• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Một vài điều về suy thoái kinh tế – Ngô Khôn Trí

Trong thời gian gần đây tin tức xấu về kinh tế xuất hiện khá nhiều : một số lượng lớn công nhân bị sa thải, vật giá leo thang, đồng tiền mất giá trị, ngân hàng trung ương tăng lãi suất liên tục, chứng khoán giảm mạnh, giá vàng tăng, 3 ngân hàng phá sản,….

Dự báo kinh tế Mỹ 100% sẽ suy thoái | baotintuc.vnẢnh minh họa: Getty Images

Phải chăng đây là những dấu hiệu của “Suy thoái kinh tế”?. Tiếp tục đọc

Khai mạc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Tối nay (10.3), lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) lần thứ 8 – 2023 chính thức khai mạc với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”.

Tiếp tục đọc

Giá bán lẻ điện bình quân tăng tối thiểu 1.826 đồng/kWh,tối đa 2.444 đồng/kWh

Ngày 3/2, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2023-QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.

Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân: Tối thiểu 1.826 đồng/kWh, tối đa 2.444 đồng/kWh - Ảnh 1.

Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh (tăng 13,7% so với quyết định cũ là 1.606,19 đồng/kWh);

Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh (tăng 28,2% so với quyết định cũ là 1.906,42 đồng/kWh). Tiếp tục đọc

Nhân viên Google òa khóc khi 12.000 đồng nghiệp bị sa thải bất ngờ

Những người không nằm trong diện sa thải vào hôm 20/1 đang cố gắng giúp các đồng nghiệp cũ lấy lại tinh thần và tìm công việc mới.

Google cắt giảm lượng lớn lực lượng lao động toàn cầu của mình. Ảnh: Reuters.

Một số nhân viên của Google sống sót sau cuộc thanh trừng khoảng 12.000 nhân viên gần đây đã khóc trong các cuộc họp vào ngày thông báo sa thải.

“Nhiều người khóc nức nở, họ liên tục lau nước mắt”, một kỹ sư làm việc 10 năm ở trụ sở East Coast kể.

Tiếp tục đọc

Philippines vượt ngưỡng thu nhập thấp được 27 năm, Indonesia được 25 năm, Việt Nam thì sao?

Philippines vượt ngưỡng thu nhập thấp được 27 năm, Indonesia được 25 năm, Việt Nam thì sao?Năm 1986, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 150 USD, xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN và thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.

Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm: Tiếp tục đọc

Đại học đầu tiên ở Anh chuyển sang ăn chay

 Hội sinh viên Đại học Stirling sẽ chuyển sang ăn chay 100% trong 3 năm tới. Đây là hiệp hội sinh viên đầu tiên ở Vương quốc Anh làm điều này.

Thực đơn tại Đại học Stirling sẽ chuyển sang thuần chay trong vòng 3 năm. (Ảnh: Canva)

Thực đơn tại Đại học Stirling sẽ chuyển sang thuần chay trong vòng 3 năm. (Ảnh: Canva)

Đa số thành viên tại cuộc họp của hội sinh viên Đại học Sterling đã bỏ phiếu ủng hộ việc loại bỏ thịt và sữa khỏi thực đơn.

Một nửa thực đơn tại 3 quán cà phê của công đoàn tại trường Đại học Stirling sẽ là thuần chay vào đầu năm học 2023-24.

Kế hoạch táo bạo trên được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu hồi đầu tháng và được xem là một nỗ lực nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Phong trào này được đưa ra bởi chiến dịch “Plant Based Universities” – một phong trào sinh viên được nhóm hoạt động tập thể Animal Rebellion hỗ trợ. Tiếp tục đọc

Đột kích kho hàng lậu, chứng kiến hàng ngàn bánh Trung thu chất lượng dỏm

Hơn 4.500 sản phẩm là kẹo, bánh Trung thu dỏm vừa bị phát hiện tại một kho hàng trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Đột kích kho hàng lậu, chứng kiến hàng nghìn bánh Trung thu chất lượng “dỏm” - Ảnh 1.

Công an đột kích kho hàng lậu, phát hiện hàng ngàn sản phẩm bánh kẹo không có nguồn gốc

Ngày 7-9, Công an quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) cho biết vừa lập biên bản, tạm giữ kho hàng bánh trung thu, kẹo các loại không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

Trước đó, khoảng 9 giờ ngày 6-9, Đội Cảnh sát Kinh tế phối hợp với Công an phường Hòa Minh kiểm tra hàng hóa tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ tổng hợp Minh Bảo địa chỉ trên đường Đồng Xoài.

Tiếp tục đọc

Đồng USD mạnh đang lan tỏa ‘nỗi đau’ ra toàn cầu

Nhiều nền kinh tế nâng lãi suất nhưng lạm phát vẫn tăng và đồng nội tệ vẫn mất giá.

Theo hãng tin Bloomberg, đồng USD tăng giá lên mức cao nhất nhiều thập niên đang khiến cả nước giàu lẫn nền kinh tế mới nổi chịu nỗi đau chung. Với đà thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh nhất trong hơn 1 thế hệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), đồng USD đang đè nặng lên các đồng tiền khác.

Sự tăng giá của đồng USD khiến hàng nhập khẩu đắt hơn, gây bất ổn cho hệ thống tài chính và thúc đẩy tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế khác.

Tiếp tục đọc

Bẫy nợ’ có thể khiến Lào vỡ nợ?

Thực tế là Lào đang chuyển cho chủ nợ Trung Quốc quyền chủ sở hữu của các khoản vay lớn của mình. Trung Quốc là nước cho vay lớn nhất của Lào.

Tiếp tục đọc

Nối gót Sri Lanka, thêm 2 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ trong vòng 4 năm tới

Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) đã cảnh báo rằng nguy cơ vỡ nợ có chủ quyền ở các thị trường biên giới ở châu Á đang gia tăng do nguy cơ lạm phát tăng nhanh và chi phí đi vay tăng. Giờ đây, Lào và Mông Cổ có thể sẽ tiếp bước Sri Lanka trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2026, và Myanmar là một quốc gia tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Người dân Sri Lanka tràn vào dinh Tổng thống. (Ảnh chụp màn hình video)

Tiếp tục đọc

Thảm cảnh ở ‘đất nước vỡ nợ’ Sri Lanka: Người dân không dám đi vệ sinh vì phí quá đắt, đến bệnh viện hay mua thuốc giảm đau cũng là điều xa xỉ

“Trong giờ làm, mỗi lần đi vệ sinh sẽ tốn 20 rupee. Nếu một ngày đi vệ sinh 5 lần, chi phí cho nhu cầu thiết yếu này là quá đắt”, một người dân Sri Lanka phàn nàn.

Tờ ABC News trích lời ông I Karunasinghe – một người bán vé số tại Sri Lanka cho biết: “Trong giờ làm, mỗi lần đi vệ sinh sẽ tốn 20 rupee. Nếu một ngày đi vệ sinh 5 lần, chi phí cho nhu cầu thiết yếu này là quá đắt. Tôi không hài lòng với thu nhập của mình chút nào. Lạm phát tăng cao khiến chi tiêu của tôi vượt quá mức cho phép’’.

Ông I Karunasinghe chỉ là một trong số rất nhiều lao động thu nhập thấp đang cùng Sri Lanka đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Trong bối cảnh lạm phát chạm ngưỡng 18,7% hồi tháng 3 này, tình trạng mất điện, thiếu thuốc, nhiên liệu và nhiều lương thực cơ bản dường như đã trở thành điều quá quen thuộc với một quốc gia vừa thông báo vỡ nợ.

Thảm cảnh ở đất nước vỡ nợ Sri Lanka: Người dân không dám đi vệ sinh vì phí quá đắt, đến bệnh viện hay mua thuốc giảm đau cũng là điều xa xỉ - Ảnh 1.Ông I Karunasinghe

Tuyên bố được đưa ra sau khi chính phủ Sri Lanka không còn khả năng thanh toán khoản nợ nước ngoài trị giá 51 tỷ USD. Họ nhấn mạnh đây là bước đi cuối cùng trong bối cảnh giới chức không đủ ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu. Thông báo cũng nêu rõ biện pháp khẩn cấp này là phương án cuối cùng để ngăn rủi ro tài chính xấu đi và đảm bảo công bằng cho mọi chủ nợ.

Đất nước phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu

Tiếp tục đọc

Trung Quốc khôi phục nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Lào Cai

 Sau gần 5 tháng tạm dừng, từ hôm nay (12-1), mặt hàng thanh long thông quan trở lại qua cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trung Quốc khôi phục nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Lào Cai - Ảnh 1.

Xe hàng hóa làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai – Ảnh: A.KIÊN

Xe hàng hóa làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai – Ảnh: A.KIÊN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 12-1, ông Hà Đức Thuận, phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai, cho biết chiều 11-1, chính quyền Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã thông báo mặt hàng thanh long được thông quan trở lại qua cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành kể từ hôm nay.

Long An kêu gọi ‘giải cứu’ 26.000 tấn thanh long

Tiếp tục đọc

‘Ông lớn’ chuyển sản xuất đến Việt Nam

Nike – AdidasNike, Adidas, Foxconn, Intel, Samsung… đã và đang mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam cho thấy môi trường đầu tư, kinh doanh vẫn ổn định và có tiềm năng tăng trưởng tốt.

51% giày của Nike là hàng “Made in Vietnam”

Báo chí Trung Quốc lo âu vì Việt Nam sản xuất giày Nike nhiều nhất

Mới đây, hãng CNBC dẫn báo cáo tài chính của tập đoàn chuyên về sản phẩm thể thao Nike cho biết, năm 2021 Việt Nam sản xuất giày cho Nike chiếm 51% sản lượng toàn cầu của hãng, trong khi tỷ lệ này tại Trung Quốc đã rớt xuống còn 21%. Hồi năm 2006, Trung Quốc sản xuất giày cho Nike chiếm 35% sản lượng toàn cầu của hãng. Như vậy Việt Nam đã chính thức vượt xa Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất chính cho thương hiệu này. Đáng chú ý, ngay cả Indonesia cũng đã vượt qua Trung Quốc khi thị phần sản xuất giày Nike tại nước này tăng từ 21% lên 26% trong vòng 15 năm qua.

Các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng đầu tư sản xuất tại Việt Nam.Các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: ‘Muốn mở cửa, phải thần tốc vaccine’

Theo người đứng đầu Chính phủ, khi đã bao phủ được vaccine, có các loại thuốc điều trị được cấp phép, cộng với ý thức người dân, chúng ta sẽ yên tâm mở cửa.

Việt Nam trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn nhấn mạnh nhiệm vụ “thần tốc tiêm vaccine” trong năm 2022, khi phát biểu kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương.

Khái quát bức tranh kinh tế – xã hội năm 2021 và những dự báo cho năm mới, Thủ tướng tóm gọn trong “10 điểm sáng, 5 rủi ro bên ngoài và 6 thách thức nội tại”.

Tiếp tục đọc

Cảnh báo cho 2022: Giá tăng điên cuồng, sức mua thấp chưa từng có

Đối lập với việc tăng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào là sức mua ảm đạm, làm ‘bay màu’ những DN, hộ kinh doanh đang chất chồng gian khó. Thực tế 2021 là cảnh báo cho 2022.

Bát phở của chị Thìn

Buổi sáng những ngày cuối năm dương lịch, chị Nguyễn Thị Thìn (tên nhân vật được thay đổi) ở Long Biên, Hà Nội ngồi lặng lẽ bên quán phở nằm ngay mặt đường Nguyễn Văn Cừ. Hai năm qua, chị nằm trong số hàng triệu người bị Covid-19 làm cho bầm dập.

Chị Thìn đầu tư một nhà hàng bán bún, phở ở Bãi Cháy, Quảng Ninh, nhưng dịch bệnh nên không có khách. Không thể trụ nổi, chị từ bỏ, trở lại Hà Nội với hành trang là “món nợ cả tỷ đồng” rồi mở quán bán đồ ăn sáng gồm phở, bún, cháo trên con phố thuộc quận Long Biên rộng thênh thang.

Nhưng “vận đen” vẫn chưa dừng. Cơn bão Covid-19 tiếp tục đổ bộ. Hà Nội giãn cách 2 tháng trời, quán chị cũng đóng cửa. “Tiền thuê là 10 triệu/tháng. 2 tháng ấy, chủ nhà không lấy tiền. Khi Hà Nội cho phép bán hàng trở lại, tiền thuê nhà được giảm còn 5 triệu đồng trong 3 tháng”, chị kể.

Cảnh báo cho 2022: Giá tăng điên cuồng, sức mua thấp chưa từng cóDịch covid-19 với những lần giãn cách xã hội làm nhiều hộ kinh doanh gặp không ít khó khăn. Ảnh minh họa: L.Bằng Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Công thương: Ùn tắc cửa khẩu, doanh nghiệp chưa chú trọng thị trường 100 triệu dân

Phấn đấu để giải phóng sớm nhất lượng xe ùn ứ ở các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, hình thành các ‘vùng xanh’, ‘luồng xanh’ an toàn dịch bệnh tại khu vực biên giới.

24 ngày ăn bờ ngủ bụi, vạ vật nơi biên giới phía Bắc vì hàng nông sản ùn ứ - Ảnh 1.Hàng nghìn container nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) – Ảnh: VŨ TUẤN

Chiều 26-12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến ngày 25-12-2021, Quảng Ninh còn 1.555 xe, Lạng Sơn 4.204 xe, gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là mặt hàng nông sản (chiếm đến 80% các mặt hàng đặc tính dễ hư hỏng)… Tiếp tục đọc

Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu, mít Thái tại vườn rớt giá còn… 4.000 đồng/kg

Hàng ngàn xe container ùn ứ tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc đặt ra vấn đề phải tìm hướng đi mới.

Giá bán mít Thái hiện giảm sâu, chỉ còn 4.000 đồng/kg và nhiều nhà vườn các địa phương trong vùng ĐBSCL điêu đứng vì không gỡ gạc đủ vốn đầu tư.

Hiệu ứng dây chuyền từ biên giới

Hiện nay, ở các tỉnh biên giới phía Bắc, hàng dài xe container vẫn đang nối đuôi nhau chờ được thông quan nhưng chưa biết đến khi nào, bởi nhiều cửa khẩu vẫn đang đóng cửa.

Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu.
Không xuất khẩu được, thị trường trong nước cũng khó nên giá mít giảm sâu.

Việc cả hàng dài xe container nông sản ùn ứ, xe chờ không nổi quay đầu… đã khiến cho một số mặt hàng trái cây vùng ĐBSCL xuống thấp. Cụ thể, giá mít Thái đã xuống còn 4.000 đồng/kg mà vẫn “ngóng” thương lái đến thu mua.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc bác cáo buộc sẽ lấy sân bay của Uganda nếu vỡ nợ

Mới đây, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin nước này có thể ‘tịch thu sân bay quốc tế duy nhất của Uganda’ nếu quốc gia Đông Phi này không thể trả nợ

Entebbe là sân bay quốc tế duy nhất của Uganda. (Ảnh: Wionews)Entebbe là sân bay quốc tế duy nhất của Uganda. (Ảnh: Wionews)

Trung Quốc vừa bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này sẽ lấy sân bay quốc tế duy nhất của Uganda nếu quốc gia thuộc vùng Đông Phi này không thể thanh toán 200 triệu USD đã vay Bắc Kinh.

Một cuộc điều tra của Quốc hội Uganda hồi tháng trước kết luận rằng Trung Quốc đã áp các điều khoản khó khăn khi cho nước này vay, bao gồm khả năng bị tịch thu sân bay nếu Uganda vỡ nợ. Báo cáo đang gây phẫn nộ trong dư luận quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Vì sao TQ xây nhà máy điện, đường sắt ở nước nghèo? Câu trả lời nằm ở một thứ tai tiếng

Các dự án xây dựng đường sắt, nhà máy điện và các cơ sở sản xuất đồng, aluminum, xi măng, giấy, sắt thép… của Trung Quốc đang nở rộ ở nhiều nước tham gia Vành đai – Con đường.

Vì sao TQ xây nhà máy điện, đường sắt ở nước nghèo? Câu trả lời nằm ở một thứ tai tiếng

BRI – “ĐƯỜNG ĐI” C02 CỦA TRUNG QUỐC

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quốc gia có dân số lớn nhất với trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc còn là nước có lượng phát thải lớn hàng đầu với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

Năm 2019, Trung Quốc phát thải hơn 1/4 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, trong khi đó, lượng khí CO2 phát thải tại nước này cũng đạt kỉ lục mới vào khoảng 12 giga tấn CO2 trong 12 tháng cho đến tháng 3/2021.

Dường như Trung Quốc đã không đưa ra được biện pháp tối ưu nhất để phản ứng trước thách thức lớn nhất của thé giới. Hiệu quả của những cam kết này trong việc đạt được mục tiêu duy trì tăng nhiệt 1,5 độ C là chưa rõ, chưa kể là việc Trung Quốc không nhắc đến việc kiểm soát các loại khí phát thải nhà kính ngoài carbon.

Nhưng mục tiêu chính thấy rõ là khả năng Trung Quốc có thể xuất khẩu khí phát thải CO2 tới những quốc gia thuộc phạm vi Sáng kiến Vành đai – Con đường. Các dự án này phát thải đáng kể khí nhà kính tại các quốc gia triển khai, trong khi một phần lớn lợi ích kinh tế từ đó lại thuộc về các công ty Trung Quốc có liên quan. Tiếp tục đọc

Chuyên gia kể lại hành trình 5 năm lột xác trái nho Ninh Thuận: Từ to đẹp “ngậm” đầy thuốc sâu đến không đẹp bằng nhưng “bao sạch”

Khi nhận được trái nho Ninh Thuận bề ngoài không đẹp, hãy đừng vội buồn, mà vui lên bạn nhé! Bởi bạn phải biết rằng, quá trình thuyết phục nông dân trồng nho ở Phan Rang – Ninh thuận chuyển mình, chuyển đổi từ trồng những trái nho đẹp, nhẵn bóng “ngậm” đầy thuốc sâu sang không đẹp bằng nhưng bao sạch với phương thức sử dụng túi bao trái, team dự án VCED của Socodevi đã mất hẳn nửa thập kỷ!

Dự án VCED của tổ chức phi chính phủ đến từ Canada – Socodevi, đang hỗ trợ thành lập 5 hợp tác xã gồm: bưởi da xanh Bến Tre, nho Evergreen Ninh Thuận, thanh long Thanh Bình, bò sữa Đơn Dương, bò sữa Sóc Trăng. Các HTX cung cấp các sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng theo chuẩn VietGAP/GlobalGAP trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Tiếp tục đọc

Ba phương án đầu tư cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

UBND tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất với Bộ Giao thông Vận tải về phương án đầu tư đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Theo Quyết định số 1454 ngày 1-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được đầu tư giai đoạn 2021 – 2025. Tuyến cao tốc nối Khu Kinh tế Vân Phong với TP Buôn Ma Thuột – trung tâm vùng Tây Nguyên – được đánh giá là cần thiết và cấp bách, ưu tiên đầu tư sớm nhất trong khu vực.

Tin mừng: Từ hôm nay không chỉ cốc cà phê Highlands giảm giá, mà từng bữa trưa, cuốc xe Grab cũng sẽ giảm nhờ Nghị định này?

Highlands Coffee vừa công bố giảm giá từng ly cà phê nhờ một Nghị định của Chính phủ. Theo nghị định này, từ 1/11, không chỉ cốc cà phê, mà tất cả sản phẩm, dịch vụ F&B, du lịch, vận tải… đều được giảm thuế VAT 30%.

 

Tin mừng: Từ hôm nay không chỉ cốc cà phê Highlands giảm giá, mà từng bữa trưa, cuốc xe Grab cũng sẽ giảm nhờ Nghị định này?
Ảnh: Bảo Bảo.

Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

Nghị định này hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế, trong đó có nội dung giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Theo đó, các sản phẩm, dịch dụ được giảm thuế VAT gồm:

– Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác, bao gồm cả vận tải hành khách bằng taxi truyền thống và taxi công nghệ, vận tải hành khách bằng xe máy) Tiếp tục đọc

Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ ‘ồ ạt’ vào Việt Nam?

Trung Quốc rơi vào khủng hoảng năng lượng, nhà đầu tư sẽ 'ồ ạt' vào Việt Nam?

Báo cáo VnDirect nhận định, những bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế, và Việt Nam được cho là một lựa chọn sáng giá.

Bất ổn liên quan đến năng lượng ở Trung Quốc khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến Việt Nam

Giai đoạn 2010-2019, sản lượng điện của Việt Nam tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ này đã giảm chỉ còn 2,4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, khiến tiêu thụ điện giảm sút. Tiếp tục đọc

Nhiều tập đoàn nước ngoài rót thêm hàng trăm triệu USD, mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp FDI vẫn kỳ vọng vào tương lai của Việt Nam với vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu và khu vực.
Nhiều tập đoàn nước ngoài rót thêm hàng trăm triệu USD, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Nhiều tập đoàn nước ngoài vừa công bố mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn dịch Covid-19.Ảnh: An Na

Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê Việt Nam giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới, Nestlé Việt Nam vừa công bố đầu tư thêm 132 triệu USD vào nhà máy ở tỉnh Đồng Nai.

Tiếp tục đọc

TP Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét một số quy định riêng dựa trên yếu tố đặc thù của địa bàn trong điều kiện có dịch để khôi phục kinh tế.

Chú thích ảnhTP Hồ Chí Minh mở cửa lại nền kinh tế từ việc khai thác các tour du lịch đến “vùng xanh”.

Ngày 26/9, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi Thủ tướng xin ý kiến áp dụng quy định riêng đối với việc mở cửa nền kinh tế.

Theo UBND TP Hồ Chí Minh, TP đánh giá cao nỗ lực xây dựng hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” mà Chính phủ đã hướng dẫn để TP Hồ Chí Minh trở lại trạng thái bình thường mới, tuy nhiên TP muốn kiến nghị Thủ tướng xem xét một số quy định riêng, bởi tính đặc thù của địa bàn trong điều kiện đang có dịch bệnh.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp nước ngoài đồng kiến nghị: Chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay trở lại VN

Đồng kiến nghị đến Chính phủ, chủ tịch các hiệp hội doanh nghiệp AmCham Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, EuroCham và KoCham nhấn mạnh ‘chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay lại Việt Nam’.

Doanh nghiệp nước ngoài đồng kiến nghị: Chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay trở lại VN - Ảnh 1.
Khảo sát của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam sẽ bị bỏ lỡ nếu chính sách giãn cách kéo dài như hiện nay – Ảnh: T.V.N.

Chủ tịch các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu gồm Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) vừa đồng loạt ký tên kiến nghị gởi Chính phủ đề xuất chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực” nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.

Tiếp tục đọc

Ngân sách trung ương rất khó khăn, chờ tiết kiệm chi 14.600 tỉ

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết ngân sách rất khó khăn, ngân sách trung ương “gần như không còn đồng nào”, giờ chỉ chờ vào tiết kiệm chi khoảng 14.620 tỉ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho điều chuyển sang để chi.

Ngân sách trung ương rất khó khăn, chờ tiết kiệm chi 14.600 tỉ - Ảnh 1.Nhiều hộ kinh doanh tại TP.HCM vẫn đóng cửa do COVID-19 – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trong cuộc họp Chính phủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 16-9, Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết hỗ trợ DN, người dân khó khăn do dịch COVID-19 trước ngày 1-10. Tiếp tục đọc

Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘TP.HCM sẽ mở cửa dần, không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt’

Trả lời báo chí sáng 5-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá TP.HCM phải mở cửa dần, chậm nhưng chắc. ‘Không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt và cũng không thể quét sạch F0’, ông nói.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM sẽ mở cửa dần, không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt - Ảnh 1.

Bí thư Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi làm việc với quận 7 – Ảnh: ĐAN THUẦN

Tôi lưu ý, bình thường khác với bình thường mới. Bình thường như trước đây là mọi người có thể tự do làm việc mình muốn nhưng tình thế giờ đã khác. Nếu để xảy ra tái phát dịch một lần nữa như chúng ta đã đi qua thì cực kỳ khó khăn.

Bí thư Thành ủy TP.HCM NGUYỄN VĂN NÊN

Tiếp tục đọc

Vắc – Xin & Sản Xuất – Ngô Khôn Trí

Khi tỷ lệ được tiêm chủng đầy đủ chưa đạt được mức miễn dịch cộng đồng hay còn gọi là miễn dịch bầy đàn (càng nhiều người trong cộng đồng được tiêm vắc-xin thì càng ít người nhiễm bệnh) sự lây lan của bệnh chưa có tín hiệu dừng hoặc chậm lại thì biện pháp giãn cách xã hội gần như bắt buộc phải duy trì.

Ảnh: baochinhphu.vn

 Các doanh nghiệp lớn, nơi có cả hàng ngàn công nhân đang làm việc trong chuổi sản xuất, chịu ảnh hưởng lớn nhất do bởi biện pháp giãn cách này. Công suất hoạt động giảm đi thì lợi nhuận cũng giảm theo nên đại diện cách doanh nghiệp, hiệp hội FDI yêu cầu chính phủ dành quyền ưu tiên vaccine cho người lao động của họ để sớm đạt miễn dịch cộng đồng trong khu công nghệ cao, hỗ trợ chí phí tổ chức y tế, tiêm chủng và nới lỏng luật bảo vệ lao động (không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần),  cho phép doanh nghiệp tăng giờ làm của lao động lên thêm 100 giờ để giúp tăng sản xuất bù đắp cho những đơn hàng đã bị chậm trễ. Tiếp tục đọc

Tiêm chủng chiến lược, Singapore tiến tới “sống chung với Covid-19”

Tiêm đủ vaccine cho 70% dân số, Singapore “tự tin” nâng dự báo tăng trưởng

 

70% dân số Singapore đã được tiêm đủ liều vaccine Covid-19, giúp quốc gia này trở thành một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng tốt nhất thế giới, chính thức chuyển sang giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi để “sống chung với Covid-19”.

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại một điểm tiêm chủng cộng đồng ở Tanjong Pagar, Singapore. Ảnh: Straitstimes

Kể từ ngày 10/8, mọi công dân Singapore dạng thường trú hoặc có thẻ cư trú dài hạn đều có thể đến bất kỳ trung tâm tiêm chủng nào được cấp phép, để tiêm vaccine Covid-19 mà không cần hẹn trước. Những người từ 12 tuổi trở lên chưa tiêm liều đầu tiên, hiện có thể đến bất kỳ đâu trong số 26 trung tâm tiêm chủng cung cấp vaccine Pfizer/BioNTech để tiêm mà không cần đặt lịch.

Tiếp tục đọc

Nhà máy đã sáng đèn, nhưng doanh nghiệp chưa thể thở phào

Nhiều nhà máy tại tâm dịch Bắc Ninh, Bắc Giang đã sáng đèn trở lại sau cả tháng trời tạm dừng sản xuất là tin vui nhất với doanh nghiệp và người lao động, song khó khăn còn rất lớn.

Sản xuất trở lại

Xưởng sản xuất Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology (Khu công nghiệp Vân Trung)

Cả 3 nhà máy của Công ty cổ phần May Đáp Cầu nằm giữa tâm dịch Bắc Ninh đã quay trở lại sản xuất sau một thời gian phải tạm đóng cửa do đợt dịch Covid-19 bùng phát hồi cuối tháng 4 là tin vui nhất với lãnh đạo và người lao động của doanh nghiệp này.Hơn 1 tháng trước, mệt mỏi vì sản xuất trong giãn cách, thiếu lao động trầm trọng, hiệu quả không cao do tỷ lệ máy hoạt động thấp, doanh nghiệp này buộc phải dừng sản xuất từ ngày 18/5 đối với 2 nhà máy ở Thị Cầu, Đáp Cầu và tới ngày 2/6 dừng tiếp nhà máy ở Yên Phong.Tạm đóng cửa nhà máy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp rơi vào cảnh “sống dở chết dở”, thậm chí dối diện nguy cơ phá sản, nhưng không còn lựa chọn nào khác.

Tiếp tục đọc

Một hộp vải thiều tươi được trả 52 triệu đồng tại Australia

Trong khi nhiều loại hoa quả trong nước ế hàng, giá rớt thê thảm thì vải thiều được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp, Australia qua đường hàng không lại được bán với giá cao.

Tại thành phố Perth của Australia vừa diễn ra phiên đấu giá quả vải tươi của Việt Nam trong lô hàng đầu tiên của mùa vụ năm nay cập bến Australia. Theo VOV, tại đây, 1 hộp quả vải tươi duy nhất đã được mua với giá 3.000 AUD (tương đương gần 52 triệu đồng). Số tiền thu được trong cuộc đấu giá này sẽ được chuyển về Việt Nam để trợ giúp các em nhỏ gặp khó khăn ở các vùng trồng vải.

Rau quả rớt giá, ế ẩm

Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT) cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả thu về 1,77 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020. Dù xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh, đặc biệt là sang hai thị trường chính là Trung Quốc và Mỹ, song giá nhiều loại quả củ, trái cây ở nước ta vẫn lao dốc vì bế tắc đầu ra.

Tháng 5 vừa qua, giá xoài Úc tại Cam Lâm (Khánh Hòa) giảm mạnh. Xoài loại 1 giá chỉ từ 10.000-15.000 đồng/kg, có thời điểm giảm còn 3.000-4.000 đồng/kg. Tiếp tục đọc

Nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại

Xăng dầu là một trong những mặt hàng gây sức ép lên lạm phát khi giá mặt hàng này tăngXăng dầu là một trong những mặt hàng gây sức ép lên lạm phát khi giá mặt hàng này tăng

Từ đầu năm 2021 tới nay, nhiều mặt hàng từ thiết yếu cho sinh hoạt đến nguyên vật liệu xây dựng đều tăng giá khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng. Cùng với đó, tiền vào chứng khoán tăng mạnh, vàng, bất động sản tăng giá khiến nguy cơ bong bóng tài sản trở lại.

Nông sản rớt giá, nông dân miền Tây ‘khóc thét’ vì giá xoài, mít chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg

Nông sản rớt giá, nông dân miền Tây 'khóc thét' vì giá xoài, mít chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kgGiá xoài giảm thấp kỷ lục, giá bán xô tại vườn cho thương lái chỉ còn 2.000-2.500 đồng/kg.

Mít Thái và xoài Đài Loan tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang rớt giá thảm hại. Hiện thương lái vào tận vườn mua, giá mít Thái chỉ có giá 2.000 – 3.000 đồng/kg, còn xoài Đài Loan bán xô tại vườn cũng chỉ từ 2.000 – 2.500 đồng/kg.

Điều đáng nói là mức giá thấp này đã duy trì 1 thời gian khá dài khiến người dân trồng xoài Đài Loan và mít Thái tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn. Tiếp tục đọc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Hàng không Việt bên bờ vực …..

 ”Các hãng hàng không đang dần hết nguồn lực tài chính, thậm chí có hãng đang đứng bên bờ vực phá sản” – đây là những thông tin được Bộ KH&ĐT nêu ra trong dự thảo báo cáo Thủ tướng về tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các hãng hàng không đang dần hết nguồn lực tài chính, thậm chí có hãng đang đứng bên bờ vực phá sản.

Dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp hàng không gặp khó khăn, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Các hãng như Bamboo Airways, Vietjet đang dần hết nguồn lực về tài chính. Thậm chí hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines cũng đứng bên bờ vực phá sản.

Đó là những thông tin được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra trong dự thảo báo cáo Thủ tướng về tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và năm tháng đầu năm 2021.

Báo cáo này cũng khẳng định dịch COVID-19 khiến thị trường vận tải hàng không sụt giảm nghiêm trọng nhất. Nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh đến 34,5% – 65,9% so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hàng không trong nước đứng bên bờ phá sản - ảnh 1
Sân bay Nội Bài vắng khách vì ảnh hưởng dịch COVID-19. Ảnh: V.LONG

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: