Từ cảm ơn thường được sử dụng để nói với ai đó rằng bạn biết ơn vì họ đã cho cái gì đó hoặc làm một điều gì đó cho bạn. Ví dụ như họ mời bạn uống một ly cà phê hay mở cửa xe cho bạn. Từ này cũng được dùng để trả lời lịch sự với người quan tâm thăm hỏi hay khen bạn. Ví dụ như: “Bạn có khỏe không?” “Tôi khỏe, cám ơn.” , “Bạn mặc váy này trông rất đẹp” “Cảm ơn nhiều”. Đôi khi cũng được dùng để từ chối : “Bạn có cần giúp đỡ không?” “Không cám ơn”, hay để thể hiện sự không tán thành của bạn về một cái gì đó: “Tôi không muốn nghe loại ngôn ngữ đó, cảm ơn (rất nhiều)”. Tiếp tục đọc →
Tiếng Bắc và tiếng Nam là 2 trong số 3 vùng phương ngữ chính của Việt Nam mình. Do có nhiều từ ngữ khác nhau nên đôi khi gây ra khó khăn và ngộ nhận khi giao tiếp. Ví dụ như: Bắc nói mang thai, Nam nói có chửa; Bắc gọi chè, Nam kêu trà; Bắc quở gầy, Nam than ốm; Bắc cáo ốm, Nam khai bịnh; Bắc nói đến muộn, Nam nói đến trễ; anh cả – anh hai; béo – mập; phong bì – bao thơ; bia bọt – la de, lọ – chai; ngô- bắp; lạng(vàng)- lượng(vàng); Rau húng – Rau thơm; Rau mùi- Rau ngò; xe ô tô – xe hơi;…. Tiếp tục đọc →
Sau khi đăng dòng trạng thái với nội dung “…Lâu lắm mới được đón một cơn bão ra hồn bão” kèm một số hình ảnh tại trường quay lên trang cá nhân, biên tập viên Quỳnh Hoa đã bị cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt.
Vào sáng ngày 28/9, nữ biên tập viên, MC Quỳnh Hoa của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã gây tranh cãi khi đăng dòng trạng thái với nội dung “24h không ngủ, một đêm thức trắng. Một tiếng một bản tin trực tiếp. Lâu lắm mới được đón một cơn bão ra hồn bão” kèm một số hình ảnh tại trường quay lên trang cá nhân.
Ngay sau khi bài đăng chỉ vài phút, biên tập viên Quỳnh Hoa đã chỉnh sửa lại từ ngữ trong bài viết cho đúng mực. Tuy nhiên, sự việc trên đã được lan truyền trên mạng xã hội gây ra những ý kiến trái chiều.
Bài đăng gây tranh cãi của MC, biên tập viên Quỳnh Hoa. (Ảnh chụp màn hình)
Trong cuộc sống thường nhật: ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp giữa người với người. Đôi khi những câu nói có thể làm cầu nối cho người với người xích lại gần nhau hơn song cũng có khi chính những câu nói lại tạo ra một bức tường vô hình ngăn cách con người ta đến với nhau…
Có vị Thiền Sư đang đi du ngoạn trên dòng sông thì thấy một gia đình trên bờ sông đang la hét với nhau một cách đầy giận dữ. Ông liền quay lại mấy người học trò của mình, khẽ mỉm cười hỏi: “Tại sao con người khi giận dữ lại hét lên với nhau?”.Tiếp tục đọc →
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – luôn được ví như một nhà phù thủy về ngôn từ trong làng thi ca Việt, cố nhạc sĩ đã để lại những tác phẩm đẹp cả về nhạc lẫn lời. Người ta vẫn nói, trong nhạc Trịnh có thơ, bởi nghệ thuật ca từ của ông luôn có sự phá cách, bảng lảng mơ hồ khó định nghĩa.
Tranh: Họa sĩ Lê Sa Long
Trong cuộc đời Trịnh Công Sơn, ông đã có rất nhiều câu nói bất hủ, cũng như những câu hát đậm chất triết lý về tình yêu và kiếp người, gắn liền với tên tuổi ông.
Trong việc phòng chống dịch, Bộ Y tế nghĩ ra “mô hình điều trị Covid-19” gồm có 5 tầng, theo hình tam giác, được xếp theo thứ tự từ dưới là cách ly nhanh, triệu cứng nhẽ, có triệu chứng, có triệu chứng nhưng có bệnh nền, nguy kịch. Dựa theo mô hình đó Bộ Y tế quy định nơi (bệnh viện) tiếp nhận và chữa trị. Cũng dựa vào đó mà việc cung ứng trang bị thiết bị cùa mỗi tầng có khác nhau. Ở tầng 4 có đủ điều kiện để điều trị chuyên khoa, hồi sức cấp cứu (thở máy, lọc máu liên tục) dành cho các trường hợp nặng. Ở tầng 5 là bệnh viện hồi sức Covid-19, được trang bị đầy đủ các phương tiện hồi sức hiện đại, có nhiệm vụ hồi sức chuyên sâu các F0 nguy kịch. Đó là lý thuyết, rất suông sẻ khi số ca nhiễm đều đặn và số ca nặng cũng theo tỷ lệ ít (khoảng 10%?).
“Mai cốt cách tuyết tinh thần,/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”. Có dấu phẩy hay không có dấu phẩy?
Trang 9 của Truyện Kiều – Tác phẩm và lời bình – Ảnh: TRƯỜNG LÂNT
1. Tháng 6 là thời điểm nhiều tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển vào lớp 10. Qua báo chí và mạng xã hội, chúng ta có thể biết được đề thi từng môn ngay sau khi kết thúc buổi thi. Mới đây, đề thi môn ngữ văn của một địa phương đã yêu cầu thí sinh xác định nguồn trích, tên tác giả và tên các nhân vật được đề cập trong hai câu thơ: “Mai cốt cách tuyết tinh thần,/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?
Cổ nhân có dạy: “Họa tùng khẩu xuất” (họa từ miệng ra).
Những việc gây tổn đức không phải ngày nào ta cũng có thể làm; nhưng những lời gây tổn đức, những lời khó nghe, những lời bất chính… rất có thể được ta nói ra hàng ngày.
Theo thời gian, khi việc tổn đức do khẩu nghiệp gây ra tích tụ càng nhiều, phúc báo sẽ dần biến mất. Vì vậy, chủ nhân của nghiệp ấy cả đời sẽ lao đao, vất vả.
họa từ miệng ra – Ảnh minh họa
Có người nói, tôi không làm việc gì xấu cả nhưng sao vẫn cực khổ. Nên nhớ rằng, những khẩu nghiệp kia có thể làm phúc báo của bạn hao tổn một cách nhanh chóng và từ đó làm mất đi vận may, khiến cuộc sống của bạn không suôn sẻ. Tiếp tục đọc →
GDVN- Hàng loạt văn bản trong sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều sai lạc kiến thức và thiếu tính giáo dục.
Thạc sĩ Ngôn ngữ học Phan Thế Hoài tiếp tục gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh những bất cập trong nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết. Nội dung, văn phong thể hiện quan điểm cá nhân tác giả.
Thống kê văn bản trong sách Tiếng Việt1 – bộ Cánh Diều (tập 1) của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Hoàng Hòa Bình – Nguyễn Thị Ly Kha – Lê Hữu Tỉnh biên soạn do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành (2020), chúng tôi nhận thấy sách còn nhiều sai lạc kiến thức và thiếu tính giáo dục.
(Ảnh chụp màn hình sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều)
Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng la tinh “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem” mà ghép thành. Từ việc hình thành thành phố cao nguyên có khí hậu trong lành mát mẻ với vai trò của người Pháp, đặc biệt là bác sĩ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin, ý nghĩa của câu trên (Cho những người này niềm vui, những người khác sự mát lành) với vỏ bề ngoài có vẻ văn chương, “bác học”, dễ thuyết phục nhiều người nếu chưa tìm hiểu cặn kẽ, chu đáo.
Trước hết, tại sao từ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem lại thành ra Đà Lạt, hay rõ hơn là Dalat? Đây là một hiện tượng ngôn ngữ có nhiều trong tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh), gọi là acronyme/acronym , tức là một từ được cấu tạo bởi những chữ cái đầu những từ khác. Tiếp tục đọc →
Không ít bậc cha mẹ than phiền rằng các con lớn lên đều rất lười biếng, ý thức vệ sinh cá nhân kém, thậm chí khờ khạo, không biết cách giao tiếp… Thế nhưng, trong vấn đề giáo dục con cái, nhiều người chỉ chú trọng “phát triển trí tuệ”, “đăng ký lớp năng khiếu”, “đặt mục tiêu vào trường điểm”, “thành danh thành tài, có chỗ đứng trong xã hội”… mà không chú trọng tu dưỡng nhân cách toàn diện cho con.
Trên thực tế, nhiều trẻ khi còn nhỏ điểm số không cao, sau này lớn lên có thể bù lại bằng sự cần cù, siêng năng. Ngược lại, nếu từ nhỏ đã thiếu hụt về tính cách, ngoại ngữ, giao tiếp, nhân phẩm thì dù điểm số có cao đến mấy, trẻ cũng sẽ không tiến xa được. Rõ ràng, chỉ quan tâm đến điểm số là sai lầm lớn nhất trong giáo dục gia đình.
Vậy làm thế nào mới có thể giúp trẻ tu dưỡng nhân cách toàn diện?
TTO– Bạn đọc đã mua ‘Từ điển chính tả tiếng Việt’ do GS.TS Nguyễn Văn Khang chủ biên có thể gửi trả sách về nhà sách Minh Thắng (số 808 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội) và nhận lại tiền mua sách.
Đây là thông tin mới nhất về việc xử lý đối với cuốn từ điển chính tả của GS.TS Nguyễn Văn Khang – nguyên phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ – được giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Đại Học Quốc Gia Hà Nội Phạm Thị Trâm chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sáng 24-7.
Trước khi nói đến dịch thuật, bạn hãy cho phép tôi đưa ra một nhận định hết sức cơ bản và sơ đẳng như sau: Giữa bất kì hai ngôn ngữ dân tộc nào không hề hiện hữu sự đồng dạng cùng chia sẻ một hệ thống phối ngữ biến những kí hiệu ngôn từ hữu cơ thành những biểu hiệu có ý nghĩa. Nếu bạn chấp nhận đó là định đề hay nguyên lí đã được chứng minh thì tôi có thể rút ra một hệ luận dùng làm nguyên tắc chỉ đạo cơ bản cho công việc dịch thuật, đó là, nội dung một dịch phẩm ít nhiều có thể bị thêm, bớt, hoặc sai lệch với nguyên tác. Hầu hết các thể loại dịch thuật đều bị chi phối bởi nguyên tắc này, ít hơn ở sách giáo khoa, khoa học thường thức và nhiều hơn ở bình diện văn học.
“Chiếc lưỡi của người đời như con dao bén, cắt nát cuộc đời họ do bởi những lời nói ác”.(1)
Lưỡi dao sắc bén đến mấy cũng không bằng lưỡi con người, không cần chạm đến vẫn có thể làm cho ai đó phải đau đến đứt ruột. Không cần chạm đến vẫn cắt vào lòng người một vết thương.Tiếp tục đọc →
Tiếng Việt vốn trong sáng và rất đẹp nhưng ngày nay, trên mạng xã hội, thậm chí trong học đường, chỉ vì theo trào lưu mà giới trẻ biến ngôn ngữ Việt trở nên khó hiểu, méo mó đến nỗi có chuyên gia đã cho rằng tiếng Việt đang bị hủy hoại.
Muốn hiểu phải đoán
Có thể tìm thấy vô vàn những đoạn văn đọc không thể hiểu tràn ngập trên các trang mạng xã hội. Một học sinh (HS) sau khi xem chương trình nói về dự án sách hóa nông thôn” đã viết cảm tưởng về nhân vật trong chương trình trên Facebook như sau: “Hnay con mở tjvj lên tj thấy chú thạch. Chú jk khắp nơi để phát động tủ sáck phụ huynh. Con rất khâm phục chú và rất mong một ngày sẽ dk như chú nhưng càng nghĩ càg thấy mk hk dk như z, vì hok hành k dk jỏj và hk đủ tự tin như chú. Bạn hà an lễ tj ns vs con là t cx pải có gắng hok tốt để dk như chú”. Tiếp tục đọc →
Sở dĩ tôi nói “kinh hoàng” là vì tiếng Việt ngày nay ở trong nước:
– Pha tiếng Anh, tiếng Tây ‘ba rọi”.
– Dùng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố.
– Văn bất thành cú, bất kể văn phạm .
– Sáng chế ra những từ ngữ dị hợm, phản nghĩa Tiếp tục đọc →
Lời bạn nói ra như thế nào thì bạn chính là người như thế đấy. Làm gì có chuyện ‘khẩu xà tâm Phật’, bạn có thấy Phật nói lời ác độc bao giờ không?‘Thực ra tôi không có ác ý, chỉ là ‘khẩu xà tâm Phật’ mà thôi’ : Thực ra đằng sau mỗi cái miệng độc đoán, đều là một trái tim cũng độc ác không kém.
Tôi dám khẳng định với bạn rằng, thứ vũ khí gây ra vết thương sâu và khó lành nhất trên đời này chính là lời nói. Những lời khó nghe lúc nào cũng gây ra tổn thương nặng nề hơn bất kỳ nắm đấm hay đao kiếm nào.
Cổ nhân nói “nước đổ khó hốt”, nước hắt ra khỏi bát thì không cách nào thu hồi lại được, lời nói ra cũng tựa như vậy. Vậy nên, mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ.
Mỗi lời nói ra khỏi miệng, không thể không cẩn thận suy nghĩ. (Ảnh: sina)
Nói chuyện là một nghệ thuật, cho dù giảng lời hay, cũng không khỏi phải đắn đo suy nghĩ. Giảng nói lời không hay, khiến đối phương nghe xong đều sẽ mất hứng, đương nhiên càng không nên nói. Vậy những lời không nên nói là những loại lời nào? Tiếp tục đọc →
Trong giao tiếp hàng ngày, rất nhiều người Việt Nam đều mắc phải một thói quen rất nguy hiểm, chính là “ngụy biện”. Thói quen này, ăn sâu vào trong tư tưởng, khiến người ta lầm tưởng rằng lối nghĩ đó mới là đúng, nhưng kỳ thực là một sai lầm…
Ngụy biện như một cách thức tấn công và bịt miệng người khác. (Ảnh: Internet)
Năm 2001, tôi học về Computer Assisted Language Learning (CALL, dạy học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của máy tính) tại Úc. Về nước và làm việc tại trung tâm Truyền thông đa phương tiện của Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi được đề nghị nói chuyện và viết tham luận về vấn đề này.
Háo hức và đầy nhiệt huyết, tôi cứ tưởng những gì mình đưa ra được đón nhận. Nhưng tôi đã sốc. Sếp của tôi, vốn là giáo viên tiếng Pháp, khó chịu ra mặt vì tôi “trộn” tiếng Anh vào trong bài viết và bài nói chuyện của mình. Ông phê bình tôi bằng những từ nặng lời như “lai căng”, “thích thể hiện”, “khoe học ở Tây về”. Tiếp tục đọc →
“And now here is my secret, a very simple secret: It isonly with the heart that one can see rightly; what is essential is invisible to the eye.” ( The Little Prince~ Antoine de Saint-Exupery)
Người ta thường bảo: “Một bức tranh bằng ngàn lời nói”. Điều này đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, có những lúc ngôn từ có thể diễn tả những việc mà cả ngàn bức tranh cũng không làm cho người ta hiểu hết ý của nó.
Đôi khi, ngôn từ có thể miêu tả sự vật sống động hơn nhiều so với các bức ảnh chụp… (Ảnh qua The Question)Tiếp tục đọc →
NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ… ĐANG ĐE DỌA TƯƠNG LAI CỦA HÀNG TRIỆU CON EM THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM
Tại sao hai ông Nghè bị ném đá
Nước Việt Nam ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 11, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1076) mới có thi cử để chọn nhân tài với khoa thi đầu tiên gọi là Bác Học. Từ đó, khoa cử là con đường vinh hiển nhất để tiến thân. Bậc học cao nhất là Tiến sĩ. Người thi Đình để chính thức xếp hạng tiến sĩ được ngồi dưới mái “nghè” thường là văn phòng tứ bảo của Vua nên được vinh dự gọi là ông Nghè. Ông Nghè được vinh quy bái tổ có quyền chọn năm mẫu đất bất cứ nơi nào mình thích trong Tổng để làm nhà nên dân gian có câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”! Tiếp tục đọc →
Chúng ta biết rằng văn hóa được sử dụng nhằm định hình và duy trì bản sắc của một dân tộc, cũng như phản ánh sự khác biệt giữa các cá nhân, các quốc gia và ngôn ngữ chính là phương tiện thiết yếu để thể hiện những giá trị văn hóa đó. Tuy vậy, ít ai biết rằng có một thứ ngôn ngữ có khả năng biểu đạt nhiều ý nghĩa hơn các loại ngôn ngữ còn lại, đó là một loại ngôn ngữ không lời: Ngôn ngữ của Im lặng.
Tôi có việc phải đến liên hệ ở một công ty. Cô tiếp tân trẻ, chừng ngoài hai mươi, khá xinh, ân cầncúi chào. Tôi nói tôi có hẹn với cô T. sáng nay. Cô tiếp viên liền nhắc điện thoại lên để gọi cho cô T. và đột ngột quay qua hỏi tôi: “Mình tên gì ạ?”.
Tôi chưng hửng. Trời! Lâu lắm rồi chưa được ai gọi mình là… mình cả! Bây giờ bỗng dưng được gọi là “Mình”. Sướng ghê nơi! Mà cô tiếp tân nhỏ hơn mình nửa thế kỷ. Sực nhớ Nguyễn Công Trứ đã từng sượng sùng: “Ngũ thập niên tiền…”.
Có người hỏi: Trong tình cảm, điều gì dễ khiến người đau lòng? Tôi nghĩ: Phần lớn là lời nói!
Lời nói được xem như chìa khóa để mở lòng người khác, mà cũng là vũ khí sát thương người nhanh nhất. Bạn chưa nhìn thấy biểu hiện đau khổ của người bị trúng thương, sẽ không thể biết câu nói của mình làm đau họ đến mức nào.
Nhiều sinh viên đặt mục tiêu hoàn thành các chứng chỉ tiếng Anh để đủ điều kiện tốt nghiệp nên kiểu học còn đối phó.
Tại Hội thảo Giảng dạy tiếng Anh toàn quốc lần thứ nhất do Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM tổ chức sáng nay (1/12), nhiều chuyên gia, giảng viên cho rằng môi trường dạy và học tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay vẫn chưa chuyên nghiệp khiến người học thiệt thòi. Và chủ yếu đặt mục tiêu là hoàn thành các chứng chỉ, vượt qua các kỳ thi sao cho đủ chuẩn tốt nghiệp nên nhiều sinh viên học tiếng Anh theo kiểu đối phó.
Tiếng Anh vẫn là nỗi sợ của nhiều sinh viên. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)
Các bạn có tự hào không? Cả ba từ ngữ phổ thông của mình Trong ba thứ ấy bao tình! Con dân nước Việt, hành trình Cha Ông
Oxford là một bộ từ điển tiếng Anh uy tín trên thế giới, hàng năm đều có bổ sung những từ ngữ phổ thông mà các quốc gia đang sử dụng. Hiện nay, tiếng Việt có 3 từ được nằm trong từ điển của Oxford gồm: Áo dài, Phở và Bánh mì.Tiếp tục đọc →
Clip của nữ blogger du lịch Venus Goon đã thu hút được 1,2 triệu lượt xem, khi chia sẻ hình ảnh cậu bé bán rong người Campuchia tự tin giao tiếp bằng 10 ngôn ngữ khác nhau.
“Bạn có thể nói bao nhiêu thứ tiếng? Bạn làm được gì khi bằng tuổi cậu bé này?”, nữ blogger du lịch Venus Goon (người Malaysia) mở đầu bài viết gây chú ý trong cộng đồng mạng những ngày qua.
Theo đó, Venus kể chuyện gặp 2 em nhỏ tại đền Ta Prohm thuộc khu quần thể đền đài Angkor Wat trong chuyến du lịch tỉnh Siem Reap (Campuchia) vào tuần trước. Cô đặc biệt ấn tượng với một cậu bé bán hàng rong quà lưu niệm với khả năng nói hơn 10 thứ tiếng.
Đoạn video ghi lại cuộc trò chuyện giữa nữ blogger du lịch và “thần đồng ngôn ngữ” nhanh chóng “gây bão” mạng, thu hút 1,2 triệu lượt xem sau ít ngày.Tiếp tục đọc →
Một người có thể ăn nói nhẹ nhàng, khoan thai, biết tiết chế cảm xúc của mình sẽ dễ dàng nhận được thiện cảm của mọi người. Âm lượng nói chuyện sẽ phản ánh nội tâm của bạn, người có trình độ giáo dục càng cao, càng chú trọng cư xử văn minh, càng để ý đến giọng mình khi nói chuyện.
Âm lượng trong lời nói thể hiện sự giáo dưỡng của chính bạn. (Ảnh từ relaxmagazin)
Lời nói là phương tiện truyền thông đặc trưng nhất ở loài người. Đây là tặng phẩm đặc biệt cuộc đời dành riêng cho con người. Sử dụng lời nói hiệu quả là cách bạn biết trân quý món quà vô giá chỉ có ở con người để xứng đáng phẩm hạnh của một chúng sanh cao quý nhất giữa những loài hai chân.
Những bậc hiền triết xưa, những người có tài năng, trí tuệ và tâm lành, thường khuyên dạy chúng ta, trước khi nói, cần phải suy nghĩ thật kỹ những gì mình sắp nói. Cụ thể, suy nghĩ ở các phương diện sau: Tiếp tục đọc →
Từng gọi con gái 4 tuổi là “Tây Tây” vì nghĩ bé giỏi tiếng Anh hơn tiếng mẹ đẻ, chị Mai (Hà Nội) sau phải cho con đi trị liệu.
Nhiều bố mẹ vui khi thấy con say mê các ứng dụng, chương trình học tiếng Anh mà không biết việc tiếp xúc quá sớm khi trẻ có sẵn khó khăn về ngôn ngữ có thể ảnh hưởng xấu tới con. Ảnh: MT. Tiếp tục đọc →
Cổ nhân cho rằng, vận mệnh, phúc báo của một người tốt hay không tốt chỉ cần xem người ấy có khẩu đức hay không là có thể biết được. Cho nên, tu dưỡng ở phương diện lời nói đối với mỗi người là việc rất quan trọng. Trong cả đời của một người, việc thiện có thể không phải ngày nào cũng làm nhưng lời nói thiếu đạo đức, lời nói khó nghe, lời nói không đứng đắn thì có thể ngày ngày đều nói.