Hội sinh viên Đại học Stirling sẽ chuyển sang ăn chay 100% trong 3 năm tới. Đây là hiệp hội sinh viên đầu tiên ở Vương quốc Anh làm điều này.
Thực đơn tại Đại học Stirling sẽ chuyển sang thuần chay trong vòng 3 năm.(Ảnh: Canva)
Đa số thành viên tại cuộc họp của hội sinh viên Đại học Sterling đã bỏ phiếu ủng hộ việc loại bỏ thịt và sữa khỏi thực đơn.
Một nửa thực đơn tại 3 quán cà phê của công đoàn tại trường Đại học Stirling sẽ là thuần chay vào đầu năm học 2023-24.
Kế hoạch táo bạo trên được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu hồi đầu tháng và được xem là một nỗ lực nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Phong trào này được đưa ra bởi chiến dịch “Plant Based Universities” – một phong trào sinh viên được nhóm hoạt động tập thể Animal Rebellion hỗ trợ. Tiếp tục đọc →
Phấn đấu để giải phóng sớm nhất lượng xe ùn ứ ở các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, hình thành các ‘vùng xanh’, ‘luồng xanh’ an toàn dịch bệnh tại khu vực biên giới.
Hàng nghìn container nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) – Ảnh: VŨ TUẤN
Chiều 26-12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến ngày 25-12-2021, Quảng Ninh còn 1.555 xe, Lạng Sơn 4.204 xe, gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là mặt hàng nông sản (chiếm đến 80% các mặt hàng đặc tính dễ hư hỏng)… Tiếp tục đọc →
Hàng ngàn xe container ùn ứ tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc đặt ra vấn đề phải tìm hướng đi mới.
Giá bán mít Thái hiện giảm sâu, chỉ còn 4.000 đồng/kg và nhiều nhà vườn các địa phương trong vùng ĐBSCL điêu đứng vì không gỡ gạc đủ vốn đầu tư.
Hiệu ứng dây chuyền từ biên giới
Hiện nay, ở các tỉnh biên giới phía Bắc, hàng dài xe container vẫn đang nối đuôi nhau chờ được thông quan nhưng chưa biết đến khi nào, bởi nhiều cửa khẩu vẫn đang đóng cửa.
Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu.
Việc cả hàng dài xe container nông sản ùn ứ, xe chờ không nổi quay đầu… đã khiến cho một số mặt hàng trái cây vùng ĐBSCL xuống thấp. Cụ thể, giá mít Thái đã xuống còn 4.000 đồng/kg mà vẫn “ngóng” thương lái đến thu mua.
Trong khi nhiều loại hoa quả trong nước ế hàng, giá rớt thê thảm thì vải thiều được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp, Australia qua đường hàng không lại được bán với giá cao.
Tại thành phố Perth của Australia vừa diễn ra phiên đấu giá quả vải tươi của Việt Nam trong lô hàng đầu tiên của mùa vụ năm nay cập bến Australia. Theo VOV, tại đây, 1 hộp quả vải tươi duy nhất đã được mua với giá 3.000 AUD (tương đương gần 52 triệu đồng). Số tiền thu được trong cuộc đấu giá này sẽ được chuyển về Việt Nam để trợ giúp các em nhỏ gặp khó khăn ở các vùng trồng vải.
Rau quả rớt giá, ế ẩm
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT) cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả thu về 1,77 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020. Dù xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh, đặc biệt là sang hai thị trường chính là Trung Quốc và Mỹ, song giá nhiều loại quả củ, trái cây ở nước ta vẫn lao dốc vì bế tắc đầu ra.
Tháng 5 vừa qua, giá xoài Úc tại Cam Lâm (Khánh Hòa) giảm mạnh. Xoài loại 1 giá chỉ từ 10.000-15.000 đồng/kg, có thời điểm giảm còn 3.000-4.000 đồng/kg. Tiếp tục đọc →
Giá xoài giảm thấp kỷ lục, giá bán xô tại vườn cho thương lái chỉ còn 2.000-2.500 đồng/kg.
Mít Thái và xoài Đài Loan tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang rớt giá thảm hại. Hiện thương lái vào tận vườn mua, giá mít Thái chỉ có giá 2.000 – 3.000 đồng/kg, còn xoài Đài Loan bán xô tại vườn cũng chỉ từ 2.000 – 2.500 đồng/kg.
Điều đáng nói là mức giá thấp này đã duy trì 1 thời gian khá dài khiến người dân trồng xoài Đài Loan và mít Thái tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn. Tiếp tục đọc →
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tính đến ngày hôm nay (9/6), tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành tiêu thụ toàn bộ sản lượng vải thiều chín sớm với sản lượng hơn 51.000 tấn, mức giá từ 15.000 – 31.000 đồng (kinhtedothi.vn)
Mỗi ngày, dọc theo một số tuyến đường tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cảnh ùn tắc giao thông kéo dài hàng cây số do hàng nghìn lượt xe máy, ô tô nối đuôi nhau chở vải vừa thu hoạch đi bán.Tiếp tục đọc →
Tưởng chừng là sản phẩm của photoshop, nhưng chuối màu xanh lam hoàn toàn có thật và có hương vị thơm ngon như vị kem.
Một trong những giống chuối đặc biệt nhất thế giới có tên gọi Blue Java Banana. Đây là loại chuối xuất xứ từ Hawaii, Mỹ, hiện được trồng ở cả châu Á và Australia, có lớp vỏ cứng, chịu được lạnh, mùi vị thơm như vani.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói đất nước của ông đã đạt được mục tiêu đầy tham vọng được đặt ra khi ông nhậm chức năm 2012 là đưa 100 triệu người thoát nghèo.
Nhưng thực thì Trung Quốc đã đạt được những gì?
BBC Kiểm chứng so sánh dữ liệu của Trung Quốc với số liệu nghèo đói trên toàn cầu do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổng hợp.
Số liệu nghèo đói của Trung Quốc
Trung Quốc định nghĩa nghèo đói là bất kỳ ai ở các vùng nông thôn kiếm được ít hơn khoảng 2,30 đôla một ngày (đã điều chỉnh theo mức lạm phát). Con số này được thiết lập năm 2010 và không chỉ dựa trên thu nhập mà còn là điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Cách đây chừng 3 năm, xã Nâm N’giang được xem là thủ phủ của hồ tiêu và thuộc diện những xã giàu nhất khi có tới hàng trăm căn nhà tiền tỷ, 300 xe hơi, nhà nhà tậu ô tô phóng chật đường làng.
Tuy nhiên đến Nâm N’giang bây giờ, nhiều người khá “sốc” bởi khung cảnh hoang tàn, ảm đạm.
Theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, việc buôn bán, nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H7N9,… làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm.
(Ảnh từ Báo chính phủ Việt Nam)
Truyền thông nhà nước vừa cho biết thời gian qua, giới hữu trách tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã liên tục phát hiện, bắt giữ các vụ nhập lậu gia cầm giống từ Trung Quốc. Tiếp tục đọc →
Một công ty khởi nghiệp ở Na Uy đã nghiên cứu ra kỹ thuật mới giúp biến sa mạc khô cằn ở Dubai trở thành đồng ruộng trồng đầy rau quả tươi ngon chỉ trong 5 tháng, thậm chí còn làm nên kỳ tích khi biến sa mạc thành đất trồng nông nghiệp chỉ trong vòng 7 giờ đồng hồ.
Giá gạo Việt Nam đang dẫn đầu trong nhóm nước xuất gạo, vượt qua các “ông lớn” Thái Lan, Myanmar, Pakistan. Ảnh: Vũ Long – Lao Động
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua giá gạo cùng chủng loại của nhiều nước và vượt Thái Lan để vươn lên dẫn đầu thế giới.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu tính đến nửa đầu tháng 8-2020 đối với loại gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 493-497 USD/tấn.
Gía này cao hơn khoảng 20 USD/tấn so với gạo Thái Lan. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan hiện chỉ ở mức 473-477 USD/tấn.
Lô vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản đang được bày bán tại hệ thống phân phối của AEON, bao gồm 250 trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON và cửa hàng AEON Style trên khắp Nhật Bản.
Vải thiều tươi của Việt Nam đã được bày bán rộng rãi tại các siêu thị AEON ở Nhật Bản – Ảnh: N.BÌNH
Ngày 26-6, Tập đoàn bán lẻ AEON tại Việt Nam cho biết lô vải thiều tươi đầu tiên xuất sang Nhật Bản đã chính thức được bày bán tại hệ thống phân phối của AEON từ ngày 23-6, bao gồm 250 trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON và cửa hàng AEON Style trên khắp Nhật Bản. Tiếp tục đọc →
Với quy mô hơn 200 ha và 8.000 con dê sữa, trang trại dê sữa Măng Đen (thôn Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, Kon Tum) đang được xem là trại dê sữa lớn nhất Việt Nam.
Bộ Tài chính phát hiện 7 cục dự trữ đã để các tổ chức, cá nhân gửi gạo trong kho dự trữ của Nhà nước. Bộ này đã tạm đình chỉ công tác để làm rõ sai phạm của cục trưởng, chi cục trưởng và chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra Bộ Công an.
Bộ Tài chính cho biết vụ việc 7 cục dự trữ cho gửi gạo nhờ kho của Nhà nước sẽ chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra Bộ Công an – Ảnh: CHÂU ANH
Chiều nay 7-5, trong thông cáo gửi các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính đã công khai kết quả kiểm tra việc mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 tại Tổng cục Dự trữ và 22 cục dự trữ khu vực. Tiếp tục đọc →
Cây vải tại Đắk Lắk hứa hẹn mùa quả ngọt, giúp nhiều gia đình làm giàu trong cảnh thị trường của các nông sản chủ lực đều ảm đạm.
Nhiều địa phương ở tỉnh Đắk Lắk đang bước vào vụ vải mới. Hương vải thơm ngát, vị vải ngọt ngào, và rất hút hàng, nhiều gia đình làm giàu từ quả vải đã trở thành niềm an ủi, vực dậy tinh thần nông dân trong cảnh thị trường của các nông sản chủ lực đều ảm đạm.
Người trồng vải ở huyện Ea Kar-Đắk Lắk thu nhập tiền tỷ nhờ trồng vải thiều Lục Ngạn…
Các đập Trung Quốc đã giữ lại một lượng nước lớn ở thượng nguồn sông Mê Kông ngay cả trong mùa mưa, gây hạn hán cho khu vực hạ lưu.
Trong đợt hạn hán năm ngoái, mực nước ở hạ lưu sông Mê Kông giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 5 thập niên qua, đe dọa đời sống của khoảng 60 triệu người, nhưng các đập thủy điện Trung Quốc ở thượng nguồn vẫn dồi dào nước.
Khi những lưu dân đầu tiên đến vùng châu thổ Cửu Long, trong hoang vu nê địa, việc quan trọng trước hết là tìm đến nơi nào có cây lúa mọc được để dựng làng sinh sống.
Tôi muốn dùng từ “hột” lúa thay vì “hạt” lúa bởi cách đây nhiều năm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, vị Viện trưởng đầu tiên của Viện đại học Cần Thơ, tác giả của nhiều sách nổi tiếng về thực vật học đã đề nghị sinh viên ngành thực vật học và nông nghiệp phân biệt “hột” và “hạt”. “Hột” là sản phẩm của thực vật, có thể nảy mầm thành cây mới, như hột lúa, hột đậu, hột bắp… “Hạt” là hột được bóc tách vỏ hoặc một phần phôi, không thể nảy mầm, ví dụ hạt gạo là hột lúa đã bị bóc tách phần trấu, vỏ cám và hạt tấm.
Hạt dổi có mùi rất thơm, hăng nhẹ, được người dân vùng núi phía Bắc sử dụng làm gia vị chấm, ướp một số món đặc sản như thịt trâu, bò gác bếp, các món nướng… Ngoài ra, hạt dổi còn được xem là một vị thuốc quý dùng để chữa bệnh xương cốt và hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa.
Anh Vàng Chiến (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây dổi tại địa phương. Tiếp tục đọc →
Thương lái một số tỉnh thành khu vực Tây Nguyên đang liên tục đổ về huyện Krông Bông (Đắk Lắk) để thu mua dứa cho người dân nơi đây, giúp họ tránh một vụ mùa thất bát…
Toàn xã Cư Đrăm đang có khoảng gần 300ha dứa đang đến mùa thu hoạch. Ảnh: Bảo Trung
Ông Nguyễn Văn Hùng, ngụ xã Cư Drăm (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) phấn khởi nói: “Nếu các anh đến đây khoảng 1 tuần trước thì chắc tôi cũng khó tiếp được vì tâm trạng chán nản, chẳng muốn làm gì khi 20ha dứa đang đến mùa thu hoạch không ai đến thu mua.
Một số ngân hàng đã đưa ra các gói tín dụng, chương trình giảm lãi suất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch cúm COVID-19.
Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nền bởi dịch bệnh COVID-19.
Vietcombank ước tính, số tiền giảm lãi suất cho doanh nghiệp ước khoảng 300-450 tỷ đồng.
Trước tình hình đó, ngành ngân hàng đã chỉ đạo các ngân hàng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay… Tiếp tục đọc →
Trong khi hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu gặp khó trong những tháng đầu 2020 thì xuất khẩu gạo lại bất ngờ tăng mạnh, đón nhiều tín hiệu tích cực. Thế mạnh tỷ USD của Việt Nam dự báo vượt cả Thái Lan.
Toàn cầu tăng dự trữ, gạo Việt lập kỷ lục về giá
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đạt mức cao kỷ tục kể từ cuối năm 2018 đến nay
Theo báo cáo Tổng quan ngành hàng Lúa gạo tháng 1/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo niên vụ 2019-2020 tại nhiều quốc gia sẽ giảm mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ sụt giảm sản lượng gạo lớn, dự kiến giảm 1,8 triệu tấn xuống còn 146,7 triệu tấn (Trung Quốc) và giảm 1,4 triệu tấn, xuống 115 triệu tấn (Ấn Độ) do diện tích giảm. Đây là hai quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa sản lượng gạo toàn cầu.
(VTC )Lượng xe lên khu vực cửa khẩu tăng nhanh trong khi việc xuất khẩu vẫn khó khăn khiến hơn 750 container nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu giáp Trung Quốc.Cụ thể, tại cửa khẩu Hữu Nghị còn 376 xe nông sản, trái cây như thanh long, mít, ớt, nhãn… tăng 84 xe so với hôm qua.
Nông sản tiếp tục ùn ứ tại các cửa khẩu, chờ xuất sang Trung Quốc
Lần đầu tiên suốt hàng chục năm qua, hoa hồng Đà Lạt (Lâm Đồng) rớt giá thê thảm trước lễ Valentine 14.2 do ảnh hưởng của dịch viêm phổi virus Corona (Covid-19). Nông dân cũng lo lắng nghĩ đến một lễ 8.3 buồn sắp tới.
Lần đầu tiên, hoa hồng Đà Lạt rớt giá thê thảm trước lễ Tình nhân
Hôm nay là ngày cuối cùng bà con nông dân ở xứ hoa Đà Lạt cắt hoa hồng còn các vựa hoa khẩn trương đóng hoa gửi đi khắp nơi để phục vụ cho lễ Tình nhân – Valentine (14.2). Nhưng nét mặt ai nấy đều kém vui bởi giá hoa đang rớt xuống mức thấp nhất từ trước đến nay.
Ít người mặn mà Lễ Tình Nhân, dân Đà Lạt méo mặt vì hoa hồng rớt giáTiếp tục đọc →
Những ngày cuối tháng 5 trên vùng đất cao nguyên Xiêng Khoảng trở nên rộn rã, hồ hởi hơn với một sự kiện đặc biệt. Lần đầu tiên, mảnh đất vùng cao này đón chào những vị lãnh đạo cấp cao, đại diện nhiều doanh nghiệp hàng đầu của cả Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Một đại dự án trang trại bò sữa organic của Lao-Jagro – một công ty liên doanh của Vinamilk – với quy mô 5000ha, hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống nơi đây.
TTO – 30 năm sau ngày lô gạo đầu tiên được xuất khẩu, gạo Việt hầu như vẫn chưa có thương hiệu trên thế giới. Nhiều chính sách đã được đưa ra để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu nhưng đến nay vẫn chưa đem lại hiệu quả thực sự.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Đáng tiếc hầu hết vẫn là loại “hàng xá” đóng bao 50kg hoặc hàng container không thương hiệu, mất hút tại các thị trường nhập khẩu.
Nhiều nhà vườn ở vùng ĐBSCL đang khóc ròng khi trái sầu riêng nghịch vụ liên tục rớt giá không phanh. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ sầu riêng ở Trung Quốc hạn chế nhập khẩu loại nông sản này.
(PLO)- Trung Quốc trồng thanh long với diện tích lớn gần bằng Việt Nam trong nhiều năm nay, giảm nhập khẩu từ Việt Nam.
Cách đây khoảng hơn nửa tháng, thanh long tại các tỉnh Tiền Giang, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu… được các tiểu thương thu mua với giá từ 15.000-23.000 đồng/kg. Nhưng khoảng 10 ngày gần đây, nông dân đang “khóc ròng” vì thương lái không đến thua mua. Giá thanh long chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, nông dân thua lỗ.
Biết ăn gì đây hở Trời? Không ăn thì đói cũng bệnh khổ! Mà ăn vô mấy thứ hàng Tàu này thì bệnh chết sớm!!!
Nông sản Trung Quốc như khoai tây, cà rốt… sau khi nhập về được các thương lái rửa sạch, phân loại rồi trộn đất, dán nhãn mác… để “phù phép” thành hàng Đà Lạt.
Khoai tây Trung Quốc đã được “hóa trang” chuẩn bị xuất kho sau khi được rắc lên đất đỏ đã được phơi khô, nghiền mịn, Giá khoai này sẽ tăng gấp 3 , 4 lần.
Trong vai chủ vựa trái cây lớn ở TP.HCM đang cần hàng Đà Lạt, chúng tôi tìm đến 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương – nơi được gọi là “thủ phủ” khoai tây, cà rốt của tỉnh Lâm Đồng. Hầu hết người dân và chủ các nông trại đều cho biết hiện chưa vào mùa nên hàng hầu như không còn hoặc chỉ còn trữ lại với số lượng không nhiều.
Có lẽ nhắc tới cà phê người ta sẽ nghĩ ngay tới Đắk Lắk vì nơi đây được mệnh danh là thủ phủ của cà phê. Nơi đây đã trở thành chỉ dẫn địa lý nổi tiếng cho cà phê Việt Nam và CADA cũng là nơi được người ta nhắc tới nhiều khi nói về lịch sử cà phê xứ này.
Nông trường cà phê CADA đã trải qua hơn trăm năm hình thành và phát triển
Nông trường cà phê CADA (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) ngày nay được nhiều người biết đến là vùng đất nổi tiếng với cây cà phê.
Trong khi dứa trồng ở Thanh Hoá thương lái chỉ thu mua với giá 2.000 đồng/kg, ế thối đầy đồng thì dân giàu Hà thành tranh nhau đặt mua dứa Đài Loan với giá 150.000 đồng/kg, tức khoảng 300.000 đồng/quả.
Trái ngược với cảnh dứa Việt bày bán la liệt ngoài chợ với giá từ 5.000-10.000 đồng/quả tuỳ to hay nhỏ, tại Thanh Hoá, giá dứa thu mua tại ruộng chỉ ở mức 2.000 đồng/kg mà vẫn ế thối đầy đồng.
TTO – Viện Lowy của Úc tiếp tục đánh động thế giới về mưu đồ của Trung Quốc đối với sông Mekong, đặc biệt sau khi nước này quân sự hóa xong Biển Đông. Đông Nam Á cần phải hành động trước khi quá muộn.
Bài viết dưới đây đăng trên trang The Interpreter của Viện Lowy do chuyên gia Elliot Brennan chấp bút. Ông Brennan là nhà nghiên cứu độc lập từng cộng tác với Viện An ninh và chính sách phát triển (Thụy Điển), trang phân tích quốc phòng IHS Jane, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ)…
Đập thủy điện Cảnh Hồng ở Trung Quốc – Ảnh: BLOOMBERG
Sau bao nhiêu ồn ào, đến giờ phút này có thể nói công cuộc bồi đắp và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông đã gần xong. Bắc Kinh giờ đây có thể kiểm soát một trong những tuyến vận tải huyết mạch của thế giới, biến luật pháp quốc tế thành trò đùa.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, đích nhắm sắp tới của Bắc Kinh sẽ là một động mạch quan trọng khác chạy xuyên lục địa Đông Nam Á: Sông Mekong.
Bắt nguồn từ Trung Quốc với tên gọi Lan Thương, sông Mekong kết nối các quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Kiểm soát sông Mekong chính là “lát cắt salami” còn lại, với một nửa kia là Biển Đông, giúp Trung Quốc nắm thế chiến lược “kẹp sandwich” cả lục địa Đông Nam Á.
Ung thư là 1 trong những “kẻ giết người hàng loạt” đáng sợ trên toàn thế giới, trong đó ung thư vú là bệnh phổ biến nhất. Chế độ ăn uống thường xuyên góp mặt những thực phẩm sau là 1 trong những biện pháp phòng tránh ung thư vú hiệu quả nhất.