Hãy rộng lượng, sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc mỗi ngày, đặt tiền bạc ở vị trí thấp trong danh sách ưu tiên…là những điều bạn có thể làm để hạnh phúc hơn mỗi ngày.
1. Hãy rộng lượng
Nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn nhận thấy rằng, người nào chi tiền cho người khác, người đó cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với những người chi tiền cho bản thân.
Phật giáo luôn luôn nhấn mạnh đến việc thực hành hạnh bố thí. Bố thí không chỉ đơn thuần là quá trình trao đổi của cải vật chất, mà trong Phật giáo, việc bố thí bao gồm những giá trị vô hình, đó là sự giáo dục, sự tự tin, và trí tuệ.
Trong kinh Tăng chi bộ có dạy: “Có ba yếu tố quyết định đến kết quả của việc bố thí, ba yếu tố đó là gì? Đó là: trước khi bố thí, người bố thí cảm thấy vui mừng; trong khi bố thí, người bố thí thấy tâm trí của mình sáng suốt, thanh tịnh; và sau khi bố thí, người bố thí cảm thấy hài lòng”.
CAO HUY THUẦN. GIỚI THIỆU SÁCH “BUÔNG“ CỦA ĐỖ HỒNG NGỌC
Thay lời tựa
Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc
Anh Đỗ,
Thư anh đến trong lúc tôi đang đọc quyển sách của Mark Epstein, nhan đề là “Advice not given”. Đây là quyển sách thứ ba của cùng tác giả mà tôi đọc, toàn là xếp vào hạng best-sellers ở Mỹ. Epstein là bác sĩ tâm thần nổi tiếng. Nổi tiếng vì là thầy thuốc giỏi. Và nổi tiếng là nhà Phật học uyên thâm. Có gì lạ đâu, phải không anh Đỗ? Đức Phật của chúng ta đã chẳng là thầy thuốc đó sao! Lặn lội trong chuyên môn phân tâm học với Freud, với Jung, ông chợt thấy đức Phật, ông lặn lội qua Tây Tạng “học Phật”, học cả với các danh sư ở Mỹ, và ông đem đạo Phật áp dụng vào chuyên môn của ông, rốt cuộc ông nổi tiếng cả hai, cả cách trị liệu tâm thần, cả tư tưởng Phật giáo. Ông sống với đạo Phật trong chuyên môn, ông sống với đạo Phật trong đời thường, càng sống ông càng hiểu thêm đạo Phật, ông đem hiểu biết đó vun trồng trên đất Mỹ cho hợp với thủy thổ xa lạ, và đạo Phật bây giờ sáng trên thủy thổ ấy, anh Đỗ à, tôi cho rằng đích thị hai chữ “học Phật” là như vậy.
Rất nhiều điều mà khoa học đang nghiên cứu đều đã được Đức Phật giảng từ 2.500 năm trước rồi. (Ảnh qua Pixabay)
Trong quan niệm của nhiều thế hệ người Việt, tháng 7 Âm lịch là tháng dành cho các sự kiện Phật giáo, rằm tháng 7 là đại lễ Vu Lan, càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên xã hội phát triển đến hôm nay, rất nhiều điều đã đi đến cực đoan hoặc rời xa truyền thống. Đôi lúc đi qua các chùa, tôi thường tự hỏi: “Phật giáo ngày nay phải chăng đã rời xa khỏi lời dạy của Đức Phật?” Tiếp tục đọc →
Đôi mắt con trong những ngày “lịch sử” của gia đình ở Texas – Ảnh: Ngân Nguyễn
Phật tử Ngân Nguyễn – pháp danh Giác Ngọc Thanh chia sẻ nhật ký về những ngày bão tuyết ở nơi chị sống – Texas, một bang của Mỹ chịu ảnh hưởng lớn nhất của đợt thiên tai này.. Tiếp tục đọc →
“Mọi thứ đều để lại, chỉ có nghiệp ác và nghiệp thiện là có thể mang theo qua được cánh cửa tử, chúng giống như hương hoa, khi hái một bông hoa mang đến đâu thì hương hoa sẽ theo đến đó”.(1)
Trong ngôi làng duyên hải, những đứa bé thường rủ nhau ra bờ biển gom cát làm ra mọi thứ chúng thích, nhà cửa, xe cộ, lâu đài, tất cả đều bằng cát; đó là trò chơi thường thấy nhất của những đứa bé miền biển. Tôi sinh ra và lớn lên ở biển, nên cũng từng nhiều lần gom cát làm nhà, rồi con sóng to tràn qua xoá hết.
Chúng ta như những đứa bé ngày ngày ngồi bên bờ biển sinh tử chăm chỉ gom từng hạt cát vô thường làm ra những thứ quanh mình, rồi một ngày gió lớn, có con sóng to từ biển sinh tử tràn vào xóa sạch.
“Có người nổi trôi trên dòng nước lớn nhưng lại bị chết khát.
Có người ngày ngày vẫn thường nói nhiều lời kinh, nhưng chưa đủ năng lực đoạn trừ cơn khát tham sân si trong lòng, cầm thật nhiều câu kinh trong tay nhưng lại bị phiền não đánh gục, ngày mai phải chịu nhiều khổ đau”.
Do câu kinh chỉ để nói, nên mới có người còn phải mang đôi mắt thật buồn về ngồi trước Phật, có kẻ còn phải mang trong lòng nhiều vết thương về khép cửa học lại câu kinh xưa. Tiếp tục đọc →
1. Chúng ta cảm thấy bất hạnh trong nỗi bất hạnh nhiều hơn là cảm thấy hạnh phúc trong niềm hạnh phúc.
2. Khi lâm vào cảnh bất hạnh, con người nên nghĩ đến hạnh phúc và phấn đấu cho hạnh phúc. Khi ấy họ sẽ thoát khỏi cảnh bất hạnh và sẽ đạt được hạnh phúc.
3. “Điều duy nhất khiến bạn thấy hạnh phúc thật sự chính là: không phải bạn sẽ hạnh phúc với ai mà ai mới là người làm bạn thấy hạnh phúc”.
4. “Hạnh phúc không phải là đích đến, thứ bạn sở hữu, tìm kiếm… mà chính là một hành trình, là kinh nghiệm trong tâm hồn của mỗi phút mỗi giây bạn sống với tình yêu, lòng bao dung và biết ơn mọi người”.
Khi tôi viết ra câu chuyện này có lẽ sẽ ít người tin.
Thầy tôi cũng không khuyến khích tôi viết về việc học Phật khi mình chưa tu giỏi. Tôi nhớ thầy dạy: “Người tu học là để lợi lạc – trước cho mình, sau cho người, không nên đem ra khoe khoang hay tranh luận, việc kị nhất trong học Phật là ngã mạn – ngày nào còn khoe là ngày đó còn dở!”.
Học Phật cần biết giáo lý căn bản và hành trì mỗi ngày để chuyển hóa tự thân – Ảnh minh họa
Theo thầy, nếu tôi có học, có hành trì tiến bộ như thế nào đi nữa mà nguyên tắc “không khoe khoang” bị quên thì “Không môn mãi còn xa lắm”. Vì vậy hãy khiêm tốn càng nhiều càng tốt.
Phật không có sẵn trong tâm, nhưng là do tu mà đắc được, mà được nhìn thấy. Bởi vậy khi đến nơi đây, trong tâm mỗi người nên là tấm lòng thuần khiết, tấm lòng hướng Phật. Như vậy, Thần Phật mới thực sự chở che, Thần Phật mới thật sự trở lại đưa con người tìm về chân nguyện của chính mình.
Sâu bên trong ngọn đồi hoa oải hương sắc tím nhẹ tại đảo Hokkaido, Nhật Bản là một bức tượng Phật khổng lồ, kiệt tác vĩ đại ấy mang tên “Ngọn đồi của Phật”.Pho tượng Phật khổng lồ đã được tạc từ cách đây 15 năm trước. Tuy nhiên, đến tháng 12/2015, mọi thứ xung quanh mới được tu sửa làm bật lên nét thanh thoát, tao nhã của quang cảnh nơi đây.Tiếp tục đọc →
“Chiếc áo không làm nên thầy tu”, một ngôi chùa dựng lên to đẹp chưa hẳn đã có Phật nếu như nơi ấy tăng nhân không thực tu chính mình, huống là một ngôi chùa “online”.
… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu: – “Này các Tỳ khưu, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapà?”. – “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapàmà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapà thật là quá nhiều”. – “Này các Tỳ khưu, cũng giống như thế…
Cho nên, với tôi, “lõm bõm” học Phật cũng là quá đủ rồi vậy!
GN – Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, đa số ai cũng thuộc lòng như thế.
Ngày trước khi tôi còn trẻ, có một vị Phật tử thắc mắc hỏi: “Bạch Thầy, thường bài kệ phải đủ bốn câu, sao bài kệ này có hai câu, còn hai câu nữa ở đâu?” Nghe hỏi vậy, tôi chỉ còn cách là xin hẹn về tìm lại, vì thật ra lúc đó tôi cũng chỉ thuộc có hai câu.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có bài diễn văn cho sinh viên UC San Diego trong lễ tốt nghiệp năm 2017.
“Bạn có cơ hội và cũng có trách nhiệm để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, một thếgiới hạnh phúc hơn”, ngài nói. “Không còn bạo lực. Không còn chia rẽ. Bạn có thể làm được điều đó. ” Tiếp tục đọc →
Hai ngàn sáu trăm năm trước, một nhà minh triết phương Đông – Đức Phật – bảo đừng vội tin, đến nếm thử đi rồi biết! Đến là thực hành. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình thực hành và tự mình cảm nhận. Không thể nhờ ai khác. Rồi Ngài vạch ra một con đường “thoát khổ” cho chúng sanh.
« Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết-bàn »…
Thiên hạ bao la, nhưng trên đời này có mấy ai gặp được tri kỷ, để nhiều lúc phải cười đau khóc hận, ôm mối tâm sự một mình. Thế thì đi tìm tri kỷ cũng như tìm trăng dưới đáy nước, nếu có gặp được cũng chỉ là một cái duyên, có hợp rồi có tan, như tất cả những nhân duyên trên cõi đời này.
GN –Người tu học theo Phật, dường như ai cũng biết ảnh dụ nổi tiếng về dây đàn và tiếng đàn. Dây quá căng hay quá chùng, tiếng đàn đều không hay. Dây căng vừa mức thì tiếng đàn mới hay. Tu học cũng vậy, tinh tấn quá hay giải đãi quá cũng đều không tốt. Người biết áp dụng tinh thần trung đạo trong tu học mới mong chứng đạt đạo quả.
Ngày nay chúng ta thấy chữ karma được dùng nhan nhản khắp nơi. Nhưng điều đáng tiếc là phần lớn nó đã được dùng một cách rất sai lầm. Không hiểu vì lý do gì, trong Anh ngữ chữ karma lại có nghĩa như là “định mệnh” hay là “vận số” (fate, destiny, theo American Heritage Dictionary). Điều này thật là một sự bóp méo đáng tiếc, vì trong Phật giáo, karma là một ý niệm rất thâm thúy và có ý nghĩa rất sâu sắc. Tiếp tục đọc →
Đức Phật đã thuyết giảng nhiều điều trong cuộc đời hoằng pháp dài lâu của Người. Thế nhưng bạn có bao giờ nghe một câu trích dẫn được cho là của Phật Thích Ca và tự hỏi: Phật có thực sự nói điều đó không? Câu hỏi này chắc chắn là có đối với Tỳ kheo Thanissaro, một dịch giả uyên thâm về lời Phật dạy. Dưới đây là 7 trong số nhiều điều mà Ông đã phát hiện. Cùng đọc để xem bạn có ngạc nhiên? Tiếp tục đọc →
(PLO) – Ngày 7/8 mới đây tại Quảng Ninh đã xảy ra vụ cháy xe bồn chở xăng do tàn đốt vàng mã bay vào. Sự kiện này xảy ra vào tháng 7 âm lịch có tiết Vu Lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân khi mà rất nhiều gia đình Việt Nam vẫn giữ thói quen đốt đồ vàng mã cúng tổ tiên.
Thượng tọa Thích Nhật Từ (trái) và Tiến sĩ Bùi Hữu Dược
Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng : Tiếp tục đọc →
Hạnh phúc đến từ nội tại Chớ hoài công tìm kiếm bên ngoài _ Phật Thích Ca
Ta đã có hạnh phúc chưa hay vẫn đang đi tìm với hai bàn tay trắng? Có phải ta nghĩ hạnh phúc là một cái gì đó rất lớn lao và đang ở rất xa trong tương lai, hay có thể nằm ở cuối con đường mà ta đang từng bước đi tới. Coi chừng ta lầm rồi đấy. Hạnh phúc rất giản dị và luôn có mặt trong giây phúc hiện tại, ngay bây giờ và ở đây. Vấn đề là ta có biết nó đang có mặt như thế nào và biết cách tiếp nhận hay không thôi.
1/ Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý, giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật – một đạo giác ngộ và giải thoát, đúng là một tôn giáo. Tiếp tục đọc →
Có lần vào một tiệm sách, thấy trên tường có treo một thư pháp thật đẹp viết “Dẫu biết vô thường sao lòng vẫn xót xa”. Tôi chợt nghĩ, có phải “lòng ta cảm thấy xót xa” vì cuộc đời vô thường và có nhiều thay đổi như câu thư pháp ấy viết không? Hay vì một nguyên nhân nào khác? Tiếp tục đọc →