Tỉnh thức không thể do ai cho mình, hoặc tự nhiên mà có. Hãy kiên nhẫn tập luyện, tất cả đều cần có thời gian và sức bền, hãy tạo cho mình một thói quen làm việc trong tỉnh thức. Càng tỉnh thức, càng làm chủ tâm mình tốt hơn, cuộc sống nhờ đó càng an lành và bình yên hơn.Tiếp tục đọc →
Mỗi dịp về chùa tham dự các khóa tu, khóa thiền, chúng tôi lại được ngồi ăn cơm với nhau, thọ trai bữa trưa. Có một câu ở chùa mà tôi nhớ nằm lòng và tự răn dạy mình: “Ăn trong chánh niệm, sống trong tỉnh thức”.
Ăn trong chánh niệm, làm trong chánh niệm và sống trong chánh niệm tỉnh thức.
Nghiên cứu lớn nhất của Đại học bang Michigan cho đến nay đã phát hiện ra rằng thiền định có thể giúp bạn giảm khả năng mắc sai lầm. Nghiên cứu được công bố trên Brain Sciences đã thử nghiệm cách thiền định mở, một thiền định tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ hoặc cảm xúc của một người – thay đổi hoạt động của não, cho thấy rằng thiền định tăng cường nhận dạng sai.
Jeff Lin, một nghiên cứu sinh tại Đại học bang Michigan, cho biết: “Ngày càng có sự quan tâm đến thiền định và chánh niệm đang vượt ra ngoài những lợi ích mà khoa học có thể chứng minh”. Tiếp tục đọc →
Khi nói đến “tu”, nhiều người cứ nghĩ rằng việc ấy không dành cho mình mà chỉ dành cho những người đầu tròn áo vuông ở chùa kia. Với họ, tu là công việc của những người thật là thánh thiện chứ không phải dành cho người phàm như chúng ta.
Trong suy nghĩ của họ, tu là phải lánh đời, tìm một nơi yên tĩnh, tránh xa đời sống xã hội ồn náo mà không quan tâm đến nỗi khổ niềm đau của người khác.
Tôi học được rằng, chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng, nhưng chúng lại bổ túc và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay. Chánh niệm thuộc về yếu tố của định, và tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, và tỉnh giác soi sáng đối tượng.
Ví dụ như ta cầm một cây đèn pin để soi chiếu một vật gì. Giữ cho yên và chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, soi sáng để thấy rõ đối tượng là tỉnh giác. Nếu ta không giữ đủ yên ta sẽ không thấy được vật nào, và nếu đèn không đủ sáng thì cũng không thể thấy rõ được. Nhưng nếu ta lại cố giữ cho thật chặt, bất động, thì ta lại sẽ đánh mất đi một thực tại lúc nào cũng di động và chuyển biến.
Ở đây chúng ta thường dùng chữ thực tập (practice) để diễn tả một nỗ lực rèn luyện, phát triển chánh niệm. Nhưng ta không nên hiểu theo nghĩa thông thường như đó là một sự diễn tập (rehearsal), được lặp đi lặp lại nhiều lần, để nó được thuần thục hơn, tốt hơn, hoặc có nhiều thành quả hơn.
Chánh niệm có nghĩa là ta thực sự sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Ở đây không có một sự thể hiện hay biểu diễn nào hết. Chỉ có chính giây phút này mà thôi. Chúng ta cũng không hề cố gắng cải thiện tình trạng, hoặc để đi về đâu cả.
Ta không cần chạy theo một tuệ giác hoặc một cảnh giới đặc biệt nào khác. Ta cũng không ép buộc mình phải trở nên vô tư, tĩnh lặng hoặc là được thanh thản. Và chắc chắn chúng ta cũng không hề đề cao một thái độ vị kỹ, hoặc chỉ biết lo nghĩ về mình. Tiếp tục đọc →
Đôi mắt con trong những ngày “lịch sử” của gia đình ở Texas – Ảnh: Ngân Nguyễn
Phật tử Ngân Nguyễn – pháp danh Giác Ngọc Thanh chia sẻ nhật ký về những ngày bão tuyết ở nơi chị sống – Texas, một bang của Mỹ chịu ảnh hưởng lớn nhất của đợt thiên tai này.. Tiếp tục đọc →
Tôi muốn nghe tiếng suối chảy trong một ngôi rừng mùa thu. Tôi muốn ngồi trong một căn phòng vắng nghe trời chuyển mưa. Tôi muốn đi trên con đường dốc nhỏ vào một sáng sương mù.
Tôi muốn nhìn ánh trăng nằm trong một hạt sương đọng trên lá. Tôi muốn đứng yên lắng nghe sự thinh lặng của không gian trong một ngày mưa tuyết. Tôi muốn lên núi xem mặt trời đỏ bình minh nhuộm hồng trời đất.Tiếp tục đọc →
Ngày xưa, người ta thường có quan niệm cho rằng một bức tranh đẹp là một bức tranh vẽ thật chính xác đối tượng của mình. Một nhà hoạ sĩ tài giỏi là người vẽ lại được cảnh vật hoặc người giống y như thật.
Vào năm 1872 một họa sĩ người Pháp tên là Claude Monet, ông ta vẽ một bức tranh về cảnh mặt trời mọc ở vịnh Le Havre. Bức tranh này bị những nhà phê bình đương thời chỉ trích là nét vẽ thật luộm thuộm, mặt trời thì đỏ chói lại mờ ảo, bầu trời lại lù mù sương khói, và những bóng đen của các chiếc tàu trên biển thì quá tệ. Họ nói, tranh ông Monet vẽ không giống gì với lại cảnh bình minh ở vịnh Le Havre, và đặt tên cho ông là một nhà vẽ ấn tượng, impressionist. Tiếp tục đọc →
Mười năm về trước khi đọc ” CỬA TÙNG ĐÔI CÁNH GÀI ” của Sư Ông Làng Mai – Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, tôi không hề nghĩ đến có ngày mình phải dùng kính chiếu yêu này ….. Những ngày này tôi đã dùng ” kính chiếu yêu”, không phải cho người khác mà chính là để soi rọi vào những con ma đang ẩn núp trong rừng tâm của tôi quá chằng chịt và rậm rạp nơi mà tập khí được chôn vùi và đã trở nên hoang dại đến nỗi rất khó để tháo gở được những rễ dây đã bám sâu trong đất Tâm này.
Tất cả chúng ta đều có những người thân đang gặp những khó khăn và khổ đau. Ta rất khao khát muốn giúp người thân của ta bớt khổ, nhưng ta không phải là những nhà tâm lý trị liệu. Ta có thể thực tập như một nhà tâm lý trị liệu, vấn đề là nên thực tập lắng nghe như thế nào để những hạt giống khổ đau trong ta không bị tưới tẩm.
Muốn lắng nghe một cách hiệu quả, trước hết ta phải biết thực tập đi thiền, ngồi thiền và thở có Chánh Niệm trong đời sống hàng ngày để chế tác ra năng lượng của Niệm, Định, của vững chãi và thảnh thơi. Điều này rất quan trọng.
“Hít vào, tôi thấy sự bình an trong cơ thể và tâm trí. Thở ra, tôi mỉm cười. Tôi an trú lại khoảnh khắc duy nhất của hiện tại”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
“Buông bỏ” là một thành ngữ vô cùng sáo rỗng, đã được sử dụng quá nhiều trong kỷ nguyên của thời đại mới. Nó bị lợi dụng và lạm dụng mỗi ngày. Nhưng tuy vậy, danh từ ấy diễn tả một thái độ nội tâm rất dũng mãnh, đáng cho ta tìm hiểu dù có là sáo rỗng hay không!
Các anh chị em thân mến của tôi, tôi đang viết những lời này để đáp lại các khẩn cầu tha thiết từ nhiều người trên khắp thế giới. Ngày nay, chúng ta đang trải qua thời điểm đặc biệt khó khăn do sự bùng phát của đại dịch vi rút corona.
Năm nào rừng thiền mùa này cũng thật nhiều hoa rừng. Hoa vàng nở khắp cả triền núi, thấp thoáng trong sương trắng. Sương mù lãng đãng xen lẫn trong tán rừng, đỉnh núi mờ ảo như lúc có lúc không. Nơi đây thật bình an và tĩnh mịch. Chỉ có tiếng mấy con chim đang hót gọi nhau. Sáng nào chúng cũng ríu rít.
Núi sương mùa này tĩnh lặng và đẹp huyền ảo như ở cõi chư thiên. Nơi đây như một thế giới khác, hình như xa lắm với thế giới đang đầy bất an và phiền não ngoài kia. Thế giới ấy dường như không có thực với tôi. Cuộc sống chánh niệm và giản đơn, một mình nơi rừng vắng, ngày lại ngày lặng lẽ trôi qua. Lâu rồi chưa xuống núi… Tiếp tục đọc →
Mark Epstein, là một nhà phân tâm học, psychotherapist, và cũng là tác giả của quyển Thoughts without a Thinker có chia sẻ một kinh nghiệm tu học của ông như sau.
Trong hơn 30 năm qua, mỗi năm ông đều cố gắng đi tham dự một khóa tu nhiều ngày. Và ông cũng giữ một quyển nhật ký, ghi lại những trải nghiệm và khám phá của mình có được trong mỗi khóa tu. Gần đây, ông có dịp đọc lại những gì mình đã ghi chép trong quyển nhật ký ấy.
Ông ngạc nhiên và khám phá ra một điều này, là tuy mỗi khóa tu ông ghi lại những trải nghiệm khác nhau, nhưng thật ra chúng chỉ trình bày một sự thật duy nhất mà thôi, đó là “Những gì ta kinh nghiệm, hoàn cảnh nào ta đối diện, chúng không là quan trọng. Nhưng điều quan trọng là cách ta phản ứng, và thái độ của ta tiếp nhận chúng như thế nào.” Tiếp tục đọc →
Sáng cuối tuần tôi đi uống cà phê với một người bạn. Chúng tôi chọn một chiếc bàn nhỏ cạnh một khung cửa sổ lớn. Ngồi kề bên không gian lành lạnh, ngoài kia bầu trời đục xám mây của một ngày mưa ướt át. Quán cà phê đông người vào ra, nhưng chỗ chúng tôi ngồi thật bình yên. Tháng năm trời vẫn có những ngày mưa tiếp nối nhau.
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tạivĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
Đời sống của con người được tính kể từ khi mới lọt lòng Mẹ cho đến khi chấm dứt cuộc sống. Cuộc sống thay đổi theo thời gian, từ một đứa bé nằm nôi bú sữa Mẹ, được Cha Mẹ bồng ẳm nuôi dưỡng, cho ăn cho học tới ngày lớn khôn, dựng vợ gả chồng. Sau đó, ra riêng thành lập một gia đình mới và tiếp tục sống với trách nhiệm mới. Nhìn chung, cuộc sống của con người thọ dài hay ngắn, không ai biết trước. Có người tuổi thọ 100 năm, cũng có người chết khi còn rất trẻ.
Từng ngày miệt mài trong kiếp mưu sinh, ngụp lặn trong thị phi, khẩu thiệt, có khi nào bạn ngửa mặt lên trời tự hỏi sao đời ta lại như vậy, cái gì đang nhào nặn đời ta, làm thế nào để được an nhiên tự tại, làm thế nào để đứng vững giữa dòng đời nghiệt ngã… Câu trả lời không ở đâu xa, nó ở ngay những câu chuyện mà tôi sẽ kể dưới đây với bạn?
Để giữ cho thuyền đời luôn vững, thì phải giữ được tâm bất biến.
Có câu chuyện thiền về bông hoa mà giới thiền tông ai cũng biết.
Một ngày kia, Bụt đưa một cành hoa lên trước cử tọa 1.250 vị khất sĩ. Ngài không nói một lời nào. Ai cũng suy nghĩ nát óc để tìm hiểu ý của Ngài. Bỗng nhiên thấy Bụt mỉm cười. Ngài mỉm cười vì một người trong đoàn khất sĩ đã mỉm cười với Ngài và với bông hoa. Người đó tên là Ma Ha Ca Diếp.
Lắm lúc bạn thấy cuộc sống phức tạp, nặng nề quá và nhẩm tính lại, những ngày tháng hạnh phúc, nhẹ nhàng không được là bao, chẳng so được với số ngày nặng nề, buồn chán. Thường thì khi buồn, bạn buồn gì, buồn ai? Buồn đời khi đời không là mơ, thường diễn ra không theo ý mình muốn! Buồn người khi người phụ bạc và vô tâm, thiếu tình và thực dụng…
“Cuộc sống” bây giờ rất lạ. Hồi xưa còn có ngày và đêm, còn có làm việc 8 tiếng ở cơ quan , sở làm, còn lại là thì giờ “của mình” để “tùy nghi”. Xưa hơn nữa – thời con trâu đi trước cái cày theo sau- thì người “trai cày” dậy sớm, ăn no rồi vác cày dẫn trâu ra ruộng, hết buổi cày, phe phẩy quạt mo quay về hoặc ngủ thẳng cẳng dưới bóng mát cây đa…! Tiếp tục đọc →
Từ trước đến nay, học sinh tại Anh được theo học các môn cơ bản như Toán học, Lịch sử, Văn học… Tuy nhiên, hàng trăm trường học tại quốc gia này đang mở rộng chương trình giảng dạy truyền thống bằng cách thêm môn học mới: Thực hành chính niệm.Tiếp tục đọc →
Lời nói là phương tiện truyền thông đặc trưng nhất ở loài người. Đây là tặng phẩm đặc biệt cuộc đời dành riêng cho con người. Sử dụng lời nói hiệu quả là cách bạn biết trân quý món quà vô giá chỉ có ở con người để xứng đáng phẩm hạnh của một chúng sanh cao quý nhất giữa những loài hai chân.
Những bậc hiền triết xưa, những người có tài năng, trí tuệ và tâm lành, thường khuyên dạy chúng ta, trước khi nói, cần phải suy nghĩ thật kỹ những gì mình sắp nói. Cụ thể, suy nghĩ ở các phương diện sau: Tiếp tục đọc →
Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối. Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường. Không khí lạnh miền núi thấm qua chiếc chăn quấn trên người. Trời vẫn còn tối đen và thinh lặng. Tôi dừng lại, ngước lên cao, một bầu trời lấp lánh sao. Nhìn xa về phía bên kia sườn núi, thấp thoáng vài đóm đèn vàng leo loét của những căn nhà nghỉ mát nằm rãi rác khuất trong rừng núi. Không gian chung quanh đây vẫn còn ngủ yên, bí mật. Tiếp tục đọc →
Cuộc đời cho ta cơ hội để trải nghiệm và trưởng thành. Tất cả mọi sai lầm, đau khổ và hạnh phúc, mọi sự việc mình được trải nghiệm, mọi con người mình đã và sẽ gặp, đều là cơ hội, là món quà cuộc đời trao tặng cho mình để sử dụng.
Bạch Thầy, Từ email trước đến giờ, con vẫn chưa lần nào tập được chánh niệm khi nói. Vì trong suốt cả ngày con quên mất.
Trong tâm chúng ta có hai đạo quân luôn tranh chiến quyết liệt không một phút giây ngừng nghỉ, đó là “hạnh phúc” và “khổ đau”. Nếu bạn tiếp lương và nuôi dưỡng đạo quân nào, đạo quân ấy sẽ mạnh mẽ hơn và chiến thắng. Quyền chọn lựa đứng về phía nào nằm trọn vẹn trong lòng bàn tay của bạn vậy.
Lời nói là phương tiện truyền thông đặc trưng nhất ở loài người. Đây là tặng phẩm đặc biệt cuộc đời dành riêng cho con người. Sử dụng lời nói hiệu quả là cách bạn biết trân quý món quà vô giá chỉ có ở con người để xứng đáng phẩm hạnh của một chúng sanh cao quý nhất giữa những loài hai chân.
Thở vào, mỉm cười. Thở ra, tĩnh lặng (Lặng – Cười). Thở vào, tôi mỉm cười với thân thể tôi; thở ra, tôi an tịnh toàn thân. Thở vào, tôi mỉm cười với cảm thọ trong tôi. Thở ra, an tịnh cảm thọ trong tôi. Thực tập mỉm cười rất hiệu quả, không cần phải hoàn toàn thấy vui mới có thể mỉm cười, bởi vì mỉm cười là tập yoga – yoga cho miệng. Dù không cảm thấy vui, nhưng khi mỉm cười khoảng ba trăm cơ mặt ta được buông thư. Khi ta giận dữ hay sợ hãi, các bắp thịt ấy căng ra, soi gương thì sẽ thấy. Nhưng nếu biết thở và mỉm cười, các bắp thịt trên mặt thư giãn nhanh chóng và ta sẽ cảm thấy khỏe nhẹ hơn. Ta cũng có thể giúp người khác giảm bớt căng thẳng bằng cách thở và mỉm cười. “Thở vào, tôi mỉm cười. Thở ra tôi buông thư căng thẳng trong tôi.”
Tôi học được rằng, chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng, nhưng chúng lại bổ túc và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay. Chánh niệm thuộc về định, và tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, và tỉnh giác soi sáng đối tượng. Tiếp tục đọc →