“Có người vì thương nên đã không dám quay lại nhìn một nơi đã đổi thay. Có người cũng vì thương nên vẫn ở lại dù nơi đó đã đổi thay như thế nào.”
[Cuộc sống nhìn từ ô cửa Thiền]
Tháng 5…
Nơi đây, mùa nắng chưa qua hết, mùa mưa cũng chỉ mới bước một chân về. Để tháng 5 dùng dằng, mơ hồ, dở dang, như một điều chưa thể gọi tên…
Cuộc hành trình duy nhất người ta không thể nhìn thấy kết thúc chính là cuộc sống.
Trong cuộc sống, có những thứ khi cố ôm hết vào lòng để chỉ giữ riêng cho mình, nó chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưng nó lại trở thành vô giá, khi một lần dốc hết lòng mình cho đi. Tiếp tục đọc →
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ… Một thế giới hoa tạng, rực rỡ xinh đẹp sẽ được thành tựu tùy tâm mình. Cho nên người có khả năng làm chủ chính bản thân mình, người biết sống Tự-tại Vô-ngại là người làm chủ được cả… thế giới (Thế chủ diệu nghiêm) chớ không phải thần thánh từ phương nào!
Học Hoa Nghiêm là để thấy được Lý vô ngại, Sự vô ngại, và nhờ đó mà đạt đến “Sự Sự Vô Ngại” vậy. Tiếp tục đọc →
Đất nước thanh bình, dân chúng yên ổn làm ăn, trẻ con được học hành vui chơi, người già cả được chăm sóc chu đáo. Thành phố sạch đẹp ngăn nắp, cây xanh phủ bóng mát rượi lối đi, phụ nữ ra khỏi nhà vào ban đêm không hề sợ hãi và nếu có đứa bé nào đi lạc thì sẽ được đưa về tận nhà. Vùng quê thì đồng ruộng phì nhiêu, sông suối trong trẻo và rừng cây xanh tươi chim chóc ca hót líu lo. Mùa nắng nóng, trước mỗi nhà đặt chum nước và cái gáo xinh xinh dành cho khách bộ hành đường xa lỡ bước. Mùa mưa, khắp nơi treo tổ rơm có mái kết bằng lá dày dặn để những chú chim có chỗ trú mưa giữa đường bay. Khắp nơi an hòa. Khắp nơi vang tiếng ngợi khen nhà vua trị vì vương quốc thật khéo léo nên muôn dân có được cuộc sống hạnh phúc nhường này.
Sự bình yên trong tâm, là sau khi đã trải quả bao năm tháng va đập với cuộc đời, cuộc sống chìm nổi bôn ba, con người ta vẫn có thể thong dong, tự tại, bình thản, ung dung.
Chuyện trên đời rắc rối phiền nhiễu, đúng sai được mất, không thể cưỡng cầu, nếu cưỡng cầu quá mức sẽ đẩy người ta rơi xuống đầm lầy của dục vọng, không thể thoát ra để rồi khổ sở bất tận. Tiếp tục đọc →
Bạn không thể hạnh phúc mà không có bình an – an bình nội tâm. Lắm người có nhiều tiền của mà không có an bình và chắc chắn họ không hạnh phúc. Mặt khác thân không an mạnh, hoàn cảnh không an yên thì tâm cũng chẳng thể bình an. Tuy vậy tâm bình an có tác động – ảnh hưởng rất quan trọng lên thân mình và môi trường xung quanh. Nếu một người có tư duy tích cực mạnh, có thể điều phục tâm trí, kiểm soát tốt cảm xúc, giảm thiểu những hạt giống tiêu cực có trong tâm, chuyển hóa được đau khổ phiền muộn… do thân hay hoàn cảnh bất an mang lại, tức là thân có thể bệnh mà tâm không bệnh thì người ấy đang tìm được an bình nội tâm.
Mời các Bạn đọc 15 câu trích dẫn về an bình dưới đây :
1) Đừng để ứng xử của người khác phá hủy sự bình an nội tâm của bạn —Đạt Lai Lạt Ma
Một ngọn núi kiên cố vững chãi nghìn năm không bao giờ bị lay chuyển bởi những giông gió. Người thông minh và sâu sắc không bao giờ bị lay chuyển bởi những lời khen chê thị phi của người đời, vững chãi như núi.
“Đức Phật nói: ở đời có 4 thứ cách xa nhau: 1. Đất và trời. 2. Hai bờ của đại dương. 3. Nơi mặt trời mọc và nơi mặt trời lặn. 4. Người thiện và người chưa thiện”.(1)
Dù xa đến mấy, đất vẫn có thể nối với trời bằng những giọt mưa, hai bờ đại dương nối với nhau bằng những con sóng, chân trời đông và tây nối nhau bởi ánh sáng của một ngày, còn người thiện và người chưa thiện nối với nhau bằng điều gì? Bằng điều thiện trong tim.
Không biết từ khi nào, con người lại có những tính xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, ganh ghét…và chúng vẫn không thay đổi theo thời gian cho đến ngày nay vì con người chưa xác định được cuộc sống của họ đã đủ hay chưa. Khi họ biết đủ, cuộc sống của họ sẽ hạnh phúc thật sự.
<d
Lời Đức Phật: Biết đủ là giàu có nhất
Những tính xấu luôn luôn bủa vây mỗi chúng ta là do chúng ta không có khả năng chế ngự, chinh phục tâm trạng và thay thế chúng bằng những đức tính cao đẹp khác như sự cho đi, từ bi hay tình yêu thương. Trong đời sống hằng ngày có một từ mà con người thường hay sử dụng trong giao tiếp với nhau, đó là “ghét”, hay “không ưa”. Cha mẹ ghét con cái vì bất hiếu, con cái ghét cha mẹ vì cho rằng cha mẹ đã không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Ngoài xã hội thì người này căm ghét người kia, bởi họ cảm thấy người kia cản trở công việc hay sự phát triển của mình. Trong mối quan hệ quốc tế giữa các nước với nhau thì nước này biểu lộ sự thù hằn đối với nước kia bởi bất kỳ hành động nào mà họ cho là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của họ.
Sức mạnh tâm linh mới là vĩnh cửu. Đây là lời kết của bà Sheilu, Giám đốc Học viện Vì một thế giới tốt đẹp hơn, thuộc Trường Đại học Tinh thần Thế giới, trong một buổi nói chuyện chuyên đề “Tỉ phú tâm hồn” tại Trung tâm Các giá trị sống và làm giàu thế giới nội tâm.
Hãy thay đổi chính mình trước khi đòi hỏi
PV :Thưa bà, tất cả các trường đại học trên thế giới có mục đích đào tạo ngành nghề gì đó như là kỹ sư, bác sĩ, kế toán… còn Trường Đại học Tinh thần, nghe hơi lạ. Xin bà nói sơ qua về trường này?
– Bà Sheilu: Trường được thành lập vào năm 1936 tại Mount A bu, tỉnh Rajasthan, Ấn Độ. Mục đích thành lập trường là đem lại lợi ích về mặt tinh thần cho người học. Hiện nay trường có 17 ngành bao gồm giáo dục, luật sư, khoa học, giới trẻ… và có chi nhánh, văn phòng trên toàn thế giới. Tất cả các ngành đều quan tâm phát huy các giá trị lồng vào trong chuyên ngành của riêng mình. Giá trị là nền móng phát triển mọi ngành nghề khác. Mỗi người nên đóng góp để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.
Mỗi cơ quan trong người là kỳ quan, báu vật Con người hợp thành bởi thể xác, tinh thần Não bộ đừng bị chấn thương, cơ thể bình an Thân, tâm có sự liên quan rất mật thiết.
Khi mất thần thức, còn đâu Tánh biết Bàn tay nếu tổn thương khiến cảm giác đau Thân thể khỏe mạnh, sức sống dạt dào Không chỉ bàn tay, mỗi cơ quan biểu hiện kỳ diệu
Chúng tuần hoàn theo chu kỳ, nhịp điệu Mặt khác chúng độc lập tuy phụ thuộc nhau Khi ngủ, bậc chứng ngộ còn chướng ngại nào Tự tại an lạc, Làm chủ báu vật vô giáTiếp tục đọc →
Thời còn trẻ, chúng ta luôn cho rằng: Một cuộc sống lý tưởng chính là theo đuổi một cuộc sống khá giả, ngày còn son sắt, chúng ta truy cầu nhà to cửa rộng, ôm giấc mộng xe sang, giàu có, hay một sự nghiệp khiến người khác phải ngước nhìn ngưỡng mộ.
Những người thông minh đều hiểu rằng: Con người một khi rơi vào vòng xoáy của dục vọng, quá truy cầu vật chất, cơ thể sẽ rất mệt mỏi, tâm hồn cũng ngày càng trở nên héo úa.
Sống trên đời, giảm đi một chút dục vọng, học cách ‘biết đủ thường vui’, trân trọng những gì mình đang có, cuộc sống mới có thể trở nên ung dung, tự tại.
Một gia đình hạnh phúc, đó chính là sự nghiệp lớn nhất của đời người
Trong cuộc sống thường ngày, lỡ mất đi thứ gì đó, nếu hiểu tất cả mọi vật ngoài thân vốn chưa từng thuộc về mình, sẽ không tiếc nuối nhiều.
Trên đời này, gặp nhau thì dễ, giữ được lâu dài mới khó. Chúng ta đều là những người có duyên nhiều đời nhiều kiếp, mỗi lần gặp gỡ là một lần trùng phùng từ nhiều nhân duyên trước.
Sống một đời, ai cũng sẽ gặp rất nhiều người. Có người mình yêu, có kẻ yêu mình; có người mình phụ, có kẻ phụ mình. Có tình cảm với ai đó, chỉ cần chút duyên phận; muốn giữ được lâu bền, lại cần rất nhiều sự vun đắp.\
Có kẻ vì lẩn tránh nỗi đau hiện tại, nên tìm kiếm nơi trú ẩn trong những niềm vui phù phiếm, rồi vướng trong những thứ phù phiếm cả đời, không thoát ra được; có người vì tránh né gai góc trước mặt nên quay lưng đi, rồi sống một cuộc đời khác.
“Khi gặp gió mưa thì tìm nơi trú ẩn; khi gặp gai góc thì tìm giày dép chắc chắn để đi; khi lạnh thì đốt lửa; khi nóng thì tìm nước. Những lúc như thế chỉ tìm cách để thích ứng, không nên oán trách hay sân hận.
Bình yên của mỗi người là câu chuyện thích nghi của họ đối với những đổi thay của ngoại cảnh, trước khi cuộc sống bắt họ phải tìm mọi cách để thích nghi.
Trong cuộc sống có những thứ phải nên như vậy, đem tình thương và sự hiểu biết của mình ra để thích ứng và vượt qua, không nên oán trách hay sân hận những thứ bên ngoài.”. Tiếp tục đọc →
An lạc không phải là hạnh phúc, sảng khoái, hài lòng, vui sướng… nhất thời, trái lại nó như dòng suối mát tưới tẩm ở bên trong. An lạc là một trạng thái hỷ lạc tự bên trong mỗi cá nhân, nhẹ nhàng, bền bỉ, mang lại sự bình an cả thân và tâm cho chính mình và lan tỏa đến người khác. An lạc thường đến từ tuệ giác, đưa đến sự tự tại, ung dung, cân bằng cả về vật chất lẫn tinh thần.
Một người trúng số độc đắc, một thí sinh hoa hậu đoạt vương miện, một người có tên trên bảng vàng, có thể đang cảm nhận rất hạnh phúc, rất sướng vui… nhưng chẳng bao lâu sự bất an sẽ dồn dập đến, nỗi khốn khổ sẽ kề bên…
Một người thực sự an lạc chẳng thấy có hào hứng rộn rã bộc phát ầm ĩ nào cả; chẳng có đám đông vỗ tay với những tiếng hò reo, chẳng có vòng nguyệt quế, mà chỉ có sự lặng im, nhiều khi một mình, âm thầm, lặng lẽ. Nụ cười đến tự bên trong, nụ cười của toàn thân, của từng tế bào, không ở đầu môi khóe miệng…
Cho nên an lạc không dễ. Nó đòi hỏi sự kham nhẫn, tri túc, và cả Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Nhiều khi phải qua cái tuổi nào đó, thấm đẫm một chút cuộc đời, nghe được cái tiếng kêu ‘trần thế’ thì mới nhận ra sự thiết yếu của tự tại. Nhưng đợi đến lúc “nhìn lại mình đời đã xanh rêu” (Trịnh Công Sơn) thì thường đã trễ.
Bởi người ta có thể an lạc ở đây và bây giờ.
Ta hay chúc nhau “Thân tâm thường an lạc” như một ước vọng. Phải, an lạc thì phải cả thân và tâm. Thân tâm nhất như. Tâm có an thì thân mới lạc. Tâm có lạc thì thân mới an. Mà đời thì vô thường. Làm sao thấy thường trong vô thường đây. Trừ phi thấy Thực tướng, thấy Chơn Như…
Nếu một ngày cha mẹ không còn, anh chị em cũng không còn thân thiết – Ảnh: Pinterest
Trong cuộc sống có rất nhiều việc mà chúng ta bất lực như sinh, lão, bệnh, tử, chẳng ai muốn trải qua ba điều cuối cùng của quy luật tự nhiên, nhưng dù thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn phải trải qua.
Vì con người ta luôn phải già đi nên chúng ta luôn phải nói lời chia tay với nhiều người. Có thể đến lúc đó ta sẽ chợt nhận ra, hóa ra có bao nhiêu ngày tháng ta đã không trân trọng nó. Nếu đồng hành cùng nhau nhiều hơn một chút, có lẽ sẽ bớt tiếc nuối hơn bây giờ.
“Rồi ai cũng có những ngày, chỉ còn muốn nói những lời chân thật, những lời nói ấm như bàn tay; không còn muốn nói những lời làm đau ai nữa, không còn muốn xô đẩy ai nữa.
Trái tim trong khoảnh khắc đấy tinh khiết như giọt nước đầu nguồn”.(1)
Trong trái tim người đời, phần để chứa yêu thương hẹp lắm, chỉ đủ chỗ cho một vài người thương thật thương; phần chân thành cũng ít lắm, chỉ đem ra khỏa lấp được vài lầm lỗi của người là cạn.
Rồi bất an theo những điều chưa bao dung, nặng nề theo những thứ chưa đủ mạnh mẽ để buông xả và lênh đênh theo những thị phi của người đời.
Nhờ sợi neo dài buông thả đến tận đáy sông hồ mà chiếc thuyền nhỏ không còn lênh đênh.
Nhờ từ tâm đủ lớn để xuyên qua hết những lỗi lầm và chạm vào được lòng người, tâm mới bình thản.
Một nụ cười trong veo giữa cuộc đời khói bụi này nhất định không phải là ngây thơ mà là can đảm.
“Người đời thường thích những điều phù hoa, mãi theo đuổi những thứ nổi trôi trên bề mặt cuộc sống.
Người đời có ngày cũng muốn được thanh thản, nhưng quay đi đâu cũng nghe lòng đầy phiền muộn và bất an”.(1)
Thường thì những thứ gì nhẹ sẽ nổi trên mặt nước, vô định: như cánh hoa rơi, như hạt giống lép; còn những gì nặng thì chìm xuống đáy, thật yên: như hòn sỏi, như hạt giống chắc. Vì còn “nổi” nên còn “trôi”, còn bấp bênh, vô định. Cả một dòng hoa trôi đầy màu sắc, đẹp, nhưng không an bằng một hòn sỏi nhỏ đã nằm thật yên, không còn nổi trôi.
Và thường thì những gì nhẹ sẽ nổi trôi trên bề mặt cuộc sống.
Có người từng hỏi một bậc thầy điêu khắc rằng: “Thưa ông! Nghệ thuật là gì?”. Người nghệ sĩ trả lời: “Chính là trừ đi phần thừa”. Điều này tương tự như đời người vậy, cần học cách sử dụng phép trừ trong cuộc sống, có như vậy mới thấy hạnh phúc được.
Nhân sinh muốn bình an, hãy tận dụng tốt phép trừ trong cuộc sống. (Ảnh qua zone.kaola.com)
Người sống hạnh phúc, hầu hết đều biết làm phép trừ cho cuộc sống của họ: Trừ đi những phần thừa thãi để sống một cuộc đời bình an. Vậy phần thừa đó là gì?
Chính là:
Trừ bớt các nhu cầu, thì phiền não ít đi.
Nhân sinh muốn bình an, hãy tận dụng tốt phép trừ trong cuộc sống. (Ảnh qua zone.kaola.com)
Người sống hạnh phúc, hầu hết đều biết làm phép trừ cho cuộc sống của họ: Trừ đi những phần thừa thãi để sống một cuộc đời bình an. Vậy phần thừa đó là gì? Tiếp tục đọc →
Đời người có vui cũng có buồn, có niềm hạnh phúc cũng có lắm nỗi bi ai. Vậy nên, có thể giữ vững kiên cường trong nội tâm, giữ được sự tiêu diêu tự tại trong tâm hồn không phải điều quá dễ dàng…
Vậy nên, mới nói rằng đời người có 4 cảnh giới khó đắc nhất: Tiếp tục đọc →
“Bình an nội tâm là trạng thái có chủ ý của sự bình tĩnh về tâm lý hoặc tinh thần bất chấp có tiềm ẩn các yếu tố gây căng thẳng. Do đó, sự bình an trong tâm trí thường được kết hợp với niềm vui sướng, hạnh phúc và sự mãn nguyện. “theo Wikipedia
photo by Noah Buscher
An bình là trạng thái tĩnh lặng bên trong tâm hồn lan tỏa ra bên ngoài. Bình an nội tâm có liên quan đến sự bình tĩnh về tinh thần. Trải nghiệm về thể lý không nhất thiết ảnh hưởng sự bình yên về tinh thần của chúng ta. Nếu chúng ta có được sự bình an về tinh thần, thì mức độ thể chất không quá quan trọng. Theo Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Có được trạng thái bình an bên trong khơi nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người.
Ryan Holiday, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy, khẳng định rằng để tiến lên phía trước, chúng ta phải học cách bước chậm lại và giữ một tâm thế thật tĩnh lặng.
Cùng nhiều cuốn sách khác viết về phương pháp trị liệu tâm lý, Tâm tĩnh lặng của “tác giả triệu bản” Ryan Holiday tiếp tục lọt danh sách best-seller của New York Times và Wall Street Journal.
Tác phẩm mang đến cho người đọc những bài học về cách giữ tâm thế tốt trong cuộc sống còn nhiều nỗi lo. Từ đó, sách giúp chúng ta tĩnh tâm để nhìn nhận lại mọi điều tốt đẹp xung quanh giữa những ngày giãn cách.
Sách Tâm tĩnh lặng giúp độc giả bước chậm lại để hướng tới thành công. Ảnh: Thu Trang.
TP.HCM đang trải qua những ngày căng thẳng. Những ngày này, người ta không chỉ cần thực phẩm hay vắc-xin mà những dư chấn của cơn dịch này về các mặt sức khỏe tâm lý và xã hội xem ra còn trầm trọng hơn nhiều…
Ít thấy những nụ cười vốn thường gặp trên khuôn mặt người mua kẻ bán. Thành phố áp dụng giãn cách triệt để, không còn taxi, xe buýt, chợ tạm vỉa hè. Người ta sẽ sống ra sao ư? Tấm lòng người Sài Gòn luôn thơm thảo nghĩa tình, đó đây những siêu thị 0 đồng, những cây ATM gạo, những suất ăn miễn phí, vẫn được phân phát. Các cơ quan chức năng đang ưu tiên chuyển gấp vắc-xin vào thành phố, nơi tạo ra nguồn lực cho 35% GDP cả nước, nơi cưu mang hàng triệu mảnh đời tứ xứ đổ về.
Những ngày này, nhìn kỹ lại mới thấy, người ta không chỉ cần thực phẩm hay vắc-xin, người ta đang cần nhiều hơn những thứ ấy. Những dư chấn của cơn dịch này về các mặt sức khỏe tâm lý, và xã hội xem ra còn trầm trọng hơn nhiều!
Covid-19 làm ảnh hưởng, để lại dư chấn trên nhiều phương diện của đời sống con người
“Dù là cha mẹ anh em, hay những người bạn rất thân từng vào sinh ra tử, khi cái chết đến, không ai có thể đi chung với ai được, người nào cũng phải đi đơn độc một mình”.(1)
Thời gian sẽ làm phai mờ đi nhiều thứ, nhưng cũng chính thời gian sẽ làm rõ được nhiều điều. Tiếp tục đọc →
“Đối với khổ đau không sinh tâm oán ghét, đối với hạnh phúc không sinh tâm ái nhiễm; chỉ khi nào không còn để cả khổ đau và hạnh phúc làm bận lòng, khi đó mới có thể đặt chân lên con đường bình yên”.(1)
Còn oán trách nỗi đau, còn mê đắm niềm vui, thì vẫn còn nghiêng ngả giữa hai chiều ghét thương. Nghiêng về bên này, ngả về phía kia, thì chưa phải là yên, dù là nghiêng ngả vì điều gì.
“Không phải do những lời chê trách của người mà ta biến thành một tên giặc cướp, cũng không phải do những lời tung hô của người mà ta trở thành một thánh nhân”.(1)
Khi bắt đầu quan tâm nhiều đến những suy nghĩ và lời nói của người đời, mọi thứ trong cuộc sống này xem như không còn là của mình nữa; bình yên, hạnh phúc, tự do, tất cả đều nằm trong tay người khác, để họ mặc tình định đoạt. Tiếp tục đọc →
Có những cuộc đời, có những sự nghiệp, nhìn thoáng qua, thấy to lớn lắm, nhưng sụp đổ rất nhanh, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nát thành tro bụi, những gì còn lại chỉ là ánh mắt dửng dưng của người đời. Trong cuộc sống hiện tại, những con người như vậy chẳng thiếu gì, đổ nát chỉ sau một đêm.
Do tử tế với người quá ít, do từ bi với cuộc đời chẳng được bao nhiêu, chỉ như sợi dây nhỏ, mong manh, nhưng lại mang lòng tham quá lớn của mình treo lên đó. Đứt. Chẳng phải chờ cái chết đến mới vỡ vụn.
Cùng gặp Lotte Steger-Jensen từ Copenhagen, Đan Mạch và khu vườn nhỏ đáng yêu đến từng ngóc ngách của cô nhé!
Cô Lotte Steger chủ nhân khu vườn nhỏ xinh đẹp
“Tôi là người rất sáng tạo. Trong nhiều năm tôi kiếm sống bằng nghề thiết kế và may quần áo. Đột nhiên một ngày nó không còn ý nghĩa với tôi nữa. Tôi cần tìm một thứ khác để nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình. Và khi tôi có đứa con trai đầu lòng, chúng tôi chuyển đến một ngôi nhà tuyệt vời với một khu vườn tuyệt vời. Và thế là một hành trình mới bắt đầu.”
Sống ở đời, sướng hay khổ là bởi cái tâm, giàu hay nghèo là do biết đủ. Vậy nên, đừng đổ lỗi cho người khác, cũng đừng đổ thừa cho số phận. Việc bạn sống sung sướng, hạnh phúc hay khổ đau đều do bản thân bạn chọn lựa.
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn. (Ảnh: Sirena)
Cảnh tùy tâm chuyển: Sướng hay khổ là do tự mình quyết định