàn…hết năm này sang năm khác, bàn cho đến khi ” Trai trẻ bao lâu mà đầu bạc “…cũng chưa chắc đã đi tới đâu. Nhưng vẫn thích bàn. Triết gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ ngày ngày thi nhau bàn.

Thời gian là cái gì mà làm cho người ta say mê bàn như vậy?

Chả là cái gì cả ! Chưa ai thấy mặt mũi thời gian ngang dọc ra sao.

Nhưng phải nhắm mắt thừa nhận rằng thời gian rất hấp dẫn, rất quan trọng.

Chả thế mà khắp đông tây nam bắc, từ thời thượng cổ đến tận bây giờ, người ta thi nhau sáng chế máy này máy nọ để đo thời gian. Người ta rủ nhau đi đo cái vô hình vô ảnh. Đo cái mà mắt trần không thấy được.

Các thứ máy đo thời gian, thô sơ hay tinh xảo, to hay nhỏ, ta đều gọi chung là đồng hồ.

Theo truyền thuyết thì người Trung Quốc đã biết dùng đồng hồ nước từ đời Hoàng Đế (khoảng 2500 năm trước tây lịch). Một nghìn năm sau (1500 năm trước tây lịch), người Ai Cập mới sáng chế đồng hồ cát(clepsydre). Phải chờ thêm hơn 2000 năm nữa, vào khoảng năm 1300 tây lịch, người Âu mới có đồng hồ có bánh xe. Năm 1904 xuất hiện đồng hồ đeo tay, và mới từ vài chục năm nay lại có thêm đồng hồ quartz, đồng hồ điện tử, đồng hồ nguyên tử.

Đồng hồ nước, đồng hồ cát mỗi giờ sai một hai phút đã được gọi là tốt, là chính xác. Đồng hồ đeo tay, đồng hồ quartz một ngày sai vài giây đã bị chê là tồi. Nghe nói đồng hồ nguyên tử có tệ lắm thì một năm cũng chỉ sai chưa tới một giây.

Có lẽ chả bao giờ các ông các bà ngồi bàn giấy phải dùng tới đồng hồ nước để tiếp khách. Các cô các cậu chẳng cần đồng hồ nguyên tử để hẹn hò !

Chuyện ngày giờ, năm tháng, lịch ta lịch tây mênh mông bát ngát quá (Hoàng Xuân Hãn, Lịch và lịch Việt Nam, Tập san Khoa Học Xã Hội, Paris, tháng 2/1982), không dám nói leo. Chỉ xin dựa cột, ngắm cái đồng hồ được dùng tại nước ta.

Vậy xin hỏi nước ta biết dùng đồng hồ từ bao giờ ?

Dạ, không biết !

Vô duyên !

Chỉ biết rằng xưa kia ta dùng đồng hồ nước của Tàu. Nguồn gốc cái đồng hồ này được Lê Quý Đôn kể như sau :

” Cái đồng hồ gồm có 3 từng, tròn và đều có bề kính 1 thước đặt trên cái thùng hứng nước có góc vuông, có cái vòi rồng phun nước vào cái thùng hứng nước, nước chảy xuống dưới một cái cừ đặt ngang, trên nắp có đặt một hình người đầy đủ áo mão đúc bằng vàng gọi quan Tư Thì (coi về giờ khắc), hai tay cầm một cây tên. Đó là phép lậu khắc của Ân Quỳ.

Lấy đồng làm một cái ống hút nước (khát ô, con quạ khát nước) hình trạng giống như một cái móc uốn cong dẫn nước chứa đựng cho chảy vào một cái vòi rồng bằng bạc, phun vào cái đồ tưới (quán khí), nước rỉ chảy xuống 1 thang cân nặng 2 cân thì trải qua một khắc. Đó là phép lậu khắc của Lý Lan “. (Lê Quý Đôn, Vân Đài loại ngữ, tập 1, bản dịch của Tạ Quang Phát, Văn Hóa-Thông Tin, 1995, tr. 98-100).

Cái đồng hồ nước được Lê Quý Đôn miêu tả chữ Hán gọi là khắc lậu.

Lậu nghĩa là nước rỉ ra, khắc là vệt khắc trên cái que.

Nước từ bình trên rỉ thành giọt rơi xuống bình dưới. Dùng một cái que có khắc vạch để đo mực nước và theo đó mà tính giờ.

Một ngày được chia thành 12 giờ (tí, sửu…tuất, hợi). Giờ được chia thành khắc (một khắc gần bằng 15 phút của đồng hồ ngày nay). Đêm được chia thành 5 canh (canh một, canh hai…). Làng xã ngày xưa tổ chức việc canh gác, đổi phiên theo canh.

Trong lĩnh vực văn chương, có lẽ Nguyễn Trãi (1380-1442) là người đầu tiên tại nước ta, nói tới cái khắc lậu(gọi tắt là lậu) :

Vi sảnh thoái qui hoa ảnh chuyển
Kim môn mộng giác lậu thanh tàn
(Khi ở Vi sảnh lui về thì bóng hoa đã chuyển
Ở Kim môn mộng tỉnh thì tiếng lậu đã tàn)
(Nguyễn Trãi toàn tập, KHXH, 1976, tr. 301-302).

Sau Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông cũng có nói tới cái khắc lậu:

Kế lậu canh mấy khắc dư
Đêm dài đằng đẵng mới sang tư …
Canh chầy đèn hạnh lâm dâm
Xao xác lậu canh trống điểm năm…
(Hồng Đức quốc âm thi tập, Văn Học,1982, tr. 61-62)

Sang thế kỉ 18, khắc lậu vẫn còn được dùng :

Đêm thâu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương (Nguyễn Du, Kiều)

Taberd giải thích khắc là cái mặt đồng hồ ngày xưa; Khắc lậu là mặt của chiếc đồng hồ bằng nước. (Đào Duy Anh, Từ điển truyện Kiều, KHXH, 1989).

Người Tàu gọi cái đồng hồ nước là khắc lậu trong khi Taberd lại cho rằng khắc lậu chỉ là cái mặt của đồng hồ. Tây đúng, Tàu sai hay Tây nhầm, Tàu có lí? Phải nhờ đến Ta chuyện mới xong!

Tấm tranh dân gian Đồng hồ nước cho thấy hai cái bình, hay cái bình và cái chậu hứng, cả hai đều tròn xoay, đứng phía nào cũng thấy giống nhau. Như vậy thì đâu là mặt, đâu là lưng?

Các tác giả đều dùng chữ lậu hay khắc lậu để chỉ toàn bộ cái đồng hồ, cái máy đo thời gian, chứ không chỉ riêng cái mặt đồng hồ.

Định nghĩa của Taberd thiếu chính xác. Hú vía cho Tàu ! Suýt bị Tây sửa Hán văn. Lục tìm trong một số thơ văn xưa của ta thì thấy rằng tên khắc lậu được dùng trong cả thơ văn chữ Hán và chữ Nôm, còn tên đồng hồ thì chỉ thấy dùng trong văn thơ Nôm và quốc ngữ.

Từ đó có thể suy đoán rằng tên đồng hồ là do người Việt đặt ra.

Đồng hồ nghĩa là cái bình bằng đồng. Từ ngày cái khắc lậu Việt Nam được làm bằng đồng thì ta gọi nó là cái đồng hồ. Tên đồng hồ có trễ nhất cũng là từ đời Hồng Đức (1470-1497).

Cường điệu một chút thì có thể nói rằng cái đồng hồ muốn chứng tỏ tinh thần độc lập đối với cái khắc lậu.

Nước cạn đồng hồ canh chuyển hai
Đêm dài đằng đẵng tựa năm dài
(Hồng Đức quốc âm thi tập, sđd, tr.64)

Mắt chưa nhắm đồng hồ đã cạn
Cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao
(Nguyễn Gia Thiều, Cung oán)

Con kì đà len lỏi giếng khơi
Sơn lâm rầu rĩ, giọt đồng hồ sang canh
(Dân ca Quan họ Bắc Ninh)

Cá buồn cá lội thung thăng
Người buồn, người biết đãi đằng cùng ai?
Phương đông chưa rạng sao mai
Đồng hồ chưa cạn, biết lấy ai bạn cùng?
(Ca dao)

Nước cạn, giọt đồng hồ…đều chỉ rõ cái đồng hồ nước.

Năm 1602, người Âu Tây mang vào Trung Quốc một số máy móc như Thiên lý kính (kính xem thiên văn), Tự minh chung (đồng hồ tự động khua chuông báo từng giờ)… (Vân Đài loại ngữ, sđd, tr. 223).

Khoảng đầu thế kỉ 18, tự minh chung xuất hiện ở nước ta.

” Từ-tâm bá ở Thiên văn nội viện trước có một cái đồng hồ do họ Nguyễn giao cho sửa chữa, như dáng chùa Phật, cao chừng một thước (…).

Từ-tâm bá lần lữa đến bao năm không chịu chữa. Tháng 5 năm bính thân có người khách ở Ma Cao tên là Tài Phú nói y hiểu đồng hồ, gọi hỏi thì y nói tuổi già không thể làm được. Lại có người xưng là thợ kính của họ Nguyễn trước là thủ hợp Chiêu-tài nam Nguyễn Văn Tú có thể làm được, bèn sai theo phép mà làm, mười ngày thì xong. Văn Tú lại chế tạo một cái đồng hồ hạng trung, cũng theo thức trên, trong bớt đi 5 bánh xe và 6 quả chuông nhỏ, cùng một đường dây, cho nên không đánh khắc mà chỉ đánh giờ. Đo với bóng của mặt trời mà nghiệm thì rất đúng, không sai. Văn Tú là người xã Đại Hào, huyện Đăng Xương. Khi nhỏ học ở nước Hòa Lan, học hai năm biết được nghề, có thể chế các hạng đồng hồ và làm được kính thiên lí rất khéo. Đã 74 tuổi mà sức mắt như lúc trẻ. Em là Văn Thi, con là Văn Duy, con rể là Lương Văn Dũng, cả nhà đều biết nghề (…) “.
(Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, KHXH, 1977, tr. 326-329).

Đồng hồ Tây phương còn được gọi bằng nhiều tên khác như thì thần biểu (Génibrel), kế thì chung, chung biểu. Chung nghĩa là cái chuông. Kế thì chung, chung biểu là đồng hồ có chuông báo từng giờ hoặc chuông báo thức.

Năm 1884 nước ta bị Pháp đặt nền bảo hộ. Cái đồng hồ nước bắt đầu bị đồng hồ của Pháp cạnh tranh.

Sang đầu thế kỉ 20, số người dùng đồng hồ báo thức của Pháp chắc cũng đã khá nhiều. Điều này được nghệ sĩ dân gian ghi lại qua tấm tranh Chỉnh tu chung biểu (Sửa chữa đồng hồ), vẽ một cửa hàng sửa chữa đồng hồ được khai trương tại Hà Nội vào khoảng năm 1908.

Ít năm sau có thêm đồng hồ quả quýt bỏ túi, rồi đồng hồ đeo tay.

Từ đây, đêm đêm :

Ngó trên án đèn xanh hiu hắt
Nghe tiếng kim…ký cách giục giờ
(Tản Đà, Đêm đông hoài cảm)

Đêm khuya không còn nghe tiếng nước nhỏ giọt thánh thót, mà chỉ nghe tiếng kim kí cách, tiếng tích tắc đều đặn của cái đồng hồ quả lắc hay đồng hồ báo thức để đầu giường, đầu tủ.

Trong lúc thôn quê còn tiếp tục quan sát ” gà gáy “, ” gà lên chuồng “, ” mặt trời cao bằng con sào “, ” mặt trời xế bóng “…thì thành thị đã kháo nhau dùng đồng hồ tối tân có kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, có cửa sổ ghi ngày, ghi thứ.

Chỉ được cái vỏ, cái mã bề ngoài !

Thực chất thì các bàn giấy, công sở vẫn còn…” câu giờ “, dùng…” giờ cao su “. Thậm chí…chẳng cần giờ giấc.

Thời gian là cái thá gì mà phải tôn trọng nó?

Khắp nơi, người ta đang đua nhau ” giết thì giờ ” kia kìa!

Tội nghiệp cho thời gian, rơi vào tay phường giá áo túi cơm.

Chỉ có văn nghệ sĩ mới nâng niu, e ấp thời gian.

Me có hay chăng con về?
Chiều nay thời gian đứng im để nghe
Nghe gió trong tim tràn trề
Nụ cười nhăn nheo bỗng dưng lệ nhoè
(Phạm Duy, Người về)

Thời gian đứng im để nghe, cảm động và dễ thương biết mấy! Đâu có hãm tài như cái đồng hồ đứt giây cót, nằm ì.

Cô gái thủ đô ơi
Tôi muốn bên cô trọn kiếp người
Tôi muốn thời gian chìm đắm mãi
Để tràn âu yếm cả lòng tôi
(Lê Minh, Nắng rơi)

Nhưng…

Thì giờ thấm thoắt thoi đưa… Ôi, cuộc vui sao chóng tàn !

Biết bao nghệ sĩ đã từng rung động, cảm nhận được hương sắc…

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngắt
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh...
(Đoàn Phú Tứ, Màu thời gian)

…và cả sức nặng của thời gian :

Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng
Thời gian lặng rớt một dòng buồn tênh
(Lưu Trọng Lư, Thơ sầu rụng)

Nhưng chưa có ai đạt thành tích nắm giữ được thời gian.

Đôi lúc các nhà tạo hình, hoạ sĩ ” giận cá chém thớt ” lôi cổ cái đồng hồ ra bóp méo, vặn cong, bẻ kim, để bày tỏ cơn giận hờn thời gian.

Sách Thần tiên kí kể chuyện Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc vào Thiên Thai, gặp tiên. Hai chàng sống với tiên được nửa năm thì nhớ nhà, trở về quê cũ.

Quê hương đổi thay. Tất cả đều xa lạ. Con cháu đã đến đời thứ 7.

Chẳng còn nhớ đến khúc nghê thường
Một phút chiêm bao một phút thương…
(Tiên tử hoài (nhớ) Lưu Nguyễn,
Hồng Đức quốc âm thi tập, Văn Học, 1982, tr. 102)

Một phút cõi tiên bằng cả ngày cõi trần !

Tiếc rằng đời Hồng Đức ta chưa đo được phút.

Chữ phút ngày nay có nghĩa là đơn vị đo thời gian, đo góc độ. Chữ phút còn được dùng để chỉ một khoảng thời gian rất ngắn. Nghĩa này đến từ chữ Khơ Me p’ot nghĩa là đột nhiên, một giây lát rất ngắn (Đào Duy Anh, Từ điển truyện Kiều).

Chữ phút của câu thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập bị đọc sai  hay được dùng với nghĩa gốc Khơ Me ngay từ thế kỉ 15?

Từ ít năm nay, nhiều người Việt thích tụng bài kinh cứu rỗi ” Thì giờ là tiền bạc “, với niềm tin ” Có tiền mua tiên cũng được “.

Cũng may, Đông và Tây chưa hoàn toàn giống nhau. Nhờ vậy mà nước ta vẫn còn dăm ba nàng tiên bằng da bằng thịt. Không phải tiên…huyền hay tiên…mĩ viện !

Thời gian có mặt khắp nơi nhưng lại tuỳ nơi, tuỳ cảm xúc chủ quan của mỗi người mà co dãn thoải mái.

Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê
(Tản Đà, Đời đáng chán)

Một ngày vui sướng trên cõi tiên dài bằng cả một năm đầu tắt mặt tối dưới cõi trần.

Nhưng chưa dài bằng thời gian trai gái nhớ nhau.

Xin đừng ra dạ Bắc Nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề

Một ngày không thấy nhau tưởng như đã ba năm.

Ba năm có thấm thía gì so với cái ” không có gì quý bằng “.

Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại

Một ngày mất tự do dài lê thê như hàng chục kiếp sống đọa đày.

Thời gian mờ ảo, lung linh…

Trễ rồi, đứng dậy lo cơm nước đi chớ !

Ờ nhỉ !

Rốt cuộc, bàn về thời gian chỉ…mất thì giờ!

Nguyễn Dư

Lyon, 2005

Cái răng cái tóc, một góc con người

Nhiều người trong chúng ta còn thuộc lòng bảng xếp hạng: 

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
(…)

Trong số mười cái dễ thương của các bà, các cô, mái tóc được xếp hàng đầu, hàm răng đen chiếm hạng tư. Điều đó đủ nói lên rằng xã hội Việt Nam ngày xưa rất trọng tóc và răng, kể cả tóc và răng của các ông. Thảo nào mới có câu cái răng cái tóc, một góc con người.Lịch sử mái tóc, hàm răng của dân ta cũng đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm, đổi thay như vận nước. Nhưng các sách chỉ ghi chép một cách tổng quát. Đại khái chúng ta được biết:

Về thời Hùng Vương, ai cũng xăm mình. Ai cũng búi tó hoặc cắt tóc ngắn (nhưng cũng có người bỏ xoã tóc hoặc tết đuôi xam). Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay. Người ta nhuộm răng, ăn trầu.(Uỷ ban Khoa Học Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Khoa Học Xã Hội, 1971, tr. 48).

Thời nhà Trần, người trong nước đều cạo đầu, cho nên trong Sứ Giao Châu thi tập của Trần Cương Trung nhà Nguyên chua rằng: “con trai đầu trọc, người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều như sư cả”.Tục cắt tóc này đến Hoàng Phúc nhà Minh mới cấm, nay dân ở Kiên Lao và Trà Lũ huyện Giao Thuỷ (Nam Định ngày nay) vẫn còn giữ tục ấy.(…) Đàn bà cắt tóc để lại 3 tấc tết ở trên đỉnh đầu, buộc lấy đầu sợi tóc rồi búi chặt lại và cài bằng trâm, ở đằng sau gáy không có tóc, cũng không xoa dầu xoa sáp gì cả. (…) Tôi nhận thấy, đấy là phong tục triều nhà Trần, đến bản triều ngày nay thì tục đội khăn xanh, mặc áo thâm, cắt tóc và xăm mình đã thay đổi rồi. (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Khoa Học Xã Hội, 1977, tr. 68-70).

Lê Quý Đôn cho biết thời nhà Trần người trong nước đều cạo đầu, nhân dân đều như sư cả, nghĩa là dân ta gọt tóc hay ít nhất cũng là cắt tóc ngắn.

Đến thời thuộc Minh (1414-1427) Hoàng Phúc ra lệnh cấm dân ta cắt tóc.

Rồi giặc (chỉ quân Minh) chia châu đặt huyện, đắp thành đào hào; đóng quân trấn giữ, hơn hai chục năm, biến phong tục thành tóc dài răng trắng, hóa làm người Ngô cả. Than ôi! Họa loạn tột mực đến như thế ư? (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư).

Sử sách không cho biết từ năm 1428, năm Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh và lên làm vua, thì đầu tóc dân ta ra sao? Chỉ biết rằng năm 1470, Lê Thánh Tôn cấm người không phải là sư sãi không được gọt tóc (Đại Việt sử kí toàn thư). Lê Thánh Tôn bắt dân chúng phải để tóc dài. Năm Lê Quý Đôn viết sách Kiến văn tiểu lục (1777), thì tục cắt tóc và xăm mình đời nhà Trần đã thay đổi, nghĩa là dân ta vẫn còn để tóc dài.

Tóm lại, từ năm 1470 đến khoảng vài năm sau năm1777 dường như dân ta liên tục để tóc dài. Nếu suy đoán thêm thì có thể nói rằng từ thời thuộc Minh đến gần cuối đời nhà Lê dân ta để tóc dài.

Sở dĩ nói rằng đến gần cuối đời nhà Lê là bởi vì năm 1789, trước lúc xuất quân dẹp giặc Thanh, Nguyễn Huệ đã tuyên bố:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
(Lịch sử Việt Nam, sđd, tr. 353)

Vua Quang Trung quyết tâm đánh giặc Thanh để giành lại chủ quyền cho đất nước, giành lại quyền để tóc dài, răng đen cho nhân dân! Điều này có nghĩa là trước đó quân Thanh đã bắt dân ta cắt tóc ngắn. Thật là quái gở ! Ta đang để tóc ngắn thì nhà Minh bắt phải để tóc dài. Ta để tóc dài thì nhà Thanh lại bắt phải cắt tóc ngắn. Đúng là mấy ông con trời chỉ thích đi phá thối. Nhưng điều bất ngờ nhất là hành động cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống đã ảnh hưởng đến cả mái tóc của dân ta.Không những thế,  mái tóc của Lê Chiêu Thống cũng chẳng óng mượt gì hơn mái tóc của đám dân ngu khu đen.

Hoàng Lê nhất thống chí kể rằng lúc mới lưu vong bên Trung quốc, một hôm Lê Chiêu Thống được Khang An đãi yến tiệc tại Quế Lâm. Khang An nói với vua Lê:

-Ngày xuất quân không còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liêu thuộc làm quân dẫn đường đi trước. Nhưng bây giờ nên gọt đầu gióc tóc, thay đổi quần áo giống như người Trung quốc, để khi về Nam quân giặc không thể phân biệt được, thì công lớn mới có thể thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. “Việc binh không ngại dùng cách xảo trá”. Vương nên nghĩ tới chỗ đó.

Vua Lê cho là phải và đáp:

-Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung quốc, cũng xin vâng mệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?

Rồi vua Lê cùng các bề tôi đều gióc tóc, thay đổi đồ mặc (…). (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Văn Học, 1970,      tr. 377).

Ít lâu sau, Lê Quýnh và một nhóm cựu thần nhà Lê cũng chạy sang Trung quốc. Khang An lại định giở trò cũ, sai người đi mời bọn Lê Quýnh.

Lúc họ tới nơi, An chẳng hỏi han gì, chỉ bàn về việc gọt đầu gióc tóc và đổi đồ mặc mà thôi.

Quýnh biết An dối trá, giận lắm, nói:

-Đòi ta đến ngỡ là để giáp mặt mà bàn bạc, nay té ra lại chẳng bàn bạc gì, mà chỉ toàn bảo gọt đầu gióc tóc và đổi đồ mặc. Chúng ta đây, đầu có thể chặt, tóc không thể cắt, da có thể lột, đồ mặc không thể đổi!

Khang An biết là không thể ép buộc được, bèn sai đem bọn họ an trí ở tỉnh Quảng Tây. (Hoàng Lê nhất thống chí, sđd, tr. 379).

Tiếc thay! Trung thần không gặp minh vương! Dẫu sao thì mái tóc của Lê Quýnh cũng đáng được sử sách tôn trọng hơn mái tóc   của Lê Chiêu Thống.

Thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam, đặc biệt là các nhà nho, chia ra làm hai phe. Họ đem mái tóc ra phê bình, chỉ trích nhau.

Phe thủ cựu thì câu nệ vào chữ thánh hiền, thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất khả huỷ thương, nghĩa là thân thể, da tóc mình là thụ hưởng của cha mẹ, không được huỷ hoại. Vì vậy phải giữ tóc dài cho tròn chữ hiếu.

Phe đổi mới chủ trương cắt tóc cho hợp vệ sinh. Họ cho rằng hành động cắt tóc không dính líu gì tới chữ hiếu cả.

Đến đầu thế kỉ 20, khoảng năm 1905, phe để tóc dài chắc vẫn còn đông, khiến cụ Phan Châu Trinh phải diễn thuyết kêu gọi dùng nội hoá, hớt tóc ngắn, bận đồ tây.

Dân gian có bài vè:

Tay trái cầm lược,
Tay phải cầm kéo.
Húi hề! Húi hề!
Thủng thẳng cho khéo.
Bỏ cái ngu này,
Bỏ cái dại này.
Ăn ngay nói thẳng
Học mới từ đây
(…)
(Bài ca húi tóc)

Ngày nay, đàn ông hầu như không còn ai để tóc dài, búi tó.Xưa kia, trẻ con từ lúc sơ sinh đến khoảng ba, bốn tuổi, trai hay gái đều:

Đầu trọc lông lốc bình vôi
Mẹ ngồi mẹ iả, mẹ bôi lên đầu

Từ bốn tuổi trở lên, con trai để ít tóc trên đỉnh đầu, gọi là cái chỏm, hoặc để hai bên gọi là hai trái đào. Con gái để ít tóc đằng trước hoặc sau gáy, gọi là cái cút. Đến chừng mười hai, mười ba tuổi trở lên thì để tóc, không cạo nữa. Để cho đến khi có tóc   dài, đàn ông bới tròn một nắm đằng sau, gọi là búi tó, búi tó củ hành là anh thiên hạ, đội khăn xếp. Đàn bà thì búi tóc hoặc    cuộn tóc vấn khăn, để lòi cái đuôi gà. Chỉ có các nhà sư hoặc một số ít những người làm ăn lam lũ mới cạo trọc đầu, ngoài ra ai cũng để   tóc dài. Những người ít tóc thì mua tóc độn vào cho dày để làm tăng vẻ đẹp.

Tục nhuộm răng đen có từ thuở xa xưa, nhưng chỉ thông dụng ở miền Bắc và phía bắc Trung kì. Từ mười ba, mười bốn tuổi, trai gái đều lo nhuộm răng.Thuốc nhuộm răng làm bằng cánh kiến. Trải thuốc nhuộm lên hai miếng lá cau dài chừng tám phân, rộng độ một phân. Trước khi đi ngủ ấp lên   trên hai hàm răng, như vậy môi trên và môi dưới tự nhiên ôm chặt lấy hai miếng thuốc. Tránh không ăn thịt cá và tất cả những thứ phải nhai. Chỉ ăn cơm nuốt chửng với nước mắm… Lúc mới nhuộm răng màu vàng sẫm, tiếp tục nhuộm độ nửa tháng thì ngả sang màu đen. 

Muốn cho màu đen bền chắc, không phai lạt thì phải chiết răng.

Có người chiết răng bằng cách ngậm và súc miệng nhiều lần bằng nước dưa chua. Có người dùng dao hơ nóng sọ dừa cho chảy nhựa, lấy nhựa này phết vào răng.

Lần đầu nhuộm răng thường bị đau lợi, sưng môi. Nhưng vì:

Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.

cho nên nữ nhi chẳng mấy người quản ngại. Nhuộm răng đen, ngoài cái đẹp theo óc thẩm mĩ ngày xưa, dường như còn ngừa được sâu răng, giữ cho chân răng chắc hơn. Muốn cho hàm răng lúc nào cũng đen nhánh thì độ một năm lại nhuộm bồi thêm một lớp. Răng không được chăm sóc sẽ bị phai màu, loang lổ, gọi là răng cải mả, trông không đẹp.Trẻ con bị gãy răng, nếu là răng hàm dưới thì vứt răng xuống gầm giường cho chuột nó tha, nếu là răng hàm trên thì vứt lên mái nhà. Con gì tha không biết, không nghe nói.

Từ ngày Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tục nhuộm răng dần dần bị bỏ. Các bà, các cô chuyển sang hãnh diện với hàm răng trắng muốt. Các ông cười duyên khoe dăm chiếc răng vàng, răng bạc, lóng lánh vẻ giàu sang. Từ nay phải nhớ là:

Răng đen bôi bác, răng vàng lịch sự

Ngọn gió Tây thổi qua mái nhà, chiếc chong chóng xoay chiều thích ứng!Cũng bởi vì cái răng, cái tóc là của riêng, của quý của mỗi người, được mọi người nâng niu, chăm sóc, nên chúng cũng dễ trở thành nạn nhân của những cuộc đòn ghen, đòn thù. Hoạn Thư lúc nổi trận tam bành đã không ngần ngại

Vội vàng xuống lệnh ra uy
Đứa thì vả miệng, đứa thì bẻ răng

cho bõ ghét nàng Kiều. Nữ nhi thường tình vốn hiền lành, lúc mất gà cũng như đỉa phải vôi, vén quần chửi đổng, lôi cả hàng xóm ra tát cho gãy hết răng! Anh em, họ hàng, láng giềng lúc cơm lành canh ngọt thì thơn thớt thề không bao giờ để cho môi hở răng lạnh. Lúc lục đục, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, thôi thì răng cắn phải lưỡi cũng chả sao.Tóc lồ lộ như suối chảy, mây bay.

Người, dáng bước bơ vơ của bầu trời hải đảo
Tóc bồng bềnh trên nếp trán ưu tư… (Nguyên Sa, Đẹp)

Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông…
(Tố Hữu, Người con gái Việt Nam)

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da (Kiều)

Tóc quyến rũ hơn răng nên số phận của tóc cũng lận đận, điêu đứng hơn răng.

Nhà nước phong kiến đã định ra một tội để hành hạ tóc. Đó là Tội Khôn. Tội này được Nguyễn Mạnh Hùng bình luận, giải thích như sau:(…) Lớp người trên đây (thông ngôn, ký lục, bồi bếp hay lái xe cho quan Tây) tiếp thu nhanh chóng văn minh phương Tây: nói tiếng Tây, mặc đồ Tây và hớt tóc ngắn như bốn người đàn ông trong hình bên đây (hình Phải tội Khôn). Chế độ phong kiến thấy chướng tai gai mắt bèn ra lệnh đóng cùm cả bọn và ghi rõ tội danh bằng ba chữ Nôm “Phải tội Khôn”. Vậy Tội Khôn là tội gì? (…) Tội Khôn chính là tội cắt tóc. Bốn tội nhân đây, có hai người đầu chải không ngay ngắn, búi tóc không còn, còn hai người thì bịt khăn … chắc là xấu hổ (?) vì mất “búi tó củ hành” mà tờ Phong Hoá đã chế nhạo là “quốc hồn quốc tuý”. Dưới con mắt người dân thời ấy, lớp người này bị coi khinh (…) là “hạng vong bản” chạy theo bơ sữa. (Nguyễn Mạnh Hùng, Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20, Trẻ, 1990, tr.152-153). 

Khiếp nhỉ! Đành rằng chế độ phong kiến rất tàn ác, rất bất công, nhưng đến mức thấy chướng tai gai mắt là ra lệnh đóng cùm thì… hơi quá.

Chúng ta hãy bình tĩnh lật tự điển, tra nghĩa chữ Khôn xem nó là cái gì.

Theo Thiều Chửu, Khôn nghĩa là cắt tóc, ngày xưa có một thứ hình phạt cắt tóc, nhà Hán gọi là Khôn kiềm.

Gustave Hue định nghĩa Khôn: couper les cheveux à un condamné, émonder un arbre (cắt tóc người bị kết tội, cắt tỉa cây).

À, thì ra thế!

Bốn người trong tranh Phải tội khôn làm chuyện bậy bạ gì đó mới bị phạt, bị cùm, bị đem ra cắt tóc. Tội khôn là tội bị                   đem ra cắt tóc, chứ không phải vì cắt tóc ngắn mà bị đóng cùm, mang tội. Hú vía! Cũng may Nguyễn Mạnh Hùng chỉ lẫn lộn           hậu quả với nguyên nhân. Nếu không thì chỗ đâu mà nhốt hết hạng vong bản chạy theo bơ sữa?Chúng ta còn biết hình phạt         Bè chuối trôi sông, một hình thức dã man của Tội khôn, áp dụng cho nữ giới. Đàn bà gian dâm, con gái chửa hoang, bị làng              gọt gáy bôi vôi,  trói vào bè chuối, thả trôi sông. Có người chết đói, chết khát trên bè. Có người chết đuối. Người nào may             mắn được dân làng khác  cứu vớt thì cũng suốt đời phải sống tha phương cầu thực, không dám trở về làng cũ.

 

Nước Pháp sau ngày giải phóng năm 1945 cũng đã áp dụng Tội khôn với một số phụ nữ đi lại với lính Đức quốc xã.

Nói đến mái tóc, tưởng cũng nên nói vài câu đến mũ và nón.

Việt Nam có rất nhiều kiểu mũ (chữ Hán là mạo) và nón (lạp). Ngày xưa chỉ có hoàng tộc, các quan văn võ, các người đỗ đạt      cao mới được đội mũ. Giới bình dân, không chức tước thì đội nón.

Trong số 11 thứ nón được P. Huard và M. Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr.182) liệt kê, có một      chiếc đã làm hai ông thắc mắc. Các ông gọi nó là chiếc nón giâu, chapeaux des brus? (chữ giâu ngày nay viết là dâu, như                cô dâu). Huard và Durand thắc mắc vì hình dáng cái nón chăng? Nó có vẻ là nón đàn ông. Hay là vì tên gọi?

Câu trả lời cho thắc mắc của hai ông nằm ở bức tranh Hôn lạp trong bộ tranh Oger. Nón dâu và hôn lạp giống nhau. Vậy Hôn nghĩa là gì? Theo Thiều Chửu, hôn nghĩa là lấy vợ, con dâu. Hôn còn có nghĩa là lễ cưới, ngày xưa cưới xin cứ đến tối mới            đón dâu nên gọi là hôn lễ. Gustave Hue cũng định nghĩa chữ hôn là prendre femme, femme, parenté de la femme (lấy vợ,         vợ, họ   hàng bên vợ). Vậy thì chữ hôn trong tranh Hôn lạp phải được hiểu là lễ cưới, lấy vợ, hay con dâu? Huard và Durand      hiểu  là con dâu.

Tranh Hôn lạp có ghi thêm câu chữ Hán Cổ giả nghênh hôn tắc dụng, kim tắc cải chi(ngày xưa dùng lúc đón dâu, ngày nay (khoảng 1909) tục này đã thay đổi). Vậy Hôn lạp có nghĩa là nón đội lúc nghênh hôn, đi đón dâu, tức là…nón của chú rể.

Yêu cầu Huard và Durand nhắn cô dâu trả Hôn lạp lại cho chú rể!

Xã hội Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại. Mái tóc của người Việt Nam nhiều phen rối bù với những cơn gió bụi. Hàm răng      thay trắng đổi đen mấy lần? Lúc thì trọng tóc dài, khinh tóc ngắn. Lúc thì thích tóc ngắn, chê tóc dài. Ngày nào còn yêu hạt   huyền, hạt na, bỗng chốc quay sang chuộng răng lợn luộc, hắt hủi răng đen mã tấu.

Ngày nay thì ngắn dài, đen trắng, sao cũng được. Thời kì mở cửa, kinh tế thị trường, ối dào, ai hơi đâu mà vẽ vời để ý đến  một   góc con người nữa?

Các ông, các cậu tha hồ để tóc chấm vai, húi cua, móng ngựa, sọ dừa. Các bà, các cô cứ việc búi tóc, vấn khăn, phi dê, đuôi  ngựa…

Ai cũng vui vẻ, thoải mái, vô tư.

Cả làng múa ca:

Trên trời có xấp mây xanh
Ở giữa mây bạc, xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua cát “Dã Tràng” về xây…

.

Nguyễn Dư

(Lyon, 4/2003)

Cái Váy và Cái Quần của Các Bà

Thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành …

Nghe thầy giảng lúc ra trận hai bà mặc hồng quần, nghĩa là quần đỏ.
Cả lớp khoái chí, cười khúc khích.
Sau này đọc sách thấy nhiều học giả đồng ý với thầy.
Hồng quần: quần chính nghĩa là cái váy, cái xiêm, phụ nữ xưa mặc quần đỏ. (Đinh Xuân Lâm và Chu Thiên , Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn Học, 1966, tr. 87 ).
Hồng quần: đàn bà (xưa mặc quần đỏ). (Hoàng Xuân Hãn, tập 2, Giáo Dục, 1998, tr. 77).
Hồng quần: quần đỏ (tức con gái). (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).

Hình ảnh hai bà Trưng mặc quần đỏ dẹp giặc đẹp quá!
Đẹp quá hoá ra … đáng ngờ!

Theo truyền thuyết thì thời Hùng Vương, đàn ông Việt Nam đóng khố, đàn bà mặc váy kín (váy chui) hoặc váy mở (váy quấn). (Thời đại Hùng Vương, Khoa Học Xã Hội, 1976, tr.177).
Sử nước ta lại cho biết thêm:
Năm 1414, nhà Minh cấm con trai con gái không được cắt tóc; đàn bà con gái thì mặc áo ngắn quần dài, hoá theo phong tục phương Bắc. (Đại Việt sử kí toàn thư).

Nhà Minh muốn đồng hóa dân ta, cấm đàn bà con gái nước ta mặc váy, bắt phải mặc quần như người Tàu.
Năm 1428 Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước.
Sử không cho biết cách ăn mặc của dân ta dưới thời Lê Thái Tổ và mấy triều vua kế tiếp.

Thời tự chủ, với ý quyết xoá bỏ hết tàn tích nô lệ về y phục, vua Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức năm đầu (1653) định phép ăn mặc cho quan dân. Vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị thứ ba (1665) cấm đàn bà con gái không được mặc áo có thắt lưng và mặc quần có ống chân (nghĩa là bắt buộc phải mặc váy). (Nhất Thanh, Đất lề quê thói, Đại Nam, tr. 206).
Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương nam bắt dân gian cải cách y phục. Theo giáo sĩ Koffler thì chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người đường ngoài, mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu. (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Bốn Phương, 1961, tr. 173).

Chúa Võ Vương muốn “Triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà” (Kiều), độc lập đối với vua Lê chúa Trịnh đàng ngoài nên ra lệnh bắt đàn bà đàng trong phải ăn mặc như Tàu. Vì chúa muốn “Thà làm tôi thằng hủi hơn chịu tủi anh em”, mà các bà đàng trong phải mặc quần.
Vua Minh Mạng đi xa thêm một bước nữa:

Tháng tám (có chỗ hát tháng chín) có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì bóc lột quần chồng sao đang.

Thật ra thì chưa chắc đã là tháng tám hay tháng chín vì sử nhà Nguyễn chép: tháng 10 năm 1828, truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra Bắc. (Quốc triều chính biên toát yếu, Thuận Hoá, 1998, tr. 188).
Quần không đáy, “vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không”, tức là cái váy. Minh Mạng bắt cả đàn bà đàng ngoài mặc quần, cấm mặc váy.

Trên lí thuyết thì từ năm 1828 đàn bà cả nước ta đều phải mặc quần theo ý muốn của nhà vua.
Nhưng thực tế thì ra sao?
Thực tế thì “phép vua thua lệ làng”. Đằng sau luỹ tre xanh, mọi chuyện trong nhà ngoài xóm đều được dàn xếp theo bộ luật bất thành văn “lệnh ông không bằng cồng bà”. Vua nói vua nghe, váy bà bà mặc. Minh Mạng làm sao mà đụng được vào cái váy của các bà nhà quê đàng ngoài! Trong lúc tỉnh thành xôn xao kháo nhau cởi váy mặc quần thì thôn quê miền Bắc vẫn khư khư giữ cái váy. Cho mãi đến những năm 1940 vẫn còn cảnh:

Quanh bếp ấm nồi bánh chưng sùng sục
Thằng cu con dụi mắt cố chờ ăn
Đĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen rức
Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm
(Anh Thơ, Đêm ba mươi tết, 1941)

Cái váy của ta cứ âm thầm “Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”(Phạm Duy). Nhiều phen được vua yêu, lắm lúc bị chúa ghét! Cái váy cứ nhẫn nhục bám lấy các bà mà tồn tại.

Thế mà hai bà Trưng đã tung ra mốt mặc quần từ những năm 40-43, nghĩa là gần 14 thế kỉ trước khi nhà Minh ra lệnh bắt đàn bà nước ta mặc quần, gần 18 thế kỉ trước khi vua Minh Mạng cấm mặc váy!

Đầu thế kỉ 20, đàn bà nước ta “quần phần nhiều mặc quần sồi, lĩnh thâm, đôi khi cũng có người mặc quần nhiễu đỏ; ở Nam kỳ và Trung kỳ thì người phong lưu mặc quần nhiễu trắng, chốn quê mặc quần vải xanh”. (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Tổng hợp Đồng Tháp,1990, tr. 330).
Đến khoảng 1938, dân ta “quần thì chỉ dùng sắc trắng và nâu. Những người già cả mà giàu sang thì ngày hội hè tết nhất mới dùng quần đỏ”. (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, sđd, tr. 173).

Hai bà Trưng nhìn xa, đi trước thiên hạ hay cái quần của hai bà … có vấn đề?
Bàn về quần, trước hết phải đặt câu hỏi quần là cái gì? Chết thật! Ngần này tuổi đầu mà không biết quần là cái gì à?
Quần (chữ hán, bộ y) được Huỳnh Tịnh Của và Đào Duy Anh định nghĩa là đồ để che phần dưới thân thể.
Tự điển Génibrel dịch chữ quần là pantalon (quần dài), culotte (quần đùi), jupe (váy đàn bà), vêtement descendant depuis les reins jusqu’aux pieds (đồ mặc che từ eo xuống đến chân).
Quần được Thiều Chửu dịch là cái quần, cái xiêm.

Đang tìm hiểu cái quần lại bị vướng vào cái xiêm. Vậy xiêm là cái gì?
Xiêm là áo choàng che trước ngực (Thiều Chửu), áo che đàng trước (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển), cái váy (Đào Duy Anh, Từ điển truyện Kiều), đồ bận dưới, cái củn (củn là đồ bận trên), cái váy (Huỳnh Tịnh Của), jupe (váy dài), jupon (váy ngắn), vêtement inférieur (đồ mặc che phần dưới) (Génibrel), manteau (áo choàng) (Gustave Hue).

Đúc kết các định nghĩa trên, chúng ta hiểu rằng xiêm là cái áo choàng, áo mặc ngoài. Xiêm ngắn, chỉ che phần trên thân thể, thì chỉ có một tên gọi là xiêm. Xiêm dài (che cả phần dưới thân thể) thì ngoài tên xiêm, còn được gọi là quần, hay váy.

Quần là chữ dùng để chỉ đồ mặc che phần dưới thân thể. Quần được dùng cho cả đàn ông và đàn bà. Quần có thể là cái sa rông của người Miên, cái kilt của người Ecosse … Đàn ông và đàn bà Tàu đều mặc quần hai ống, cho nên quần đàn ông hay quần đàn bà Tàu đều là … quần (như cách hiểu ngày nay).

Chỉ có cái quần đàn bà Việt Nam mới lận đận, rắc rối.
Ngày xưa (tạm cho là trước thời thuộc Minh) đàn bà nước ta không mặc quần.
Thế à? Các bà không mặc quần hai ống như ngày nay mà chỉ mặc váy thôi.

Chữ quần (hán), chỉ đồ mặc để che phần dưới thân thể của đàn bà Việt Nam ngày xưa, phải được hiểu và phải được dịch nôm là cái váy để khỏi nhầm lẫn với cái quần đàn ông.

Điều này đã được tranh dân gian Oger (1909) chứng minh rõ ràng hơn qua một tấm vẽ đàn bà mặc váy. Tranh được ghi chú bằng chữ hán nôm “dã phụ y thử quần, tục danh quần đùm” (váy của đàn bà nhà quê, tục gọi là váy đùm). Người đàn bà trong tranh mặc váy, do đó chữ quần (hán) phải được dịch (nôm) là váy. Váy đùm là váy buộc túm cạp lại.
Dường như chỉ có văn học mới dùng hồng quần hay quần hồng để chỉ cái váy.

Bốn cột lang, nha cắm để chồng
Ả thì đánh cái, ả còn ngong
Tế hậu thổ khom khom cật,
Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng
Tám bức quần hồng bay phới phới,
Hai hàng chân ngọc đứng song song.
Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,
Cột nhổ đem về để lỗ không.
(Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)

Hai cô gái đánh đu, khoe “tám bức quần hồng”. Vậy là mỗi cô có “bốn bức quần hồng”. Hồ Xuân Hương cũng đưa ra “bốn mảnh quần hồng” trong bài Đánh đu:

( …)
Trai du gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song …

Bốn bức hay bốn mảnh quần hồng ở đây là cái gì? Nếu chỉ là cái quần hai ống thì mỗi ống phải xẻ hai. Ta không có kiểu quần tân kì như thế. Cũng không phải là một mình cái váy vì không có váy nào lại xẻ tư như vậy. Chỉ còn cái áo tứ thân (áo tứ thân có 2 vạt đằng trước, 1 vạt đằng sau) cộng với cái váy mới hợp thành bốn mảnh quần hồng. Cái áo tứ thân (cái xiêm của ta) đã được các tác giả gọi là cái quần. Chúng ta hiểu vì sao Thiều Chửu đã định nghĩa quần là cái xiêm, và Huỳnh Tịnh Của lại định nghĩa cái xiêm là đồ bận dưới, tức là cái quần.
Trong bài Chỗ lội làng Ngang Nguyễn Khuyến có nói đến cái quần đàn bà:

Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có đền ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đấy vén quần lên
Chỗ thì đến háng chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười
Cái gì trăng trắng như con cúi
Đàn bà khép nép đứng liền thưa
Con trót hớ hênh ông xá tội …

Đàn bà vén quần, hớ hênh, để lộ cả cái gì trăng trắng như con cúi. Các nhà quan sát có thẩm quyền kết luận rằng người đàn bà trong câu chuyện mặc váy. Quần hai ống vén đến gối hay đến háng thì vẫn còn kín đáo, chưa để lộ bí mật.

Nguyễn Khuyến đã dùng chữ quần theo nghĩa chữ hán, để chỉ cái váy của các bà.
Hình ảnh vén váy để hở cả cơ đồ còn được thấy qua tấm tranh dân gian Hứng dừa dí dỏm.
Qua vài thí dụ kể trên thì thấy rằng từ thế kỉ 15 (Hồng Đức quốc âm thi tập) đến đầu thế kỉ 20 (Nguyễn Khuyến) chữ quần đã được văn học Việt Nam dùng theo nghĩa của chữ hán, để chỉ đồ che nửa dưới thân thể. Quần của đàn bà (miền Bắc) Việt Nam ngày xưa là cái váy, cái áo dài (xiêm), chứ chưa phải là cái quần hai ống ngày nay.

Hồng quần của hai bà Trưng phải được hiểu là cái váy màu đỏ.

Từ ngày người Pháp cai trị nước ta thì các bà nhà quê miền Bắc mới dần dần mặc quần hai ống như các ông. Một số bà tân thời ở tỉnh thành mặc màu trắng. Dân quê chỉ dùng màu đen hay màu nâu. Ngày nay, cả hai phái nước ta, phái mạnh và phái đè đầu phái mạnh, đều mặc quần hai ống, nhiều màu sắc, kể cả màu hồng, màu đỏ.

Cái váy, cái quần không những đã ám ảnh vua chúa mà còn đè nặng lên đời sống của đám dân đen. Người xưa có phương thuật “chữa mắt hột bằng gấu quần đàn bà”. Quần nào chả là quần, tại sao không dùng quần đàn ông mà phải dùng quần đàn bà? Chẳng nam nữ bình quyền tí nào cả! Nam nhi thua thiệt quá!

Thật ra thì phương thuật dùng gấu váy, sau này váy hiếm, khó kiếm người ta mới thay váy bằng quần, dĩ nhiên phải là quần đàn bà.
Chữ váy, ngoài nghĩa thông dụng là cái váy đàn bà, còn có nghĩa khác là nạo vét, lau chùi (curer, nettoyer, tự điển Génibrel). Váy là dùng vật gì mà vặn xáy (xoáy) hoặc móc ra. Váy tai nghĩa là móc cứt ráy trong lỗ tai ( Huỳnh Tịnh Của).
Váy (đồ mặc) đồng âm với váy (lau chùi, xoáy móc). Do đó, giới bình dân đã dùng cái váy để tượng trưng cho động tác lau chùi. Ai bị đau mắt hột thì lật mí mắt lên, lấy gấu váy dí nhẹ vào mí là tất cả các hột sẽ được đánh sạch.
Từ ngày các bà không mặc váy nữa thì người ta dùng gấu quần. Đứng về mặt chữ nghĩa thì cái quần không giải thích được ý nghĩa của phương thuật. Phải thông qua cái váy mới rõ nghĩa.
Quần đàn ông không dính dáng gì đến váy cho nên không chữa được mắt hột! Quần của các ông thua quần các bà chứ không phải các bà kì thị các ông!

Xưa kia, “thợ may và thợ giặt không nhận may váy, giặt váy cho các bà”. Pierre Huard và Maurice Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr. 178) cho rằng ta bắt chước tục Tàu. Người Tàu kiêng để lẫn lộn quần áo vợ chồng còn trẻ, dưới 70 tuổi.
Thuyết âm dương của Tàu e rằng cao siêu quá, vượt quá xa cái triết lí bình dân của cái váy của ta:

Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời bằng cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.

Bọn thợ may, thợ giặt sợ cái váy có lẽ chỉ vì họ tin rằng váy có ma thuật nạo vét của cải, làm hao tài, sạt nghiệp mà thôi.
Giới trí thức cũng bị váy, quần làm cho vướng mắc lùng bùng …
Ngày xưa, “thư sinh, nhà nho kiêng không sờ vào váy, vào quần đàn bà giữa ban ngày”.
Không biết cụ Khổng lúc bé có phải giặt giũ, phơi quần áo giúp mẹ không?
Nhiều người cho rằng vì váy, quần đàn bà là vật ô uế nên nhà nho không đụng đến. Giải thích như vậy nghe không ổn. Cho dù váy, quần của các bà có ô uế thật đi nữa thì cũng chỉ ô uế vài ngày lúc các bà có tháng thôi. Còn những ngày bình thường thì quần đàn ông hay váy đàn bà đã chắc gì cái nào sạch hơn cái nào? Không riêng gì nhà nho, đến người mù chữ cũng chẳng ai muốn đụng đến những đồ ô uế.

Nhà nho là người dùi mài kinh sử chuyên nghiệp. Ông nào cũng đầy một bụng chữ thánh hiền. Ban ngày ban mặt, nhỡ mà đụng vào cái váy hấp dẫn kia thì còn đâu là chữ nghĩa nữa! Cái váy sẽ cạo vét, lau chùi sạch sành sanh cái bụng chữ thì làm sao mà mở mày mở mặt với thiên hạ được! Có muốn sờ thì chờ lúc nhá nhem hãy sờ.“Tối lửa tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh”, mèo nào cũng xám như nhau. Tranh tối tranh sáng thì … có mắt cũng như không, còn thấy đường nào mà cạo với vét!

Dân gian có một giai thoại về cái váy.
Chuyện kể rằng ông lí làng kia mới tậu được cái ô đen. Ông rất hãnh diện, đi đâu cũng che ô để khoe với dân làng. Một hôm ông vênh vang đi qua chỗ có mấy cô gái đang làm cỏ ruộng. Một cô hát:

Hôm qua tôi mất xống thâm

Hôm nay tôi gặp người cầm ô đen.

Một cô phụ hoạ thêm:

-Nói thế thì ra người ta ăn cắp cái xống thâm, cái váy đen của chị về may ô à? Em nhớ là xống thâm của chị tươi đẹp hơn ô đen kia cơ mà. Để em lên mượn, chúng mình xem cho kĩ nhé.

Ông lí bầm gan tím ruột định mắng mấy con “vén váy không nên” kia, nhưng ông chợt nghĩ nhỡ đụng phải bọn “xắn váy quai cồng” thì thật là nan giải. Nghĩ vậy, ông lí vội cụp ô, chuồn cho nhanh.

Hải Phòng cũng có một giai thoại tương tự.

Trong một cuộc hát đúm, cô gái tấn công trước:

Hôm qua em mất cái váy thâm
Hôm nay em thấy anh cầm một chiếc ô đen.

Cô gái chanh chua vừa dứt lời, liền được chàng trai nhã nhặn đáp lễ:

Em nói thế là em cũng nhầm
Hôm qua anh thấy ông đội khăn thâm ra đình

Trong lúc các bà nhà quê phải mất nhiều năm mới bỏ được cái váy sồi, váy đùm, váy đụp, thì mấy cô ở thành thị lại hớn hở tung hô cái váy xoè, váy chẽn, váy cụt của phương Tây.
Thú phô trương ao ước bấy lâu nay! Giờ mới được mân mê cái váy hiện đại, hiện sinh … hiện hình!
Khách bên đường sững sờ liếc trộm cái của lạ muôn màu, muôn vẻ … Muôn năm!
Thấy mà chóng cả mặt, chỉ … muốn nằm!
Nguyễn Dư

Túy-Phượng sưu tầm

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: