Bà Nancy Peloci, chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, khi tới thăm Đài Loan đã phát biểu như sau : “Today the world faces a choice between democracy and autocracy” (Ngày nay thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa dân chủ và chuyên quyền)
AUTOCRACY nghĩa là Chế độ chuyên quyền, là một hệ thống chính trị trong đó giai cấp thống trị tự ý điều hành mà không thừa nhận sự tham gia chính trị của đa số giai cấp bị trị.
Hai chế độ độc tài toàn trị và độc tài quân sự thường được xem như nhau, không nhất thiết phải là chế độ chuyên quyền. Tuy nhiên, ở hai chế độ trên, nhà nước kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống và xã hội dân sự. Nó có thể có sự lãnh đạo tập thể quân đội hoặc một chính đảng duy nhất như trong trường hợp của một nhà nước độc đảng. Nó cũng có thể được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo tối cao, khiến nó trở nên chuyên quyền.
Bản chất của chế độ chuyên chế là nhân dân không được tham gia vào chính trị dưới bất kỳ hình thức nào.
DEMOCRACY nghĩa là Dân chủ, là một hệ thống chính trị trong đó người dân có quyền thảo luận và quyết định lập pháp (“dân chủ trực tiếp”), hoặc lựa chọn các quan chức quản lý làm đại diện cho mình (“dân chủ đại diện”).
Nền tảng của dân chủ bao gồm quyền tự do hội họp, lập hội, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tôn giáo và ngôn luận, hòa nhập và bình đẳng, quyền công dân, quyền tán thành chính quyền, quyền biểu quyết, quyền tự do không sợ bị chính quyền tước đoạt không chính đáng quyền sống và tự do đi lại, và quyền của thiểu số.
Một doanh nghiệp độc lập Economist Intelligence Unit, được thành lập năm 1946 tại Luân Đôn, sau khi theo dõi 5 hạng mục: quy trình bầu cử và đa nguyên, hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, văn hóa chính trị và quyền tự do dân sự, của 176 quốc gia trên thế giới, đã công bố chỉ số đo lường tình trạng dân chủ theo thang điểm từ 0 đến 10 .
– Các quốc gia có tổng điểm chỉ số Dân chủ từ 8,01 đến 10 được coi là các nền dân chủ hoàn toàn (full democracies).
– Những quốc gia có điểm từ 6,01 đến 8,00 được phân loại là các nền dân chủ thiếu sót (flawed democracies). Mặc dù các quốc gia này có bầu cử tự do và công bằng và các quyền tự do dân sự cơ bản, nhưng có những sai sót ở các khía cạnh khác, chẳng hạn như mức độ tham gia vào chính trị thấp hoặc văn hóa chính trị kém phát triển (hoặc nặng về đảng phái).
– Các quốc gia có điểm từ 4,01 đến 6,0 được coi là chế độ tạp chủng (hybrid regime)
– Các quốc có điểm thấp hơn 4 được gắn nhãn là chế độ mệnh lệnh, độc tài (authoritative regime)
Các quốc gia đứng hàng đầu là Denmark, Norway, Finland, Sweden, Germany, Switzerland, Netherland, Newzealand,….. Hoa Kỳ được xếp hạng 36, trong khi đó Đài Loan hạng 26, Nhật 25 , Hàn Quốc 20, Úc 13, Anh 17, Pháp 19, Canada 24, Ý 22, Singapore 86, Nga 144, Việt Nam 145, Trung Quốc 172, Bắc Triều Tiên 175, Eritrea thấp nhất 176.
Vào năm 2020, kết quả cho thấy tổng cộng chỉ có 23 quốc gia có nền dân chủ đầy đủ, 52 quốc gia là các nền dân chủ còn thiếu sót, 35 là các chế độ hỗn hợp và 57 là các chế độ độc tài.
Khi bàn về 2 hệ thống chính trị này, người ta bắt gặp nhiều vấn đề như : Quyền tự do, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, quyền lựa chọn, cưỡng ép, đàn áp, tính công bằng, bình đẳng, tính minh bạch, chênh lệch giàu nghèo, chảy máu chất xám, tỷ lệ tội phạm, chia rẽ, sự lãng phí, sức mạnh tập trung, tính hiệu quả các kế hoạch lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính hoàn hảo của chế độ,….
Nền dân chủ tạo cơ hội cho cá nhân phát triển toàn diện và thực sự làm chủ vận mệnh của họ. Nhưng hiện nay chế độ dân chủ hoàn hảo chỉ chiếm có 6,4% của tổng thể và ngày càng có nhiều quốc gia có khuynh hướng chuyển qua chế độ chuyên quyền. Tỷ lệ dân số thế giới sống theo một chế độ dân chủ nào đó đã giảm từ 49,4% của năm ngoái xuống 45,7% .
Montreal, ngày 3/8/2022
Ngô Khôn Trí
- Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Tác giả
Filed under: Chính trị, Góc nhìn, Thông tin, Thế giới đó đây | Tagged: Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, Dân chủ & chuyên quyền, Nancy Pelosy phát biểu, Thái Anh Văn - Tổng Thống Đài Loan |
Trả lời