Có sự khác biệt giữa công bằng và bình đẳng. Công bằng (Equity) có nghĩa là đối xử với mọi người theo nhu cầu , hoàn cảnh của họ. Điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là nó sẽ bằng nhau. Nhưng, bình đẳng (Equality) có nghĩa là đối xử với tất cả mọi người hoàn toàn như nhau.
Tấm hình dưới đây có thể giải thích điều trên :
Trong xã hội có người cao người thấp, giống như có người giàu và người nghèo. Người giàu bỏ tiền đầu tư khai thác, sản xuất hàng hóa tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người nghèo nên nắm quyền quyết định lương bổng của công nhân nghèo. Khi sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, tạo ra sự bất công trong xã hội, người nghèo chiếm đa số nên đứng lên đòi quyền lợi, chia xẻ với người giàu.

Người giàu cho rằng sự tham lam của người nghèo làm tổn thương nền kinh tế.
Tấm hình dưới đây cho thấy hàng rào gây ra sự bất công. Không có hàng rào, mọi người có thể thưởng thức như nhau.
Trong tiếng Anh, từ “equality” có nghĩa là bình đẳng, từ “equity” có nghĩa là công bằng nhưng ngoài ra cũng có từ “fairness”, từ này có nghĩa là công bằng phù hợp trong hoàn cảnh. Còn từ “equity” được định nghĩa là phẩm chất của sự công bằng và không thiên vị.
Để xã hội trở nên tốt đẹp hơn thì sự công bằng là điều vô cùng cần thiết. Nhưng trên thực tế, đối xử với mọi người như nhau trong mọi tình huống không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất. Dễ dàng khi nói mọi người đều được đối xử như nhau, là công bằng, nhưng thật ra nó không bình đẳng. Bởi vì có người tốt người xấu, người nghèo ít người quá nghèo, người tham lam người thật thà, người siêng năng người sống buông thả, người dị tật bẫm sinh, mồ côi,…
Công bằng chỉ có thể xảy ra trong xã hội nếu chúng ta đồng ý với việc mọi người nhận được những gì họ cần, ngay cả khi nó có vẻ tốt hơn hoặc nhiều hơn những gì người khác nhận được. Để cân bằng, cần phải có tính vị tha trong vấn đề công bằng xã hội. Trừ khi xảy ra một thảm họa lớn. Vài dòng chia xẻ cảm nghĩ khi xem những tấm hình trên.
Montreal, ngày 10/11/2022
Ngô Khôn Trí
Filed under: Bàn luận, Góc nhìn cuộc sống, Xã hội | Tagged: Công Bằng & Bình Đẳng, Vấn đề xã hội, Vị tha - công bằng xã hội |
Trả lời