Nhân cách của một người càng lớn thì con đường tương lai mới có thể rộng mở. Ngược lại, người có cốt cách nhỏ bé, bất kể anh ta có khả năng đến đâu thì sau tất cả cũng sẽ không thể trở thành dòng nước lớn.
Cốt cách là chỉ về chiều sâu và độ rộng nội tâm của một người, bao gồm tầm nhìn, lòng khoan dung, trạng thái của tâm trí, lòng dũng cảm và các yếu tố tâm lý khác.
Có một câu nói hay rằng: “Nếu bạn từ tầng 80 nhìn xuống thì thấy toàn là cảnh đẹp, còn nếu từ tầng 2 nhìn xuống thì toàn là cỏ rác.”
Nếu một người không có tầm nhìn, tất cả những gì họ nhìn thấy đều có vấn đề, nếu một người không có cốt cách tất cả những gì họ nhìn thấy đều là tầm thường.
Một người không có cốt cách còn đáng sợ hơn là người không có tiền
Cốt cách xác định lĩnh vực của cuộc sống
Một người có cốt cách sẽ không đặt ra giới hạn cho bản thân, người ta luôn tin vào khả năng vô hạn của mình, và họ tin rằng “tâm rộng một thước, đường dài một trượng”.
Năng lực của một người khi còn trẻ quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác, nó quyết định chiều rộng cuộc đời của một người và hình mẫu bạn có thể xây dựng trong tương lai.
Có một câu chuyện như thế này: Có ba công nhân đang làm việc ở một công trường thì có người đi ngang qua hỏi họ đang làm gì.
Người thứ nhất tức giận nói: “Tôi đang xây nhà, anh không thấy sao?”
Người thứ hai mỉm cười đáp: “Chúng tôi đang xây nhà cao tầng.”
Người thứ ba vui vẻ, tươi cười trả lời: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mơ ước”.
10 năm sau, người thứ nhất vẫn đang là thợ xây, người thứ hai là kỹ sư, và người thứ ba là ông chủ của hai người kia.
Người ta thường đặt mục tiêu trong đời để sau này sẽ đạt được vị trí cao nào đó và nỗ lực để biến nó thành hiện thực. Nếu không có mơ ước vươn tới đỉnh cao thì bạn sẽ không bao giờ thành công.
Người không có chí lớn tiến từng bước rất chậm, họ chỉ nhìn thấy những cái lợi nhỏ trước mắt, mà không nhìn thấy cục diện lớn, do đó, những người này tương lai không đạt được những thành tựu đáng kể nào.
Một người có cốt cách lớn tin rằng thông qua nỗ lực của bản thân, anh ta có thể nhận ra những chông gai của cuộc sống nó chỉ là những thử thách để họ chinh phục khả năng vô hạn tiềm ẩn của bản thân.
Cái gọi là “cốt cách” không phải là tĩnh, nó đang từng bước được cải thiện khi bạn tiếp tục học hỏi và không ngừng làm phong phúhêm kinh nghiệm sống của mình.
Người có cốt cách khác nhau xác định các cảnh giới khác nhau
Cốt cách của một người quyết định tầm cao cuộc sống của người đó.
Những người làm đại sư, họ coi trọng cốt cách trước tiên.
Nếu bạn muốn làm được đại sự, trước tiên bạn phải có một tâm hồn và một cốt cách chuẩn mực. Tầm nhìn và trí óc của một người quyết định tầm cao của cuộc đời anh ta.
Bạn càng hào phóng, bạn càng thành công, bởi vì nhân cách trong bạn chính là dấu hiệu của một người thành công.
Những người làm đại sư, họ coi trọng cốt cách trước tiên.
Nếu bạn muốn làm được đại sự, trước tiên bạn phải có một tâm hồn và một cốt cách chuẩn mực. Tầm nhìn và trí óc của một người quyết định tầm cao của cuộc đời anh ta.
Bạn càng hào phóng, bạn càng thành công, bởi vì nhân cách trong bạn chính là dấu hiệu của một người thành công.
Người ta thường nói: “Làm người, nắm được thì phải biết buông được”.
“Nắm được” phải chăng là một loại dũng khí, và kiên trì, “buông được” làm một loại ý chí và cốt cách.
Tôi đã từng thấy câu này trong một cuốn sách: “Hoa nở hoa tàn, đâu có can hệ gì đến ta, tâm bình thản nhìn hoa nở hoa tàn, tự thấy như được giải thoát, nắm được buông được, đâu cần phải gượng ép, mọi chuyện hãy để thuận theo lẽ tự nhiên”.
Có một câu chuyện kể về hai nhà sư đang cùng nhau đi trên đường.
Khi qua sông, hai nhà sư thấy một cô gái muốn qua sông nhưng do sau cơn mưa, dòng sông sâu nước chảy xiết nên cô không thể qua sông.
Lão hoà thượng thấy vậy liền muốn cõng cô gái trẻ qua sông.
Tiểu hòa thượng nói: “Thầy ơi, nam nữ thụ thụ bất thân, huống chi chúng ta là những người tu hành, sao có thể cõng cô ấy qua sông được?”
Vị sư già không để tâm đến lời của vị đệ tử, cõng cô gái qua sông, rồi tiếp tục đi con đường của mình.
Tiểu hòa thượng trong lòng áy náy, đi được một đoạn liền không nhịn được nói: “Sư phụ, người đã làm sai chuyện rồi, tại sao lại cõng nữ nhân qua sông?”
Sư phụ nói: “Ta đã buông cô gái ấy từ lâu, còn con sao vẫn chưa buông?”
Cũng giống như trong cuộc sống, chúng ta thường gặp rắc rối bởi những điều nhỏ nhặt hoặc thậm chí những điều không liên quan đến bản thân.
Không thể buông bỏ một những lời nói khó nghe của người khác, cứ ôm giữ mãi trong lòng, rồi khiến tâm trạng trở lên u uất, oán giận mãi.

Carnegie đã viết trong cuốn “The Weakness of Human Nature”, “Hận thù không thể làm tổn thương một sợi tóc của đối phương, nhưng nó biến cuộc sống của bạn thành luyện ngục.”
Kinh Phật nói: “Con đường duy nhất để đi lên chính là buông bỏ”.
Sức chứa của vạn vật trên đời là có giới hạn, con người cũng vậy, có được rồi thì phải biết buông bỏ bớt đi, người có cốt cách thường dễ làm hơn.
Không phải họ không có những điều đau khổ trong cuộc đời, mà vì họ hiểu được giá trị của thời gian và hiểu rằng chịu một chút khổ để sau này có được hạnh phúc.
Nếu bạn đứng ở tầng một, ai đó đã mắng bạn, có thể sẽ khiến bạn vô cùng tức giận. Nhưng nếu bạn đứng trên tầng mười và ai đó mắng bạn, bạn không thể nghe rõ anh ta nói gì, thậm chí bạn lại nghĩ rằng anh ta đang chào bạn vậy.
Khi bạn lên đến tầng 100 và ai đó đã mắng bạn, bạn không thể nhìn thấy hay nghe thấy gì cả.
Hãy nâng tầm giá trị của bản thân, mở rộng tâm hồn và nhìn rộng thế giới, bạn sẽ thấy được thế giới này vô cùng rộng lớn, có biết bao điều để bạn khám phá.
“Cốt cách” quyết định đến độ rộng của cuộc sống và chiều sâu của tâm hồn. Một người nếu biết gây dựng cho mình một cốt cách đủ lớn thì người đó sẽ nhận được những khả năng vô hạn. Một người không có cốt cách còn đáng sợ hơn không có tiền vậy.
Thiện An biên dịch
Theo Aboluowang
Filed under: Bài học sống, Cách sống, Sống vui, Suy ngẫm | Tagged: Buông bỏ, Cốt cách quý trọng hơn tiền, Nhân cách, thuận theo lẽ tự nhiên |
Trả lời