• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Bộ Tứ sẽ phản đối các hành vi của Trung Quốc trên biển

  • Lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia (Bộ Tứ) được cho là sẽ lên tiếng phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc.
  • Hãng tin Kyodo, dẫn các nguồn thạo tin, cho biết dự thảo tuyên bố chung của lãnh đạo nhóm Bộ Tứ sẽ sử dụng ngôn từ mạnh mẽ hơn trước khi phản ánh những hành vi của Trung Quốc ở các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tuyên bố cũng cho biết, Bộ Tứ sẽ “phản đối những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ”, đặc biệt ở các vùng biển trên.

Bộ Tứ sẽ phản đối các hành vi của Trung Quốc trên biểnHội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Bộ Tứ hồi tháng 3 năm nay. Ảnh: Kyodo

Cuộc họp thượng đỉnh của Bộ Tứ, dự kiến diễn ra vào ngày 24/9 tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ, sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison. Tiếp tục đọc

Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘TP.HCM sẽ mở cửa dần, không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt’

Trả lời báo chí sáng 5-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá TP.HCM phải mở cửa dần, chậm nhưng chắc. ‘Không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt và cũng không thể quét sạch F0’, ông nói.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM sẽ mở cửa dần, không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt - Ảnh 1.

Bí thư Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi làm việc với quận 7 – Ảnh: ĐAN THUẦN

Tôi lưu ý, bình thường khác với bình thường mới. Bình thường như trước đây là mọi người có thể tự do làm việc mình muốn nhưng tình thế giờ đã khác. Nếu để xảy ra tái phát dịch một lần nữa như chúng ta đã đi qua thì cực kỳ khó khăn.

Bí thư Thành ủy TP.HCM NGUYỄN VĂN NÊN

Tiếp tục đọc

Gạc Ma – Khúc tráng ca bất tử

33 năm qua, lịch sử đang dần lùi xa, còn nỗi đau chưa bao giờ nguôi ngoai. Nhiều trăn trở và day dứt vẫn còn đó:

Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa – một phần của lãnh thổ thiêng liêng từ thời các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền và khai thác – đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.


Gạc Ma - Khúc tráng ca bất tử

Hình tượng “Vòng tròn bất tử” tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Lâm, Khánh Hòa

Cần độc lập, tự chủ về kinh tế  

Tiếp tục đọc

Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn: Sau bức điện, đường máu phá vòng vây địch mở ra

Pháo đài ở Pha Long bị bao vây suốt 4 ngày, khi bức điện mật vĩnh biệt cuối cùng được gửi đi cũng là lúc một “con đường máu” được mở ra phá tan vòng vây của kẻ địch. ( bọn giặc xâm lược Trung quốc).

Điều kỳ diệu sau điện mật ‘chúng tôi đã chiến đấu hết đạn, xin vĩnh biệt các đồng chí’

Ngày 19/2/1979, địch mở đợt tấn công lớn thứ 5. Một cuộc chiến đấu tầm gần và khủng khiếp nhất diễn ra. Quân địch ầm ầm xông lên. Quân ta lực lượng mỏng nhưng vẫn anh dũng chiến đấu.

“Khi địch tiến sát về đồn, lúc đó gần như đánh giáp lá cà. Cuộc chiến phải nói là 1 chọi 20, 1 chiến sĩ của ta chiến đấu từ 10 – 20 quân địch”, Anh hùng Lê Khắc Xuân nhớ lại.

Ngày 20/2/1979, địch bắn súng cối vào đồn Pha Long suốt 3 giờ. Sau đó, lợi dụng trời tối, chúng tràn vào Đồn. Chiến sĩ ta đánh trả quyết liệt, tiếp tục tiêu diệt gần 100 tên địch, khiến chúng lại phải rút ra. Tiếp tục đọc

Các Ý Kiến Về Bầu Cử Tổng Thống Mỹ –

Báo tài chính Nhật Bản Nikkei hôm nay (2/11/2020) cho biết đa số dân chúng tại Việt Nam mong muốn ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ vì theo họ là vì “chính sách của ông chống Trung Quốc.”

Bang giao Mỹ - Việt

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm tại Việt Nam hôm 27/12/2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm tại Việt Nam hôm 27/12/2019

Báo điện tử VNExpress đặt câu hỏi thăm dò  dư luận (49,000 độc giả)  ngày 18/8/2020 “Theo ý kiến quý vị, ai sẽ đắc cử tổng thống Mỹ?” . Kết quả cho thấy ông Trump thắng áp đảo với 79% trong khi ông Biden chỉ được 21% người ủng hộ.

Tại Mỹ,  một cuộc khảo sát dư luận từ 15 Tháng Bảy đến 10 Tháng Chín cho thấy 48% cử tri Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ông Trump trong khi 36% sẽ bỏ phiếu cho ông Biden.

Tờ báo Nikkei của Nhật cũng đăng tải ý kiến của cô Đỗ Nguyễn Mai Khôi, một ca nhạc sĩ và cũng là một nhân vật đấu tranh nhân quyền ở Sài Gòn, ủng hộ đảng Dân Chủ. Cô nói rằng cô “lúc này làm hết sức để đá lão nguy hiểm ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Nếu không, chúng ta sẽ phải chịu dựng thảm họa về nhân quyền, kỳ thị chủng tộc, môi trường (suy thoái), di trú (rắc rối), bạo lực và đe dọa chiến tranh.”

Ông Jonathan London, giáo sư đại học hiện đang dạy ở Hòa Lan, từng sống ở Hà Nội, nói và viết tiếng Việt thành thạo, viết trên trang Facebook của ông hôm 2/11/2020 như sau : ” Trong đời tôi, một trong những hiện tượng vớ vẩn nhất tôi đã từng thấy chính là những người Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump. Vô cùng ngu xuẩn và xấu hổ. Được một nhà báo hỏi mấy tháng trước về việc này tôi có lý giải cũng có thể hiểu là do các kinh nghiệm lịch sử cụ thể của người Mỹ gốc Việt và những đặc trưng văn hóa chính trị của nhóm này bên Mỹ. Song, vẫn ngu vô cùng. Điểm sáng là ở chỗ, các bạn Mỹ gốc việt trẻ đang dần dần thoát văn hóa chính trị hoang tưởng đủ để thấy Trump là một kẻ lửa bịp mi dân, một thằng phát xít chính hiệu”.

Ông viết thêm : Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của các phong trào dân chủ là sự trong sáng về đạo đức và những giá trị dân chủ của các thành viên. Hy vọng nhiều người bạn được cho là đang nỗ lực cho một Việt Nam dân chủ và đa nguyên hơn sẽ thấy rằng Trump vừa phản dân chủ vừa phản đa nguyên.

Ông Carl Thayer, một chuyên gia người Úc nổi tiếng về các vấn đề Việt Nam cho rằng ông Trump được báo chí tại Việt Nam nhắc nhở nhiều hơn ông Biden nhờ “ông Trump nói thẳng ra những lời chống Trung Quốc về cả các vấn đề thương mại cũng như đại dịch COVID-19.”

 

Ngô Khôn Trí

 

 

Biểu tình ở Campuchia vì lo Trung Quốc hiện diện quân sự

Lo ngại Trung Quốc sẽ đưa quân đội hiện diện ở căn cứ hải quân Ream (tỉnh Sihanoukville, Campuchia), một số người dân Campuchia đã xuống đường biểu tình.
Lực lượng chức năng Campuchia mang một người biểu tình rời khỏi khu vực Đại sứ quán Trung Quốc ngày 23.10.2020 /// Reuters
Lực lượng chức năng Campuchia mang một người biểu tình rời khỏi khu vực Đại sứ quán Trung Quốc ngày 23.10.2020

REUTERS

Tờ Bangkok Post vừa đưa tin lực lượng an ninh Campuchia đã trấn áp một cuộc biểu tình xảy ra vào hôm qua 23.10 ngay trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Phnom Penh. Tuy nhiên, bản tin không nói rõ quy mô của cuộc biểu tình, nhưng một số người tham gia đã bị cảnh sát sở tại bắt giữ để thẩm vấn.

Tiếp tục đọc

Dấu ấn cuối cùng của Thủ tướng Abe: Cho phép bắn tên lửa vào TQ để phòng vệ?

Trước khi từ chức, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đề ra một chính sách quân sự mới, cho phép lực lượng phòng vệ nước này được phép bắn tên lửa tấn công vào các mục tiêu ở Trung Quốc và một số khu vực khác ở châu Á.

Dấu ấn cuối cùng của Thủ tướng Abe: Cho phép bắn tên lửa vào TQ để phòng vệ? - 1

Đội tàu chiến Nhật Bản tập trận (ảnh: Reuters)

Theo giới quan sát, nếu chính sách quân sự mới này được thông qua, đây sẽ là “bước ngoặt” lớn nhất đối với năng lực phòng thủ của Nhật Bản. Sau Thế chiến II, Nhật Bản đã cam kết không xây dựng quân đội để tấn công xâm lược nước khác.

Lực lượng quân sự hiện nay của Nhật Bản là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, có vai trò phòng thủ đất nước.

Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản (NSC) cho biết, họ đã nhận được chỉ đạo từ ông Abe, xem xét cho phép lực lượng phòng vệ nước này bắn tên lửa vào căn cứ quân sự đối phương, nhằm ngăn chặn nguy cơ nước Nhật bị tấn công. Tiếp tục đọc

Đại Sứ Quán Mỹ Đăng Bản Đồ Việt Nam Có Hoàng Sa và Trường Sa

Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội vừa công bố một bản đồ Việt Nam trong đó bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo mà Trung Quốc cùng có tuyên bố chủ quyền và nằm trọn trong đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh đơn phương đặt ra.
vi tri hoang sa truong sa tren ban do viet nam
Mỹ chưa bao giờ công khai ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng trong một đăng tải trên trang Facebook chính thức của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 9/9 nhằm kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác giữa hai nước, một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo này được đăng kèm theo các thông tin về sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong 1/4 thế kỷ qua.
Tấm bản đồ này dường như nhất quán với các tấm bản đồ chính thống mà chính phủ Việt Nam công bố, trong đó luôn có hình ảnh của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Căng thẳng Trung-Ấn: Nga tuyên bố thẳng thừng, đồng minh của Bắc Kinh “nằm không cũng trúng đạn”

Lời đề nghị của New Delhi đã được Nga chấp thuận và hoàn toàn ủng hộ trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng.

Nga cam kết không cung cấp vũ khí cho Pakistan

Tiếp tục đọc

Truyền thông Đức: Trump cấm WeChat tương đương với việc chặn huyết mạch của TQ

WeChat và TikTok sẽ bị cấm ở Hoa Kỳ nếu không được bán trong vòng 45 ngày tới. Truyền thông Đức cho rằng lệnh cấm của Tổng thống Trump đối với WeChat tương đương với việc chặn đứng huyết mạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Truyền thông Đức nhận định, động thái cấm WeChat của Hoa Kỳ đang chặt đứt huyết mạch của ĐCSTQ. (Ảnh: FB)

Vào ngày 6/8 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký hai lệnh hành chính, cấm bất kỳ người Mỹ hoặc công ty Mỹ nào thực hiện bất kỳ giao dịch liên quan nào với TikTok, ByteDance, WeChat và Tencent sau 45 ngày tới. Tiếp tục đọc

Sau TikTok, Nhà Trắng muốn “dọn sạch” các ứng dụng Trung Quốc khỏi App Store và Play Store tại Mỹ

Không chỉ TikTok, hàng loạt các ứng dụng Trung Quốc đang lọt vào tầm ngắm của giới chức Mỹ.

Sau khi tổng thống Trump tuyên bố sẽ cấm cửa TikTok tại Mỹ trừ khi một công ty Mỹ đạt được thỏa thuận mua lại TikTok, Nhà trắng hiện muốn dọn sạch các ứng dụng của Trung Quốc khỏi kho ứng dụng App Store và Google Play Store tại thị trường Mỹ.

Tiếp tục đọc

Đài Loan tập trận bắn đạn thật chuẩn bị cho tình huống bị Trung Quốc xâm lược

Sáng 16-7, các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển của Đài Loan đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng đẩy lùi một lực lượng xâm lược, trong khi bà Thái Anh Văn cam kết quyết tâm bảo vệ dân chủ hòn đảo này.

Đài Loan tập trận bắn đạn thật chống xâm lược - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu đa năng AIDC F-CK-1 Ching-kuo cất cánh từ Đài Trung, Đài Loan ngày 22-6 – Ảnh: REUTERS

Quân đội Đài Loan vào hôm 16/7 đang thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật ở trung tâm thành phố Đài Trung.

Theo hãng tin Aljazeera, cuộc tập trận bắn đạn thật này là một phần trong cuộc diễn tập quân sự lớn Hán Quang đang diễn ra nhằm chống lại sự đe dọa của chính quyền Trung Quốc trên eo biển Đài Loan và Biển Đông. Tiếp tục đọc

Mỹ sẽ ủng hộ những nước bị Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ những nước tin rằng Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông.

Mỹ sẽ ủng hộ những nước bị Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông - Ảnh 1.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Washington, Mỹ, ngày 8-7-2020 – Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay 15-7, ông Mike Pompeo nói: “Chúng tôi sẽ dùng các công cụ có thể và sẽ ủng hộ tất cả những nước trên thế giới nhận thấy Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách lãnh thổ và các yêu sách trên biển hợp pháp của họ”. Tiếp tục đọc

Đáp trả Mỹ, bà Hoa Xuân Oánh tung loạt tweet… ‘quái dị’ về Hoàng Sa, Trường Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vừa đưa ra thông tin rất quái dị, hoàn toàn sai sự thật lịch sử ai cũng biết: Trung Quốc đã ‘thu hồi hợp pháp Nam Sa và Tây Sa bị Nhật chiếm đóng’ nhờ vào các tàu chiến do Mỹ cung cấp.

Đáp trả Mỹ, bà Hoa Xuân Oánh tung loạt tweet... quái dị về Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh 1.
Ngoài vai trò phát ngôn viên, bà Oánh còn giữ chức vụ trưởng Vụ Thông tin thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Ảnh chụp màn hình

Loạt trạng thái (tweet) trên trang Twitter chính thức của bà Hoa Xuân Oánh không nằm ngoài mụcđích đáp trả lại một tuyên bố về Biển Đông của Mỹ trong cùng ngày 14-7. Trong đó Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và gọi đây là những đòi hỏi phi pháp. Tiếp tục đọc

Mỹ phản đối việc can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông

Mỹ phản đối việc một quốc gia nào đó tìm cách can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí vốn có từ lâu của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam – Đại sứ Daniel Kritenbrink nêu rõ.

Mỹ phản đối việc can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Mọi quốc gia phải hành xử theo luật pháp quốc tế. Ảnh: Phạm Hải Tiếp tục đọc

Tập trận liên tiếp trên 3 vùng biển châu Á, Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì?

Trung Quốc cùng lúc tổ chức diễn tập quân sự tại các vùng biển ở châu Á trong bối cảnh Mỹ cũng gia tăng hiện diện quân sự, tập trận ở Biển Đông.

Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc, cũng như ở Hoàng Hải vào tuần trước, nhằm phô trương “cơ bắp” giữa lúc căng thẳng gia tăng với Mỹ.

Tập trận liên tiếp trên 3 vùng biển châu Á, Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì? - 1

Máy bay quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh: Tân Hoa Xã) Tiếp tục đọc

Mỹ điều 2 tàu sân bay và nhiều tàu chiến tới Biển Đông gần nơi Trung Quốc tập trận

Mỹ sẽ điều hai tàu sân bay USS Reagan và USS Nimitz tới Biển Đông từ hôm nay 4-7 như một thông điệp thách thức với những động thái quân sự gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ điều 2 tàu sân bay và nhiều tàu chiến tới Biển Đông gần nơi Trung Quốc tập trận - Ảnh 1.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan và tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Milius trong một sự kiện phối hợp với các tàu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản – Ảnh: U.S. NAVY

Theo Đài CNN, hải quân Mỹ sẽ điều hai tàu sân bay và nhiều tàu chiến tới Biển Đông trong những ngày tới để tham gia một trong những cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong những năm gần đây tại Biển Đông của họ. Tiếp tục đọc

Đài Loan đưa quân tới Đông Sa sau thông tin Trung Quốc sẽ tập trận chiếm đảo

Thủy quân lục chiến Đài Loan đã tạm thời được triển khai đến quần đảo Đông Sa ở Biển Đông giữa lúc có thông tin rằng quân đội Trung Quốc lên kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận trong khu vực vào tháng 8.

Tiếp tục đọc

Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) – Ngô Khôn Trí

Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ : Air Defense Identification Zone) là vùng bầu trời do một quốc gia TỰ ẤN ĐỊNH ra và đòi hỏi mọi máy bay dân sự của nước khác khi bay vào vùng này phải nhận dạng, minh định vị trí, và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó.

Map the News (@mapthenews) | Twitter

Tiếp tục đọc

Mỹ gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ ngày 2-6 gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định yêu sách của Trung Quốc “không phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Mỹ gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông - Ảnh 1.

Trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo về điều này và viết: “Hôm nay, Mỹ phản đối yêu sách hàng hải phi pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Biển Đông tại Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi bác bỏ những yêu sách phi pháp và nguy hiểm này. Các nước thành viên đoàn kết tuân thủ luật pháp quốc tế và tự do trên biển”. Tiếp tục đọc

Bộ KH&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ ngăn người Trung Quốc mua đất vị trí trọng yếu

 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ sẽ nghiên cứu, tham mưu để Chính phủ ban hành chỉ thị mới để quản lý vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất vị trí trọng yếu.

Sáng 25/5, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội liên quan việc Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị cử tri về việc người Trung Quốc mua, thuê đất vị trí trọng yếu, đắc địa ở Đà Nẵng và các tỉnh thành khác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà khẳng định, điều này không liên quan đến nội dung Luật Đất đai quy định.

“Theo Luật đầu tư, Luật nhà ở, các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn toàn được làm. Còn Luật Đất đai không ai cấp giấy quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài”, Bộ trưởng Bộ TN&MT nói và cho rằng vấn đề này đã được Sở TN&MT Đà Nẵng thông tin.

Bộ KH&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ ngăn người Trung Quốc mua đất vị trí trọng yếu - 1

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Tiếp tục đọc

Nhật không để Bắc Kinh bắt nạt ở Hoa Đông

 Trước tần suất xâm nhập ngày càng nhiều, tàu ngày càng lớn của Trung Quốc, Nhật Bản đã cảnh giác điều chỉnh, tránh “sự đã rồi”.

Nhật không để Bắc Kinh bắt nạt ở Hoa Đông - Ảnh 1.

Tàu tuần duyên Nhật Bản (trái) truy đuổi tàu hải cảnh Trung Quốc tại quần đảo Senkaku – Ảnh: Tuần duyên Nhật Bản

Những cuộc truy đuổi giữa các tàu tuần duyên Nhật Bản và hải cảnh Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn không ngớt trong suốt 10 năm qua.

Hôm 8-5, lần đầu tiên kể từ năm 2008, hai tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để truy bắt tàu cá Nhật Bản. Tuần duyên Nhật lập tức cử tàu ra ngăn chặn. Tiếp tục đọc

Chi Phí Quốc Phòng – Ngô Khôn Trí

Chi phí quốc phòng (hay chi phí quân sự) của 1 quốc gia là tổng chi phí có liên quan đến các hoạt động và chính sách quân sự của quốc gia đó. Bao gồm những chi phí trả lương, huấn luyện binh sĩ, nghiên cứu chế tạo vũ khí, bảo trì và mua sắm vũ khí mới,,v,v….Lúc yên ổn hòa bình không có chiến tranh thì người ta gọi chi phí này là chi phí duy trì quân đội, khi chiến tranh xảy ra thì người ta gọi là chi phí chiến tranh. 

 Theo tài liệu của SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute), chi tiêu quốc phòng của các quốc gia trên thế giới vào năm 2018 được sắp xếp theo đồ thị dưới đây :

Tiếp tục đọc

‘Công hàm 1958 không công nhận chủ quyền Trung Quốc với Hoàng Sa và Trường Sa’

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 26/4, nhà nghiên cứu Raul Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không cho thấy Việt Nam từ bỏ Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Vì sao Trung Quốc chọn thời điểm này để gây hấn trên Biển Đông?

Trước sự leo thang “bắt nạt” của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ hiện chỉ có một số ít tàu hoạt động tại khu vực.

Tại Biển Đông, Mỹ hiện chỉ có tàu tấn công đổ bộ USS America cùng một tàu tuần dương, một tàu khu trục hoạt động tại khu vực.

Lực lượng Hải quân Mỹ mỏng đi vì COVID-19

Tiếp tục đọc

Thượng nghị sĩ Mỹ: Lầu Năm Góc cần duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu sau các hành động đe dọa của Trung Quốc

As Rubio hides amid Trump controversy, Florida poll shows senator up 7Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio – Ảnh : Politico.com

Trong tuần vừa qua, hai thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Jeanne Shaheen đã thúc giục Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tiếp tục duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng quân đội Mỹ thuộc Bộ Chỉ huy Ấn Độ-Thái Bình Dương trong một bức thư ngỏ.

Bức thư đã được tờ Florida Daily trích dẫn ngày 24/4.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây tiến hành các cuộc tập trận và đối đầu trên biển nhằm thị uy và đe dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp tục đọc

Tàu chiến đổ bộ Mỹ tiến về vùng biển có nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc

Tàu đổ bộ tấn công USS America (LHA-6) đang tiến về khu vực giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia trên biển Đông, nơi tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 (HD8) của Trung Quốc và nhóm tàu hộ tống đang hiện diện.

Tàu chiến đổ bộ Mỹ tiến về vùng biển có nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc - Ảnh 1.
Tàu đổ bộ tấn công USS America (LHA-6) ở biển Đông. Ảnh: DVIDS

 

Theo trang USNI News ngày 20-4, kể từ ngày 18-4, có ít nhất 5 tiêm kích F-35B Lightning II, máy bay MV-22 và trực thăng CH-53E Super Stallions hoạt động như một phần của đơn vị Không binh Thủy quân lục chiến điển hình trên tàu đổ bộ.

Tiếp tục đọc

Đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại: Trung Quốc mưu toan gì ở Biển Đông?

Liên tục khiêu khích và gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh cả thế giới đang ‘phong tỏa’ để chống lại dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19), Trung Quốc đang âm mưu gì?

Đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại: Trung Quốc mưu toan gì ở Biển Đông? - Ảnh 1.

Tàu sân bay Liêu Ninh từng nhiều lần đi qua eo biển Đài Loan, động thái mà theo giới quan sát là để “diễu võ giương oai” – Ảnh: AFP

Tiếp tục đọc

Báo của Trung Quốc bóp méo sự thật về biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: XINHUANgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: XINHUA

Không chỉ trên thực địa mà trên cả các phương tiện truyền thông, Trung Quốc đang thúc đẩy cuộc chiến thông tin, đưa ra nhiều “tin giả” về biển Đông.

Ngày 11-4, tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ) đã có bài viết: “Tại sao Việt Nam (VN) xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”.

Tiếp tục đọc

NÓI THẲNG: Trung Quốc lợi dụng dịch để lấn tới

Với chiến thuật “cây bắp cải”, rất có thể trong thời gian tới, Trung Quốc nhân cơ hội các nước tập trung chống dịch Covid-19 sẽ tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

Có thể thấy trong những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4, Trung Quốc liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển.

Lợi dụng dịch bệnh

Tiếp tục đọc

Linh Lang Màu Áo – Đàm Lan

Xót xa cảnh lều dã chiến của các chiến sĩ bị quật đổ tan tác, ướt nhẹp sau trận mưa lớn đi qua khu cách ly

Lều dã chiến của các chiến sĩ tại khu cách ly Thanh Diễm – Thanh Châu ( Nghệ An ) đổ rạp sau mưa  đêm qua (Ảnh Yeah 1)

Ngày thường
Người ta có thể lướt qua
Phần đọng lại rất nhạt mờ trong đáy mắt
Bình nhiên xem đó là điều đơn giản
Cuộc sống mà
Màu áo ấy như bao…

Môi trường ấy
Đầy khắt khe kỷ luật
Trai tráng vào rèn luyện rất gian nan
Nắng mưa mồ hôi túa trầy gai tróc vẩy
Tiếng kẻng triệu hồi lúc lúc lại vang

 

Khi có việc
Trần thân ứng chiến
Suối suối rừng rừng vạm vỡ những kiêu binh
Triêu triệu bàn tay
Triệu triệu đôi chân
Từng lối mòn hiểm nguy thách thức

Đất nước nhờ trông
Vạn ngày… một thuở
Vật vạ bò toài
Sức trẻ hùng chinh

Nay chốn chốn
Bủa vây vàn hiểm ngại
Lại bất thường những việc vốn chưa quen
Phục vụ tuyến đầu ngày đêm hối hả
Căng lên từng xăng ti mét thần kinh

Nào có phải dân tình ai cũng hiểu
Chì chiết chê bai nặng nhẹ trách hờn
Nhiệm vụ quân trình đâu tính thiệt hơn
Cùng dốc sức ngược xuôi mà xốc xáo

Bỗng sáng bừng lên
Thiết tha màu áo
Cảm ơn này
Gửi đến những chiến binh
Những lặng thầm ngọt đắng hy sinh
Bát cơm chen vội giữa phút căng mình
Người thân ngóng mỏi mong vời vợi

Hãy chắc đôi tay giữa nghìn trông đợi
Hãy vững tinh thần điểm tựa của non sông
Cuộc chiến nào cũng trường can khốc liệt
Để giật giành từng khoảnh khắc binh an.

.

Thiếu tá Nguyễn Đắc Đạt (giữa) và đồng đội liên tục phải đốt lửa để sưởi ấm và hong khô quần áo trước căn nhà tạm được huyện hỗ trợ tiền xây dựng, sau hai lần lều dã chiến bị gió thổi bay xuống vực. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Lạnh quá nơi biên cương, bộ đội biên phòng làm cả hai nhiệm vụ phòng vệ tổ quốc và phòng chống dịch Covid-19

Xót xa cảnh lều dã chiến của các chiến sĩ bị quật đổ tan tác, ướt nhẹp sau trận mưa lớn đi qua khu cách ly

Đây là việc mà các chiến sĩ ngủ lều sẽ thường xuyên phải đối diện trong thời gian tới.

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang ngồi và ngoài trời

Đàm Lan

Thủy thủ tàu sân bay Mỹ: ‘Tôi hạnh phúc khi được quay lại Việt Nam’

Là quân nhân tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, sau hơn 24 năm, Tho Nguyen mới có dịp quay trở lại Việt Nam.

Thủy thủ Mỹ nhảy Gangnam Style cùng trẻ khuyết tật Đà Nẵng Chiều 5/3, các thủy thủ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Trung tâm hướng nghiệp từ thiện tại Đà Nẵng. Tại đây, đoàn giao lưu cùng các học viên khuyết tật ở trung tâm.

Ngày 5/3, Tho Nguyen cùng hơn 20 thủy thủ đoàn thuộc tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Trung tâm Hướng nghiệp từ thiện tại quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Tại đây, anh đã có buổi giao lưu, vui chơi cùng 50 học viên là trẻ khuyết tật của trung tâm đến từ Quảng Nam và Đà Nẵng.

Thuy thu tau san bay My: 'Toi hanh phuc khi duoc quay lai Viet Nam' hinh anh 1 1_zing_3_.jpg

Tho Nguyen thích thú khi được làm những đồ dùng thủ công tại Trung tâm hướng nghiệp từ thiện tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Đức. Tiếp tục đọc

Sức mạnh không đối thủ của tàu sân bay lớp Nimitz tới Đà Nẵng

Với lượng choán nước hơn 100.000 tấn, mang theo 90 máy bay các loại, tàu lớp Nimitz là siêu hàng không mẫu hạm không có đối thủ xứng tầm trên thế giới.

Suc manh khong doi thu cua tau san bay lop Nimitz toi Da Nang hinh anh 1 z_nimitz_1_1.jpg

Hải quân Mỹ đang vận hành 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, tạo nên hạm đội hàng không mẫu hạm hùng hậu nhất thế giới. Tàu đầu tiên của lớp được đặt theo tên Đô đốc Chester W. Nimitz, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trong Thế chiến II, vị chỉ huy tài ba giúp Mỹ đánh bại Hải quân Đế quốc Nhật Bản ở Mặt trận Thái Bình Dương. Tiếp tục đọc

Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến người Trung Quốc và thế giới “phát ốm” – Joseph Bosco

Ngày 20/2 vừa qua, tờ The Hill đăng tải bài viết “Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến người Trung Quốc và thế giới phát ốm”. Tác giả là ông Joseph Bosco, cựu giám đốc về Trung Quốc cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 2005 đến 2006, giám đốc hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2009 đến năm 2010. Ông là thành viên hội đồng tư vấn của Viện toàn cầu Đài Loan và là thành viên của Ủy ban về Nguy cơ Trung Quốc (CPDC).

Dưới đây xin được giới thiệu toàn văn bản dịch.

Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến người Trung Quốc và thế giới "phát ốm"
Ông Joseph Bosco. (Ảnh qua The Korea Times)

Sau khi gây ra sự đau khổ cho con người trên diện rộng, khiến vô số người chết ở Vũ Hán và các tỉnh thành khác ở Trung Quốc, virus corona của Trung Quốc đã lây lan sang các quốc gia khác, làm đình trệ việc đi lại và thương mại, và làm dấy lên nỗi lo có cơ sở về một đại dịch toàn cầu.

Thảm họa y tế công cộng này sẽ không thể mang lại điều gì tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu cộng đồng quốc tế có thể tập trung tầm nhìn và sự can đảm, phối hợp với nhau trong các chính sách quốc gia thì chúng ta có thể biến nó thành một sự chuyển biến mang tính lịch sử. Sự bất tài toàn trị và không trung thực của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra thảm họa về sức khỏe cộng đồng, thảm họa này có thể sẽ là công lý tối hậu nếu nó dẫn đến sự sụp đổ về chính trị tại Trung Quốc. Chính phủ các nước phương Tây có thể làm cho điều này xảy ra. Tiếp tục đọc

Chiến tranh biên giới 1979: Sau thất bại, TQ phải thừa nhận “chiến thuật tấn công Việt Nam là một thảm họa”

Học giả phương Tây nhận xét, Bắc Kinh đã áp dụng chiến thuật tấn công xâm lược Việt Nam với vũ khí của thế kỷ 20 nhưng lại theo cách mà nhà Thanh đã thực hiện vào năm 1788.

Chiến tranh biên giới 1979: Sau thất bại, TQ phải thừa nhận "chiến thuật tấn công Việt Nam là một thảm họa"
Lính Trung Quốc rệu rã trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam năm 1979

5 giờ sáng ngày 17/2/1979, cuộc tấn công Việt Nam do giới cầm quyền Bắc Kinh phát động chính thức bắt đầu. Hơn 60 vạn quân Trung Quốc dưới sự yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo đồng loạt tấn công trên toàn tuyến biên giới kéo dài 1.400 km thuộc 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: