• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Kìa ai tỉnh, kìa ai…. điên? – Mai Thảo viết về “kẻ lạ trần gian” Bùi Giáng

 

Mai Thảo một văn nghệ sĩ…. thuộc nhóm “sáng tạo “ cố làm mới văn chương, không muốn đi theo “lối mòn hậu chiến” …. hoài. Ông nghiền ngẫm đủ lối viết, diễn tả… và có lẽ cũng không ưng ý lắm nên mới xổ câu thơ dưới….

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.

Rồi Mai Thảo gặp và nhận thấy sao thơ ca của Bùi Giáng sao dễ dàng và kỳ ảo quá…. mà ông cho BG là “kẻ lạ trần gian”. Kẻ lạ là khác người, điên điên một tí. Cái điên này làm bật cái tài năng tới bến của người nghệ sĩ hay của người anh hùng?…

Du sỹ Tâm Nhiên đứng bên trái nhà thơ Bùi Giáng, sau một ngày lang thang qua mấy nẻo đường phố chợ ở Gò Vấp, Sài Gòn, một chiều tháng Sáu 1993 Tiếp tục đọc

Hai Bài Thơ Về Mẹ Của Đỗ Trung Quân

Nếu Bạn đang diễm phúc còn Cha và Mẹ. Xin đọc những bài này và hiếu kính Mẹ Cha. Hãy làm sao để hạnh hiếu và đạo làm con thể hiện suốt 365 ngày trong 12 tháng thay vì chỉ một mùa Vu Lan, một ngày rằm tháng 7. Phật dạy hiếu đạo là nghiệp lành lớn nhất đời người và là phúc báo nên làm lớn nhất

Tùy bút

Có Bao Giờ Thơ Cho Mẹ Ta Không?

Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Tiếp tục đọc

Cõi Thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh – Tâm Nhiên

blankHT. Giới Đức và nhà thơ Tâm Nhiên

Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương ThủyThừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới ĐứcXuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng…

Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân, lập cảnh chùa Huyền Không thơ mộng bên triền núi, nhìn ra biển trời lộng gió trùng khơi gần Lăng Cô xanh thẳm. Năm 1978 vì sự đổi thay của thời cuộcHuyền Không đành chấp nhận dời về Hương Trà, Huế, nhà thơ cùng với sư Pháp Tông và Huệ Tâm tạo dựng vườn thiền mới theo phong cách Nhật Bản ngoạn mục bên một con sông lau lách, cạnh làng quê yên ả dặt dìu : Tiếp tục đọc

Thơ Phạm Thiên Thư “Mười con nhạn trắng về tha” – Đỗ Hồng Ngọc

Thư gởi bạn xa xôi

 

“Mười con nhạn trắng về tha”

(Động hoa vàng, Phạm Thiên Thư)

Chu Vương Miện: Chân Dung Thi Hào PHẠM THIÊN THƯ

Câu hỏi của bạn hơi “ác” đó nha. Đây là 4 câu thơ mở đầu của bài thơ Động hoa vàng của Phạm Thiên Thư, bài thơ dài tới 100 khổ, mỗi khổ 4 câu lục bát đẹp như mơ mà ai cũng biết… Cho đến nay đã có hàng trăm bài viết về Phạm Thiên Thư với Động hoa vàng này đó. Mà hình như chưa có ai hỏi như bạn đã làm khó mình hôm nay. Bạn biết đó, mình chẳng phải nhà phê bình văn học, nhất là phê bình thơ… Bởi thơ là để cảm nhận, để rung động… chớ không phải để phân tích, để bình giảng… Nói thì nói vậy chớ người yêu thơ vẫn cứ vừa cảm nhận, vừa rung động vừa bình giảng… để thấy cho hết cái đẹp cái hay, để rồi được rung động 6 cách “nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý” cũng chẳng khoái ru? Tiếp tục đọc

Tạc Dạ Nhất Chi Mai – Nguyên Giác

Đêm Trước Một Cành Mai” là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ) nên đã được nhiều người dịch và giải thích ở nhiều sách khác nhau. Tính bí hiểm mơ mơ hồ hồ thường có của thơ Thiền như dường bị loại trừ ở đây. Bài này được viết ra cũng để góp thêm vào những lời chú giải đó nhân mùa Xuân sắp đến, nếu may mắn không ngoài ý Tổ thì xin là thêm một cành mai cúng Phật. Tiếp tục đọc

Phiếm bình về bài thơ Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ – Nguyễn Đại Hoàng

MÂY NÚI ĐÃ NGÀN NĂM … 

 

        Bài Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ là một tuyệt tác!

            4 câu và 20 chữ đủ làm cho tên tuổi Giả Đảo đứng vững vài ngàn năm nữa. Thế nhưng cái hay của bài thơ đâu phải vì độ ngắn của nó. Hoặc có thể nó ngắn nhưng không nhỏ! Nó rất lớn!
            Bài thơ có vẻ như một loại vật chất được tinh lọc và nén rất chặt thành ra hình dạng biểu kiến là rất gọn gàng. Và khi được thả vào một môi trường thích hợp nó lại nở bừng và có khuynh hướng tìm về nguyên trạng như nó vốn có. Đó có thể coi như một sự đàn hồi của thơ!

Đôi Nét Cảm Nhận Về Thơ Của Bùi Giáng – Thích Pháp Như

 Đọc thơ Bùi Giáng thì phải đọc hết toàn bộ mới cảm nhận được hết cái hay vì cuộc đời của ông là cả một bài thơ lớn. Mỗi bài thơ là một âm sắc trong bản nhạc giao hưởng mà mỗi âm sắc đó có phản ánh một mặt của cuộc đời ông.


Ảnh từ   chuvuongmien.blogspot.

Tiếp tục đọc

Đọc thơ Tuệ Sỹ – Lê Tấn Tài

Tuệ Sỹ là một nhà sư với dáng dấp khắc khổ , nhưng không ai ngờ Ông lại là một nhà thơ lớn, gợi nguồn cảm hứng cho những tâm hồn thích thiền và thơ. Tuệ Sỹ giống như Tuệ Trung Thượng Sỹ thời Trần vừa là thiền sư vừa là thi nhân. Thơ Ông giản dị, phóng khoáng nhưng thâm sâu và thiền vị .

Kết quả hình ảnh cho tuệ sỹ

HT Thích Tuệ Sỹ 

Tiếp tục đọc

Linh Thoại với Thơ Ngắn Đỗ Nghê

Linh Thoại (Tuổi Trẻ) có một status trên facebook, viết mấy dòng cảm nghĩ về Thơ Ngắn Đỗ Nghê vừa gởi tôi để chia sẻ cùng ”Chú Ngọc”. Cô khoe viết linh tinh vậy mà đã có hơn 100 bạn ”like”… rồi đó chú!

Dưới đây là status của Linh Thoại về Thơ Ngắn Đỗ Nghê:

Kết quả hình ảnh cho thơ đỗ nghê

Tiếp tục đọc

Cảm Nhận Nhân Đọc Bài Thơ Haiku Của Nguyễn Đình Xuân – Nguyễn Xuân DƯƠNG

QUÊ NHÀ

Triền đê nắng thu vàng
Mục đồng ê a lưng trâu mộng
Tiếng sáo níu mùa hạ vương.

Thơ Nguyễn Đình Xuân

Kết quả hình ảnh cho quê nhà nắng thu mục đồng lưng trâu

Lời bình: Nguyễn Xuân Dương

Chỉ ba câu với mười tám từ ngắn gọn ấy ta đã nhìn thấy “Quê nhà” của thi nhân thật bình yên và lãng mạn. Nắng thu cứ trải vàng trên triền đê tít tắp như muốn vươn dài vươn mãi ra cho đến vô cùng mà ôm ấp và che chở cho những làng quê yên bình, cho những mùa vàng ấm no. Nắng ở đây lại là cái nắng mùa thu chỉ đủ cho người ta cảm thấy ấm áp dịu mềm.

 

Tiếp tục đọc

Ði Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ – Bùi Giáng

Hình ảnh có liên quan

Bùi Giáng 

 

Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u…. Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông : Tiếp tục đọc

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

Mùa thu ở đất Bắc là khoảng thời gian kết thúc cái oai nồng của mùa hạ, chưa kèm theo mưa dầm gió bấc của mùa đông

Mùa thu đẹp vì có những đêm trăng vằng vặc, những ngày xanh thắm tuyệt vời.

https://i0.wp.com/saigongame.com/uploads/images/phan%20tich%20bai%20tho%20thu%20cua%20nguyen%20khuyen.jpg

Tiếp tục đọc

Thiền và Thơ Haiku – Lê Thị Thanh Tâm

lược dịch từ tác phẩm Zen and Japanese Culture
(Thiền và văn hóa Nhật Bản) của Daisetz T. Suzuki,
Nhà xuất bản Princeton University , Princeton, N.J., 1970.

 

Thời hiện đại đã tạo ra một bề mặt thực tế trần trụi, một “thực tại khách quan” có khuynh hướng làm khô héo tâm hồn chúng ta. Nơi nào không có sự nhạy cảm mong manh, không còn niềm duy cảm chủ quan, nơi đó thơ ca sẽ bị lụi tàn; nơi nào sa mạc mở ra mênh mông, nơi đó cây cỏ xanh tươi không thể nảy chồi. Trong thời đại Basho, cuộc sống con người chưa bị đẩy vào sự tầm thường và quẫn bách (Daisetz T.Suzuki)

(…) Dường như đặc tính nổi bật nhất của người Nhật là lòng ưu ái nâng niu những sinh vật nhỏ bé trong tự nhiên. Thay cho những ý tưởng vĩ đại hoặc suy tư trừu tượng, họ thích trồng hoa cúc, hoa triêu nhan và hân hoan ngắm nhìn những bông hoa bé nhỏ nở ra xinh xắn trong những ngày mưa. Nếu tôi kể tiếp ra đây hình ảnh các sinh vật bé nhỏ xuất hiện tràn ngập trong thể thơ haiku với 17 âm tiết đáng yêu, rất có thể bạn sẽ hoài nghi tầm vóc thơ ca chân chính của các hình ảnh ấy. Tôi vẫn tự hỏi: trí tuệ phương Tây đã bao giờ bị xúc động trước những sự vật tầm thường đến thế này không:

 

 

https://i0.wp.com/k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2012/01/03/120103kpdvat07.jpg

 

 

(1) Một con ếch xanh trên lá chuối:

Amagaeru               Lá chuối xanh trôi
Bashoo ni norite     Một con ếch nhỏ
Sayogi keri            Run run đang ngồi

Dù Kikaku (1660 – 1707), tác giả của bài thơ, thực lòng muốn vẽ một bức tranh tưởng tượng nào đó, tôi vẫn nhận thấy rõ trước mắt mình một chiếc lá chuối xanh mướt, sống động xòe rộng khi con ếch xanh bắt đầu nhảy nhót quanh vườn. Mùa xuân, con ếch rời khỏi nơi ẩn náu của mình sau cơn mưa rào, dù nó rất thích đẫm mình trong mưa. Giờ đây, con ếch nhận ra chiếc lá đang run run dưới sức nặng cơ thể bé bỏng của nó. Chiếc lá đủ rộng rãi và cứng cáp để nâng con ếch xanh khi nó ngồi gần cuống lá. Thế rồi cái dáng ngồi, cái run rẩy, cái xao động… ấy đã kết thành một sự chuyển động trong khu vườn mùa xuân tĩnh lặng, nơi phản chiếu biết bao màu xanh của vạn vật, nơi màu xanh của con ếch nhỏ và màu xanh của chiếc lá chuối bỗng hiện lên sắc nét.

(2) Một con khỉ ướt mưa:

Hatsu shigure               Mưa đông giăng đầy trời
Saru mo komino wo      Chú khỉ con đơn độc
Hoshige nari               Cũng mong chiếc áo tơi
(Đoàn Lê Giang dịch)

Trong chuyến đi dài qua những con đường mòn lên núi, Basho đã nhìn thấy một chú khỉ nhỏ ngồi trên một cành cây ướt đẫm trong mưa lạnh. Cảnh tượng đáng thương ấy đã làm rung động trái tim mong manh của Basho. Ở đây có một điều gì đó còn sâu hơn cảm xúc. Một nhà thơ cô độc – sự cô độc rất tương hợp với hình ảnh con khỉ ao ước một chiếc áo che mưa – đang nhận ra bước chân mùa đông thê lương ảm đạm đến gần bằng những cơn mưa ướt át. Theo triết học Trung Quốc, mùa đông tượng trưng cho giới hạn của âm tính, khi mà toàn thể vũ trụ bị tước mất những đường nét sinh động bên ngoài, giữ lại trong nó những hoạt tính âm thầm kiến tạo một mùa mới. Người lữ hành cô đơn Basho cảm nhận nỗi cô tịch của chính mình trong bước đi của mùa đông. Đó là cuộc sống của những khát khao vĩnh cửu.

(3) “Chủ ngữ mờ nhạt tuyệt đối” hay kẻ trồng hoa vô danh:

Kusau mura ya     Giữa đồng cỏ xanh
Na mo shiranu     một bông hoa dại
Shiroku saku       nở ra trắng ngần

Bài thơ do Shiki (1869 – 1902) sáng tác, một trong những nhà thơ haiku hiện đại nhất. Trong khi Shiki không nhắm mắt đi theo con đường của Basho và thường chỉ trích rằng Basho quá chủ quan, thì bài thơ về một bông hoa trắng của ông có cái gì đó… rất giống bài haiku của Basho về bông hoa dại nazuna; tuy Shiki không viết “nhìn kỹ”(yoku mireba) như Basho, theo phong cách “chủ quan” mà người ta vẫn thường nói về Basho. Khi những từ ngữ này tương ứng với tinh thần “hoa trên tường nứt” hoặc “đóa huệ trắng giữa cánh đồng” trong Kinh Thánh, ta nhận ra câu thơ của Shiki âm vang nỗi niềm đa cảm Basho. “Na mo shiranu” nghĩa là “không ai biết tên”, “vô danh”, “vô nghĩa”, “bé mọn” và “sẵn sàng trở thành thức ăn trong lò ngày mai”. Đây là một tính ngữ mà chúng ta dành cho vạn vật đang tồn tại theo cái lý riêng của nó, với ý nghĩa rằng chúng không là gì cả, không có bất kỳ giá trị nào; cho đến khi chúng được kết nối vào cái toàn thể của sự sống hiện tại bằng ân huệ thần thánh, như lời các tín đồ Cơ-đốc đã nói. Basho đã chiêm ngưỡng hoa nazuna bên hàng dậu dưới ánh sáng này, và tôi muốn nhìn thấy Shiki cũng thưởng thức “sự bung nở của đóa hoa trắng giữa đồng cỏ” dưới ánh sáng như thế.

(4) Con mực trong bẫy:

Takotsubo ni              con mực trong bẫy
hakanaki yume wo     nằm mộng phút giây
natsu no tsuki            mùa hạ trăng đầy

Tôi thấy ngư dân thả ống bẫy mực[1] xuống biển, và con mực vì nghĩ rằng cái ống kia là nơi ẩn náu tốt nhất nên đã chui gọn vào trong đó. Khi nó đang ngủ yên, hài lòng với giấc mơ lơ đãng của mình thì người đánh cá láu lỉnh đã kéo lưới lên. Trí tuệ con người phải chăng là như vậy. Khi trí thông minh cứ lớn dần thành một “hệ thống”, con người không chỉ giữ gìn sự sống của chính mình mà còn cố hủy diệt ít nhiều những sự sống khác. Con người sẽ nghĩ thầm: thật là một con mực tội nghiệp, nằm trong bẫy mà nó vẫn mơ giấc mơ ngắn ngủi dưới ánh trăng mùa hạ. Nhưng con người có thuộc về giống trí tuệ cao cấp không khi họ luôn tìm mọi cách hủy hoại nhau bằng đủ thứ vũ khí “tuyệt vời”. Con người không biết rằng “kẻ đang mơ mộng ngắn ngủi dưới ánh trăng hè” kia cũng chính là sự thật về cuộc sống hão huyền ở khắp mọi nơi. “Hakanaki” không chỉ có nghĩa là “thoáng qua” mà còn là “phù phiếm”, “vô nghĩa”, “vô ích”, “vô dụng”; nó không chỉ là chuyện con mực nằm mộng mơ kín đáo trong chiếc ống bẫy của người đánh cá; nó còn là mỗi chúng ta, chính là người đánh cá đang mơ những giấc mơ lười biếng phù du. Nếu không vì ánh trăng mộng ảo ấy thì sự tồn tại của chúng ta trên trái đất này rất có thể chẳng còn chút ý nghĩa, ngoại trừ đó là “niềm hư ảo của mọi hư ảo”. Ecclesiates, tác giả cuốn Sách Thánh viết: “Con người sẽ thực sự nhận được nguồn lợi gì từ nỗ lực lao động của mình dưới mặt trời vĩ đại?”.

(5) Con đom đóm nhấp nháy:

Ôbotari               Con đom đóm to
Yutari yutari to    nhấp nháy nhấp nháy
Tori keri             một mình bay qua

“Yutari yutari to” là từ nguyên gốc Nhật Bản, được dịch là “waveringly” nghĩa là “nhấp nháy”, theo bản dịch của Blyth. Tôi không rõ đây có phải là từ tiếng Anh thích hợp nhất tương ứng với “Yutari yutari to” không. Loại từ láy này thể hiện cảm giác nhiều hơn nhận thức, vì vậy không thể thay nó bằng những từ thuộc về quan niệm trừu tượng. Ngôn ngữ Nhật Bản và Trung Quốc đều rất phong phú về kiểu láy này, cho thấy người phương Đông không những không thiên về kiểu tư duy trừu tượng như hầu hết người phương Tây mà họ còn sống khép kín trong những kinh nghiệm cổ xưa về thực tại so với những người thuộc các nước có hệ thống phân tích và trừu tượng hóa ở trình độ cao. Rất có thể không có một từ tiếng Anh nào trong số các từ sau đây tương đương với “Yutari yutari to”:”waveringly”– nhấp nháy, “unsteadily” – leo lét, “unreliably”- ảo ảnh, “discontinously” – gián đoạn, “fluctualtingly” – giao động, “vibratingly: – rung động, “unquietly”- xao động, v.v… Tất cả chúng đều là những từ mô tả khái niệm; trong khi đó, “Yutari yutari to” là cụm từ mô tả khoảnh khắc lung linh gián đoạn, ý nghĩa của nó phong phú hơn các từ chỉ khái niệm. Nó mang đến cảm giác tự do, vô tư, chân thật, một sự sống không bị cái náo nhiệt bên ngoài xô đẩy, một tinh thần bình tĩnh tự tại. Khi từ chỉ cảm giác này kết hợp với động từ chỉ hành động “tôri keri”, con đom đóm to lớn gợi hình ảnh một con người sống tự do, vô ngại, một cá thể chân thật trong bầu không khí ẩn dật siêu nghiệm. Một con đom đóm bay trong không khí, chẳng còn chút lưu luyến gì với mặt đất và những hệ lụy trần tục. Issa (1763 – 1827), tác giả bài haiku này, cho biết đã mất vài tháng để sửa chữa hoàn chỉnh bài thơ. Vậy mà trông nó rất tự nhiên, như thể nó được sáng tạo bởi một niềm thi hứng bất ngờ. Tiếp tục đọc

Cõi Thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh – Tâm Nhiên

Thi ca phải chăng là tiếng hát của con người từ muôn thuở đến muôn nơi trên mặt đất? Tiếng hát ấy đã bay dậy rung ngân qua cung bậc nhân sinh vừa ngậm ngùi trầm thống vừa hùng tráng thênh thang, hòa quyện nhau trong cõi lòng chan chứa giữa mộng đời vĩnh cửu thiên thu.

https://i0.wp.com/thuvienhoasen.org/images/file/c3VHEhyT0QgBABoE/w400/coi-tho-minh-duc-trieu-tam-anh.jpg

Tiếp tục đọc

“Sông Hương hóa rượu ta đến uống” – Phạm Thị Phương Thảo

Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài làm nên những nét tinh tế và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền thống dân gian với văn hóa cung đình với những con người Huế với những nét đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi nào về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những món ăn Huế hấp dẫn.

Tiếp tục đọc

Thông điệp thương yêu của Trịnh Công Sơn – Thiền Sư Nhất Hạnh

MỜI NGHE VÀ XEM HAI PHÁP THOẠI VỀ TRỊNH CÔNG SƠN – TS NHẤT HẠNH

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b1/Trinh_Cong_Son_commemoration_house.jpg/450px-Trinh_Cong_Son_commemoration_house.jpg

Tiếp tục đọc

“Lửa Và Hoa ” của Đặng Tấn Tới – Mang Viên Long

https://i0.wp.com/i392.photobucket.com/albums/pp7/nhukhue2008/Hi3000nh05991100TT_zpscc172c0b.jpg
Bản thảo tập thơ “Lửa và Hoa – BÊN BỜ NĂM THÁNG HAI NGÀN” đã được người con trai của Đặng Tấn Tới in vi tính, hoàn chỉnh vào tháng cuối năm 1999, gồm có 4 bản, tranh bìa của Bùi Giáng, thiết kế bìa Liên Hương Design, dày 374 trang, 306 bài thơ, trên giấy Galgo, bìa cứng (khổ 15X20). Sau phần thơ, còn có 15 trang dành cho “Đọc Lại Và Viết Thêm” về Thơ (I), Tâm Thu Kinh (II) và Thi Thiên (III). Tiếp tục đọc

Cảm Nhận Từ Một Bài Thơ ( Hoa Mai Nở – Nguyễn Đăng Luận ) – Hồng Nhung

Ban Mai Hồng giới thiệu đến các Anh Chị Em và các Bạn  yêu thơ một bài thơ hay đậm chất thiền của Tác giả  Nguyễn Đăng Luận  và một bài bình thơ đặc sắc  của một cô giáo trẻ dạy Văn , tuổi đời ngoài 30.

Cô giáo Hồng Nhung hiện đang dạy học ở trường THCS TT Mỹ Long- Cầu Ngang- Trà Vinh.

.
 photo HN_zps7d08fa2c.jpg Ngô Hồng Nhung

.

HOA MAI NỞ

Nguyễn Đăng Luận

  Tiếp tục đọc

Mùa xuân trong cõi thơ Bùi Giáng – Nhất Thanh

Bước vào cõi thơ Bùi Giáng là bước vào cảnh rừng khuya tịch mịch, sơn cùng thủy tận. Người đứng lạc lõng nhìn khối đen mờ hỗn độn chưa biết về đâu, thì vầng trăng khuya cô tịch bỗng hé chút niềm riêng, rạng chiếu cả một thời xuân sắc

Đã qua đã tới đã về
Tết từ bao bận tết đề huề đi
Đi về đi ở đi đi
Đi là đi biệt từ khi chưa về[01] 

https://i0.wp.com/www.tuyengiao.vn/Uploads/322796.jpg

Tiếp tục đọc

Thơ Tình Ông Lão 80 – Nguyễn Khôi

    Thời sinh viên (1959-1963) đang tuổi yêu đương mơ mộng, bọn trẻ chúng tôi thuộc nằm lòng mấy câu thơ của Giang Quân viết theo kiểu Maiakovskie “Đã yêu nhau / thì cần gì tặng ảnh ? / cái quí nhất / không thể gì so sánh/ là bức hình / ta chụp/ ở trong tim.”

Tiếp tục đọc

Cuối Tuần Thư Giãn Với Kyo York

Mặc dù chúng ta đang có quốc tang, nhưng dù có thương tiếc vị Đại Tướng anh hùng dân tộc, cuộc sống của chúng ta cứ tiếp diễn theo trục quay của vòng đời giả tạm. Người ra đi  về cõi vĩnh hằng, nhưng tinh thần yêu nước, anh dũng  quật  cường còn  mãi trong lòng người dân Việt và trở thành huyền thoại về đức độ và tài năng quân sự  không chỉ với người Việt mà cả thế giới, ngay cả người Pháp, đã từng thua  Việt Nam với tài chỉ huy của Tướng Võ Nguyên Giáp tại trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ.

Khóc hay cười đều là 2 mặt không thể thiếu của cuộc sống.

Tiếp tục đọc

Ý thiền trong thơ Nguyễn Trãi – Tâm Nhiên

image

Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói, còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi. Lớp lớp người đến rồi đi trong lặng lẽ, chập chùng qua bao thời đại âm thầm. Tuy âm thầm lặng lẽ nhưng vẫn còn đồng vọng khôn nguôi tận đáy lòng sâu thẳm của mỗi một người trong chúng ta và thắp lên ngọn lửa hào hùng, bừng sáng rực ngời hồn thiêng sông núi miên trường.

Ngược dòng sử lịch Việt Nam, vào đầu thế kỷ 14, nước ta còn gọi là Đại Việt, xuất hiện một con người như vậy. Đó là Nguyễn Trãi, biệt hiệu Ức Trai (1380-1442) một bậc kỳ tài về đủ mọi mặt, văn võ song toàn đã đem hết năng lực trí tuệ trác việt hiến dâng cho dân tộc. Thiên tài Nguyễn Trãi thể hiện qua mọi lãnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, tư tưởng, văn hóa và đặc biệt là những kiệt tác thi ca, làm rung động lòng người, khơi dậy ý thiền để vượt qua đôi bờ sống chết.

Tiếp tục đọc

Hoàng Hạc Lâu – Thơ và Ảnh

Kỳ I  : Hoàng Hạc Lâu thắng cảnh, huyền thoại, thơ và ảnh

Hoàng Hạc Lâu – Thơ và Ảnh  

Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng bài thơ Thôi Hiệu đời Đường là xuất sắc nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Nhà Thơ Nguyễn Đăng Luận và Bài Thơ Lời Thề Lá Sen ( Nguyễn Khôi)

Nguyễn Đăng Luận sinh ngày 29 tháng 5 năm 1945 tại làng Triệu Xuyên xã Long Xuyên huyện Phúc Thọ Hà Nội. Năm 1958 là học sinh duy nhất của xã Long Xuyên thi đỗ vào trường Phùng Hưng – trường PTTH quốc lập đầu tiên của tỉnh Sơn Tây. Kĩ sư  Đường Sắt.

Tiếp tục đọc

Bảy Màu Mưa Huế – Nguyễn Văn Phương

Trong tuyển tập 1000 nhà thơ Huế đương thời đã giới thiệu rằng :“Đất Huế cứ ra ngõ gặp nhà thơ”. Ngay lúc sinh thời, nhà thơ Phùng Quán thường khoe: “Huế tôi cứ 10 người thì có 11 người làm thơ, vì một người say thơ gấp đôi người khác”. Nói như vậy tuy có hơi quá một chút, nhưng quả thực ở vùng đất phong cảnh non nước hữu tình này, ai đã sống, đã đến đây đều có những ý thơ giàu cảm xúc. Không chỉ riêng các nhà thơ, mà ngay cả người dân lao động bình thường cũng vậy. Chẳng hạn ở Huế, riêng giới xích lô đã có hai người làm thơ. Đó là Phương xích lô và Mẫn xích lô…
Hôm nay tôi muốn giới thiệu cho mọi người về một ““thi sĩ xích lô thứ thiệt”: Đó là nhà thơ Nguyễn Văn Phương, tức Phương xích lô.
Anh mất đã 9 năm rồi, nhưng những câu thơ rất hay của Phương viết về nghề đạp xích lô, thì dân xích lô Huế ai cũng thuộc

Tiếp tục đọc

Cung Tiến và Hoàng Hạc Lâu

Cung Tiến & Hoàng Hạc Lâu 

( Quỳnh Dao)

Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thầy dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học trò.
Có lần ông nói đùa. Rằng Cung Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ thơ Vũ Hoàng Chương! Cung Tiến không quên điều ấy nhưng biến cố 1975  trên cả nước và người nhạc sĩ thì lưu vong ra ngoài, còn nhà thơ kẹt lại ở bên trong với những Mai Thảo, Phạm Ðình Chương, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v….

Tiếp tục đọc

Bình giảng đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước

Bình giảng đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: “Khi ta…ngày đó”

Có được lớn lên từ mái ấm gia đình, từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ ta mới thấy câu ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau” là lời nhắn nhủ, dặn dò quý giá biết bao. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đang tìm cho mình một cách cảm nhân mới về đất nước vốn là một đề tài rất cũ, một hình ảnh rất quen trong chín câu đầu của trường ca:

Tiếp tục đọc

Đọc lại một trong những bài thơ hay nhất về tuổi học trò

Hoàng Nhuận Cầm là một nhà thơ nổi tiếng, vì ông có nhiều bài thơ được độc giả thuộc lòng hoặc chép vào Sổ tay yêu thơ như Sông Thương tóc dài; Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến; Viên xúc xắc mùa thu; Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu,… Ai yêu thơ mà không thuộc những dòng sau đây của tác giả Thư mùa thu (giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, 1972-1973):

Tiếp tục đọc

Nguyễn Khôi – Tiễn Dặn Người Yêu ( Mai Thục )

Mời đọc thêm :

Khảo bình về “Sống chụ son sao”

https://i0.wp.com/leminhquoc.vn/lmq/images/stories/The-loai-khac/NGUYENKHOIPHOTO_final.jpgTác giả Nguyễn Khôi

Chúng tôi, những bạn già, chẳng hiểu sao, không công to việc lớn gì mà ai cũng bận. Hẹn Café vỉa hè Hà Nội  tặng sách, mấy lần không thành. Nhà thơ Nguyễn Khôi đành gửi bưu điện từ Phố Vọng lên phố Hai Bà Trưng tặng Mai Thục- Tiễn dặn Người Yêu (NXB Văn Học- 2011).

Gặp Nguyễn Khôi trong ảnh bìa sách bên đồng lúa xanh ngút ngàn Kinh Bắc, ngỡ ngàng khi biết anh có hai mươi mốt năm trầm mình cùng hương sắc Mường bản, để nhập hồn vào những câu thơ Thái đẹp tựa hoa Ban, duyên dáng làn môi thiếu nữ.

Tiếp tục đọc

Nỗi niềm trước “Xuân” – Nguyễn Đình Xuân

https://i0.wp.com/files.myopera.com/hoadaolongkhanh/blog/2325742_1259056423llf5.jpg

Xuân

Tặng Dương

Xuân năm nào cũng mới
Chỉ  mình đang cũ thôi
Câu thơ ai thao thiết
Cho tim anh bồi hồi.

Ngắm nụ đào chớm nở
Sắc thắm bông mai vàng
Trẻ nhà ai  ríu rít
Rạo rực trời xuân sang.

Ơi mùa vui xuân mới
Mái tóc em thêm dài
Làn mi cong ngày ấy
Khắc khoải trời giêng hai…

Xuân năm nào cũng mới
Nhưng anh có buồn đâu

Chỉ nhớ ngày xa ấy
Mà tóc nay ngả mầu!

24-2-2010

Nguyễn Viết Hiện

 photo HoaMainha_zps826947f8.jpg

Nỗi niềm trước “Xuân”

                            Nguyễn Đình Xuân

          Mấy năm nay cứ mỗi độ năm mới đến, xuân về, tôi lại ngâm nga bài thơ “Xuân” của Nguyễn Viết Hiện. Bài thơ dung dị mà chứa bao cung bậc tâm trạng, cảm xúc. Nguyễn Viết Hiện làm báo Hải Dương, nhưng anh từ lâu đã đam mê thơ. Và vì thế, thơ anh chân thật, chứa đựng nhiều thông tin. Trong bài thơ “Xuân” cũng vậy, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống, nhưng thăng hoa hơn bởi cái tình chan chứa.

Anh mở đầu bài thơ bằng hai câu rất tự nhiên: “Xuân năm nào cũng mới/Chỉ mình đang cũ thôi”. Thiên nhiên, đất trời vào Xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, sự vật mới mẻ. Một năm mới đến, đối với tác giả cảm thấy mình thêm tuổi, thêm “cũ” đi. Tự thấy mình cũ mới nhìn thấy cái tươi mới, sự sống mới xung quanh mình. Nguyễn Viết Hiện đã đi giữa hai chiều thời gian mùa Xuân và cuộc đời, bởi chính anh nhận thấy: “Câu thơ ai thao thiết/Cho tim anh bồi hồi”. Như thế là tác giả, chính là con người yêu sự sống lắm, nên trái tim mới bồi hồi trước sự đổi thay, tươi mới của thiên nhiên vào Xuân.

Hương sắc tươi mới của mùa Xuân được tác giả khắc họa trong những khổ thơ tiếp sau: “Ngắm nụ đào chớm nở/Sắc thắm bông mai vàng/Trẻ nhà ai ríu rít/Rạo rực trời xuân sang.//Ơi mùa vui xuân mới/Mái tóc em thêm dài/Làn mi cong ngày ấy/Khắc khoải trời giêng hai…”. Một mùa xuân vui với những đặc trưng cụ thể, có nụ đào chớm nở, có sắc thắm mai vàng, có bầu trời rộng mở. Ở trong khung cảnh ấy, có tiếng trẻ cười nói ríu ran, có bóng dáng người con gái với mái tóc dài, làn mi cong. Cảnh và người hòa quyện tạo nên bức tranh xuân đa màu, nhiều cảnh. Nhưng trong bức tranh ấy, có điểm nhấn mà người đọc phải dừng lại, để nghĩ suy, không chỉ là “ngắm” nữa, mà trở nên khắc khoải. Đấy chính là ký ức, sự nuối tiếc một thời tuổi thanh xuân vừa đi qua. Mái tóc dài, làn mi cong ấy chỉ là của ngày xưa, trong nỗi nhớ. Thế nên mới hiểu khi tác giả muốn níu lại thời đã qua “Chỉ mình đang cũ thôi”.

Tâm trạng khắc khoải, nhớ về thời tươi trẻ là vậy, nhưng tác giả cố giấu đi, cố khỏa lấp khoảng trống khi mùa xuân căng đầy sự sống ùa về: “Xuân năm nào cũng mới/Nhưng anh có buồn đâu”. Là nỗi nhớ, là kỷ niệm, có cố quên càng nhớ thêm, nói không buồn nhưng trong lòng bao tâm trạng. Là lẽ tự nhiên của quy luật thời gian, quy luật đời người, nên tác giả viết: “Chỉ nhớ ngày xa ấy/Mà tóc nay ngả mầu!”. Hai câu thơ đưa người đọc cảm nhận về một thực tế, là thông tin rõ ràng. Câu đầu ở khổ thơ đầu và khổ cuối của bài thơ, tác giả điệp khúc “Xuân năm nào cũng mới”, cho thấy nhịp thời gian liên tục, có mới nhưng không dừng lại. Lấy mùa xuân là cớ để nói về sự khát khao của con người khi đã đi về bên kia dốc cuộc đời. Có ai không khát khao về thời thanh xuân, thời trai trẻ, đã từng nhớ nhung về một mái tóc dài, về làn mi cong của người con gái đang mơn mởn mùa Xuân? Có thể suy ra, thông điệp bài thơ như muốn nói với bạn trẻ, với mỗi người hãy trân trọng, sống tốt với cuộc sống này, để có những kỷ niệm đẹp của một thời làm ta nhớ mãi.

Tháng 1.2013

Nguyễn Đình Xuân

Hiện tượng “thơ thiền” của Hoàng Quang Thuận: Hoa Tàn, Mưa Tạnh, Non Yên Lặng..

Đọc thêm:
Phát hiện chấn động dư luận: Thi Vân Yên Tử – thơ “nhập đồng” được sao chép từ đâu?

Trong thời gian gần đây có hai hiện tượng được đài báo và nhiêu tạp chí truyền thông… Một là “hiện tượng thơ Thiền non thiêng Yên Tử” của ông Hoàng Quang Thuận, và hai là hiện tượng “đạo sư” Duy Tuệ lập nhiều câu lạc bộ, nhóm, hội “ Thiền Minh Triết Trần Nhân Tông” trong và ngoài nước.

Hiện tượng nào cũng như sóng nổi ầm ào… và đúng sai, phải trái, chân ngụy – mọi người cũng đang bàn cãi, tranh luận…

Nhận thấy cả hai hiện tượng đều liên hệ đến vua Trần Nhân Tông, sơ tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Cả hai đều mượn danh nghĩa ngài. Một người làm thơ về Yên Tử, rồi cổ súy, ca ngợi trở thành “Thơ thiền non thiêng Yên Tử” để dự giải Nobel văn học! Một người lấy luôn tên hội của mình là “Thiền Minh Triết Trần Nhân Tông” để rao giảng “xuyên quốc gia” có nhiều tổ chức “nâng” và “đỡ”.

Nhận thấy đây là mối nguy hại cho Phật giáo nói chung và non thiêng Yên Tử, Hương Vân đầu đà nói riêng – nên tôi, là một tu sĩ, do có nghiên cứu thơ Thiền, và Thiền của đại sĩ nên tôi muốn đóng góp một tiếng nói chính quy từ cửa Thiền, cửa Phật không phân biệt Bắc Nam cùng mọi tông hệ trên toàn thế giới – hầu cùng chư vị thức giả, trí giả suy ngẫm để biết đâu là cái thực và đâu là cái giả, đâu là cái chánh, đâu là cái tà.

Dĩ nhiên, hai bài viết của tôi phải bám tựa vững chắc trên mảnh đất Phật học và Thiền học mang tinh yếu, cốt lõi nền tảng chung của giáo pháp.

Trân trọng.

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

————— Tiếp tục đọc

Tế Hanh : Quê Hương Ơi

(Nhân 91 năm ngày sinh Thi sĩ Tế Hanh (20.6.1921 – 20.6.2012),

3 năm ngày giỗ (16.7.2009 – 16.7.2012).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/8/88/TeHanh.jpg

Trong phong trào thơ Mới, ra đời ở những năm 30 của thế kỉ 20, những nhà thơ trẻ của thi đàn Việt Nam hăng hái tham gia. Người nhiều tuổi nhất có lẽ là nhà thơ Thế Lữ  (sinh ngày 16.10. 1907). Khi các bài thơ Mới nở rộ (1936 – 1939), lúc đó Thế Lữ mơi trên dưới 30, còn các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Anh Thơ… đều ở lứa 20, 22 (sinh vào các năm 1917 – 1920). Trong số đó, nhà thơ Tế Hanh ít tuổi nhất.

Ông họ Trần. Mới nghe tên, người đọc cứ tưởng Tế Hanh là hậu duệ của đại thi hào Tú Xương – Trần Tế Xương. Sau khi trên báo có bài viết của một đồng nghiệp, đồng môn với Tế Hanh (…), chúng ta mới biết: Cụ thân sinh ra Tế Hanh, vốn là người gốc xứ Quảng, yêu thích văn thơ, đặc biệt là thơ của thi hào Trần Tế Xương. Khi sinh con trai, vì cũng mang họ Trần, cụ quyết định đặt cho con tên Tế Hanh, mong sau này Trần Tế Hanh theo bước đại Thi hào Trần Tế Xương – cụ Tú , Thi hào nổi tiếng đất nước của vùng đất khoa bảng Nam Định, làm rạng danh tiên tổ.

Tiếp tục đọc

Kiếp Sau và Cung Trầm Tưởng, nhạc sĩ Phạm Duy (NNS)

Đa số thơ của Cung Trầm Tưởng gắn bó nhiều với nhạc sĩ Phạm Duyqua thi tập “Tình Ca”, trong đó có 13 bài mà Phạm Duy đã phổ thành nhạc 5 bài như: Mùa Thu Paris, Kiếp Sau, Về Ðây, Khoác Kín (Phạm Duy đổi là Chiều Ðông) và Chưa Bao Giờ Buồn Thế (Phạm Duy đổi thành Tiễn Em). Tất cả 5 bài đều thuộc vào những bài Thơ phổ Nhạc tiêu biểu cho sự gặp gỡ giữa Thi ca và Âm nhạc ở đỉnh cao sáng tạo.

https://i0.wp.com/multiply.com/mu/tuthuc/image/k0cikNNlZ2ImvR2zJf-wfQ/photos/1M/300x300/81/Cung-Tram-Tuong-2009.JPG

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng Tiếp tục đọc

Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ( 傘沱, 1889 – 1939) người tỉnh Sơn Tây là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

https://i0.wp.com/files.myopera.com/truongmychau/albums/526275/thumbs/T%E1%BA%A3n%20%C4%90%C3%A0.jpg_thumb.jpg

 Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam Tạp Chí (Số đầu tiên ra ngày 1 tháng 7 năm 1926, Tản Đà làm chủ báo, thư ký tòa soạn là Ngô Tất Tố).

Tiếp tục đọc

Chùm Thơ Hương Sơn

Cứ mỗi độ Xuân về, từ ngày 6 tháng Giêng đến tận tháng 3 (âm lịch), hàng triệu lượt người lại rủ nhau “hành hương” về nơi cửa Phật, tìm đến chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) – một nơi trời Tiên cảnh Bụt, với một dải nước non cẩm tú được thiên nhiên ưu đãi.

“Ngày xưa Nhược Pháp hai mươi tuổi
Trẩy hội chùa Hương thơ để đời
Một chốn rừng xanh thành cổ tích
Ngàn năm thơ mộng vẫn còn tươi

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: