Hiện nay, xung đột kinh tế, chính trị và vũ lực giữa các cường quốc ngày càng leo thang, khiến cho người dân trên thế giới rất lo ngại về những hậu quả của việc trả đũa lẫn nhau giữa 2 quốc gia thù địch.
Tục ngữ Việt Nam mình có câu : “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Câu này có nghĩa là lãnh đạo hay chính phủ hai nước xung đột nhau, dân chúng và các nước lân cận bị họa lây.

Khi Mỹ tuyên bố đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thì TQ cũng tuyên bố đánh thuế trị giá tương tự đối với nông sản nhập khẩu từ Mỹ. Rốt cuộc, giới sản xuất TQ và giới nông dân Mỹ chịu thiệt thòi. Và khi Mỹ ra lệnh cấm WeChat , TQ đáp trả đũa lên Aple, Ford, Disney, nhiều người dân làm việc trong các xí nghiệp liên quan của cả 2 phía Mỹ và TQ mất thu nhập, người dân Mỹ phải trả giá cao hơn khi mua hàng nhập từ TQ.
Sau các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều bất thành, Mỹ vẫn tiếp tục siết chặt các lệnh trừng phạt và bán vũ khí tối tân cho Hàn Quốc, thì Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ trả đũa và cắt đứt mọi đường dây liên lạc. Khiến cho người dân ở Bán đảo Triều Tiên luôn sống trong lo sợ chiến tranh, và ngay cả nước láng giềng Nhật Bản cũng thấp thỏm, đứng ngồi không yên vì sợ Bắc Triều Tiên trả thù.
Khi một toà án Hàn Quốc cáo buộc một công ty Nhật Bản phải bồi thường cho những cựu nhân viên
người Hàn bị quân Nhật ép lao động khổ sai trong chiến tranh ở các công ty này, Nhật Bản tức giận, trả đũa bằng cách giới hạn xuất khẩu 3 loại vật liệu chính để sản xuất các thiết bị công nghệ cao sang Hàn Quốc làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu sản xuất vi chip và màn hình điện thoại thông minh.
Giá cả tăng và nhiều người thất nghiệp. Khi chính phủ Canada ra lệnh bắt bà Mạnh Vãn Chu, phó giám đốc Huawei, theo đề nghị của Mỹ, với cáo buộc là lừa dối các ngân hàng Mỹ, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. TQ trả đũa bằng việc bắt 2 công dân Canada Michael Spavor và Michael Kovrig với cáo buộc là gián điệp. Hai công dân Canada này đã được TQ trả tự do ngay sau khi Canada thông báo thả bà Mạnh.
Khi Thủ tướng Úc Morrison tuyên bố hủy thỏa thuận thuộc sáng kiến Vành đai – Con đường, Bắc Kinh tức giận, nói rằng sẽ trả đũa , sẽ dùng các biện pháp đối phó làm cho Úc tê liệt. Hàng loạt rào cản thương mại của TQ được áp thêm lên các mặt hàng xuất khẩu từ Úc như: Rượu, lúa mì, tôm hùm, gỗ, thịt bò và lúa mạch. Việc này đã có tác động bất lợi cho TQ vì giá nhiên liệu cần cho ngành luyện thép của TQ đã tăng lên cao
.
Ngày 8/5/2018, Cựu T/t Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, ông gọi thỏa thuận
này là “tồi tệ” gây “bối rối” ; đối với ông trong tư cách “một công dân”. Ông còn cho biết sẽ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran mà đã được gỡ bỏ khi thỏa thuận này được ký kết vào năm 2015. Pháp, Đức và Anh là 3 quốc gia đã ký kết thỏa thuận này, đã nói rằng “lấy làm tiếc” về quyết định của Mỹ. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói ông “hoàn toàn ủng hộ” việc Mỹ rút ra khỏi một thỏa thuận “thảm hại”
Vào tháng 1 năm 2020, T/t Trump đã ra lệnh tấn công bằng máy bay không người lái giết chết Thiếu
tướng Qassem Soleimani của Iran, khi ông ta đang trên đường đi tới Iraq. Kể từ đó, chính quyền Iran đã đe dọa trả thù những người mà họ cho là có trách nhiệm và đã đưa ra một loạt các thủ tục pháp lý chống lại các quan chức Hoa Kỳ.
Ngày 13/7/2022, Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực như một biện pháp cuối cùng để
ngăn Iran có được vũ khí hạt nhân trước khi ông bắt đầu chuyến công du tới Trung Đông.
Hôm 11/8/2022, Bộ Tư pháp Mỹ đã công khai các cáo buộc chống lại một thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran trong những gì tài liệu tòa án mô tả là một âm mưu giết người trắng trợn nhằm ám sát cựu cố vấn an ninh quốc gia để trả thù cho cái chết của tướng quân đội hàng đầu Iran
Qassem Soleimani. Điều này xảy ra sau khi chính quyền Biden và các quan chức Iran gần đây kết thúc các cuộc đàm phán tại Vienna để có khả năng khôi phục Kế hoạch Hành động Toàn diện chung năm 2015, còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran.
Bộ Tư pháp đã buộc tội một thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran có liên quan đến âm mưu sát hại Bolton, người thuộc chính quyền Trump. Một nguồn tin thân cận với Pompeo nói rằng Pompeo là mục tiêu thứ hai chưa được nêu tên. Bộ Tư pháp đã liên hệ với cựu ngoại trưởng Pompeo vào tuần trước để thông báo cho ông ta về âm mưu và các cáo buộc sắp tới chưa được niêm phong .
John Bolton hối thúc chính quyền Biden ngừng đàm phán với Iran sau khi một bản cáo trạng liên bang tiết lộ một âm mưu được cho là ám sát cựu cố vấn Trump. Bolton cho biết những người khác cũng đang bị nhắm mục tiêu và kêu gọi Hoa Kỳ làm việc để loại bỏ chế độ khỏi quyền lực.
Bolton nói : “Tôi sẽ không khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân. Đối với tôi, quay lại thỏa thuận là một sai lầm chiến lược lớn của Hoa Kỳ. Vì vậy, những gì tôi sẽ làm là chấm dứt các cuộc thảo luận. Tôi không nghĩ rằng bạn sẽ đạt được hòa bình và an ninh ở Trung Đông chừng nào chế độ hiện tại ở Tehran còn nắm quyền. Vì vậy, chính sách của tôi sẽ là xóa bỏ chế độ này ”.
Ông còn nói thêm rằng điều này có thể được thực hiện bằng cách khai thác các phe phái và sự cạnh tranh bên trong quân đội và giới lãnh đạo của chế độ, tìm kiếm những sĩ quan quân đội bất đồng chính kiến tiềm năng nói riêng và giao tiếp rất cẩn thận với họ để tách biệt chế độ ở cấp cao nhất, tôi nghĩ ” bạn có thể hạ gục nó”. “Nó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. … Nó cần có thời gian. Nó khó. Nó rất rủi ro” “Những người cai trị Iran là những kẻ dối trá, khủng bố và kẻ thù của Hoa Kỳ. Các mục tiêu chống Mỹ triệt để của họ không thay đổi; các cam kết của họ là vô giá trị; và mối đe dọa toàn cầu của họ đang ngày càng gia tăng ”.
Bốn cựu quan chức đang bị Iran nhắm mục tiêu nói với Yahoo News rằng họ cảm thấy mất tinh thần bởi chính quyền Biden tiếp tục nỗ lực đàm phán với một chế độ đang tích cực cố gắng ám sát họ và các cựu quan chức khác của Hoa Kỳ. Hai trong số các cựu quan chức này nói với Yahoo News rằng họ ủng hộ thỏa thuận hạt nhân nhưng kêu gọi chính quyền hoãn các cuộc đàm phán cho đến khi Iran ngừng tìm cách giết các quan chức trên đất Mỹ.
Rob Greenway, cựu giám đốc cấp cao về các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết: “Mối quan tâm thực sự đối với tất cả chúng ta không phải là những gì Iran đang làm, mà là những gì Hoa Kỳ không làm”. Ông cũng cho biết ông sẽ “khuyến nghị chúng tôi ngừng đàm phán tích cực với Iran cho đến khi có những đảm bảo thuyết phục và có thể kiểm chứng được đưa ra công khai và riêng tư để chấm dứt mọi nỗ lực nhắm vào công dân Hoa Kỳ bao gồm cả các cựu quan chức chính phủ” Nhà Trắng đã không trả lời các câu hỏi của Yahoo News về việc cung cấp bảo mật cho các quan chức bổ sung. Người phát ngôn của Nhà Trắng nói với Yahoo News rằng chính quyền Biden sẽ tiếp tục theo đuổi các cuộc đàm phán miễn là ông ấy tin rằng đó là “U.S. lợi ích an ninh quốc gia. ”
Tổng thống Biden đã nói rõ rằng ông sẽ đảm bảo Iran không bao giờ có được vũ khí hạt nhân. Ông ấy tin rằng ngoại giao là con đường tốt nhất để đạt được mục tiêu đó ”, một người phát ngôn cho biết. “Đồng thời, chính quyền Biden đã không và sẽ không từ bỏ trong việc bảo vệ và bảo vệ tất cả người Mỹ trước các mối đe dọa bạo lực và khủng bố. Chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến toàn bộ nguồn lực của chính phủ Hoa Kỳ để bảo vệ người Mỹ”.
Trả đũa còn gọi là trả miếng, chống lại một cách đích đáng những việc xúc phạm đến mình. Trả đũa cũng có nghĩa là trả thù, đánh lại kẻ đã đánh mình.
Thông thường, trả đũa bắt nguồn từ sự tức giận, cay cú khi bị thất bại hay bị chơi xỏ. Chính vì nguyên nhân không mấy tốt đẹp ấy, nên cách hành xử trả đũa không được nhiều người ủng hộ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trả đũa cũng rất cần thiết. Bởi nếu quá nhượng bộ dễ khiến bản thân bị thua thiệt, bị coi thường. Đôi khi trả đủa là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước việc đối phương muốn hãm hại mình.
Việt Nam mình có thành ngữ : “Ăn miếng trả miếng”. Câu này có nghĩa là đáp trả đối phương một cách đích đáng, tương xứng với những hành động mà họ đã gây cho mình. Không nhượng bộ dù là từng câu nói hay những hành động nhỏ nhặt.
Nếu đáp trả lại bằng một việc tốt thì nó mang ý nghĩa tích cực. Thế nhưng nếu nó là một việc xấu thì nó lại mang ý nghĩa tiêu cực, là hành động của kẻ tiểu nhân. Chọn cách “Ăn miếng trả miếng” là tự tạo cho mình một áp lực vô hình, sẽ khiến mọi người sợ hãi và xa lánh.
Rất tiếc rằng trên thế giới, “Ăn miếng trả miếng” mang tư tưởng cực đoan là phương cách ứng xử phổ thông nhất hiện nay.
Montreal, ngày 14/8/2022
Ngô Khôn Trí
Filed under: Bàn luận, Chính sách nhà nước, Chính trị, Góc nhìn, Thế giới đó đây, Đối ngoại | Tagged: "Ăn miếng trả miếng", phương cách ứng xử cực đoan, Tác dụng tiêu cực của trả đũa, trả đũa - một đối sách có 2 mặt |
Trả lời