• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

Chăm Sóc Mẹ Già – Ngô Khôn Trí

Sau 2 tuần lễ đi thăm mẹ già về, nhận được một bài viết của một anh bạn chơi tennis chung trước đây gửi cho có tựa đề là “Mất Trí Nhớ và Bệnh Alzheimer” của BS Hồ Ngọc Minh. Sau khi đọc qua, nhận thấy có vài điểm cần ghi ra để anh chị em 2 bên trong nhà hiểu thêm mà giúp đỡ cho mẹ ruột và mẹ vợ của mình.

2

Dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ. Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết. Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện.

Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ. Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt.

Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã. Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”. Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu! Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt.

Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau. Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.

Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa. Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

Theo giải thích khoa học thì đây là hiện tượng tế bào thần kinh bị tiêu diệt dẫn đến não bộ dần dần teo nhỏ lại. Do đó, những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh nầy đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng này thường bắt đầu và kéo dài có khi cả chục năm trước. Người bình thường không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vẩy trong não chút đỉnh khi già yếu. Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp rất nhanh.

Bên trái : Não bộ khỏe mạnh/                                    Bên phải: Não bộ bị bệnh Alzheimer suy yếu

 

Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự. Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng.

▷Bệnh Alzheimer là gì ➡️Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết được người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì. Có khi họ không hiểu câu hỏi, mất nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản. Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.

Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ.

Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.

Bác sĩ Minh cho biết rằng tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi. Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.

Ông nói thêm rằng mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:

Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, thay vì ngồi xem TV hay nhìn ra cửa sổ hàng giờ mà nên tập thể dục đều đặn, siêng làm việc nhà, nếu được nên đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và phải ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày. Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày. Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

Theo thiển nghĩ, con cái nên thường xuyên ghé thăm, lắng nghe và cố gắng đáp ứng yêu cầu của mẹ, thỉnh thoảng tạo cơ hội cho mẹ già gặp được bà con, bạn bè già cùng lứa tuổi để họ bớt cảm thấy cô đơn và có thêm động lực sống. Để mẹ cảm thấy mãn nguyện trước khi ra đi.

Montreal, ngày 9/12/2022
Ngô Khôn Trí

 

Hiện Tượng Mất Trí Nhớ Và Bệnh Alzheimer  –  BS Hồ Ngọc Minh
Phòng ngừa tình trạng mất trí nhớ BS Hồ Ngọc Minh

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: