Khi nhắc đến những cái tên gốc Việt rạng danh trên thế giới, Jane Luu (Lưu Lệ Hằng) là cái tên không thể bỏ qua. Là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận được Giải thưởng Cavry trong lĩnh vực vật lý thiên văn (được coi là giải Nobel vật lý thiên văn), Giáo sư Hằng đã góp phần phát hiện ra 31 tiểu hành tinh. Sau khi khám phá ra Vành đai Kuiper, tên của bà được cả thế giới biết đến – khu vực chứa hàng trăm triệu vật thể hình bánh vòng, điều này đã thay đổi cách các nhà thiên văn học nhận định lịch sử của hệ mặt trời. Tiếp tục đọc →
Dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” của học sinh tại Đắk Lắk vừa xuất sắc lọt top 7 dự án của Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022.
Ngày 5/4, Tiến sĩ (TS) Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk – cho biết: Lần đầu tiên, tỉnh Đắk Lắk có dự án được Bộ lựa chọn để tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022 – ISEF 2022.
Dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” xuất sắc được dự thi Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2022 diễn ra ở Mỹ (Ảnh: Uy Nguyễn).
Nữ Giáo sư Nguyễn Thục Quyên từng là nằm trong danh sách những nhà khoa học có sức ảnh hưởng nhất thế giới. Hiện tại, bà cũng đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture – Giải thưởng trong lĩnh vực Khoa học – Công nghệ toàn cầu.
Giải thưởng VinFuture là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ (KHCN) thường niên có giá trị lớn trên thế giới, được trao bởi Quỹ VinFuture, ra mắt tháng 12/2020. Quỹ VinFuture do ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân – bà Phạm Thu Hương sáng lập.
Tối nay vào lúc 20h, giải thưởng trong lĩnh vực Khoa học – Công nghệ toàn cầu VinFuture sẽ chính thức tìm được chủ nhân xứng đáng. Ngoài giải thưởng khủng lên tới hơn 4,5 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng), Ban Giám khảo của VinFuture cũng toàn những tên tuổi đình đám, profile đỉnh khỏi bàn.
Thành viên của Hội đồng Giải Thưởng là các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo uy tín của các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ – công nghiệp hàng đầu trên thế giới, với những thành tựu được ghi nhận toàn cầu. Bên cạnh đó phải kể đến Giáo sư Nguyễn Thục Quyên (Đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture).
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên (Đồng Chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture)
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng chính 3 triệu USD cho ba nhà khoa học: Katalin Kariko, Drew Weissman và Pieter Rutter Cullis với công nghệ nghiên cứu vắc xin mRNA cứu sống hàng triệu người.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng chính 3 triệu USD cho ba nhà khoa học: Katalin Kariko, Drew Weissman và Pietter Rutter Cullis với công nghệ nghiên cứu vắc xin mRNA – Ảnh: NAM TRẦN
Tối nay 20-1, nhiều nhà khoa học tên tuổi trên thế giới đã cùng hội tụ về Hà Nội dự lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture.
Sự kiện thu hút tâm điểm của giới khoa học trên toàn cầu, với sự góp mặt của những sáng kiến, phát minh có tác động đến hàng triệu người, góp phần định vị Việt Nam là điểm đến mới của khoa học công nghệ thế giới. Đồng thời tạo cơ hội kết nối, tạo mối quan hệ hợp tác trực tiếp, đa chiều giữa các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam.
Lễ trao giải thưởng diễn ra với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; ông Đỗ Văn Chiến – chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tỉnh, thành.
Thiền định giúp tập trung tinh thần tại mọi thời điểm và có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa
Thiền không chỉ có tác dụng đối với não bộ, mà còn làm chậm quá trình lão hóa, gia tăng tuổi thọ, và giúp con người đạt đến trạng thái hạnh phúc.Tiếp tục đọc →
Sự lây lan không ngừng của virus corona đã khiến cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải tạo ra một hệ thống các tên gọi dành cho những biến thể của nó theo bảng chữ cái Hy Lạp. Một số chủng trong đó đã phát triển khả năng lây nhiễm cho con người hoặc lẩn tránh sự bảo vệ của vắc-xin. Trước mối lo ngại số biến thể vượt quá 24 chữ cái Hy Lạp, WHO đang tính đến việc đặt tên chúng theo các chòm sao như Orion, Leo, Gemini, Aries.
(Ảnh minh họa: Par Lightspring/Shutterstock)
Các nhà khoa học vẫn tập trung vào Delta – biến thể thống trị đang phát triển nhanh chóng trên khắp thế giới, đồng thời theo dõi xem liệu những chủng khác có thể thay thế vị trí của Delta một ngày nào đó hay không. Tiếp tục đọc →
Liệu có tồn tại một biến thể Covid-19 “Ngày Tận thế” ngoài kia có thể thoát khỏi vắc-xin, lan rộng như cháy rừng và khiến ngày càng nhiều bệnh nhân trở nặng hơn hay không?
Những biến thể nằm ngoài dự đoán
Virus SARS-CoV-2 đã bị đánh giá thấp. Ngay từ đầu đại dịch, nhiều người cho rằng các phiên bản đột biến của virus SARS-CoV-2 sẽ không gây ra vấn đề lớn, cho tới khi biến thể Alpha dễ lây nhiễm hơn xuất hiện, gây ra sự tăng vọt số ca mắc vào mùa thu năm ngoái. Sau đó, biến thể Beta ra đời, khiến những người trẻ mắc bệnh nặng hơn, biến thể Gamma xuất hiện khiến những người đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 vẫn tái dương tính. Dù vậy, vào tháng 3, khi sự gia tăng số Covid-19 ở Mỹ giảm, một số nhà dịch tễ học đã lạc quan thận trọng cho rằng, chiến dịch tiêm vắc-xin nhanh chóng sẽ sớm khống chế được các biến thể và làm chậm sự lây lan của đại dịch. Tiếp tục đọc →
Các kháng thể đặc biệt này được tìm thấy trên lạc đà Alpaca, có kích thước siêu nhỏ và hứa hẹn mở ra biện pháp mới trong điều trị Covid-19.
Theo Scitech Daily, các nhà nghiên cứu tại Göttingen, Đức, đã phát triển một loại kháng thể siêu nhỏ (nanobodies), có khả năng ngăn chặn hiệu quả nCoV và những biến chủng nguy hiểm của chúng. Các nanobodies liên kết và vô hiệu hóa virus tốt gấp 1,000 lần những kháng thể mini đã được phát triển trước đó.
Hai vợ chồng Tiến sĩ Ugur Sahin và Ozlem Tureci, những người trực tiếp tham gia quá trình phát triển thành công vaccine Covid-19 Pfizer, đang phối hợp ra mắt cuốn “The Vaccine”.
Theo thông tin từ nhà xuất bản St. Martin’s Publishing Group, ngày 8/6, hai khoa học gia kiêm nhà sáng lập công ty BioNTech, Ugur Sahin và Özlem Türeci, đang hợp tác cùng cây viết Joe Miller của tờ Financial Times để viết cuốn The Vaccine.
Cuốn sách dự kiến xuất bản vào ngày 2/11 năm nay. Ảnh: AP.
BioNTech là công ty dược phẩm có trụ sở tại Đức đã hợp tác cùng tập đoàn dược phẩm Mỹ Pfizer phát triển thành công vaccine chống Covid-19 Pfizer, loại vaccine được nhiều quốc gia đánh giá tốt về độ an toàn.
Cuộc đời Kariko Katalin không có từ dễ dàng, nhưng đó là một câu chuyện về niềm tin vô điều kiện vào một ý tưởng có thể làm thay đổi cả thế giới.
Katalin, người phụ nữ đã từng bị chê cười, đã từng nhiều lần bị ngăn cản, thường xuyên bị sa thải, lí lịch của bà đầy rẫy những thất bại và đau khổ. Nhưng hôm nay, bà được coi là một trong những người phát minh ra công nghệ mRNA, từ đó tạo ra vaccine COVID-19 tiên tiến nhất thế giới.
Cuộc đời Kariko Katalin không có từ dễ dàng, nhưng đó là một câu chuyện về niềm tin vô điều kiện vào một ý tưởng có thể làm thay đổi cả thế giới.
Hàng nghìn bác sĩ khắp Ấn Độ đã tham gia cuộc biểu tình mang tên “Ngày màu Đen” hôm 1/6 để chống lại quan điểm dùng yoga và y học cổ truyền điều trị COVID-19
Các bác sĩ nội trú tại bệnh viện Safdarjung ở New Delhi, Ấn Độ, mang khẩu hiệu biểu tình chống đạo sư Baba Ramdev hôm 1/6. Ảnh: EPA.
Người biểu tình giương bảng giấy đen, mặc áo đen có viết, in biểu ngữ đòi bắt giữ Baba Ramdev, đạo sư yoga hàng đầu Ấn Độ – người khẳng định bộ môn này có thể ngăn chặn đại dịch COVID-19. Tiếp tục đọc →
Ý tưởng táo bạo biến hạt của quả bơ thành nhựa sinh học để làm dụng cụ dùng trong ăn uống đã góp phần bảo vệ môi trường.
Bơ là loại trái cây quen thuộc với mọi người và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi con người lấy phần ruột, hạt bơ thường bị bỏ đi.
Chỉ tính riêng năm 2020, người Mỹ tiêu thụ 6 triệu quả bơ, hàng tấn hạt bị bỏ đi và trở thành rác thải. Công ty Biofase ở Mexico nhìn thấy tiềm năng từ hạt bơ bằng cách biến chúng thành dao, thìa, nĩa, ống hút có thể phân hủy sinh học.
Quy trình biến hạt bơ thành vật liệu nhựa sinh học đã được cấp bằng sáng chế. Nhờ quá trình biến đổi này, mỗi tháng có thể sử dụng 130 tấn hạt bơ trước đây thường bị đổ đi.
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới lên tiếng kêu gọi phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc điều tra nhằm xác định nguồn gốc dịch Covid-19, đại dịch đang gieo rắc kinh hoàng trên bình diện toàn cầu.
Viện Virus học Vũ Hán là nơi đặt phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học của Trung Quốc
REUTERS/AFP
Trong lá thư được công bố trên chuyên san Science hôm 13.5, một nhóm gồm 18 nhà sinh học, nghiên cứu miễn dịch và các ngành khác kêu gọi mở một cuộc điều tra mới và thực sự độc lập nhằm phanh phui mọi nguồn gốc có thể của dịch Covid-19, bao gồm giả thuyết sự cố rò rỉ virus từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán (Trung Quốc).
Tưởng chừng loại “thần dược” này chỉ xuất hiện trong các bộ phim, thế nhưng mới đây các nhà khoa học đã công bố hoàn toàn tồn tại một sản phẩm gọi là “keo dán não”.
Theo một báo cáo trên trang web Medicalxpress, gần đây Science Advances đã giới thiệu một loại “keo dán não” có thể điều trị chấn thương sọ não. Việc sử dụng gel não này không chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự tiêu huỷ của các mô não sau chấn thương nặng, mà còn giúp não bộ phục hồi các dây thần kinh chức năng.
Giáo sư Lohitash Karumbaiah từ Trung tâm Khoa học Sinh học Tái tạo tại Đại học Georgia cho biết, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 1,7 triệu người ở Hoa Kỳ bị chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân mỗi năm, trong đó khoảng 10% là chấn thương não nghiêm trọng, có thể dẫn đến tổn thương nhiều loại mô.
Khi nói về khu vực bí ẩn nhất Trái Đất thì không đâu khác chính là vĩ độ 30° Bắc, nơi mà vĩ độ này chạy qua có rất nhiều bí ẩn tự nhiên mà con người không thể hiểu được. Một trong những địa điểm bí ẩn đó là hồ Bà Dương hay còn được mệnh danh là “Tam giác quỷ Bermuda của Trung Quốc.”
Miếu Lão Gia trên hồ Bà Dương. (Ảnh qua soundofhope)
Trong hàng ngàn năm, vùng nước xinh đẹp của hồ Bà Dương đã nuôi dưỡng cuộc sống giàu có và ổn định của người dân xung quanh hồ. Nhưng ở một khía cạnh khác, nó cũng giống như ma quỷ khi nuốt chửng vô số mạng người, đặc biệt là những con sóng đục điên cuồng ở vùng nước hình tam giác của miếu Lão Gia.
Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, cây thủy tùng ở Anh bất ngờ cho ra quả mọng – biểu hiện của việc thay đổi giới tính, vì trước đó cây chỉ có quả hình nón khiến các nhà khoa học không khỏi bất ngờ.
Đây là cây thủy tùng nổi tiếng là cây cổ thụ “già đời” nhất nước Anh. (Ảnh: Thesun)
Vốn là một cây thủy tùng có tuổi thọ lên đến khoảng 5.000 năm tuổi ở nước Anh, cây mọc ở khuôn viên nhà thờ Thánh Meugan gần Brecon, xứ Wales.
Cây cổ thụ này có chiều cao gần 17m, với những nhánh cây lớn, to dài rũ xuống tận gốc, thân cây khổng lồ cùng những đường gồ ghề, loang lổ bất quy tắc do nhuốm màu thời gian. Tiếp tục đọc →
Là đồng tác giả của một đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế, nhà nữ khoa học Hồ Thị Thương bật khóc khi chia sẻ về việc mình lựa chọn cống hiến cho khoa học nhưng không đủ tài chính báo hiếu cha mẹ.
Nhà nghiên cứu 9X có đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế
Nghiên cứu sinh Hồ Thị Thương sinh năm 1991, đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Chị Thương là đồng tác giả của một đăng ký độc quyền sáng chế quốc tế năm 2018, có tên là: Oligomeric vaccine from plants by S-tag- S-protein fusions (số hiệu đăng ký sáng chế là WO/2018.115305 A1, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới cấp).
Nhà khoa học có đăng ký sáng chế quốc tế Hồ Thị Thương tại buổi giao lưu đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2020 ngày 10/12. Chị Thương là 1 trong số 400 đại biểu dự Đại hội. Tiếp tục đọc →
Ngày 21/12/2020 tới đây, hai hành tinh sao Mộc và sao Thổ xếp thẳng hàng ở khoảng cách gần nhất trên bầu trời khi quan sát từ Trái Đất. Hiện tượng này được gọi là Đại Trùng Tụ (Great Conjunction). Tiếp tục đọc →
Nếu một ngày kia, nhân loại hoàn toàn biến mất, liệu những nhà khảo cổ học tương lai sẽ tìm thấy đồ ăn gì còn lại của chúng ta? Và quan trọng nhất là, liệu có còn loại nào có thể ăn tại thời điểm đó không?
Vào ngày 8 tháng Chín năm 1941, phát xít Đức vây quanh Leningrad từ phía Tây và phía Nam, và cả ở phía Bắc, qua Phần Lan. Lối thoát duy nhất là một dải đất mỏng chạy qua hồ Ladoga, cũng là mối liên lạc còn lại của cư dân Leningrad với phần còn lại của nước Nga, nhưng cũng không thể sơ tán cư dân thành phố dưới pháo kích của quân Đức. Đây là khởi đầu của cuộc vây hãm Leningrad, một trong những sự kiện gây tốn nhiều nhân mạng nhất trong lịch sử.
Nghiên cứu khoa học đã phát hiện rằng, chỉ có 43% tế bào của cơ thể người là thuộc về con người, phần còn lại bao gồm các quần thể tế bào vi khuẩn phi nhân loại. Khám phá này có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó có thể thay đổi nhận thức của mọi người về các tình trạng như bệnh tật và dị ứng.
Nghiên cứu khoa học đã phát hiện rằng, chỉ có 43% tế bào của cơ thể người là thuộc về con người, phần còn lại bao gồm các quần thể tế bào vi khuẩn phi nhân loại. (Ảnh qua Twitter)
Các virus (màu tối đậm trên hình) đang tìm cách di chuyển vào bên trong tế bào chất và tấn công nhân tế bào – Ảnh: Oswaldo Cruz Foundation
Theo báo The Telegraph (Anh), nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Oswaldo Cruz Foundation (Fiocruz) ở Rio de Janeiro (Brazil) vừa công bố chụp thành công 3 bức ảnh tế bào đang bị virus corona chủng mới tấn công và chuẩn bị xâm nhập. Tiếp tục đọc →
Loại virus corona mới, hay còn gọi là COVID-19 rốt cuộc là tự nhiên hay nhân tạo? Kênh Fox News đã đưa vấn đề này ra thảo luận, báo New York Post cũng đặt câu hỏi lớn. Những phân tích về gen và protein của virus xuất hiện gần đây cho thấy nó khó có thể là virus tự nhiên. Thậm chí đáng kinh ngạc hơn, virus này đáp ứng tất cả các đặc điểm của một “robot nano sát thủ”.
Trước đây chúng tôi đã phân tích 6 điểm nghi vấn lớn kèm theo các bằng chứng về lai lịch của virus COVID-19 trong 2 bài viết:
Vì sao xuất hiện nghi vấn virus viêm phổi Vũ Hán là nhân tạo? 3 điểm nghi vấn mới về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán
Cấu trúc của virus 2019-nCoV gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán (nguồn: wikipedia)
Trong một buổi họp mặt khoa học hàng đầu, Bill Gates giải thích với thế giới lý do trí tuệ nhân tạo và công nghệ gen sẽ thúc đẩy ngành Y tế vươn xa trong tương lai.
Bằng quỹ phi lợi nhuận do mình và vợ lập nên, Bill Gates đã bận bịu suốt 20 năm qua để cải thiện tình trạng sức khỏe toàn cầu. Vào ngày 15/2/2020, trong buổi họp mặt khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ, ông ấy tuyên bố rằng tiến bộ trong công nghệ chỉnh sửa gen và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cải thiện ngành y tế trong tương lai.
Trong một bản báo cáo khoa học mới công bố, các nhà nghiên cứu khẳng định biến đổi khí hậu là nguyên nhân loài ong có thể tuyệt chủng.
Chắc chắn khi còn nhỏ bạn đã từng gặp phải những chú ong nghệ to tướng và tìm cách né xa chúng để khỏi bị chích, hay khi đang dạo chơi sau vườn thì nghe tiếng vo ve của chúng dạo quanh mấy bông hoa đang nở rộ.
Rác thải nhựa hiện đang là vấn đề nan giải đối với các nước trên thế giới, và việc tái chế, tái sử dụng chúng không hề đơn giản. Vậy nên các nhà khoa học luôn nghiên cứu để biến rác thải nhựa thành aerogels (vật liệu siêu nhẹ và xốp) và nhiên liệu có ích.
Sử dụng một phương pháp sản xuất mới, các nhà khoa học đã phát hiện cách để biến chai nhựa thành một loại xốp hữu ích (Ảnh: National University of Singapore)
Dưới đây là những sáng chế thú vị từ rác thải nhựa, mang lại hy vọng về một tương lai xanh cho Trái Đất. Với hàng triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm, những sáng chế đang có của chúng ta chỉ có thể xử lý một phần nhỏ, nhưng dù sao đây cũng là nỗ lực của các nhà khoa học.
Hôm 28/1 vừa qua, các nhà khoa học tại Viện Lây nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne (Úc) đã trở thành những người đầu tiên bên ngoài Trung Quốc tái tạo thành công virus corona mới trong phòng thí nghiệm, qua đó tạo nên một bước đột phá lớn trong việc chế tạo ra vắc-xin chống lại loại virus này, theo tờ ABC (Úc).
Việc táo tại được virus corona Vũ Hán là bước đệm quan trọng trong việc chế tạo vắc-xin (Ảnh: CSIRO)
Các chuyên gia cho biết họ sẽ chia sẻ thành quả của mình cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở châu Âu, sau đó là các phòng thí nghiệm trên toàn cầu nhằm điều chế vắc-xin ngăn chặn dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Tiếp tục đọc →
Nghe nhạc cổ điển làm thực vật tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nhạc Rock lại làm cây chết chỉ trong vòng 2 tuần.
Thực vật yêu âm nhạc, nhưng không phải loại nhạc nào chúng cũng thích. Chúng thích thưởng thức nhạc cổ điển. Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng, khi thực vật tiếp xúc với nhạc cổ điển, không những năng suất cây trồng tăng lên, mà sự tăng trưởng cũng được đẩy mạnh.
Nguyễn Kim Mai Thi (32 tuổi), tiến sĩ hóa học gốc Việt vừa được giải thưởng truyền hình nước Đức mang tên Hanns-Joachim-Friedrichs vinh danh vì đã có công truyền bá khoa học trên truyền hình, internet.
Tiến sĩ hóa học gốc Việt Nguyễn Thị Mai Thi (phải) vừa đạt giải thưởng truyền hình Hanns-Joachim-Friedrichs tại Đức.
Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết tàu thăm dò Hayabusa2 đã rời tiểu hành tinh Ryugu và đang trên đường trở về Trái đất. Tàu Hayabusa2 nặng 609 kg , được phóng lên vào tháng 12/2014 , đến tiểu hành tinh Ryugu cách Trái đất khoảng 300 triệu km vào tháng 6/2018. Tàu đã 2 lần đáp xuống tiểu hành tinh này. Mục đích các lần hạ cánh là để thu thập mẫu đất đá dưới bề mặt tiểu hành tinh.
Nhìn lại hơn 40 năm qua, mỡ heo được cho là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đặc biệt là tim mạch và béo phì. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu gần đây thì, dầu thực vật mà chúng ta ăn hằng ngày mới chính là ‘thủ phạm’ gây ra bệnh tật.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, chất béo và chất béo bão hòa ( chủ yếu được tìm thấy trong mỡ động vật) là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu và gây ra các vấn đề về tim mạch.
Ngày càng nhiều bệnh hiểm nghèo đến từ việc bỏ dùng mỡ heo. (Ảnh qua Tinbinhduong)
Phát minh bóng đèn điện của Thomas Alva Edison đã làm cho những căn nhà trên khắp thế giới ngập tràn ánh sáng vào ban đêm. Mọi người ghi ơn ông, đặc biệt, người Nhật rất sùng kính nhà phát minh vĩ đại này. Có mối liên hệ nào ở đây?
Tờ báo The Plani Dealer ở Cleveland cho biết, người Nhật chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các du khách đến thăm nơi ở thời thơ ấu của Edison tại làng Milan, quận Erie, bang Ohio (Mỹ).
Bóng đèn dây tóc, phát minh của Edison. (Ảnh: playbuzz)
Bảy năm sau khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện loài mực khổng lồ dưới đáy đại dương, một cá thể khác đã lọt vào ống kính của máy quay.
Eddie Widder đang ăn trưa trong phòng sinh hoạt chung trên tàu nghiên cứu đại dương R/V Point Sur hôm 18/6 thì đồng nghiệp của bà là Nathan Robinson bất ngờ xông vào.
Ông Robinson không nói gì, chính xác hơn là lúc đó ông không biết phải nói gì. Bà Widder bật dậy khỏi bàn, chắc chắn là có gì đó cực kỳ quan trọng thì đồng nghiệp của mình mới có biểu cảm đặc biệt như vậy trên khuôn mặt.
Con mực xuất hiện trong đoạn video dài 25 giây, được các nhà khoa học ước tính dài hơn 3 mét và là một cá thể còn non. Ảnh: Cắt từ video.
Miếng vá chứa hàng triệu tế bào sống được cấy vào tim người bệnh để thay thế cơ tim bị mất và phục hồi tổn thương do cơn đau tim.
Miếng vá tim do các nhà khoa học Anh phát triển từ công nghệ tế bào gốc. (Ảnh: BBC)
Mỗi miếng vá dài 3cm và rộng 2cm, phát triển từ chính tế bào của bệnh nhân, được nuôi trong phòng thí nghiệm ba đến bốn tuần. Miếng vá sau đó trở thành một cơ hoạt động khỏe mạnh, đồng thời tiết ra chất hóa học có khả năng sửa chữa và tái tạo các tế bào tim sẵn có. Tiếp tục đọc →
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước cũng có ký ức , và mỗi giọt nước có một hình thái kết cấu rất đẹp bên trong. Không chỉ vậy, hình thái của mỗi giọt nước đều độc nhất vô nhị, khiến họ phải trầm trồ kinh ngạc.
Mặc dù là nhà khoa học nổi tiếng nhất trong thời đại của mình, nhưng Albert Einstein biết rằng chúng ta không bao giờ có thể hiểu hết sự vận hành của vũ trụ. Cảm nhận vũ trụ là một thể hài hoà thống nhất, ông vô cùng kinh ngạc trước sự bí ẩn của Đấng Tạo Hóa và thán phục lý tưởng của những bậc Đại Giác như Đức Phật và Chúa Jesus.
Đoạn trích sau đây nằm trong một tác phẩm của Albert Einstein bàn về nơi gặp nhau giữa khoa học và tâm linh sẽ cho chúng ta một cái nhìn sơ lược đầy thú vị về thế giới quan của ông: Tiếp tục đọc →