Vượt qua 40 chú cua, cua “Bình Dư,” mang số đăng ký 11, đến từ huyện Năm Căn với trọng lượng 1,452kg đã giành danh hiệu “Cua Cà Mau lớn nhất-cua Sumo (Sumo Crab),” với tiền thưởng 15 triệu đồng.
Chú cua có biệt danh “Bình Dư” đã chiến thắng cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất-cua Sumo” với trọng lượng 1,452kg. (Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN)
Con cua biển lớn nhất Cà Mau đã mang về cho chủ nhân 15 triệu đồng. Ngoài ra, 69 món ăn được chế biến từ cua biển Cà Mau cũng đã xác lập kỷ lục Việt Nam. Lẩu mắm U Minh cũng được nhận bằng kỷ lục châu Á. Tiếp tục đọc →
Khi nhận được trái nho Ninh Thuận bề ngoài không đẹp, hãy đừng vội buồn, mà vui lên bạn nhé! Bởi bạn phải biết rằng, quá trình thuyết phục nông dân trồng nho ở Phan Rang – Ninh thuận chuyển mình, chuyển đổi từ trồng những trái nho đẹp, nhẵn bóng “ngậm” đầy thuốc sâu sang không đẹp bằng nhưng bao sạch với phương thức sử dụng túi bao trái, team dự án VCED của Socodevi đã mất hẳn nửa thập kỷ!
Dự án VCED của tổ chức phi chính phủ đến từ Canada – Socodevi, đang hỗ trợ thành lập 5 hợp tác xã gồm: bưởi da xanh Bến Tre, nho Evergreen Ninh Thuận, thanh long Thanh Bình, bò sữa Đơn Dương, bò sữa Sóc Trăng. Các HTX cung cấp các sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng theo chuẩn VietGAP/GlobalGAP trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Tiếp tục đọc →
Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đăng Xuân tại Đại học Hirosima cho rằng các dự án nông nghiệp công nghệ cao nên lấy hộ nông dân nhỏ lẻ làm trung tâm, thay vì chỉ tập trung vào tập đoàn lớn.
“Đến 2019, một nông dân Nhật Bản xuất khẩu trung bình hằng năm 40.000 USD nông sản. Trong khi đó, ở Việt Nam, một nông dân xuất khẩu trung bình chỉ 1.000 USD”, đây là số liệu được Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đăng Xuân (Đại học Hirosima, Nhật Bản) chia sẻ trong Diễn đàn quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam vừa diễn ra ngày 16/9.
Khi mà giá trị nông sản được nhìn nhận thiên lệch chỉ về giá tiền, thì giá trị dinh dưỡng, cái ngon ngọt của chúng bị rớt xuống hàng thứ yếu.
Ảnh: Thanh Bình
1. Mặc dù triết gia Masanobu Fukuoka với “Cuộc cách mạng một cọng rơm” nổi tiếng lừng lẫy thế giới (ít nhất là với nhiều độc giả Việt Nam – những người ủng hộ canh tác nông nghiệp thuận tự nhiên và mê mẩn với nông sản organic), nhưng chúng ta sẽ bắt đầu với câu chuyện của một lão nông Nhật Bản ít nổi tiếng hơn: Akinori Kimura.
Là người trồng táo, Kimura loay hoay nhiều năm với bài toán Bón phân – Phun thuốc – Sâu bệnh – Sản lượng thấp (hoặc sản lượng cao nhưng giá thấp). Mùa nối mùa, sâu bệnh ngày càng kháng thuốc dữ dội, lượng thuốc phải tăng lên ngày càng cao, và nông sản cứ ngày càng xuống giá.
Kimura rơi vào cảnh nợ nần, tuyệt vọng, ông quyết định lên núi tự vẫn.
Theo TS. Tô Văn Trường, bài phỏng vấn GS Xuân “Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa chính chúng ta đang cãi trời”, dù rất đáng suy ngẫm, nhưng còn nhiều vấn đề cần trao đổi. Tác động bất lợi mà các hồ thủy điện ở Trung Quốc mang đến cho toàn bộ dòng sông Mekong là không hề nhỏ.
Việc thu mua, vận chuyển tiêu thụ nông sản bị ách tắc khi các thương lái không thể vận chuyển nông sản do quy định phòng chống dịch tại nhiều địa phương giáp với tỉnh Hải Dương.
Ngày 21/2/2021, Bộ Công Thương đã có Công văn Số: 901 /BCT-TTTN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Người dân ở Hà Nội tham gia “giải cứu” nông sản ở Hải Dương. Tiếp tục đọc →
Khoảng 15 tấn rau sạch gồm cà rốt, su hào, cà chua… của người dân vùng dịch Hải Dương được người dân Hà Nội mua hết chỉ sau vài giờ bày bán.
Dịch COVID-19 bùng phát khi cánh đồng trồng rau vụ đông ở tỉnh Hải Dương đang đến kỳ thu hoạch. Hàng loạt nông sản như cà chua, su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt… bị mắc kẹt, không thể tiêu thụ.
Với 30ha trồng đào, phường Hải Tân (TP Hải Dương) hằng năm thu hút lượng lớn khách đến mua buôn nhưng Tết này, người nông dân nói đang phải “thở ô xi” vì thua lỗ.
Mưa lũ kéo dài cộng thêm những tác động không mong muốn từ dịch Covid-19 khiến nhà vườn trồng hoa ở miền Trung dự đoán trước một cái Tết kém vui
Nhiều nhà vườn chủ động giảm sản lượng, cố công chăm tưới để “cứu” những vườn hoa đang bị hư hại nặng vì mưa lũ vừa qua.
Buồn vì mai nở sớm
Làng mai ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng những ngày này trở nên tất bật hơn. Ông Lê Hai – hộ trồng mai ở đường Tôn Đản, phường Hòa An – cho biết cả phường có hàng chục hộ trồng mai với hơn 10.000 gốc, vườn nhà ông trồng vài trăm gốc.
Một hộ trồng cúc ở làng hoa Vân Dương, TP Đà Nẵng tất bật chăm sóc cây để kịp vụ Tết. Ảnh: Bích Vân
Đợt rồi mưa lớn kéo dài nên gốc nào cũng ngấm đầy nước, công chăm sóc và vật tư tốn kém hơn hẳn mọi năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá mai dự báo không tăng mà có thể giảm và kén người mua, nhà vườn dự báo thất thu.
Những ngày qua, cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Hà Giang được rao bán tràn ngập với giá cực rẻ chỉ từ 5.000-7.000 đồng/kg.
Theo người bán, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu gặp khó nên giá cam rẻ hơn nhiều so với các năm trước. Tại Hà Nội, cam Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Hà Giang được quảng cáo đã bước vào mùa thu hoạch nên quả vỏ mỏng, ruột đỏ, nhiều nước. Hàng mới hái về Hà Nội tươi rói, size mỗi kg từ 5 đến 7 quả và giá chỉ từ 5.000 đồng/kg. Giá siêu rẻ nên người bán thường đóng sẵn túi 20kg giá 100.000 đồng.
Trên các chợ online Hà Nội, Đà Nẵng, cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) được bán với giá chỉ từ 5.000-8.000 đồng/kg
Chị Trang, một người bán cam online cho hay, có nhiều người lúc đầu hỏi mua 5kg, giá chỉ 30.000 đồng nhưng tiền ship lại mất 20.000-25.000 đồng nên hầu như ai cũng đổi ý, mua luôn vài chục cân.
Đến nay, thứ quả đặc sản này của Việt Nam đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, giúp người trồng vải tại Bắc Giang, Hải Dương có nguồn thu tới 7.000 tỷ đồng mỗi năm. Nhờ đó, vài năm gần đây, vải thiều không còn tình trạng được mùa rớt giá như trước. Tiếp tục đọc →
Để giải cứu hàng ngàn tấn nông sản đang nằm chờ tại vùng biên, Ban kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn và khu tự trị Quảng Tây (Trung Quốc) đang xem xét mở cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào ngày 3-2 để thông quan hàng hóa.
Xuất khẩu đình trệ
Tính tới ngày 31-1, có khoảng 117 chiếc xe container chở thanh long xuất sang Trung Quốc phải nằm chờ tại bãi xe cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. Mỗi xe chứa từ 13-18 tấn thanh long và có hàng nghìn tấn thanh long đang nằm chờ thông quan trong ngày đầu tiên cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc dừng giao thương hàng hóa để hạn chế dịch corona lây lan.
Mỗi ngày có thêm khoảng 20 container nông sản phải nằm chờ tại cửa khẩu Tân Thanh – Ảnh: B.NGỌC
Thời điểm này, hầu hết nhà vườn ở miền Tây, Lâm Đồng đã xuống giống các loại hoa kiểng cho mùa Tết nguyên đán sắp tới
Nhà vườn Đà Lạt xuống giống hoa cúc cho dịp Tết sắp tới Ảnh: Đình Thi
Ông Bùi Thanh Liêm – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre – cho biết huyện cung ứng cho thị trường Tết nguyên đán năm 2020 khoảng 11 triệu sản phẩm các loại, hơn năm rồi một ít do sản lượng hoa treo nhiều.
Mới đây, gạo ST24 của Việt Nam đã được công nhận “Gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại Gạo Thế giới lần thứ 11 diễn ra tại Manila, Philippines.
Đoàn Việt Nam nhận giải thưởng gạo ngon nhất thế giới tại Philippines. (Ảnh qua tuoitre.vn)
Những ngày cuối tháng 5 trên vùng đất cao nguyên Xiêng Khoảng trở nên rộn rã, hồ hởi hơn với một sự kiện đặc biệt. Lần đầu tiên, mảnh đất vùng cao này đón chào những vị lãnh đạo cấp cao, đại diện nhiều doanh nghiệp hàng đầu của cả Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Một đại dự án trang trại bò sữa organic của Lao-Jagro – một công ty liên doanh của Vinamilk – với quy mô 5000ha, hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống nơi đây.
Dù tất cả các loại hoa, quất cảnh đều đã hạ giá xuống mức thấp nhất, nhưng nhiều người đi mua vẫn ép giá. Trong khi nhiều chủ kinh doanh phải chấp nhận bán đổ bán tháo, cũng có nhiều người tự tay phá bỏ hàng loạt đào, quất chứ nhất quyết không chịu bán với giá rẻ mạt.
Năm 2017, người ta săn lùng mua cà cho thân gỗ, giá của mỗi kg lên tới bạc triệu. Nhiều người nông dân ở Lâm Đồng đã đầu tư cả tài sản để trồng loại cây này. Nhưng đến nay, khi được thu hoạch thì lại bán không ai mua, cho không ai lấy.
Nông dân trồng thanh long đang khóc ròng vì thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua khiến thanh long giá rớt xuống còn 2.000-4.000 đồng/kg tùy loại, thậm chí nhiều loại còn không bán được, chín đỏ ngoài ruộng.
Trung Quốc quyết định đột ngột, vạn nông dân Việt khóc ròng. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Thực phẩm biến đổi gen của Monsanton sắp được tung ra thị trường. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm biến đổi gen (GMO) từ lâu đã bị người tiêu dùng tẩy chay, tuy nhiên Monsanto – công ty làm chủ công nghệ này vẫn sẳn sàng bỏ hàng tỉ đô la để nghiên cứu, phát triển, và còn sắp tung hàng loạt sản phẩm GMO ra thị trường. …
Monsanto là công ty hóa chất bị ghét nhất thế giới. Ngoài hạt giống biến đổi gen GE và sản phẩm chủ lực như thuốc diệt cỏ độc hại như Roundup, Monsanto cũng dẫn đầu về sản xuất chất độc màu da cam, PCB – nhóm các hóa chất gây ung thư, DDT, hormone tăng trưởng trong sữa bò (rBGH) và đường hóa học aspartame. Tiếp tục đọc →
Ngày xưa chưa có các loại thuốc trừ sâu nhưng nông dân vẫn kiểm soát tốt sâu bệnh và sự tăng trưởng của cây trồng. Điều đó không có nghĩa là các loài sâu bệnh gây hại không tồn tại, mà đơn giản là nhờ sử dụng các giải pháp tự nhiên.
Có một số phương pháp vừa tự nhiên, an toàn, vừa giúp kiểm soát sâu bệnh cho vườn nhà bạn. (Ảnh minh họa)
Đây là học vị ghi nhận các công trình nghiên cứu về lĩnh vực y học cổ truyền của ông Đoàn Văn Khanh đã được ứng dụng có hiệu quả.
Trường Đại học Florida (Mỹ) vừa phối hợp với Viện Quản lý tri thức về Công nghệ, thuộc Sở Khoa học- Công nghệ TP.HCM tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Đoàn Văn Khanh, một nông dân ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Đây là học vị ghi nhận các công trình nghiên cứu về lĩnh vực y học cổ truyền của ông Đoàn Văn Khanh đã được ứng dụng có hiệu quả. Trong đó, tiêu biểu là sử dụng trái bưởi chế biến ra các loại dược phẩm, dược liệu có tác dụng hỗ trợ trị chứng rụng tóc, hối đầu…
Nông dân “chân đất” Đoàn Văn Khanh nhận bằng tiến sĩ danh dự do Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Florida (Mỹ) cấp
Theo ông Nguyễn Xuân Tùng – Chủ nhiệm Hợp tác xã cà phê Bích Thao (Sơn La), càphê Sơn La ngon nhưng chưa có thương hiệu nên giá bán còn thấp. Ông tin rằng khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, cà phê Sơn La sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị sản phẩm.
Nhóm sinh viên tình nguyện vay tiền mua 20 tấn dưa với giá cao gấp 6 lần so với thương lái. Chương trình giải cứu dự kiến kéo dài một tháng, giúp người dân bán khoảng 200 tấn dưa.
Mỗi tấn dưa nếu may mắn sẽ lãi được 500.000 đồng. Số tiền lãi nếu có sẽ được dành quyên góp xây trường, làm thư viện cho trẻ em vùng cao.
Người dân Hà Nội mua dưa trong đêm 22h, hàng trăm người dân Hà Nội nán lại để mua những quả dưa đầu tiên mới được chuyển từ Quảng Ngãi ra.
{Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng, tù túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống. Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”}
NẾU PHÓNG SINH HÀNG CHỤC TẤN CÁ MÀ CÓ NHIỀU CÁ CHIM TRẮNG TRONG ĐÓ – LOÀI CÁ HUNG THẦN CỦA BAO NHIÊU LOÀI KHÁC, vì chúng ăn thịt rất nhiều các loài cá bản địa, loài lưỡng cư, bò sát và ngay cả một số loài thú nhỏ, THÌ CÓ THỂ BỊ COI LÀ PHẢN TÁC DỤNG?
(Vietnamnet) Nhìn mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết, nhiều người sẽ giật mình: gạo Thái, gà xông khói Hàn Quốc, ngỗng Nga, bò Úc, táo Mỹ, nho Nhật,… phần lớn là đồ ngoại. Một năm trầm kha với nông nghiệp Việt do bất khả kháng, song, phía trước, nỗi lo còn lớn hơn khi hội nhập, nông sản ngoại đổ bộ.
Mùa này, đi trên quốc lộ 62 đoạn từ Mộc Hóa, Kiến Tường ra biên giới Campuchia, hai bên đường người dân bày bán rất nhiều sản vật đặc trưng của mùa nước lũ Đồng Tháp Mười, như bông súng, bông sen, bông điên điển, ốc lác, cua đồng, khô cá lóc… Tiếp tục đọc →
Theo Tech Insider, trang trại của AeroFarms nằm trong một nhà kho rộng hơn 6.400 m2 ở Newark, New Jersey. Khi chính thức đi vào sản xuất từ mùa xuân năm nay, nơi đây trở thành trang trại thẳng đứng lớn nhất thế giới, với 250 loại thảo mộc và rau xanh. Các loại cây trồng nằm trên khay xếp cao tới gần 10 m dưới ánh đèn LED và máy cảm biến theo dõi quá trình phát triển.
TTO: Ai cũng mong lời bộ trưởng Cao Đức Phát: “Đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác tất cả không an toàn…” là sự thật.
Tháng 3/2016 trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 – 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong.
Glyphosate được cho là liên quan đến tỷ lệ dị tật bẩm sinh ngày càng gia tăng ở Argentina (Ảnh minh họa)Rất nhiều nơi trên thế giới đang tẩy chay mạnh mẽ glyphosate vì nguy cơ gây ung thư, nhưng tại Việt Nam nhiều loại thuốc diệt cỏ được cấp phép sử dụng lại chứa chất này.
Người uống cà phê ở London, Pari, New York và trên khắp thế giới nhâm nhi tận hưởng vị ngon của nó, nhưng ít ai biết được vị “đắng”, nỗi nhọc nhằn của người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên. Tiếp tục đọc →
Khi công nghiệp phát triển, nhiều nhà máy xuất hiện, nhiều đô thị được thành hình, nhu cầu về nhân lực cho các cơ xưởng, công ty dịch vụ, kinh doanh tăng, lôi kéo nhiều nông dân tham gia vào kinh tế thị trường. tạo ra chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp bị ảnh hưởng. Từ đó, cuộc sống của gia đình nông thôn, phương thức sản xuất và sản lượng nông nghiệp trước đó cũng bị thay đổi theo. Tiếp tục đọc →