Trở Lại M’Drak Thăm 2 Xã Vùng Sâu Ngày 25 – 5 – 2023

Dù biết đi lại khó khăn vì cuối tháng 5 mùa mưa đã về trên cao nguyên Daklak, Nhóm Thiện nguyện Ban Mai Hồng vẫn quyết tâm thực hiện Chương trình  trao quà Tiếp Sức Đến Trường cho Học Sinh Nghèo & Cận Nghèo ở 2 ngôi trường thuộc xã đặc biệt  rất xa của huyện M’Drăk là xã Cư Kroá (Tiểu Học Lê Quý Đôn là ngôi trường khó khăn nhất của huyện), và xã EaM’Doal (Tiểu Học Lê Văn Tám). Qua thực tế khảo sát  tại 2 ngôi trường vào giữa tháng 4/ 2023, khi bàn thảo lần đầu chúng tôi dự định chỉ trao quà cho  171 HS dân tộc Mông học tại điểm trường lẻ thôn 4- Lê Văn Tám  và 200 HS người H’ Mông cư ngụ ở thôn 9 của Tiểu Học Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, qua trao đổi với Ban Giám Hiệu nhà trường và bàn bạc lần sau với các Thành viên đã từng vào thăm đồng bào thôn 7 của Xã Cư Kroá, chúng tôi quyết định tặng thêm cho tất cả 220 cháu  HS đều là dân tộc Mông ở thôn 7 vì nơi đây người dân làng Mông còn nghèo hơn, việc học của các cháu cũng khó hơn do giao thông cách trở đường đi vào thôn 7 mùa mưa hay nắng đều khó khăn, có nhiều đoạn băng rừng vượt sình lầy mùa mưa. Vì thế hành trình Tiếp Sức Đến Trường tại M’Drăk sẽ xa hơn vì điểm trường thôn 9 chính cách trường chính 38 km, điểm thôn 7 cách trường 12 km, 2 điểm trường không nằm trên một trục đường mà ở 2 nhánh cách nhau 39 km.

591-PH-2-7-9-QU-KR-I-TH-4-U-H-L-V-T-X-EAM-DOAL-TI-P-S-C-TR-NG-Y-25-5-2023-HUY-N-M-DRAK

Đường vào thôn 9 xã Cư Króa – Tiểu Học Lê Quý Đôn ngày 25/5/2023

**

Đường vào thôn 4 xã EaM’Doal – Tiểu Học Lê Văn Tám

Tiếp tục đọc

Advertisement

Không Phân Biệt – Nguyên Hương

Nhìn mặt là biết thằng Khánh bị má bắt đi chùa.
Khánh gan lì có tiếng, nó là đứa duy nhất trong khu phố dám đánh lại thằng Chinh bụi đời dù đứa bị bầm tím mặt mày là nó. Đi học, Khánh ghét nhất bài tập môn Giáo dục Công dân. Những câu hỏi kiểu như “Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp” khiến Khánh thấy rối và bực bội. Thằng Chinh nhứ nắm đấm vô mặt mà mình phải tự chủ à? Lại còn “Không nên nóng nảy vội vàng trong hành động” Bị thằng bụi đời gây chuyện mà mình ôn hòa thong thả được chắc?
DSC_1601.JPG
Tiếp tục đọc

Người thầy truyền lửa đam mê cho học trò – Thu Huệ

thay K anh 1Thầy Jerry Kupchynsky trong một giờ dạy nhạc cụ. Ảnh: Arthur Montzka/Yourclassical.

Câu chuyện cuộc đời thầy K dùng phong cách giảng dạy hà khắc để dạy học trò thu hút sự quan tâm của lớp độc giả trẻ, đặc biệt là nhng ai còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tiếp tục đọc

Chuyện Hoa Sen – Nguyên Hương

Triệu phú có ba người con trai, ai cũng văn hay chữ tốt nên mỗi lời nói đều trở thành vần điệu êm tai người nghe.

Trong thành có một hồ sen, đến mùa hoa nở sen hồng sen trắng rập rờn trên những cái lá xanh thắm tạo nên quang cảnh tuyệt vời.

Đắk Lắk: Xuất hiện đầm sen cả nghìn bông trắng tinh khôi

Tiếp tục đọc

Nhà văn Nguyên Hương viết lại truyện cổ tích

Những truyện cổ viết lại của Nguyên Hương chủ yếu xoay quanh việc giáo dục trẻ em lòng yêu thương, chân thành, tinh thần dũng cảm, biết ơn cuộc sống, được dẫn giải bằng giọng văn nhẹ nhàng, trong trẻo với những cốt chuyện đơn giản, gần gũi với đời sống trẻ thơ…

***

Nguyên Hương vốn làm nghề thợ may rất lâu trước khi viết văn. Con đường đến với văn chương của chị êm đềm như chính những câu chuyện cổ tích chị đem đến cho độc giả. Đọc văn Nguyên Hương, dễ nhận thấy nét duyên dáng, giản dị mà thâm trầm thương mến chị dành cho trẻ thơ. Dù viết ở thể loại nào, chị cũng luôn giữ trong mình nét đẹp đẽ chân thành ấy.

Nhà văn Nguyên Hương viết lại truyện cổ tích » Báo Phụ Nữ Việt NamNhà văn Nguyên Hương

Tiếp tục đọc

Dạy con thông thái: Những lời ‘vàng kim’ mẹ truyền dạy cho con, cha mẹ đọc sẽ hưởng được lợi ích

Con yêu dấu của mẹ! Mẹ đã đi qua nửa đời người, mẹ gửi gắm con 40 điều này, hy vọng con sẽ luôn mang nó theo mình trên chặng đường dài phía trước. Sẽ có một ngày nào đó trên bước đường đời của con, con sẽ phát hiện, lời của những người ‘từng trải’ là những lời rất có đạo lý.

Mẹ con hay cãi nhau là kiểu quan hệ lý tưởng nhất - VnExpress Đời sống

1. Học tập có thể giúp con hưởng lợi cả đời. Bất luận là học ở trường hay học ở xã hội, “kiên trì học tập” đều là mục tiêu mà con cần phải đạt được. Tiếp tục đọc

Chính em đã dạy cô tất cả những điều đó

Chính em đã dạy cô tất cả những điều đó – Cô hoàn toàn không biết dạy học cho đến khi gặp được em.

Chính em đã dạy cô tất cả những điều đó - Cô hoàn toàn không biết dạy học cho đến khi gặp được em 123

Ngay ngày đầu năm học, cô giáo Thompson Jean chủ nhiệm lớp 5 nói với những cô cậu học trò của mình. Cô đưa mắt nhìn toàn bộ lớp và nói rằng cô yêu tất cả các em như nhau, cô rất vui được gặp các em. Nhưng đó là lời nói dối, bởi cô không yêu cậu học trò ngồi co ro ở bàn cuối.

Tiếp tục đọc

Học Tiếng Anh Với Người Nâng Cánh Ước Mơ Cho Em – Nguyễn Gia Hân

Em vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên em đi học tại lớp Tiếng Anh  cô dạy. Đó là mùa hè chuẩn bị lên lớp 7, một  cơ hội mà em ao ước từ lâu nên Em thật hồi hợp, xen với một chút lo lắng bởi em vào học trễ hơn các bạn, sợ mình thiếu nhiều kiến thức so với nhóm. Đó còn là bài kiểm tra đầu tiên mà đến giờ em vẫn chưa thể quên được :  câu em sai là một câu rút ngắn mệnh đề quan hệ. Đó là những ngày khởi đầu cho một hành trình học tập tuyệt vời của em.

Ảnh do Tác giả gửi ngày 20 / 11 từ mái trường  Năng Khiếu
Tiếp tục đọc

Câu chuyện cha mẹ dạy con sống trung thực: Muốn con không nói dối, cha mẹ phải làm gương!

Làm cha mẹ, chúng ta luôn mang đến những điều tốt nhất cho con cái, nhưng lưu lại thứ gì cho con cái mới là tốt nhất, điều này thực sự rất đáng để chúng ta tìm hiểu sâu thêm.

Làm cha mẹ, điều quý giá nhất để lại cho con không phải là tiền bạc, tài sản. Những bậc cha mẹ có tầm nhìn xa trông rộng sẽ lưu lại 2 thứ quý giá này nhất cho con.

Trẻ sống vui vẻ, tích cực. (Ảnh: Nguồn Internet)

 

Một gia đình có gia phong, nề nếp tốt đẹp

Tiếp tục đọc

Tỷ lệ nhập học thấp, trường ‘hot’ cũng khó tuyển

Bức tranh tuyển sinh năm nay khó đoán định với các trường đại học. Không ít trường lo lắng khi ngày kết thúc nhập học đã cận kề mà mới chỉ có 50% thí sinh trúng tuyển nhập học.

Thí sinh tại TP.HCM đăng ký nhập học đại học năm 2022. Ảnh: Huyên Nguyễn/Lao Động

Thí sinh tại TP.HCM đăng ký nhập học đại học năm 2022. Ảnh: Huyên Nguyễn/Lao Động

Dù Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế tuyển sinh mới để hạn chế tỷ lệ ảo nhưng trên thực tế số lượng thí sinh trúng tuyển nhưng không đến nhập học vẫn còn nhiều. Tiếp tục đọc

Dạy con thông thái: “Thà dạy cho con cách câu cá, còn hơn cho chúng cái cần câu cá”

Món quà cha mẹ dành tặng cho con cái không nên chỉ là tài phú, tiền của. Tài phú của con trẻ nên do chính tay chúng kiếm ra được, như vậy mới có thể lâu dài và trường tồn.

Những gì cha mẹ có thể làm cho con cái, ngoài giáo dục ra, thì tốt nhất hãy tạo cho chúng những thói quen tốt để được hưởng lợi cả đời, ví như đọc sách. Có trẻ khi sinh ra là thích đọc sách, có trẻ thì lại không, có trẻ thích xem tivi, có trẻ lại thích chơi trò chơi vào thời gian rảnh rỗi,… Bởi vậy, sự hướng dẫn và đồng hành của cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng đối với mỗi đứa trẻ.

Tiếp tục đọc

Lối thoát cho sách giáo khoa – Nguyễn Ngọc Chu

Theo dự thảo Luật Giá mới nhất, phương án định giá sách giáo khoa lại thay đổi. Bộ Giáo dục & Đào tạo được giao “quyết định giá cụ thể của từng loại sách giáo khoa”, thay vì để nhà xuất bản tự quyết dựa trên mức trần do Nhà nước quy định.

Xác định đúng giá sách giáo khoa không phải chỉ nhờ vào giới hạn giá trần. Muốn sách giáo khoa đúng giá, trước hết phải có sách giáo khoa chuẩn; chuẩn theo mọi nghĩa: nội dung, thời lượng giảng dạy, kích cỡ và số trang, chất lượng in ấn; thù lao viết sách, chi phí phát hành… Khi tất cả thành tố làm nên sách giáo khoa được quản lý đúng giá, tự nhiên giá sách sẽ đúng.

Gia SGK moi lop 3 anh 1
Giá bộ SGK lớp 3 theo chương trình mới nằm trong khoảng từ 177.000 đồng đến 183.000 đồng, đắt gấp 3 lần bộ hiện hành. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam. (zingnews.)

Tiếp tục đọc

“Lá thư cảm ơn Mẹ” của một CEO

Có câu nói: Phía sau sự trưởng thành và thành công của một đứa trẻ là hình bóng của một người mẹ dịu hiền, ưu tú, biết cách dạy con. 

Dưới đây là một lá thư cảm ơn của người con trai gửi cho mẹ, nội dung lá thư ngắn gọn, súc tích nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa, triết lý sống sâu sắc:

“Mẹ à,

Ngày mai con của mẹ sẽ bắt tay vào một dự án mới. Để có được thành công như ngày hôm nay, tất cả là nhờ công dạy dỗ của mẹ. Ngày bé, con hay trách mẹ sao không đối xử dịu dàng với con như mẹ của những bạn khác, nhưng đến giờ con đã hiểu thấu suốt những gì mẹ dạy con. Tiếp tục đọc

Cô gái đu dây cáp vượt sông đi học gây chấn động năm nào, nay đã trở thành bác sĩ

Cô gái đu dây cáp vượt sông đi học gây chấn động năm nào, nay đã trở thành bác sĩ 99919

Một hình ảnh hiện tại của cô bé Trung Quốc đu dây cáp, vượt qua dòng sông cuồn cuộn để đi học trong bức ảnh nổi tiếng ngày nào mới được đăng lên mạng. Cộng đồng mạng ở Trung Quốc rất bất ngờ khi thấy cô bé giờ trông rất khác, riêng đôi mắt sáng tươi vui là không hề thay đổi.

Bé gái 8 tuổi hàng ngày đeo dây cáp qua sông đi học
Tiếp tục đọc

Quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới: “Không kiểm tra, không bài về nhà, không hình phạt”, giáo dục Phần Lan vẫn dẫn đầu cả thế giới?


Tại Phần Lan, học sinh bắt đầu giờ học lúc 9h30, kết thúc trước 14h30. Trẻ em đến trường không phải kiểm tra, không chịu mọi hình phạt, thậm chí không có bài về nhà. Tuy nhiên với nền giáo dục này, Phần Lan luôn là quốc gia đứng cao trong bảng xếp hạng học tập.

Phần Lan luôn là quốc gia đứng đầu về toán học, đọc hiểu, khoa học trong bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tiếp tục đọc

“Nỗi khổ” lớn nhất của cha mẹ tuổi xế chiều, con cái có thấu hiểu?

Nhiều bậc cha mẹ yêu thương con cái theo bản năng, trao cho con cái một tình yêu vô điều kiện, cả đời ngược xuôi, dốc sức dốc lòng hy sinh vì con cái, rồi đổi lại là sự “dửng dưng”, lạnh nhạt của chúng.

Nỗi bất hạnh lớn nhất của cha mẹ: Chu cấp mọi điều cho con cái nhưng quên dạy chúng cách biết ơn

Có một mẩu chuyện ở Trung Quốc đại lục: Một bà mẹ quỳ gối trước mặt con mình hơn một tiếng đồng hồ, lý do là để thuyết phục đứa con đi học. Nhưng đứa con không hề quan tâm trước cảnh tượng đó, đứa con ngồi trên ghế, ung dung vắt chân và cầm chiếc điện thoại, đăng tải hình ảnh người mẹ đang quỳ gối đăng lên mạng xã hội với dòng chữ: “Niềm vui mỗi ngày”.

Sau khi mẩu tin này nổi trên mạng, cô giáo đã đích thân đến nhà, giáo dục đứa con phải biết ơn cha mẹ, không được đối xử như vậy với cha mẹ, nhưng người mẹ lại liên tục ngắt lời cô giáo: “Đấy là do tôi nguyện ý, không phải con tôi, cô đừng nói nó thế này, thế kia…” Tiếp tục đọc

Dự án khoa học kỹ thuật của học sinh phố núi lần đầu được chọn đi thi quốc tế

Dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” của học sinh tại Đắk Lắk vừa xuất sắc lọt top 7 dự án của Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022.

Ngày 5/4, Tiến sĩ (TS) Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk – cho biết: Lần đầu tiên, tỉnh Đắk Lắk có dự án được Bộ lựa chọn để tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022 – ISEF 2022.

Dự án khoa học kỹ thuật của học sinh phố núi được chọn đi thi quốc tế - 1
Dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” xuất sắc được dự thi Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2022 diễn ra ở Mỹ (Ảnh: Uy Nguyễn).

Tiếp tục đọc

Giáo viên không được ‘gọi học sinh là con’ vì sao gây tranh cãi?

Những ngày qua ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân về việc giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là con nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Giáo viên không được 'gọi học sinh là con’ vì sao gây tranh cãi? - ảnh 1Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và đề xuất gây tranh cãi “giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là con”

Trên trang Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân có bài viết Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là “con”, đồng thời dẫn chứng các bài viết phân tích lý do.

Cụ thể, ông viết: “Đây không phải lần đầu tôi và nhiều người quan tâm lên tiếng. Chúng tôi yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung, trước hết là nhà trường phổ thông, trong đó điều thiết yếu là: Tiếp tục đọc

Câu chuyện 530 đô-la này sẽ tiếp thêm cho bạn niềm tin vào một điều tốt đẹp vẫn đang hiện hữu

Kimber Bermudez đến từ Florida, Mỹ đã có một chuyến bay trở về quê nhà đầy ý nghĩa. Câu chuyện nhỏ xảy ra trên chặng hành trình đã dạy cô một bài học sâu sắc và cảm động về thế giới vốn đang cạn dần lòng tốt của chúng ta.
Câu chuyện của Kimber bắt đầu từ chiếc ghế ngồi 14C trên chuyến bay 1050 từ Chicago trở về phía Floriada, phía Tây Nam của nước Mỹ, nơi những người thân và bạn bè đang đợi cô quay trở về trong đợt nghỉ phép. Tiếp tục đọc

Hàng loạt trường đưa chứng chỉ IELTS vào xét tuyển

Các trường có thể kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với điểm thi, kết quả học tập để xét tuyển hoặc cho phép thí sinh quy đổi điểm IELTS sang điểm Tiếng Anh trong tổ hợp 3 môn.

Theo dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có thể đăng ký xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường.

Cụ thể, trường dành 10-15% trong số 6.100 chỉ tiêu để xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc ĐH Quốc gia TP.HCM và 15-20% để xét tuyển kết hợp chứng chỉ này với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT.

Tiếp tục đọc

10 trường đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới

Bảng xếp hạng THE (Times Higher Education) công bố 10 trường đào tạo ngành y khoa tốt nhất thế giới và 7/10 trường đến từ Mỹ.

Đại học Oxford (Anh)

Đại học Oxford có truyền thống lâu đời trong đào tạo Y, Dược. Các ngành nổi tiếng ở trường gồm Hóa sinh (Phân tử và Tế bào), Sinh học, Khoa học Y sinh và Y khoa. Mỗi năm khoảng 150 sinh viên được nhận vào khóa học ngành y và Oxford có hai chương trình chính là Cử nhân y khoa và Giải phẫu học.

Một trong những giải Nobel của trường có tác động mạnh đến nền y khoa toàn cầu là giải Nobel vào năm 1945 của Sir Howard Florey W, Sir Ernst Chain và Sir Alexander Fleming cho việc “khám phá ra penicillin và tác dụng chữa bệnh của nó cho các bệnh truyền nhiễm”.

Trường Y Harvard (Mỹ)

10 trường đào tạo ngành Y tốt nhất thế giới - 1

Trường Y Harvard

Trực thuộc Đại học Harvard và nổi tiếng là trường đào tạo Y khoa top đầu thế giới, đây sản sinh ra các nhà lãnh đạo chiến lược có ảnh hưởng quốc tế trong lĩnh vực y khoa. Tiếp tục đọc

Học sinh lớp 7, 8, 10, 11 ở TP.HCM trở lại trường từ 4/1/2022

Quyết định được UBND TP.HCM thông báo sáng 31/12 sau thời gian thí điểm dạy học trực tiếp với khối 9 và 12.

UBND TP.HCM quyết định cho các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối 7, 8, 9, 10, 11, 12 từ ngày 4/1/2022. Riêng xã đảo Thạnh An (Cần Giờ), học sinh từ lớp 1 đến 12 được đến trường.

Học sinh sẽ được tổ chức ôn tập và kiểm tra học kỳ I tại trường từ ngày 4/1 đến 22/1/2022.

hoc sinh tro lai truong anh 1Học sinh đến trường sẽ được kiểm tra học kỳ trực tiếp. Ảnh: Chí Hùng.

Thành phố cho phép các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa được tổ chức dạy trực tiếp nhưng phải được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng, chống dịch trước khi tổ chức.

Người tham gia giảng dạy, làm việc và học tập được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 sau 14 ngày hoặc là F0 đã khỏi bệnh; người không thể tiêm vaccine do chống chỉ định. Tiếp tục đọc

Nhà tâm lý học: Trẻ có ‘3 năm vàng’ trong đời, là 3 năm nào?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc nuôi dạy con cái ở tuổi vị thành niên giống như mở một “chiếc hộp mù”: Con nổi loạn hay không nổi loạn, điều này phụ thuộc vào may rủi. Nhưng trên thực tế, sự nổi loạn của trẻ vị thành niên là phụ thuộc vào thời thơ ấu của chúng.

Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức Erik Erikson, đã chỉ ra “tám giai đoạn” phát triển trong đời. Ở mỗi giai đoạn, có những nhiệm vụ mà trẻ cần phát triển và những “khủng hoảng” cần vượt qua.

Small girl key to a good lifePhoto by Karl Fredrickson – Unsplash

Nếu một đứa trẻ không “mở khóa” thuận lợi ở những giai đoạn nhất định, chúng có thể phát triển một số đặc điểm tính cách xấu và tích lũy những cảm xúc tiêu cực. Những đặc điểm và cảm xúc này sẽ ‘lớn cùng’ giai đoạn tiếp theo và thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này của trẻ. Tiếp tục đọc

Đây là lý do vì sao bạn nên dạy cho con mình biết 2 từ “chia sẻ”

Người xưa vẫn thường nói: “Nhân chí sơ, tính bổn thiện”, con người sinh ra ai cũng đều lương thiện, chính “thùng thuốc nhuộm” xã hội mới là nhân tố biến đổi con người ta. Cho nên, dạy con cần dạy từ thủa còn thơ, để chúng lớn lên thành người chân chính.

Tiếp tục đọc

Kết quả gây sốc khi trẻ thường xuyên nhìn các thiết bị màn hình

Kết quả gây sốc khi trẻ em thường xuyên nhìn vào các thiết bị màn hình

Điện thoại di động, máy tính và tivi đã trở thành 1 phần trong cuộc sống của trẻ em hiện đại. Nhưng có một kết quả gây sốc khiến nhiều cha mẹ phải lo lắng. Tiếp tục đọc

Giáo dục con cái, cha mẹ nhất thiết phải cẩn trọng với “Định luật đồng hồ”

“Định luật đồng hồ” là một trong những định luật về kinh doanh được người Do Thái đúc kết từ hàng ngàn năm trước, cho đến nay nó vẫn cho thấy sự đúng đắn, ngay cả trong lĩnh vực dạy dỗ con cái.

Có lẽ không ít người trong chúng ta đều từng gặp qua cảnh ngộ này: Vào một ngày nghỉ cuối tuần, bạn muốn con mình nhanh chóng hoàn thành bài tập về nhà, xong xuôi đâu đấy rồi sẽ cho thoải mái vui chơi giải trí. Thế nhưng đứa trẻ vẫn nhìn chằm chằm vào TV, thúc giục nhiều lần mới miễn cưỡng đi đến bàn học. Tiếp tục đọc

Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp trẻ có sức khỏe tinh thần tốt hơn – Huỳnh Huệ

Một nghiên cứu mới phát hiện  rằng trẻ em ăn nhiều trái cây và rau củ có sức khỏe tinh thần tốt hơn. Đây  là nghiên cứu đầu tiên điều tra mối liên quan giữa việc ăn trái cây và rau, những  lựa chọn cho bữa ăn sáng và bữa trưa, và sức khỏe tinh thần của các học sinh ở Vương quốc Anh. Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu dữ liệu từ gần 9.000 trẻ em ở 50 trường học. Họ phát hiện ra rằng các loại bữa sáng và bữa trưa  mà học sinh tiểu học và trung học cơ sở  ăn hàng ngày  có liên quan đáng kể  đến sức khỏe của các trẻ.

Πώς ενισχύω το ανοσοποιητικό του παιδιού μου

 

 

Tiếp tục đọc

Bình Định: Ngày đầu đến trường, học sinh Bình Định phải đi cách ly tập trung vì tiếp xúc F0 – Huyện Mộ Đức – Quảng Ngãi cũng chuyển sang dạy trực tuyến

Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định và UBND TP Quy Nhơn đã thống nhất cho dừng việc học đối với học sinh trên địa bàn – dự kiến bắt đầu vào ngày 11-10 – đến khi có thông báo mới.

Liên quan ca F0 là một học sinh lớp 11 của Trường THPT Trưng Vương, sáng 12-10, UBND TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xác nhận đã đưa 50 trường hợp F1 ở địa phương đi cách ly tập trung theo quy định. Trong đó, 1 giáo viên, 47 học sinh lớp 11 và 3 người nhà của 1 học sinh Trường THPT Trưng Vương được phát hiện mắc Covid-19.

Bình Định: Ngày đầu đến trường, 46 học sinh phải đi cách ly tập trung vì tiếp xúc F0 - Ảnh 1.Trường THPT Trưng Vương, nơi vừa phát hiện 1 học sinh lớp 11 mắc Covid-19

Trước đó, ngày 10-10, Trường THPT Trưng Vương tổ chức cho học sinh đến lớp dọn dẹp để chuẩn bị trở lại trường học vào ngày 11-10 theo kế hoạch. Tuy nhiên, qua test nhanh SARS-CoV-2, 1 học sinh lớp 11 được phát hiện dương tính.

Ngay lập tức, ngành y tế tổ chức truy vết, xác định có 50 ca F1 liên quan học sinh dương tính này, trong đó có 1 thầy giáo đo thân nhiệt, 42 học sinh cùng lớp, 4 học sinh cùng khối và 3 người nhà.

117 giáo viên, học sinh phải cách ly, liên quan 3 F0

Phó thủ tướng đồng ý bổ sung cơ chế cho học sinh, sinh viên vay tiền mua máy tính

Sinh viên, học sinh sẽ được xem xét vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng 7.500 tỉ đồng để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến.

Sinh viên khoa công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) học trực tuyến – Ảnh: VĂN CHÍ NAM

Ngày 4-10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập. Tiếp tục đọc

Hàng ngàn học sinh và giáo viên Indonesia mắc Covid-19 sau khi quay trở lại trường học

Chưa đầy một tháng sau khi các trường học mở cửa, thực hiện chương trình học trực tiếp giới hạn, có hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và giáo viên Indonesia mắc Covid-19

Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia, có 15.456 học sinh, sinh viên và 7.284 giáo viên trong tổng số hơn 47.000 trường học trên toàn quốc đã mắc Covid-19 sau khi mở cửa trở lại trường học.

Trường học Indonesia mở trở lại cửa từ tháng 9. Ảnh: Merdeka.com.Trường học Indonesia mở trở lại cửa từ tháng 9. Ảnh: Merdeka.com.

Trong số này, có hơn 1.300 trường học ở tất cả các cấp đã trở thành các cụm siêu lây lan Covid-19. Tại thủ đô Jakarta, mặc dù các chương trình dạy và học trực tiếp đã đi vào vận hành phù hợp với các giao thức y tế, song đã có 25 cụm Covid-19 xuất hiện Tiếp tục đọc

Ông Trương Gia Bình: Trường dạy 1.000 trẻ mồ côi theo mô hình thiếu sinh quân

Bài đăng trên Tuổi Trẻ sáng 18/9/21

‘Chúng tôi cam kết nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới. Trường học sẽ được xây dựng theo mô hình thiếu sinh quân, giúp các em hòa đồng với các bạn, rèn luyện kỷ luật…’, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Ông Trương Gia Bình: Trường dạy 1.000 trẻ mồ côi theo mô hình thiếu sinh quân - Ảnh 1.Hệ thống trường học FPT tại Đà Nẵng – Ảnh: FPT

Chiều 17-9, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về ý tưởng FPT xây dựng trường nuôi dạy 1.000 trẻ mồ côi do COVID-19, ông Trương Gia Bình – chủ tịch HĐQT Công ty FPT – cho biết: “Chúng tôi thấy đây là việc nên làm và có thể làm. COVID-19 đang gây ra nhiều tang thương và xáo trộn cho hàng triệu người, hàng nghìn gia đình và cho cả đất nước. Và đau thương hơn nữa là hàng nghìn em nhỏ mất cha, mất mẹ”. Tiếp tục đọc

Bộ GD-ĐT điều chỉnh thời gian kết thúc năm học ở những nơi dịch Covid-19 phức tạp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết ở những địa phương dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ sẽ điều chỉnh thời gian kết thúc năm học, thậm chí phương pháp thi hết cấp, đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT.

Theo khảo sát nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), việc tổ chức dạy học trong những ngày đầu tiên của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến chưa hiệu quả, do hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập…

Thống kê sơ bộ, TP HCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến, nhiều tỉnh vùng khó khăn có từ 50%-70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến, nhiều thôn bản không có mạng Internet… Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.

Bộ GD-ĐT điều chỉnh thời gian kết thúc năm học ở những nơi dịch Covid-19 phức tạp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết ở những địa phương dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ sẽ có điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học, thậm chí phương pháp thi hết cấp, đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT

Tiếp tục đọc

Đề nghị miễn giảm cước Internet cho học sinh, sinh viên, nhà giáo

Đề nghị tăng băng thông, miễn giảm giá cước Internet cho dạy học trực tuyến

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông mở rộng băng thông, miễn giảm phí truy cập Internet…. cho học sinh, sinh viên và nhà giáo.

Do tác động của dịch COVID-19, học sinh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước phải học trực tuyến. Trong ảnh là một tiết học của lớp 6A2, trường THCS Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)Do tác động của dịch COVID-19, học sinh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước phải học trực tuyến. Trong ảnh là một tiết học của lớp 6A2, trường THCS Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn số 3840/BGDĐT-CNTT đề nghị hỗ trợ ngành giáo dục triển khai chuyển đổi số trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19. Tiếp tục đọc

Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 sau bao lâu mới có kháng thể?

 Một số trường hợp tiêm mũi 2 nhưng vẫn nguy cơ nhiễm nCoV, vì sao?

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học The New England Journal of Medicine cho thấy, với vaccine Pfizer, khả năng phòng bệnh là từ ngày thứ 12 sau mũi tiêm đầu tiên và đạt hiệu quả 52% trong vài tuần sau đó.

Một tuần sau khi tiêm mũi thứ hai, hiệu quả của vaccine đạt 95%.

Trong trường hợp của Moderna, tỷ lệ bảo vệ là 51% sau lần tiêm đầu tiên hai tuần và 94% sau liều tiêm thứ 2 hai tuần.

Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 sau bao lâu mới có kháng thể? - 1Ảnh minh họa: Reuters

Theo Hindu Times, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine COVID-19 là tối ưu từ khoảng 2 tuần sau liều COVID-19 thứ 2.

Trong khi đó, Tiến sĩ Kristen Marks, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian / Weill Cornell cho rằng, khả năng bảo vệ của vaccine thường đạt được trong khoảng thời gian từ 7-14 ngày sau mũi tiêm thứ 2.

Tiếp tục đọc

Dịch đang phức tạp, có nên để học sinh đi học sớm?

Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành khung thời gian năm học mới, nhiều ý kiến cho rằng việc bộ để học sinh đi học như khung cũ của những năm trước trong bối cảnh dịch COVID-19 đang phức tạp là chưa phù hợp thực tế, không khả thi.

Dịch đang phức tạp, có nên để học sinh đi học sớm? - Ảnh 1.Học sinh một trường THCS tại TP.HCM – Ảnh: THẢO THƯƠNG

Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung thời gian năm học 2021-2022, với thời gian tựu trường sớm nhất là ngày 1-9, riêng học sinh lớp 1 có thể đến trường từ ngày 23-8. Nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh cho rằng kế hoạch này không khả thi.

Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh có dịch có thể quyết định thời gian tựu trường và kết thúc năm học

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: