Ông Tài (ngoài cùng bên phải) đã trú ẩn dưới hầm suốt 20 ngày trước khi chạy thoát sang Ba Lan.
Chỉ sau một đêm của ngày 24 Tháng Hai 2022, hàng triệu người dân Ukraine bỗng trở thành người tị nạn. Họ mất nhà, rời bỏ quê hương, xa người thân để tạm lánh đến vùng đất khác. Theo thống kê dữ liệu của Cao Uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), tính đến ngày 9 Tháng Năm 2022 đã có 5,917,703 người Ukraine chạy thoát khỏi quê hương sau hai tháng chiến tranh diễn ra. Họ vượt biên giới để đến các quốc gia lân cận như Ba Lan, Hungary, Romania, Belarus. Trong đó, Ba Lan là nước đón nhiều người Ukraine tị nạn nhất – khoảng 3,234,036 người, theo UNHCR.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi thư chia buồn trước tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, TP.Huế rạng sáng ngày 22.1.2022.
Tài khoản chính thức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên Facebook đã đăng tải bức thư chia buồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thư viết: “Tôi vô cùng đau buồn khi biết rằng người bạn, người anh em tôn giáo quý mến Thích Nhất Hạnh đã viên tịch. Tôi xin gửi lời chia buồn đến quý đệ tử của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch rạng sáng nay 22.1.2022
ẢNH TỪ TRANG THÍCH NHẤT HẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG LÀNG MAI QUỐC TẾ
Đức Phật thành đạo là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng với toàn thể nhân loại, đánh dấu bước ngoặc vĩ đại về quan niệm con người và thế giới, mở ra khung trời mới cho hết thảy chúng sinh đang khổ đau trong đêm trường u tối.
Hằng năm, đến ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, những người con Phật khắp năm châu đều hướng về Bồ Đề Đạo Tràng để kỷ niệm ngày Đức Phật Thành Đạo. Sự kiện Phật thành đạo có ý nghĩa lớn lao với Phật giáo. Bởi từ đây đã chính thức xuất hiện bậc Đại giác ngộ Thích Ca Mâu Ni Phật dẫn dắt chúng sanh đến bờ an vui giải thoát.(1) Nhân kỷ niệm lễ Thành đạo, chúng ta thử đi vào tìm hiểu ý nghĩa và các giá trị của sự kiện này.
Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tỉnh Đắk Lắk đóng rau củ quả chuyển đến người dân TP.HCM
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh Đắk Lắk, ngày 8-7, Hòa Thượng Thích Châu Quang Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk đã ấn ký công văn số 98/CV-BTS vận động rau củ quả, thực phẩm ủng hộ bà con đang cách ly tại TP.HCM Tiếp tục đọc →
“Hít vào, tôi thấy sự bình an trong cơ thể và tâm trí. Thở ra, tôi mỉm cười. Tôi an trú lại khoảnh khắc duy nhất của hiện tại”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Cuộc sống xoay vần, cho đi yêu thương sẽ nhận về yêu thương, đôi khi chúng ta giúp đỡ hoặc biết ơn người khác có thể lại là một vòng tuần hoàn cho những người tốt việc tốt mai sau.
Cuộc sống xoay vần, cho đi yêu thương sẽ nhận về yêu thương. (Ảnh: Twitter)
Ngày nay, trong xã hội đầy rẫy những bất ổn và đấu tranh, nhiều người dường như đang đi mất niềm tin và hy vọng vào lòng tốt của con người. Tiếp tục đọc →
Một bức tâm thư của người bố doanh nhân Hán Quang Dự gửi cho con gái nhỏ Jenifer của mình, được rất nhiều người đón nhận và có giá trị lớn cho bất kì ai trong chúng ta.
Sáng 5/5, bảy đóa sen màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím được hạ thủy trên đoạn kênh Nhiêu Lộc gần khu vực chùa Quan âm tu viện.
Lấy ý nghĩa từ 1 bài pháp nói lên một quá trình của Đức Phật “bước vào trần gian này”, để chịu chung qui luật cuốn hút của vật lý Âm Dương, kết thành nhân duyên và chịu luật tự nhiên của nhân quả cũng như bao nhiêu người khác.
7 đóa sen năm nay do Ban tổ chức Đại lễ Phật đản Quan Âm tu viện (Phú Nhuận, TP HCM) thiết kế đã chính thức hạ thuỷ trên kênh Nhiêu Lộc. Khác hẳn các năm trước đây chỉ có một mầu hoa sen, ý tưởng 7 đóa sen cầu vồng tượng trưng cho biểu tượng cho hòa bình thế giới, vẻ đẹp thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Về mục đích và giá trị, sự có mặt của Đức Phật trên đời này được ghi nhận như sau: “Ta sinh ra đời vì hạnh phúc lớn cho các chúng sinh, vì lòng thương đời và vì phúc lạc lớn cho loài người”.
Ý nghĩa Phật đản PL.2563 – DL.2019 của Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương
Mùa Phật đản lần thứ 2643, PL. 2563 – DL. 2019 là sự kiện tâm linh, văn hóa quốc tế, rất thiêng liêng đối với cộng đồng Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, khi Liên Hợp Quốc và cộng đồng Phật giáo thế giới tin tưởng và ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần 16 trên toàn cầu và lần thứ 03 tại Việt Nam. Đại lễ được tổ chức tại Di tích Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam từ ngày 12 đến ngày 14/5/2019. Tiếp tục đọc →
Phật giáo không phải là tôn giáo phổ biến nhất ở Nga khi chỉ có khoảng một triệu tín đồ nhưng tại đây lại có nhiều đền thờ Phật giáo đẹp đến ngỡ ngàng.
Đền thờ Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) được xây ở trung tâm Elista, thủ phủ nước Cộng hòa KalmykiaTiếp tục đọc →
Mỗi khi đến mùa Phật Đản khi nhìn hình ảnh Đức Phật không hiểu sao tôi lại luôn thấy bên cạnh Ngài có thêm một thị giả thật trẻ trung và thôngminh đa tài và tôi như trở về đến phẩm thứ 9 của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Cung điện khổng lồ Potala xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.
Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
Từ bi còn có sức mạnh hơn cả ngàn lời nói. Nó có thể khiến cho sự oán hận và sự giãn cách trong tâm hồn ngay lập tức tiêu tan. Yêu thương người đồng thời mang lại niềm vui cho người, được gọi là “từ”. Đồng cảm với nỗi khổ của người khác, thương xót người khác, giúp người ấy bỏ đi nỗi thống khổ đó, được gọi là “bi”. Cứu độ tâm linh của người khác, khiến người ấy không bị biến chất, sa đọa mà rớt xuống, đó chính là từ bi nhất.
Từ hôm nay (1/3/2018), phim tài liệu “Walk with me” về thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được công chiếu ở Việt Nam với tên gọi “Bước chân an lạc”.
“Bước chân an lạc” là bộ phim tài liệu kỳ công về các tăng thân Làng Mai (Pháp) và thiền sư nổi tiếng thế giới Thích Nhất Hạnh, với các bài pháp thoại rất sâu sắc về chánh niệm, mang tính thực tế cao dành cho người tu tập và người hành thiền. Tiếp tục đọc →
Rất nhiều người dân đồng tình ủng hộ đề xuất bỏ tục đốt vàng mã, nhưng một số ý kiến lại cho rằng, việc bỏ đốt vàng mã khó thực hiện và cũng không nên, bởi đây là phong tục có từ ngàn đời.
Hình ảnh người dân đốt vàng mã tại chùa Hà. Ảnh: B. Loan
Thân làm chuyện tốt, miệng nới lời tốt, tâm tồn thiện niệm, đó chính là “tam hảo”. “Tam hảo” này sẽ giúp chúng ta quyết định con đường nên đi khi gặp ngã rẽ giữa tốt và xấu. Vì thiện ác hữu báo, không phải không báo, mà là chưa báo.
Phải chăng não bộ ẩn chứa 1 vũ trụ bên trong, còn vũ trụ chúng ta thấy, lại nằm trong 1 não bộ
Khám phá gây chấn động của các chuyên gia khoa học: não người có cấu trúc và hình dạng như một vũ trụ đa chiều “Chúng tôi đã tìm thấy một thế giới mà chúng ta chưa từng tưởng tượng được.”Tiếp tục đọc →
Từ khổ đau đến chấm dứt khổ đau cách nhau bao xa? Theo ông Andrew Olendzki thì khoảng cách ấy ta có thể vượt qua được chỉ trong một chớp mắt. Và đó cũng là lời Phật dạy trong kinh Tu Tập Căn (Indriyabhavana Sutta) của Trung Bộ Kinh. Tiếp tục đọc →
VOV.VN -Cứ gần Tết Nguyên đán, lại có hàng ngàn người kéo đến các chùa đăng ký dâng sao giải hạn. Nhiều ý kiến cho rằng việc này đang bị hiểu sai, bị lạm dụng.
Nhiều người Việt tin rằng, vào một số tuổi nhất định, con người ta thường gặp vận hạn. Những quan niệm từ xưa truyền lại mang màu sắc huyền bí như “Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, “nam La Hầu, nữ Kế Đô”, “49 chưa qua, 53 đã đến”… khiến cho không ít người lo lắng, bất an.
Muốn làm giảm nhẹ điều này, họ thường cúng “giải sao” (dâng sao giải hạn). Việc làm này có phần có ích lợi vì nó làm yên lòng những người rơi vào năm “vận hạn” theo quan niệm “có kiêng có lành”. Do vậy, đầu năm và hàng tháng người ta thường làm lễ dâng sao giải hạn. Lễ dâng sao có thể thực hiện tại chùa hoặc ngay tại nhà.Tiếp tục đọc →
Bạn biết không? Tôi có một NGƯỜI THẦY mà cho dẫu trọn kiếp này tôi cũng không sao nói hết lời “Tạ ơn!” Xin tặng Nụ Cười bất tử của THẦY tôi đến những ai được gọi là “kỹ sư tâm hồn”.
THIÊN THU ĐẸP MÃI NỤ CƯỜI
Có một nụ cười Mãi rạng ngời không tắt. Khi chiều về hoàng hôn rơi tím ngắt, Hay lúc trời rực rỡ sắc ban mai.
Obama, tại nước Lào, nêu rõ sức mạnh trong niềm tin của người Phật tử
Hôm qua, trong bài phát biểu trước nhân dân Lào, Tổng thống Obama nhấn mạnh đến sức mạnh trong niềm tin Phật của người dân xứ Chùa Tháp. Obama đến dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Hội trường Văn hóa Quốc gia Lào ở Viêng Chăn, 6/9/2016.( Ảnh :VOA Tiếng Việt)
Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với vị trí địa lý nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này có được là do người dân Bhutan thường xuyên tìm kiếm sự hạnh phúc về tinh thần, họ không quan tâm đến TV, Đài hay Internet, những vấn để nổi trội của thế giới. Còn đối với những người dân tại quốc gia khác, việc tìm kiếm hạnh phúc tại Bhutan lại khó hơn người ta tưởng. Đâu phải việc ở một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Nếu là người Việt Nam và đặt chân tới Bhutan, có lẽ bạn sẽ thấy quê hương chúng ta còn hạnh phúc gấp vạn lần. Tại sao lại như vậy?Tiếp tục đọc →
Muốn tu Thiền, hành giả cần có ba đức tính: độ lượng, đức hạnh và từ tâm. Nhưng cuộc sống tâm linh cao đẹp còn cần đến những đức hạnh khác nữa và chúng cũng cần được vun trồng: Bố thí, Giới hạnh, với Xuất ly, Trí tuệ, Tinh tấn nữa là năm Nhẫn, Chân, Kiên định, Từ bi, Và Xả bỏ nữa là mười.
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy. Tiếp tục đọc →
Cùng ghé thăm những ngôi chùa có kiến trúc đẹp với khoảng 500 triệu tín đồ trên khắp thế giới nhé!
Haeinsa, Hàn Quốc
Ngôi chùa Haeinsa (Hải Ấn tự) nằm trên núi Kaya là một trong những ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Chùa được xây dựng lần đầu tiên năm 802 và được tái thiết lại năm 1818 sau vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ ngôi chùa xảy ra năm 1817. Kho báu ngàn đời của ngôi chùa chính là những tấm gỗ Tripitaka Koreana (Tam Tạng) – một bộ sưu tập đầy đủ nhất các bản kinh, giáo pháp và những thỏa ước Phật giáo còn tồn tại cho đến ngày nay được khắc trên 80.000 tấm gỗ từ năm 1237 đến 1247, được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới năm 1995. Tiếp tục đọc →