Trong thời gian gần đây tin tức xấu về kinh tế xuất hiện khá nhiều : một số lượng lớn công nhân bị sa thải, vật giá leo thang, đồng tiền mất giá trị, ngân hàng trung ương tăng lãi suất liên tục, chứng khoán giảm mạnh, giá vàng tăng, 3 ngân hàng phá sản,….
Ảnh minh họa: Getty Images
Phải chăng đây là những dấu hiệu của “Suy thoái kinh tế”?. Tiếp tục đọc →
Nhân sinh thực ra cũng không quá phức tạp, nghiêng mình một chút mà nhìn ngắm nó, lùi lại một chút mà chiêm nghiệm nó, ngạc nhiên nhận ra huyền cơ trong nó, hạnh phúc tự nhiên mà đến đâu cần phải truy cầu.
Cuộc sống có biết bao nhiêu thứ vây lấy thân mình, nếu không thể hiểu được thì rồi cũng sẽ bị nó ‘nuốt chửng’ lúc nào không hay. Thiên đường hay địa ngục đôi khi cũng chỉ là do cách nghĩ, hạnh phúc hay đau khổ cách biệt đôi khi cũng chỉ là một bước chân.
Thiên đường hay địa ngục đôi khi cũng chỉ là do cách nghĩ, hạnh phúc hay đau khổ cách biệt đôi khi cũng chỉ là một bước chân. (Ảnh: Pinterest)
Có sự khác biệt giữa công bằng và bình đẳng. Công bằng (Equity) có nghĩa là đối xử với mọi người theo nhu cầu , hoàn cảnh của họ. Điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là nó sẽ bằng nhau. Nhưng, bình đẳng (Equality) có nghĩa là đối xử với tất cả mọi người hoàn toàn như nhau.
Tấm hình dưới đây có thể giải thích điều trên :
Trong xã hội có người cao người thấp, giống như có người giàu và người nghèo. Người giàu bỏ tiền đầu tư khai thác, sản xuất hàng hóa tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người nghèo nên nắm quyền quyết định lương bổng của công nhân nghèo. Khi sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, tạo ra sự bất công trong xã hội, người nghèo chiếm đa số nên đứng lên đòi quyền lợi, chia xẻ với người giàu. Tiếp tục đọc →
Hiện nay, xung đột kinh tế, chính trị và vũ lực giữa các cường quốc ngày càng leo thang, khiến cho người dân trên thế giới rất lo ngại về những hậu quả của việc trả đũa lẫn nhau giữa 2 quốc gia thù địch.
Tục ngữ Việt Nam mình có câu : “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Câu này có nghĩa là lãnh đạo hay chính phủ hai nước xung đột nhau, dân chúng và các nước lân cận bị họa lây.
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành khung thời gian năm học mới, nhiều ý kiến cho rằng việc bộ để học sinh đi học như khung cũ của những năm trước trong bối cảnh dịch COVID-19 đang phức tạp là chưa phù hợp thực tế, không khả thi.
Học sinh một trường THCS tại TP.HCM – Ảnh: THẢO THƯƠNG
Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung thời gian năm học 2021-2022, với thời gian tựu trường sớm nhất là ngày 1-9, riêng học sinh lớp 1 có thể đến trường từ ngày 23-8. Nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh cho rằng kế hoạch này không khả thi.
Cuộc đời của mỗi người đều là riêng biệt và tiếng nói cũng như vậy. Thông qua tiếng nói chúng ta cũng có thể đoán biết được phần nào về vận mệnh của người khác.
Nghe tiếng nói không chỉ có thể đoán biết được vận mệnh một người, nó còn là một phương pháp để phân biệt người tốt hay xấu.
Nói đến việc hiểu vận mệnh một người, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến bát tự, xem tướng tay, diện tướng các loại. Nhưng nếu nói đến “Nghe tiếng biết mệnh” thì sao nhỉ? Chắc không ít sẽ cảm thấy rất huyền bí?
Phàm là âm thanh đã phát ra, đều có thể nghe thấy một chút dấu hiệu, nếu như không biết được, thì chẳng qua là chúng ta không nhận ra được huyền cơ trong đó mà thôi. (Ảnh: Pinterest)
Tri thức là tích lũy được từ trường lớp, sách vở. Trí tuệ hấp thu được từ cuộc sống, thất bại, thành công. Trí huệ là cái bên trong của con người, được tích lũy, được hấp thu và được giác ngộ qua nhiều kiếp sống.
✨Tri thức chuẩn mực chỉ cần có thời gian và điều kiện học tập là có thể tích lũy được. Tri thức còn gọi là kiến thức, với những mức trình độ từ phổ thông, đại học đến thạc sỹ, tiến sĩ, giáo sư… Tiếp tục đọc →
Vì sao người quân tử thường thản nhiên, kẻ tiểu nhân lại hay lo lắng ưu sầu?
Người quân tử luôn thông thái, vô lo, tấm lòng rộng rãi, còn kẻ tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại.
Khổng Tử từng nói: “Người quân tử thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thường lo lắng, ưu sầu”. Câu này có thể hiểu là người quân tử luôn sống vô tư, vô sầu, còn tiểu nhân thì suốt ngày nơm nớp lo sợ.
Quân tử và tiểu nhân là hai danh từ để đánh giá nhân phẩm con người. Người quân tử đại diện cho các đức tính tốt đẹp như: chân thật, lương thiện, chính trực, trượng nghĩa… Còn kẻ tiểu nhân đại biểu cho sự tính toán, hẹp hòi ích kỷ, thô lỗ, độc ác…. Để khái quát một người quân tử hay tiểu nhân thì dùng một hai câu không thể nói rõ. Tiếp tục đọc →
Người ta không thể cân đong, đo đếm hạnh phúc. Bàn về hạnh phúc giống như người mù sờ voi. Có người bảo hạnh phúc là khi nhu cầu được thỏa mãn. Có người cho rằng chờ đợi một niềm vui còn hạnh phúc hơn khi nó đến. Người khác nói hoàn thành một nhiệm vụ được giao chính là hạnh phúc.
Người ta không thể cân đong, đo đếm hạnh phúc. Bàn về hạnh phúc giống như người mù sờ voi. Có người bảo hạnh phúc là khi nhu cầu được thỏa mãn. Có người cho rằng chờ đợi một niềm vui còn hạnh phúc hơn khi nó đến. Người khác nói hoàn thành một nhiệm vụ được giao chính là hạnh phúc.Tiếp tục đọc →
Khi tôi đưa lên Facebook câu hỏi đầy nhạy cảm là: “Theo cảm nhận của các bạn thì học sinh hiện nay có học lực tốt hơn hay kém hơn những thế hệ trước?”, trong khoảng 10 tiếng đồng hồ tôi nhận được khoảng 30 bình luận trả lời.
Các ý kiến có góc nhìn rất phong phú và có nhiều ý kiến đối lập nhau. Xin phép các bạn đã trả lời cho tôi trích ý kiến của các bạn lên đây và có lược bỏ tên:
“Học lực chưa nói đến nhưng chắc chắn các bạn nhỏ giờ thông minh hơn chúng ta trước đây nhiều. Chỉ có điều giáo dục đã làm thui chột đi mà thôi.” Tiếp tục đọc →
Dường như từ lâu rồi, vào dịp Tết, trẻ con chẳng cần quan tâm đến những lời chúc, lời hỏi han của người lớn, chỉ nhăm nhăm ngó cái phong bao và chờ cơ hội được ở một mình là mở ra xem ngay…
Từ khi còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán thì mọi người đã rục rịch đổi tiền mới để mừng tuổi đầu năm. Nhà nhà, người người lo tìm chỗ thân quen để nhờ đổi tiền hộ, ai không quen thì tìm tới các dịch vụ đổi tiền. Người nào ít cũng phải chuẩn bị sẵn vài triệu, người nhiều thì vài chục triệu. Có một thực tế là tiền lì xì thời nay, đôi khi còn tốn hơn cả tiền sắm Tết cho gia đình.
Trước đây lì xì vốn là một nét đẹp văn hóa của người Việt nhằm mang đến cho trẻ niềm vui và những lời cầu chúc tốt đẹp đầu năm mới. Nhưng khoảng hơn chục năm trở lại đây, phong tục lì xì đã bị biến tướng một cách trầm trọng, trở thành gánh nặng cho nhiều người mỗi khi Tết đến xuân về. Vì xã hội ngày càng mắc bệnh phô trương hình thức, người ta đánh giá lẫn nhau qua tiền mừng tuổi con trẻ.
Ngày xưa, dân ta được chia thành bốn giai cấp: Sĩ, nông, công, thương.
Sĩ là những người có học, thi đỗ, ra làm quan. Sĩ được vinh dự làm… cha mẹ dân.
Nông là đám dân quê, có bổn phận nuôi sĩ.
Nếu không có kẻ quê mùa,
Lấy ai nuôi người quân tử?
Nếu không có người quân tử,
Lấy ai dạy kẻ quê mùa? (1)
Truyện chưởng Kim Dung có lẽ là một trong những món ăn tinh thần cực kỳ nổi tiếng và quen thuộc của người Việt. Vậy nhưng ngay trong những kiệt tác ấy, người đọc không ít lần cảm thấy thắc mắc và bực tức về sự hơn-thua của những tay hảo thủ võ lâm. Duyên cớ là vì sao? Tác giả Nguyên Nguyên đã chia sẻ lại “bí quyết” ngũ hành mà Kim Dung đã vận dụng qua loạt bài viết “Thử đọc lại Kim Dung” của mình. Dưới đây, chúng tôi xin được biên tập, trích lược và chia sẻ lại với bạn đọc.
Trước khi nói đến dịch thuật, bạn hãy cho phép tôi đưa ra một nhận định hết sức cơ bản và sơ đẳng như sau: Giữa bất kì hai ngôn ngữ dân tộc nào không hề hiện hữu sự đồng dạng cùng chia sẻ một hệ thống phối ngữ biến những kí hiệu ngôn từ hữu cơ thành những biểu hiệu có ý nghĩa. Nếu bạn chấp nhận đó là định đề hay nguyên lí đã được chứng minh thì tôi có thể rút ra một hệ luận dùng làm nguyên tắc chỉ đạo cơ bản cho công việc dịch thuật, đó là, nội dung một dịch phẩm ít nhiều có thể bị thêm, bớt, hoặc sai lệch với nguyên tác. Hầu hết các thể loại dịch thuật đều bị chi phối bởi nguyên tắc này, ít hơn ở sách giáo khoa, khoa học thường thức và nhiều hơn ở bình diện văn học.
“Nếu WHO đã thực hiện nhiệm vụ của mình, đưa các chuyên gia y tế vào Trung Quốc để đánh giá khách quan tình hình tại đó và vạch ra sự thiếu minh bạch của TQ, thì dịch bệnh có thể được ngăn chặn tại nguồn với ít người thiệt mạng”
Ảnh: NPR
Đó là lời chỉ trích của Tổng thống Trump khi ra quyết định ngưng tài trợ cho WHO vào ngày 14/4/2020 . Tiếp tục đọc →
Sáng hôm thứ năm ngày 9/4/2020, trong cuộc họp báo hàng ngày về phản ứng của chính phủ đối với sự bùng phát COVID-19. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói chúng ta sẽ không quay trở lại bình thường như trước khi có đại dịch cho đến khi có vắc-xin coronavirus.
Sáng nay lúc lái xe, con gái tôi khen đất nước Canada, nhờ đoàn kết và có nhiều protocol (các quy tắc điều hành các vấn đề quan trọng) rất tốt, được xem xét lại mỗi 2 năm nên nó tự tin về chiến dịch chống Covid-19 của chính phủ. Về nhà nhận được mail của 1 người bạn ở Montreal.
Thế giới đang đối mặt với một kẻ thù chung là Covid-19. Lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất , nó là một con Virus Corona loại mới, nhỏ xíu gần như vô hình nhưng rất quái ác vì nó đe dọa sinh mạng con người lẫn hệ thống kinh tế toàn cầu. Covid-19 không phân biệt biên giới và quốc tịch, nó đang làm xáo trộn đời sống của nhân loại.
Vì thương Phật mà phản ứng. Vì thương Phật nên ráng tu, ráng làm gì có lợi cho đạo, cho đời thì làm. Và khi hay tin có bậc tu hành chân chánh thuyết pháp, biểu hiện mầu nhiệm khi xả báo thân tứ đại lại thấy an ủi rất nhiều…
Những người đi du học về và chấp nhận một mức lương không cao như kỳ vọng, lý do không phải vì họ buông xuôi hay chấp nhận. Đơn giản vì họ biết định giá bản thân cũng như nhìn thấy những giá trị khác trong công việc.
Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, bỏ ra cả thời thanh xuân của bản thân để tiếp thu tinh hoa ở nước ngoài, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm. Nhưng, thị trường lao động cạnh tranh đầy khốc liệt và biến động không ngừng ở Việt Nam đã như “tạt một gáo nước lạnh” vào những du học sinh Việt. Chuyện gì xảy ra khi du học về nước, bằng cấp này nọ đủ cả mà mức lương vẫn chỉ quanh quẩn 7, 8 triệu đồng/tháng thay vì hàng nghìn USD như kỳ vọng?
Nếu 1 lần được trao cơ hội, nhất là cơ hội nghề nghiệp, nhất định phải làm hết mình. Có thể bản thân không thành công, vì năng lực không phù hợp, nhưng cảm giác gắng sức mỗi ngày để leo tới đỉnh núi là trải nghiệm quý báu…
Trước khi trở thành vua hài, ông hoàng phòng vé Hong Kong, Tinh gia cũng từng là một diễn viên nhỏ bé, bị người ta coi thường. (Ảnh: Topsimages)
Mới đây, Châu Tinh Trì và cặp diễn viên chính của “Tân vua hài kịch” có buổi phỏng vấn với báo Ifeng Trung Quốc để quảng bá cho bộ phim. Trong buổi phỏng vấn, Tinh gia hồi tưởng lại thời ông chưa nổi tiếng, phải đi chạy vạy từng vai quần chúng. “ Thời tôi chạy vai quần chúng, các cô cậu còn chưa sinh ra“, Châu Tinh Trì tâm sự với Ngạc Bác và Vương Bảo Cường.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá dân gian Việt Nam từng thốt lên với tôi: một trong những bi kịch lớn của người Việt đầu thế kỷ XXI chính là “bi kịch tín ngưỡng”.
Những tháng đầu năm cả miền Bắc như chìm trong không khí lễ hội đậm đặc ở nhiều vùng miền, với nhiều quy mô và cũng không ít khen chê, điều tiếng, gây tranh cãi. Một trong những nơi gây tranh cãi nhất, là lễ khai ấn và bán ấn đền Tức Mặc ở Nam Định.
Đầu năm 2019, một anh bạn thân gởi cho bài viết có tựa đề là : “Tại sao Trung Quốc sẽ không vượt qua Hoa Kỳ”của ký giả Francois Normand, đăng trên báo “Les Affaires” . Đọc xong bài này, xin được tóm tắt và có vài nhận định như dưới đây :
Tác giả bài viết chỉ trích một tờ báo đăng tít giật gân như: ” Một ngày nào Trung Quốc (TQ) đó sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành siêu cường thế giới “, là một nhận định thiếu cơ sở lý luận. Tiếp tục đọc →
“Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế” ~ Đạt Lai Lạt Ma
Ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được lòng từ bi của mình thì người đó chưa thực sự từ bi. Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật. Bởi thế, ngôi chùa hay ngôi đền thiêng nhất là ở chính lòng người.
Còn 1 tháng nữa là đến Tết âm lịch, nhưng hiện giờ người người, nhà nhà đã tính sẵn chuyện đi chùa cầu may. Thật đáng tiếc làm sao khi họ hầu hết đã bỏ qua ngôi chùa linh thiêng nhất: ngôi chùa dựng trong lòng người.
Hiểu biết sâu sắc về chính mình không có liên quan gì đến những ý nghĩ bất chợt trong suy nghĩ của bạn. Hiểu biết về chính mình có gốc rễ vững vàng ở trong Hiện Hữu, chứ không phải khuynh hướng tự đánh mất mình trong những dòng suy tư ở trong đầu. Tiếp tục đọc →
Không chỉ giỏi chữa bệnh, viết sách, làm thơ, vẽ tranh, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc còn được biết đến như một nhà tâm lý tài tình, hóm hỉnh… Những cuốn sách của ông gần như là những tạp bút ý vị, giàu tính triết lý mà dí dỏm, đầy tính nhân văn.
Có lẽ, một trong cái khó nhất của con người, đó là dám vứt bỏ cái tôi để lắng nghe ý kiến của người khác, bởi ai cũng muốn chủ kiến của mình là đúng đắn, là cần được ghi nhận. Tuy nhiên, biết lắng nghe lời khuyên, còn cần biết nhận lỗi sửa sai, làm được như vậy thì tâm tình và trí huệ mới có thể thăng hoa.Tiếp tục đọc →
Mấy ngày nay tin tức nói nhiều về vụ xả súng tại Las Vegas. Có rất nhiều bài viết nói về gã khùng 64 tuổi, một tay đánh bạc nổi tiếng, mang 10 vali chứa 23 vũ khí và hàng nghìn viên đạn lên tầng 32 khách sạn, đập vỡ 2 cửa sổ và xả đạn xuống đám đông đang thưởng thức âm nhạc ngoài trời cách đó khoảng 400 mét. Gã nổi cơn điên nả đạn liên tục nhắm vào đám đông trong vòng 11 phút, giết chết 59 người và 527 người bị thương.
Bạn trân trọng một người, nhất định đã từng cảm động qua; khi quyết định rời xa ai đó, hẳn là có ít nhiều thất vọng.
Nhìn người không thể dựa vào bề ngoài, qua lại lâu ngày mới thấy được bản chất. Chuyện tình nghĩa đừng vội vàng bình phẩm, kinh qua hoạn nạn mới thấy rõ chân tình. Tiếp tục đọc →
Triết gia J.P. Sartre đã khẳng định: “Tha nhân là hỏa ngục.” Dường như lời phát biểu này được thốt ra trên môi miệng của một người đang trong cơn bấn loạn và mất bình an. Ông đã phóng chiếu cái nhìn nội tâm lên ánh mắt của tha nhân để rồi ông chỉ nhận ra tha nhân coi mình như một sự vật chẳng hơn chẳng kém. Có thể nói, tư tưởng này phần nào đã dẫn lối cho những chủ trương sống phóng túng và bất cần sự hiện hữu của tha nhân. Và như thế, tha nhân đang phải đối diện trong tình trạng dở sống dở chết chẳng làm tôi mủi lòng. Phải chăng lòng thương xót trong tôi đã chết? Tiếp tục đọc →
Nhân dịp đọc một vài trao đổi về bài viết “Đặc tính của người Việt qua nhận xét của Viện Nghiên Cứu Mỹ” đăng trên nhiều báo trực tuyến (ví dụ như trên tintuconline (1)), tôi nhận ra hệ quả của việc thiếu trích dẫn nguồn dữ liệu. Bài báo nói là “của Viện Nghiên Cứu Mỹ” (chú ý là viết hoa, tức danh từ riêng), nhưng trong thực tế chẳng có cái viện nghiên cứu nào với cái tên đó. Trong phần đầu của bài viết thì cho biết đó là “Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research)”. Nhưng tôi thử google thì cũng chẳng có cái viện nào với cái tên đó. Như vậy có thể xem đây là một sự bịa đặt?
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống. Tiếp tục đọc →