• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Định đến Việt Nam 3 tháng, bác sĩ Hattori đã đi 20 năm, đem lại ánh sáng cho gần 20.000 người

 Chuyến đi tưởng 3 tháng của bác sĩ Hattori Tadashi vào năm 2002 rốt cuộc kéo dài đến 20 năm, lấy đi của ông không ít thứ nhưng đem lại ánh sáng cho gần 20.000 người. Ông không lấy bất cứ tiền công nào, thậm chí còn bỏ tiền túi cho người bệnh.

Định đến Việt Nam 3 tháng, bác sĩ Hattori đã đi 20 năm, đem lại ánh sáng cho gần 20.000 người - Ảnh 1.

Lòng Trắc Ẩn – ( Trần Lê Túy Phượng)

Quote Image - Desktop Image

Lòng trắc ẩn là một trong những suối nguồn tình yêu thuần khiết nhất ~ Anne Truitt

Năm 1982, khi Bà được 61 tuổi nhà điêu khắc nổi tiếng Anne Truitt đã xuất bản một tuyển tập các đoạn trích từ nhật ký cá nhân của mình, trong đó bà suy ngẫm về một cuộc sống sáng tạo. Được bán với tiêu đề “Cuốn sách nhật ký: Nhật ký của một nghệ sĩ”, gồm các bài tiểu luận khám phá, trong các chủ đề khác, cách chúng ta được người khác nhìn nhận và cách chúng ta thường đưa ra các giả định về những người có liên hệ trong cuộc sống của mình. Khi xem xét bản chất của tình yêu, Truitt kết luận rằng chỉ thông qua lòng trắc ẩn, chúng ta mới có thể thực sự kết nối và hiểu nhau trên thế giới.

Tiếp tục đọc

Tỉ phú Sài Gòn – bà chủ kì lạ với nguyên tắc 3 không: Từ xe bánh mì vô danh đến thương hiệu nổi tiếng

Tỉ phú Sài Gòn - bà chủ kì lạ với nguyên tắc 3 không: Từ xe bánh mì vô danh đến thương hiệu nổi tiếng6Bà Gái và tiệm bánh mì Như Lan. – Nguồn ảnh: Internet

Sài Gòn có rất nhiều tiệm bánh nổi tiếng như Huỳnh Hoa, Bảy Hổ, Hồng Hoa,… Ngoài ra, cửa hàng bánh Như Lan, có cơ sở chính nằm ở trung tâm quận 1 cũng thu hút sự quan tâm của mọi người.

Từ xe đẩy bánh mì đến cửa tiệm nằm ở địa thế đắt đỏ của Sài Gòn

Như Lan được sáng lập năm 1968 do dì Gái (tên thật là Nguyễn Thị Dậu) lên ý tưởng và dày công xây dựng. Thuở mới bắt đầu kinh doanh, dì Gái đẩy chiếc xe bánh mì vô danh rồi bán trên đường Lý Chính Thắng. Sau khi gom được số vốn nhỏ, bà đem toàn bộ tiền mở cửa hàng trên đường Hàm Nghi (quận 1), những sản phẩm như dăm bông, pate,… đều do bà tự tay làm ra. Tiếp tục đọc

Năng Lượng Của Bạn Hấp Dẫn Những Người Giống Bạn

Trường năng lượng của con người là thứ vô hình, nhưng loại năng lượng này có lực cực lớn. Trường năng lượng trên thân thể chúng ta luôn luôn có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Trường năng lượng được hình thành như thế nào?

Quan niệm, tín ngưỡng, hoàn cảnh, bạn bè, các loại dục vọng… của bạn, đều sẽ ảnh hưởng đến từ trường của bạn. Một người có tu dưỡng, có đạo đức, thì trường năng lượng của người này là tốt, sẽ hấp dẫn những việc tốt, hấp dẫn vận khí tốt! Tiếp tục đọc

Cảnh giới tâm hồn mới là thứ quyết định nhân cách và thành bại của đời người

Người ta thường hay dùng chức vị và tài năng để đánh giá thứ bậc của người đàn ông, dùng dung mạo và khí chất để đánh giá thứ bậc của người phụ nữ, nhưng rất ít người đánh giá thứ bậc của tâm hồn.

Tâm hồn có thứ bậc, hơn nữa thứ bậc của nó lại quyết định nhân cách, và thành bại cả đời của một người.

Điều gì đánh giá thứ bậc tâm hồn của đời người? (Ảnh: Pinterest)

Tiếp tục đọc

Đại đức Thích Minh Niệm: “Sắm đôi giày tốt để đi qua mọi chông gai”

Trong những ngày dịch bệnh hoành hành, ở một góc bình an, Đại đức Thích Minh Niệm cùng những thành viên của Miền tỉnh thức vẫn đều đặn thực hiện chương trình thiện nguyện “Chỉ tình thương ở lại”.

Bài trên giai phẩm Giác Ngộ số Vu lan - Thiết kế: Tống Viết Diễn

Trò chuyện với Giác Ngộ, Đại đức Thích Minh Niệm, tác giả của Hiểu về trái tim và nhiều cuốn sách khác cho biết đây là chương trình hỗ trợ hoàn toàn phi lợi nhuận, xuất phát từ những tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước dành cho người dân Sài Gòn khi đứng trước làn sóng hiểm nguy dồn dập của đại dịch. “Đại dịch tuy gây ra biết bao tổn hại, nhưng đó cũng là một trải nghiệm ‘đặc biệt’ để chúng ta tỉnh ngộ, nhận ra bản chất của đời sống vốn vô thường, bất toại nguyện…”, thầy nói.

Tiếp tục đọc

Trong gian khó có điều ngọt ngào: Những bức tranh như liều thuốc trị thương

Trần Trung Lĩnh là họa sĩ vẽ sơn dầu, theo đuổi trường phái biểu hiện, nhưng những ngày Sài Gòn “bị thương”, Trần Trung Lĩnh tìm đến một ngôn ngữ nghệ thuật khác để “trị thương” cho cả mình và đồng bào.

Trong gian khó có điều ngọt ngào: Những bức tranh như liều thuốc trị thương - Ảnh 1.

Thiên thần lớn, thiên thần nhỏ ở quanh ta đó thôi

Với “vũ khí” là chiếc iPad, Lĩnh vẽ hiện thực về Sài Gòn “những điều dễ cưng”, vẽ những thiên thần bác sĩ, vẽ “bánh mì Sài Gòn đặc biệt yêu thương”, vẽ những chuyến hành hương có một không hai của những em thơ theo cha mẹ tìm đường thoát dịch, vẽ những người hùng giữa đời thường, vẽ những điều ngọt ngào của tình thân trong nghèo khó như một liều thuốc bổ dưỡng cho tâm hồn con người trong những ngày ai nấy đều cảm một nỗi bơ vơ bởi hiện tại khắc nghiệt và tương lai khó đoán định…

Cường ‘béo’ – người từng hết mình vì cộng đồng xứng đáng được công nhận liệt sĩ

Do thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện giúp dân nơi tâm dịch nên Cường “béo” bị nhiễm Covid-19. Hôm 17/8, anh được đưa vào khu cách ly tập trung để điều trị và mất ngày 22/8.

Nhiều năm qua, Cường”béo” (tên thật là Vũ Quốc Cường, sinh năm 1975, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) có tiếng thơm bay xa khi mở 2 quán cơm chay xã hội.

Mục đích của anh là hỗ trợ người nghèo. Tuy chỉ nằm trong hẻm nhỏ, thế nhưng quán cơm này luôn là địa chỉ thân thuộc của hàng ngàn người nghèo tại TP.HCM khiến nhiều người biết đến cái tên Cường “béo”.

Cường 'béo' - người từng hết mình vì cộng đồng xứng đáng được công nhận liệt sĩKhi còn sống, anh Cường nổi tiếng là người có đam mê làm từ thiện. Anh mở quán cơm chay xã hội để giúp người nghèo. Không ít người có cảm giác nhờ những người có tấm lòng như anh mà được truyền thêm cảm hứng về lối sống đẹp, sống có ích. Anh là tấm gương sáng luôn sống hết lòng với cộng đồng.

Tiếp tục đọc

Anh bán rau khiến MXH “dậy sóng”: Rau muống “đột biến” 5 tỷ/bó nhưng sẵn sàng mang cho những người khó khăn

Không chỉ gây chú ý bởi “nội dung lời ghi bán rau” thú vị, anh Minh Râu còn khiến mọi người cảm phục bởi tấm lòng nhân ái.

Anh bán rau khiến MXH "dậy sóng": Rau muống "đột biến" 5 tỷ/bó nhưng sẵn sàng mang cho những người khó khăn

Vừa mới đây, cư dân mạng lại được dịp “dậy sóng” trước một anh chàng bán rau hết sức thú vị với cái tên là Minh Râu. Thật ra, nếu ai đó thường xuyên xem mạng xã hội (MXH) thì hoàn toàn có thể nhận ra anh, bởi cách đây gần 1 năm, người ta cũng đã từng trầm trồ trước những câu chuyện bán rau hết sức thú vị của anh như: ai không đeo khẩu trang tính giá gấp đôi, để khách tự cân, tự tính tiền vì chủ hàng đã… say rồi, thường xuyên tặng, cho rau củ hay gạo cho những người khó khăn…

Tiếp tục đọc

Tình người nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19: Giãn cách mà lại ấm lòng sẻ chia

TP.HCM đang trong đợt dịch thứ 4, nhiều ngành nghề đối mặt với muôn vàn khó khăn. Nhưng trong tình cảnh khó khăn này, đồng bào TP lại tiếp tục sẻ chia, “lá lành đùm lá rách” cùng nhau vượt khó.

Tình người nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19: Giãn cách mà lại ấm lòng sẻ chia - Ảnh 1.Rau củ, nhu yếu phẩm được đưa đến tận khu phong tỏa cho người dân – Ảnh: KIM ÚT

Hàng loạt cách thức giúp đỡ nhau trong mùa dịch như ATM gạo, gian hàng 0 đồng, chuyến xe 0 đồng, hỗ trợ tiếp tế đồ ăn cho người trong khu cách ly… Người có công thì góp công, có của thì góp của, cùng chung tay dìu nhau qua đại dịch.

Giảm tiền trọ Tiếp tục đọc

Thương sao cái ‘tủ lạnh cộng đồng’ ở Sài Gòn!

Một cái tủ lạnh đặt trước nhà số 100 đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, TP.HCM cung cấp miễn phí rau củ, trứng… cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Người cần thì lấy và người có dư mang thực phẩm bỏ vào.

Thương sao cái tủ lạnh cộng đồng ở Sài Gòn - Ảnh 1.Dòng chữ viết tay bình dị nhưng “mát lòng mát dạ” giữa mùa dịch căng thẳng – Ảnh: LÊ PHAN

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sáng 22-6, anh Nguyễn Tuấn Khởi – chủ nhân ý tưởng – cho biết mô hình này đã xuất hiện ở Mỹ, Pháp từ lâu. Đây là giải pháp giúp tránh lãng phí lương thực, người dân có thể trao đổi thực phẩm với nhau thay vì bỏ phí không dùng tới.

Ở Việt Nam, anh Khởi cũng đã triển khai mô hình này từ đợt dịch năm 2020, đến nay khi cao điểm dịch bùng lại anh Khởi tiếp tục thực hiện để giúp đỡ mọi người. Tiếp tục đọc

Bán hộp cơm trắng 5 nghìn đồng cho chàng sinh viên và cái kết đầy nước mắt của vợ chồng già

Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp có điều kiện kinh tế khó khăn, mẹ tối ngày vất vả mưu sinh nên Kiên rất chăm chỉ học hành để tìm con đường thoát đói nghèo.

Năm ấy, Kiên là đứa duy nhất trong làng đỗ đại học danh giá. Ngày cậu nhận giấy trúng tuyển đại học, mẹ chỉ biết thở dài khi nghĩ đến tương lai không biết lấy gì nuôi con vì bố Kiên chỉ quanh năm chơi bời, rượu chè rồi về đánh đập vợ con.

Thế rồi mẹ quyết định đi làm giúp việc cho người ta để kiếm tiền nuôi con trai ăn học.

Ý thức được sự khốn khó của gia đình, kỳ học nào Kiên cũng giành được học bổng. Nhưng ông trời không ngừng thử thách khi mẹ Kiên không may bị tai nạn giao thông nên mất hoàn toàn sức lao động.

Tiếp tục đọc

Cộng đồng mạng tràn vào Facebook cá nhân, để lại hàng ngàn lời khen cho “người hùng” cứu cháu bé rơi từ tầng 12

Ngày 28/2, một bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12 chung cư xuống, may mắn cháu bé đã được một người đàn ông đỡ được. Sau sự việc, cộng đồng mạng đã tràn vào Facebook để dành tặng lời khen ngợi cho “người hùng” ngoài đời thực.

Cộng đồng mạng tràn vào Facebook cá nhân, để lại hàng ngàn lời khen cho "người hùng" cứu cháu bé rơi từ tầng 12

Chiều 28/2, đoạn clip ghi lại cảnh một em bé 3 tuổi trèo ra lan can ban công tại một căn hộ chung cư được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Theo đó, trong đoạn ghi hình, bé N.P.H (sinh năm 2018) ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can, treo lơ lửng ở ban công.

Tiếp tục đọc

Đánh Thức Lòng Trắc Ẩn ( Pema Chödrön – Huỳnh Huệ dịch )

Tonglen,Thiền Cho và Nhận do Pema Chödrön giảng dạy, là một phương pháp để đánh thức lòng từ bi của chúng ta bằng cách thở vào nỗi khổ và thở ra nhẹ nhõm.

Kết quả hình ảnh cho tonglen - thiền chuyển hóa khổ đau pema chodron dạy

Tonglen là một thực hành để kết nối với đau khổ – của chúng ta và của tất cả những gì xung quanh chúng ta. Thay vì chống đỡ và trốn tránh nó, bạn có thể mở rộng trái tim mình và cho phép bản thân cảm nhận nỗi đau đó, cảm nhận nó như một thứ gì đó sẽ làm dịu đi và thanh lọc bạn, đồng thời khiến bạn yêu đời và tử tế hơn.

Tiếp tục đọc

Mua bánh nhưng quên mang tiền, câu nói của người bán hàng rong khiến cô gái nghẹn ngào

CÂU CHUYỆN NGẮN CÓ THẬT TRÊN CẦU SÔNG HÀN: THẤM ĐẪM TÌNH NGƯỜI.  CHÚ BÁN BÁNH NGHÈO KHÓ NHƯNG TỬ TẾ VÀ GIÀU NHÂN ÁI. ĐỌC  XONG CẢM ĐỘNG VÀ VUI MỪNG.

Lúc đi ngang qua cầu sông Hàn, cô gái thấy người bán hàng rong dưới trời mưa lạnh nên quyết định dừng xe mua bánh để ủng hộ, nhưng sau đó phát hiện không mang tiền.

Mua bánh nhưng quên mang tiền, câu nói của người bán hàng rong khiến cô gái nghẹn ngào xúc độngHình ảnh chú bán hàng rong tốt bụng trên cầu Sông Hàn. Ảnh: F Quyên Nguyễn

Những ngày gần đây, câu chuyện ấm áp được cô gái trẻ N.T.Q (22 tuổi, có tài khoản facebook là Quyên Nguyễn) chia sẻ trên một diễn đàn mạng xã hội đang thu hút sự chú ý và quan tâm của rất nhiều người.

Theo đó, trong lúc Q. đi ngang qua cầu sông Hàn (ở Đà Nẵng), nhìn thấy gánh hàng bánh phồng tôm của một người đàn ông. Dưới tiết trời mưa lạnh, Q. quyết định dừng xe mua ủng hộ chú bịch bánh, thế nhưng cô lại nhớ ra không mang theo ví tiền.

Tiếp tục đọc

Cảm động chuyện nhận thùng mì cứu trợ, người miền Trung xé ngay chia 6 gia đình

Mạng xã hội đang xúc động chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh một người miền Trung đi chân đất, mặc áo mưa mỏng tang ngồi xé thùng mì vừa được cứu trợ để chia cho 6 hộ gia đình.
Vừa nhận thùng mì cứu trợ, người đàn ông này đã xé để chia cho 6 hộ khác /// Ảnh cắt từ clip

Vừa nhận thùng mì cứu trợ, người đàn ông này đã xé để chia cho 6 hộ khác

ẢNH CẮT TỪ CLIP
Đoạn clip và các ảnh cắt từ clip ghi lại cảnh một người dân miền Trung khi nhận được thùng mì cứu trợ vội xé ngay tại chỗ để chia cho 6 hộ gia đình được cộng đồng mạng xúc động chia sẻ và gọi đây rằng “nhường cơm sẻ áo” trong tình cảnh hoạn nạn.
Theo đó, một trang fanpage với hơn 2,2 triệu lượt người theo dõi viết: “Có một đoạn video ghi lại cảnh một ông chú, chẳng ngại ngần mà ngồi ngay vệ đường, bóc thùng mì tôm cứu trợ của mình để chia đều thành 6 suất bằng nhau. Hỏi chú sao không cầm về luôn mà chia ra làm gì cho mệt, chú bảo còn mấy gia đình nữa, chia ra thì mỗi nhà còn được mấy chai nước, mấy gói mì, ai cũng khó khăn như nhau, một mình mình sao đành cầm hết được.

Vừa nhận thùng mì hỗ trợ, xé ngay tại chỗ chia cho 6 hộ khác

Họ đi chân trần, những đôi chân bạc đi vì ngâm nước lạnh, những tấm áo mưa đã rách tả tơi nhưng trong đầu thì chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bản thân mình. Chính những lúc khó khăn thế này, chúng ta mới thấy hết được sự thiêng liêng, đáng trân trọng của hai tiếng đồng bào”.

Tiếp tục đọc

Nạn nhân bị rắn hổ mang cắn đã qua cơn nguy kịch

Nọc độc rắn hổ mang chúa 4,6kg ở núi Bà Đen đã chịu thua bác sĩ và nạn nhân 

Bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa 4,6kg ở núi Bà Đen cắn đã được rút ống thở, hiện tự thở tốt, các chức năng thận, phổi cải thiện tốt, tim mạch ổn định.

ran ho mang can anh 1Các bác sĩ đang tính phương án ghép da ở khu vực bị hoại tử cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chiều 28-8, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cập nhật tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Phạm Văn Tâm (SN 1982, quê Tây Ninh), bị rắn hổ mang chúa cắn vào đùi  đã có nhiều tín hiệu khả quan.

Bệnh nhân đã được rút ống thở. Hiện bệnh nhân đang tự thở tốt, các chức năng thận, phổi cải thiện tốt, tim mạch ổn định. Bệnh nhân đã được các bác sĩ phẫu thuật cắt lọc vết thương ở đùi lần thứ 3 để lấy hết phần mô chết, hoại tử ở vùng đùi bị rắn độc cắn.

Tiếp tục đọc

“Rụng tim” với những thức quà bà con huyện nghèo gửi xuống Đà Nẵng

 Những loại nông sản mà người dân Nam Trà My đóng góp chỉ đơn giản là những luống rau, búp măng rừng nhưng chất chứa đầy tình cảm.

Sáng 21-8, UBMTTQ Việt Nam huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết đã tiếp nhận được hơn 9 tấn thực phẩm  người dân Nam Trà My sạch từ người dân trên địa bàn huyện đóng góp, hỗ trợ người dân Đà Nẵng phòng chống dịch Covid-19. Số thực phẩm này sẽ được vận chuyển xuống Đà Nẵng vào trưa cùng ngày.
Rụng tim với những thức quà bà con huyện nghèo gửi xuống Đà Nẵng - Ảnh 2.Những món quà quê đơn sơ nhưng chất chứa nhiều tình cảm Ảnh: Facebook Trần Vỹ Nguyễn

Tiếp tục đọc

Dân nghèo Canada nhận cứu trợ 7 container tôm hùm, bò wagyu… giữa đại dịch

Giữa đại dịch, một hãng tàu du lịch đóng cửa đã quyết định quyên góp cho ngân hàng thực phẩm Canada 7 container chứa tôm hùm, thịt bò wagyu để phân phát cho người nghèo.
Đậu nướng, đào đóng hộp hay bữa tối với macaroni & cheese (nui phô mai) và cá ngừ đóng hộp, là những gì người nghèo ở British Columbia (Canada) nhận được từ tổ chức từ thiện Ngân hàng Thực phẩm Greater Vancouver (GVFB) trong mùa dịch. Bất chấp nhu cầu về các mặt hàng tươi sống ngày càng tăng, các ngân hàng thực phẩm vẫn ưu tiên những mặt hàng chủ lực không dễ hỏng này.

Ngân hàng thực phẩm là cứu cánh của dân nghèo trong mùa dịch. (Ảnh: Tuổi Trẻ) Tiếp tục đọc

Khuyến Học Ban Mai Hồng Sau Corona & Cách Ly – Huỳnh Huệ

Bây giờ đã là giữa tháng 6, mà học trò chưa nghỉ hè bởi dịch Corona và thời gian nghỉ Tết thành nghỉ cách ly dài mấy tháng. Mọi hoạt động kinh tế đóng băng, trường học đóng cửa, nên khuyến học Ban Mai Hồng cũng tạm ngưng từ sau Tết  Canh Tý …

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, bao gồm Lien Le, Thu Ba Nguyễn, Thủy Bùi Thị Minh, Tuyết Hoa và Thành Trần, mọi người đang đứng và ngoài trời

Tiếp tục đọc

Siêu thị hạnh phúc – ‘siêu thị 0 đồng’ dành tặng người nghèo

Gạo, trứng gà, dầu ăn, đường và một vài nhu yếu phẩm thiết yếu khác được bày như trong siêu thị nhưng tặng miễn phí cho người nghèo. Siêu thị mang tên hạnh phúc vừa mở cửa góp phần chung tay chia sẻ cộng đồng giữa dịch COVID-19.

Siêu thị hạnh phúc - siêu thị 0 đồng dành tặng người nghèo - Ảnh 1.Nhân viên “Siêu thị hạnh phúc” hỗ trợ người dân lấy hàng – Ảnh: PHƯỚC TUẦN Tiếp tục đọc

Cử chỉ đẹp của thanh niên tình nguyện tại ‘máy ATM’ gạo Đắk Lắk

Trong ngày đầu khai trương “máy ATM gạo” tại Đắk Lắk, lực lượng thanh niên tình nguyện đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hỗ trợ những cụ già, những người khuyết tật đến nhận gạo.

Lực lượng thanh niên ân cần đưa đón các cụ già, người khuyết tật tại điểm nhận gạo

Tiếp tục đọc

Từ “ATM gạo” đến mặt nạ ngăn giọt bắn: Hàng loạt sáng kiến đến từ lòng nhân ái giúp đội ngũ y tế và người khó khăn cùng vượt qua đại dịch Covid-19

Để hỗ trợ đội ngũ y tế tuyến đầu trong chiến đấu chống dịch Covid-19, cũng như giúp đỡ bà con vượt qua giai đoạn khó khăn khi dịch bệnh hoành hành, không ít những sản phẩm sáng chế, sáng tạo của người dân đã được ra đời được áp dụng vào thực tiễn.

Mặt nạ ngăn giọt bắn phòng dịch Covid-19

Trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng thì các biện pháp bảo vệ sức khoẻ như sát khuẩn tay, đeo khẩu trang… giãn cách xã hội luôn được mọi người áp dụng triệt để. Nắm bắt nhu cầu của người dân, không ít các sáng kiến về các sản phẩm bảo hộ ngăn dịch Covid-19 đã được ra đời. Tiếp tục đọc

Đắk Lắk có “máy ATM” phát gạo miễn phí cho người nghèo

 Đắk Lắk là địa phương thứ 4 trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế có “máy ATM” gạo cấp phát miễn phí cho người nghèo.

Chiều 12/4, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp với một số doanh nghiệp hoàn thành lắp đặt máy cấp phát gạo tự động và miễn phí cho người nghèo.

dak lak co "may atm" phat gao mien phi cho nguoi ngheo hinh 1Đã có hơn 1,5 tấn gạo chuẩn bị để cấp phát cho người nghèo ở Đắk Lắk tại máy ATM.. 

Tiếp tục đọc

Gạo tuôn chảy từ cây ATM yêu thương ở Hà Nội

Sáng nay, những suất gạo đầu tiên từ máy “ATM gạo” được phát miễn phí cho người nghèo ở Hà Nội.

Người dân chỉ cần đạp chân vào cảm biến là gạo tự động tuôn chảy ở máy “ATM gạo” miễn phí đặt tại Nhà văn hoá phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy).

Từ sáng nay, điểm phát gạo miễn phí này hoạt động suốt ngày đêm. Đây là nơi chia sẻ khó khăn của người Hà Nội với người lao động nghèo giữa mùa dịch Covid-19.

Gạo tuôn chảy từ cây ATM yêu thương ở Hà Nội

Gạo được đổ vào “máy ATM” tự chế từ thùng đựng nước Tiếp tục đọc

Báo Tuổi Trẻ trao danh hiệu ‘Bạn đồng hành quanh tôi’ cho chủ nhân ‘ATM gạo’

Chiều 9-4, đại diện báo Tuổi Trẻ đã trao tặng danh hiệu ‘Bạn đồng hành quanh tôi’ cho anh Hoàng Tuấn Anh, chủ nhân ‘ATM gạo’ giúp đỡ người khó khăn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng những ngày qua.

Báo Tuổi Trẻ trao danh hiệu Bạn đồng hành quanh tôi cho chủ nhân ‘ATM gạo’ - Ảnh 1.Ông Trần Xuân Toàn, ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ, trao danh hiệu “Bạn đồng hành quanh tôi” cho anh Hoàng Tuấn Anh – Ảnh: QUANG ĐỊNH

“Bạn đồng hành quanh tôi” là danh hiệu nhiều ý nghĩa của báo Tuổi Trẻ nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có nhiều nỗ lực phụng sự xã hội và dấn thân vì cộng đồng.

Tiếp tục đọc

Được cộng đồng mạng giúp đỡ sau khi mất việc, bác bảo vệ già ở Sài Gòn xúc động: “Con ơi, hãy giúp người khó khăn hơn”

Được cộng đồng mạng giúp đỡ sau khi mất việc, bác bảo vệ già ở Sài Gòn xúc động: Khác hẳn với cảnh lủi thủi, ngồi co ro một góc trên vỉa hè với cái bụng đói meo mà trong túi chẳng còn một xu dính túi, cuộc sống của bác bảo vệ già Đào Kim Hải đã thay đổi nhờ sự giúp đỡ, yêu thương của tất cả mọi người.

Có một bác bảo vệ già không nhà cửa bơ vơ giữa Sài Gòn…

Câu chuyện về một bác bảo vệ già, thất nghiệp do dịch bệnh Covid-19, không còn tiền thuê nhà trọ phải ngồi co ro một góc đường để chờ đợi một điều gì đó trong vô vọng đã gây xúc động trên cộng đồng mạng.

Được cộng đồng mạng giúp đỡ sau khi mất việc, bác bảo vệ già ở Sài Gòn xúc động: Con ơi, hãy giúp người khó khăn hơn - Ảnh 1.

Câu chuyện của bác Hải gây xúc động mạng xã hội, nhiều tấm lòng hào hiệp đã tìm đến giúp đỡ.

 

Người bảo vệ già ấy là ông Đào Kim Hải (62 tuổi, tạm trú quận 4, TP.HCM). Không còn gia đình, con cái, để có tiền trang trải mỗi ngày, ông Hải được một cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo thuê làm bảo vệ. Nhưng đã hơn 2 tháng qua, dịch bệnh Covid-19 khiến ông thất nghiệp, tiền nhà trọ cũng chẳng còn mà đóng…, ông đành mượn vỉa hè làm nhà, sống lay lắt qua ngày.

Chỉ sau 1 ngày đăng tải thông tin kèm theo hình ảnh của ông Hải, đã có rất nhiều mạnh thường quân gọi điện hỏi thăm, giúp đỡ ông Hải để có một cuộc sống tốt hơn. Đưa đôi tay co rúm cầm chiếc điện thoại cũ, cứ cách vài phút lại có người gọi đến để hỏi thăm.

Được cộng đồng mạng giúp đỡ sau khi mất việc, bác bảo vệ già ở Sài Gòn xúc động: Con ơi, hãy giúp người khó khăn hơn - Ảnh 2.
Được cộng đồng mạng giúp đỡ sau khi mất việc, bác bảo vệ già ở Sài Gòn xúc động: Con ơi, hãy giúp người khó khăn hơn - Ảnh 3.

Ít ai nghĩ rằng chỉ mới 62 tuổi, chú Hải đã gầy gò, tiều tụy đến mức này…

 

“Qua nay có nhiều người gọi điện giúp đỡ cho chú lắm, chú mới có tiền trả tiền trọ, đóng thêm để ở đến ngày 23/4 rồi. Vui lắm con ơi, nhưng chú nhận đủ rồi, không muốn nhận thêm đâu, chú cũng phải đi kiếm việc làm nữa” – chú Hải xúc động.

Dù có vợ con nhưng tất cả đều bỏ chú Hải mà đi, hơn 10 năm nay đã không còn liên lạc với nhau. Sống một mình trong căn trọ nhỏ tại quận 4, bình thường chú Hải đi làm bảo vệ, nhưng trước Tết, vì cắt giảm nhân sự, thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chú đã thất nghiệp. Không có tiền để trả tiền trọ, đến cả giấy tờ tùy thân (CMND – sổ hộ khẩu), chú Hải cũng đành cầm lấy 1 triệu đồng để đắp đổi qua ngày.

“Nhưng hết tiền rồi, chú đành trả phòng trọ để đi lang thang, kiếm việc mãi mà không có, họ thấy chú ốm yếu, không nhận nữa. Mình đâu trách được gì người ta đâu. Chú ở ngoài đường à, có ai giúp đỡ thì chú góp tiền trả nhà trọ để được ở tiếp trong nhà. Ban ngày thì mua cơm 2.000 đồng ở quán cơm Nụ cười, tối thì ngủ vỉa hè” – chú Hải nghẹn lời.

Nhắc đến vợ con, trong mắt ầng ậng nước, chú khóc khi tổ ấm gia đình của mình tan vỡ. Ở cái tuổi xế chiều, một mình chú phải lang lang chạy lo cơm ngày ba bữa.

“Con ơi! Đừng giúp chú nữa, hãy gửi tiền cho những người khó khăn hơn!”

Một ngày sau khi bất ngờ “nổi tiếng cộng đồng mạng”, phải rất vất vả tôi mới gặp được bác Hải trong một cửa tiệm nằm trên đường Tôn Thất Thuyết (quận 4). Chiếc điện thoại cũ nát, mới hôm nào chẳng có một cuộc gọi bỗng chốc “cháy máy”. Hàng trăm người gọi đến trò chuyện, đề nghị giúp đỡ bác Hải… Trong tiếng nói ngập ngừng, nấc nghẹn, bác Hải thỏ thẻ.

Giờ chú nói con nghe nè, bây giờ tạm thời cuộc sống của chú ổn rồi. Có vợ chồng chú này đưa chú về nuôi rồi. Chú cảm ơn lòng tốt của con. Con ơi, thay vì giờ con gửi cho chú tiền, con giúp đỡ cho những người khác khó khăn hơn chú đi”.

“Không phải chú từ chối đâu, chê gì đâu, nhưng giờ chú cảm thấy đủ rồi, chú nhận chi nữa đâu. Chú nhận nữa là mang ơn, ơn đó khó trả lắm. Còn nhiều người khó khăn hơn chú nữa cần giúp đỡ” – chú Hải tâm sự.

Được cộng đồng mạng giúp đỡ sau khi mất việc, bác bảo vệ già ở Sài Gòn xúc động: Con ơi, hãy giúp người khó khăn hơn - Ảnh 4.

Vì không có tiền đóng trọ, chú đành đoạn cầm CMND và sổ hộ khẩu để lấy 1 triệu đồng…

 

Trong số những người tìm đến giúp đỡ chú Hải, vợ chồng anh Bình (ngụ quận 4) đã đưa chú Hải về nhà để chăm sóc, đồng thời tạo công ăn việc làm cho chú Hải. Chia sẻ về cơ duyên này, anh Bình tâm sự.

“Anh lướt điện thoại thì thấy hoàn cảnh của chú, nhưng nếu mình tới cho tiền, giúp chú thì cũng được thôi, nhưng giúp bao nhiêu thì mới đủ và lo được chu đáo cho chú. Nên vợ chồng anh mới quyết định đưa chú về đây để chăm sóc và tạo việc làm cho chú.

Chú giờ không có gia đình, không công việc, chỗ ăn uống nghỉ ngơi cũng chẳng có. Chú cũng cỡ tuổi bố mẹ anh nên coi chú như người thân của mình vậy, xuất phát từ tâm thôi, anh chị cảm thấy vui khi được giúp đỡ người khác là đủ rồi”.

Để có thể đón chú Hải về chăm sóc, vợ chồng anh Bình phải chở chú Hải đi chuộc lại giấy tờ tùy thân mà chú Hải đã cầm cho một tiệm trước đây để về đăng ký tạm trú tạm vắng với chính quyền địa phương. Đồng thời, anh Bình cũng thu xếp cho chú Hải một công việc nhẹ nhàng ở cửa tiệm để chú đỡ buồn chán.

Nói đến vợ chồng anh Bình, chú Hải xúc động: “Giờ chú ở nhà của vợ chồng Bình, không có máu mủ gì hết mà giúp chú như thế này, chú mang ơn lắm. Cũng có nhiều cô cậu học sinh tìm đến hỏi thăm, giúp đỡ, chú cảm ơn ân nghĩa mà mọi người đã dành cho mình”.

Được cộng đồng mạng giúp đỡ sau khi mất việc, bác bảo vệ già ở Sài Gòn xúc động: Con ơi, hãy giúp người khó khăn hơn - Ảnh 5.

Những phần quà mì, gạo, thực thẩm gửi đến chú Hải trong ngày 7/4.

 

Ngồi trong căn nhà của vợ chồng anh Bình, chú Hải uống ly cà phê, rưng rưng nước mắt. Có lẽ chú cũng không ngờ được cuộc sống của mình lại thay đổi như vậy khi có thêm rất nhiều người con, người cháu tìm đến giúp đỡ, hỗ trợ.

Ở cái tuổi xế chiều, chú cũng chẳng mong được ăn sung mặc sướng, có một nơi ở, một công việc vừa đủ để lo cơm ngày ba bữa là mừng rồi.

“Chú không biết nhậu đâu nghen, bia đưa tiền cho chú cũng không uống, cho chú uống cà phê đá là được rồi” – chú Hải cười hào sảng khi nói chuyện với anh Bình.

Cảm ơn mảnh đất Sài Gòn – nơi luôn có những con người viết nên bao câu chuyện thật đẹp về sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau!

SoHa

Bếp lửa ngay góc ngã tư Sài Gòn đã góp thêm một việc làm ý nghĩa khi mang đến những phần quà cho người khó khăn trên địa bàn thành phố – Phú Tuấn/Kingpro.

Lá lành đùm lá rách nơi xứ người

Trước cảnh những lao động Việt Nam bị chèn ép, cắt thẻ cư trú, đuổi ra khỏi nơi trú ngụ, nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Singapore đã chia sẻ chỗ ở, thậm chí cho ở miễn phí vài tháng

Từ giữa tuần trước, căn hộ HDB (kiểu nhà chung cư đặc trưng do chính phủ Singapore xây và bán cho người dân) ở tầng 21 khu Tiong Bahru của Nguyễn Nam Công Huy thuê đã đông thêm. Họ là 3 lao động nam đến từ Ninh Bình, Thanh Hóa vừa bị chủ chấm dứt hợp đồng, cắt thẻ cư trú, không có thu nhập, không chỗ ở được Huy cho tá túc chờ ngày về Việt Nam.

Lá lành đùm lá rách nơi xứ người - Ảnh 1.
Nguyễn Nam Công Huy (đeo kính, bên trái) ngồi bên cạnh Hứa Trung Kiên trong căn phòng anh chia sẻ lại cho các đồng hương

Tiếp tục đọc

Tỷ phú Bill Gates xây 7 nhà máy sản xuất vắc-xin COVID-19 cấp tốc

Tỷ phú Bill Gates xây 7 nhà máy sản xuất vắc-xin COVID-19 cấp tốc - 1

Nói về quyết định của mình, Bill Gates cho biết khi thế giới phải đối mặt với việc mất hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu thì việc chi một vài tỷ USD để tìm ra vắc-xin là hoàn toàn xứng đáng. Tiếp tục đọc

‘ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24

 Chiếc máy ‘ATM gạo’ kỳ lạ này được đặt trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP.HCM và hoạt động 24/24 giúp người lao động nghèo tạm thời vượt qua khó khăn trong mùa dịch COVID-19.

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 1.

Nhân viên hỗ trợ người dân nhận gạo từ “ATM gạo” – Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

Máy “ATM gạo” gồm một bồn chứa gạo được đặt trên mái nhà và hệ thống ống dẫn. “Trụ máy” đặt trên vỉa hè kết nối với một nút ấn thông minh, khi người dân ấn vào gạo sẽ chảy ra. Lượng gạo “rút” ra mỗi lần khoảng 1,5kg, bên cạnh có sẵn bao nilông để người đến lấy đựng gạo.

Tiếp tục đọc

Hơn 4 tấn gạo được phát miễn phí cho người nghèo trong mùa dịch ( ở Buôn Ma Thuột )

Hơn 4 tấn gạo được phát miễn phí cho người nghèo trong mùa dịch

Nhiều người bán hàng rong được nhận gạo từ các nhà hảo tâm.

 

Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với một số nhà hảo tâm tổ chức tặng hơn 4 tấn gạo hỗ trợ người nghèo trên địa bàn.

Tấm Lòng Vàng Giữa Đại Dịch – Mãn Đường Hồng

Hình ảnh một quán tạp hóa nho nhỏ ở Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 3 (Bến Cát, Bình Dương) hiện lên thật khiêm tốn và lặng lẽ giữa dòng trôi cuồn cuộn tràn ngập thông tin thời sự nóng bỏng thời đại dịch COVID-19, chừng như bị lọt thỏm xuống, chìm nghỉm xuống dưới sức mạnh hùng hồn hùng hậu của một trời Vidéo clip, Youtube, Livestream, phim& ảnh Photoshop…
Nhưng không, hình ảnh đó đã trồi lên, vươn lên một cách tự nhiên và khẽ khàng rồi tỏa sáng bằng tâm lực huyền diệu được người đời thường kính phục gọi bằng cái tên với ba tiếng: “Tấm Lòng Vàng”!

blank

Với lòng kính mộ, xin gửi tặng người chủ quán mà tôi chưa biết mặt biết tên những lời cảm thán chân thành này: Tiếp tục đọc

Hai học sinh đập heo đất ủng hộ 200 triệu phòng chống COVID-19

Thấy nhiều người khó khăn trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, hai học sinh lớp 9 ở Bình Phước đã đập heo đất, lấy 200 triệu đồng dành dụm từ nhiều năm qua đi ủng hộ.

Hai học sinh đập heo đất ủng hộ 200 triệu phòng chống COVID-19 - Ảnh 2.

Em Bùi Lê Thảo Vy (trái) ủng hộ số tiền 100 triệu đồng dành dụm từ nhiều năm qua bằng việc nuôi heo đất – Ảnh: BÙI LIÊM

Tiếp tục đọc

Tình người từ tấm biển ‘mời nhận quà’ của vợ chồng trẻ ở Bình Dương

Đôi vợ chồng trẻ ở Bình Dương bỏ tiền túi chuẩn bị hơn 100 phần quà là gạo, mì gói, cháo đặt trước tiệm tạp hóa với dòng chữ “nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.

Tấm bảng với dòng chữ nắn nót này được đôi vợ chồng trẻ bán tạp hóa tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đặt trước cửa tiệm, bên cạnh là hơn 100 phần quà gói trong túi nilon, bao gồm gạo, mì gói và cháo.

Tình người từ tấm biển 'mời nhận quà' của vợ chồng trẻ ở Bình Dương
Tấm bảng gây xúc động của vợ chồng bán tạp hóa ở Bình Dương Tiếp tục đọc

Mỗi ngày nấu 120 suất cơm gửi tặng các y bác sĩ đang chống dịch

Chủ một tiệm ăn nhỏ ở Hà Nội đã nấu 120 suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng và tự tạy vận chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ.

Với mong muốn góp một phần công sức và thể hiện lòng biết ơn đối với đội ngũ y, bác sĩ đang hàng ngày căng mình chống dịch, chị Nguyễn Thanh Thủy, chủ một quán ăn tại Hà Nội, đã nấu 120 suất cơm rồi vận chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) – nơi đang điều trị cho nhiều bệnh nhân Covid-19.

Moi ngay nau 120 suat com gui tang cac y bac si dang chong dich hinh anh 1 h12.jpg

Thanh Thủy tự tay mang 120 suất cơm miễn phí đến tặng các y, bác sĩ của bệnh viện.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: