• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Kiệt tác hơn 140 triệu USD của Tề Bạch Thạch

“Thập nhị phong cảnh đồ” của Tề Bạch Thạch từng bán giá 140,8 triệu USD – đắt nhất Trung Quốc.

Thevalue công bố danh sách “10 tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán đấu giá” hồi cuối tháng 11, sau khi cập nhật những tác phẩm đoạt giá cao trong năm, Thập nhị phong cảnh đồ của Tề Bạch Thạch đứng thứ tám với mức 931,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 140,8 triệu USD).

Con số này được ấn định trong phiên đấu của Poly Bắc Kinh hồi tháng 12/2017. Tác phẩm có mức giá khởi điểm là 450 triệu NDT, sau hơn 20 phút với hơn 60 lượt đặt giá, tác phẩm được chốt ở mức 931,5 triệu NDT bao gồm thuế phí. Người mua là nhà sưu tập Trung Quốc. Tranh lập kỷ lục tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đắt giá nhất. Tề Bạch Thạch trở thành danh họa Trung Quốc đầu tiên vào “câu lạc bộ” nghệ sĩ có tác phẩm trị giá trên 100 triệu USD.

Bức Thập nhị phong cảnh đồ. Ảnh:Beijing Poly

Bức “Thập nhị phong cảnh đồ”. Ảnh:Beijing Poly

Thập nhị phong cảnh đồ ra đời năm 1925, gồm 12 bức tranh riêng biệt mô tả cảnh sông núi chân thực ở Hồ Nam và Quế Lâm. Mỗi bức có kích thước 180×47 cm, được vẽ bằng mực nho, màu nước trên giấy xuyến chỉ. Ngoài ra, mỗi bức đề một bài thơ do ông sáng tác bằng thư pháp, đóng dấu. Các học giả cho rằng tác phẩm được Tề Bạch Thạch vẽ sau khi đi du lịch khắp Trung Quốc. Bộ tranh thể hiện đầy đủ kỹ năng vẽ tranh phong cảnh bậc thầy của nghệ sĩ.

Theo ThePaper, tranh là tổng hợp của các thể loại thơ, thư, họa, triện. Hoa Thiên Tuyết – Chủ tịch Học viện Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc – nhận xét: “Đây là 12 bức tranh huyền thoại trong lĩnh vực thư pháp và hội họa”. Theo Sina, trong 10 năm từ 1917-1927 là cải cách thoái trào của Tề Bạch Thạch. Họa sĩ thay đổi mô hình và phương pháp sáng tác trong những năm cuối đời. Vì vậy, tác phẩm năm 1925 được coi là tác phẩm phong cảnh tiêu biểu nhất cho thời kỳ chuyển đổi phong cách của Tề Bạch Thạch. Trước đó, ông chủ yếu vẽ tôm, cá và các loài động vật…

Tranh được giới thiệu trong phiên đấu giá ở Bắc Kinh. Ảnh: HK01

Tranh được giới thiệu trong phiên đấu giá ở Bắc Kinh. Ảnh: HK01

Câu chuyện mua bán tranh có nhiều bước ngoặt. Theo Sohu, tranh là món quà sinh nhật Tề Bạch Thạch tặng bạn thân, bác sĩ nổi tiếng ở Bắc Kinh Trần Tử Lâm. Đầu năm 1950, Trần Tử Lâm nhờ Lưu Kim Đào – họa sĩ nổi tiếng ở Bắc Kinh – bán tác phẩm. Hai nhà sưu tập Trương Đình và Ngải Thanh được Lưu Kim Đào đưa tới nhà Trần Tử Lâm. Sau khi nhìn thấy bức tranh, Trương Đình liền quỳ xuống, hết lời khen ngợi. Cả hai thương lượng mỗi người mua hai bức. Tuy nhiên, Trần Tử Lâm không bán giá dưới 45.000 nhân dân tệ (156 triệu đồng)

Quách Tú Nghi – đệ tử của Tề Bạch Thạch – cùng chồng Hoàng Kỳ Tường là khách hàng tiếp theo. Cả hai đồng ý mua tranh mà không mặc cả. 45.000 NDT khi đó rất lớn. Theo cải cách tiền lương năm 1955, lương của chủ tịch Mao Trạch Đông chỉ có 440 NDT (1,5 triệu đồng).

Năm 1989, Vương Đài Khánh – nhà sưu tập và buôn bán nghệ thuật người Đài Loan – thuyết phục thành công gia đình Hoàng Kỳ Tường bán lại bức tranh. “Khi tôi mua nhóm 12 bức từ nhà họ, tôi không có nhiều tiền trong tay như vậy. Tôi đã mua từng bức một. Sau khi mua một bức, tôi bán nó ở Đài Loan rồi quay lại mua tấm thứ hai”, ông kể lại.

Vương Đài Khánh cho biết thêm ban đầu định bán lại cho một nhà sưu tập họ Trịnh. Tuy nhiên người này muốn giảm giá nên không thành. Ông đành bán trao tay cho Hoàng Thừa Chí – chủ một phòng trưng bày tranh tại Đài Loan.

Trên Sina, Hoàng Thừa Chí cho biết: “Vương Đài Khánh tới tìm tôi nói có một bộ sơn thủy của Tề Bạch Thạch muốn bán. Tôi nghe xong cảm thấy rất tốt nhưng mức giá đưa ra là 1 triệu USD (30 triệu Đài tệ) – con số trên trời. Mặc dù lúc đó các tác phẩm của Trương Đại Thiên bán với giá hàng chục triệu Đài tệ, nhưng giá tranh của Tề Bạch Thạch vẫn không cao”.

Quá trình mua bán gặp nhiều vấn đề vì tranh ở Bắc Kinh, tiền ở Đài Bắc. Người bán không muốn giao tranh cho người trung gian mang đi, người mua không yên tâm trả tiền mà không xem tác phẩm gốc. Phương pháp hợp lý nhất là hai bên gặp nhau. Tuy nhiên, người trung gian phản đối việc này. Hoàng Thừa Chí cũng không muốn đến cuộc hẹn với số tiền lớn và trở về Đài Loan với bức tranh quý như bảo vật quốc gia – hai lần mạo hiểm. Vì vậy, họ thống nhất mua từng bức một, mỗi lần trả 100.000 USD. “Mất ba tháng chạy đi chạy lại. Đến tháng 3/1990, tôi mới có đủ 12 bức tranh”, Thừa Chí nói.

Thập nhị phong cảnh đồ lần đầu được trưng bày vào tháng 4/1954 tại “Triển lãm tranh Tề Bạch Thạch” do Hiệp hội Nghệ sĩ Trung Quốc tổ chức. Sau đó, tranh được giới thiệu tại “Triển lãm di cảo của Tề Bạch Thạch” vào năm 1958 – một năm sau khi họa sĩ qua đời.

Họa sĩ Tề Bạch Thạch. Ảnh: Zheng Jingkang

Họa sĩ Tề Bạch Thạch. Ảnh: Zheng Jingkang

Tề Bạch Thạch (1864-1957) là tên tuổi vĩ đại của hội họa Trung Quốc, sở trường vẽ sơn thủy, hoa lá, chim cá. Theo thống kê do ArtPrice – công ty nghiên cứu thị trường của Pháp – thực hiện, Tề Bạch Thạch xếp thứ ba toàn cầu trong danh sách họa sĩ có tác phẩm bán được nhiều tiền nhất năm 2009, sau Andy Warhol và Picasso. Sinh thời, danh họa Picasso từng nói: “Tôi không dám đến Trung Quốc, bởi vì ở đó có Tề Bạch Thạch”.

Theo ThePaper, Tề Bạch Thạch từng nói: “Cái hay của tranh nằm ở giữa ‘giống’ và ‘không giống’. Giống thì tầm thường quá, thiếu tư tưởng và góc nhìn của nghệ sĩ, mà không giống thì là lừa phỉnh người xem”. Ông còn từng khuyên các học trò: “Học ta thì sống mà giống ta thì chết”, nhắc học trò tìm tòi sự khác biệt, nếu không tác phẩm sẽ không có sức sống lâu bền.

Hiểu Nhân – VnExpress

Trong gian khó có điều ngọt ngào: Những bức tranh như liều thuốc trị thương

Trần Trung Lĩnh là họa sĩ vẽ sơn dầu, theo đuổi trường phái biểu hiện, nhưng những ngày Sài Gòn “bị thương”, Trần Trung Lĩnh tìm đến một ngôn ngữ nghệ thuật khác để “trị thương” cho cả mình và đồng bào.

Trong gian khó có điều ngọt ngào: Những bức tranh như liều thuốc trị thương - Ảnh 1.

Thiên thần lớn, thiên thần nhỏ ở quanh ta đó thôi

Với “vũ khí” là chiếc iPad, Lĩnh vẽ hiện thực về Sài Gòn “những điều dễ cưng”, vẽ những thiên thần bác sĩ, vẽ “bánh mì Sài Gòn đặc biệt yêu thương”, vẽ những chuyến hành hương có một không hai của những em thơ theo cha mẹ tìm đường thoát dịch, vẽ những người hùng giữa đời thường, vẽ những điều ngọt ngào của tình thân trong nghèo khó như một liều thuốc bổ dưỡng cho tâm hồn con người trong những ngày ai nấy đều cảm một nỗi bơ vơ bởi hiện tại khắc nghiệt và tương lai khó đoán định…

Việt Nam lo ngại trước việc Campuchia bùng phát dịch Covid

Thủ tướng Campuchia Hun Sen được tiêm vaccine của AstraZeneca hồi đầu tháng 3
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Campuchia Hun Sen được tiêm vaccine của AstraZeneca hồi đầu tháng 3

Campuchia đã phong tỏa thủ đô Phnom Penh, thành phố Takhmao và một số nơi khác trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát dữ dội, theo Phnom Penh Post.

Lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Takhmao, thủ phủ tỉnh Kadal giáp biên giới với Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 15/4 đến ngày 28/4.

Thủ đô Phnom Penh phong tỏa 2 tuần, người dân Campuchia đổ xô mua thực phẩm

Tiếp tục đọc

Covid-19: Thêm 813 ca nhiễm mới/ngày, Hàn Quốc bước vào “giai đoạn then chốt”

Ngày 29-2, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc xác nhận có thêm 427 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này, nhiều hơn so với 327 ca mới vào ngày 28-2.

Tiếp tục đọc

Hí họa “phòng chống tác hại của rượu, bia” của họa sĩ biếm vĩnh bò cạp (vbc)

Một đạo hữu thân thiêt cắc cớ hỏi tôi: “Lâu nay, nghe ông tuyên bô đã rửa cọ gác bút Báo Đời, chuyển qua chỉ phụng sự Báo Đạo, vậy mà sao bây giờ lại ham vui tham dự cuộc thi vẽ tranh biếm phê phán, chỉ trích, mỉa mai… rất ư là đời thường của trang mạng Báo Đời? Vậy có phải là ông đi ngược lại với thệ nguyện của mình không?” Tôi cười đáp ngay: “Cuộc thi Vẽ Tranh với chủ đề Phòng Chống Tác Hại của Bia Rượu, mà Bia Rượu nằm trong 5 Giới Cấm dành cho cư sĩ, Phật tử tại gia khi quy y Tam Bảo, tôi hào hứng tham gia có gì là sai, là ngược nghịch? Đó cũng là sự đóng góp, là tiếng nói của một hoằng pháp viên đối với chánh pháp nhà Phật vậy!” Vị đạo hữu nghe vậy thì nhướng mắt lên: “À, hay quá!”

blank

 

Tiếp tục đọc

10 thực phẩm cung cấp canxi tự nhiên

-Canxi đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sức khỏe của xương, ngăn chặn loãng xương và ung thư, cũng như có tác dụng trong việc giảm cân.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn chay, bị chứng không dung nạp lactose hoặc không thích uống sữa, có những nguồn cung cấp canxi tự nhiên khác ngoài sữa mà bạn có thể sử dụng.

1. Hạt hướng dương


Kết quả hình ảnh cho hạt huong duong

Tiếp tục đọc

Van Gogh trong những ngày tháng “tột cùng đau khổ và tột đỉnh sáng tạo”

Tất cả những chi tiết về một giai đoạn buồn bã nhất, nhưng cũng thăng hoa nhất trong cuộc đời danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh, đã vừa được tiết lộ trong cuốn sách hiện đang gây chú ý trong giới mỹ thuật – cuốn “Starry Night: Van Gogh at the Asylum” (Đêm đầy sao: Van Gogh trong bệnh viện tâm thần) được thực hiện bởi nhà nghiên cứu người Anh Martin Bailey.

Bức “Đêm đầy sao” - một tuyệt phẩm được Van Gogh thực hiện trong những ngày tháng ở trong bệnh viện tâm thần.

Bức “Đêm đầy sao” – một tuyệt phẩm được Van Gogh thực hiện trong những ngày tháng ở trong bệnh viện tâm thần. Tiếp tục đọc

Tuyệt tác nghệ thuật hội họa – Tranh của Claude Monet

Oscar-Claude Monet (14 tháng 11 năm 1840 – 5 tháng 12 năm 1926) là họa sĩ nổi tiếng người Pháp, một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng và là người thực hành nhất quán và có ảnh hưởng nhất về triết lý của trường phái thể hiện quan điểm của mình đối với thiên nhiên, đặc biệt khi áp dụng cho tranh phong cảnh. Thuật ngữ “Ấn tượng” xuất phát từ tiêu đề của bức tranh “Ấn tượng, mặt trời mọc” của ông, được trưng bày vào năm 1874 tại cuộc triển lãm độc lập đầu tiên do Monet và các cộng sự của ông tổ chức để thay thế cho Salon de Paris.


Khoảnh khắc mùa xuân,(Springtime), 1872 Tiếp tục đọc

Chính thức: Chi tiết chương trình lễ hội hoa Đà Lạt 2017

Ai yêu xứ sở ngàn hoa
Cuối năm lễ hội, yêu hoa thì về

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII  chính thức  tổ chức trong 5 ngày từ ngày 23 – 27/12/ 2017 

Theo Công văn số 4625/KH-UBND tỉnh Lâm Đồng ký ngày 19/7/2017 của chủ tịch tỉnh Lâm Đồng chính thức công bố kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII – Năm 2017 như sau:
Chủ đề: “Hoa Đà Lạt – Kết Tinh Kỳ Diệu Từ Đất Lành”.
Thời gian: 05 ngày, từ ngày 23/12/2017 (thứ7) – 27/12/2017 (thứ 4).
Không gian Lễ hội: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh.

Bộ tranh Đông Dương cuối thế kỷ 19 đẹp như cõi mơ do họa sỹ Pháp vẽ

BLA:  Tình cờ qua facebook của một nhà báo lớn tuổi, tôi có cơ hội được ngắm bộ tranh tuyệt đẹp dưới đây, do các họa sỹ người Pháp vẽ. Cùng đó là cả lời bình luận, giới thiệu thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của người sưu tầm và giới thiệu. Đây là những tác phẩm không chỉ có giá trị nghệ thuật, mà còn có thể xem như một tài liệu quý, chứa đựng nhiều thông tin quý giá về lịch sử, văn hóa Việt Nam chúng ta. Và chúng ta cũng có thể thấy rằng nhiều họa sỹ thuộc hàng tiền bối, bậc thầy của hội họa Việt Nam có chung phong cách vẽ và pha màu như thế này. Xin được chia sẻ và mời quý vị cùng thưởng lãm.
https://banmaihong.files.wordpress.com/2017/07/ab157-img_3192.jpg
Quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp Léo Craste (1887-1970) thực hiện

Tiếp tục đọc

Tranh & Ảnh Tháng 12/2015 – Nguyễn Sơn

Tháng 12 với những cơn gió lạnh chớm Đông đã về. Ban Mai Hồng giới thiệu những bức ảnh và tranh sáng tạo cho tháng 12 của Tác giả Nguyễn Sơn.  Các Bạn sẽ cảm nhận những hiu hắt và rung cảm của Thu vàng trên những tác phẩm thật đẹp về phong cành của Anh Sơn từ Đức quốc.

Trầm Hương. Tranh sơn dầu trên bố 80cm x 100cm by Nguyễn Sơn

Tiếp tục đọc

Tranh & Ảnh Tháng Tám – Nguyễn Sơn

Mời Quý Bạn ngắm những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh trong tháng 8 của Họa Sĩ kiêm Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Sơn

Chiếc nón lá bến đò xưa.Tranh sơn dầu trên bố 90cm x 110cm by Nguyễn Sơn

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: