• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Sẵn Sàng – Ngô Khôn Trí

Thử tên lửa, Triều Tiên gửi thông điệp đến Mỹ - Hàn - Báo Người lao độngVụ thử tên lửa của Triều Tiên hôm 25-7 Ảnh: KCNA

Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản ép vua Thuần Tông của Triều Tiên ký Hiệp định sáp nhập toàn bộ Triều Tiên vào lãnh thổ Nhật Bản. Từ đó, phát sinh ra nhiều phong trào khởi nghĩa chống đế quốc để giành độc lập.

Năm 1949, giai đoạn này kết thúc khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng khối Đồng Minh trong Thế chiến II. Mỹ và Liên Xô thay thế Nhât, tự ý chia đất nước Triều Tiên ra làm hai theo vĩ tuyết 38. Liên Xô ủng hộ chính quyền miền bắc, những người đã từng chiến đấu chống Nhật cùng với Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ ủng hộ chính quyền ở miền nam, những người theo chủ nghĩa chống cộng, hậu thuẫn thành lập quân đội Đại Hàn Dân Quốc.

Chiến tranh Triều Tiên – Wikipedia tiếng Việt

Chiến tranh Triều Tiên  ( Ảnh Wikipedia)
Tại Hàn Quốc: (6·25 전쟁, 한국 전쟁)
Tại Bắc Triều Tiên: (조국해방전쟁)

Năm 1950, cách đây 72 năm, Bắc Triều Tiên ( BTT)  xua quân vượt qua vĩ tuyến 38, tấn công Nam Triều Tiên (NTT), đã chiếm 95% lãnh thổ, sắp hoàn thành việc thống nhất đất nước nhưng bị Mỹ ngăn chận, đưa quân vào  đẩy lùi quân đội BTT trở về phía bắc, đánh chiếm được thủ đô Bình Nhưỡng. Nhưng sau đó với sự hỗ trợ của Trung Quốc (TQ), BTT đã chiếm lại được phần lãnh thổ phía Bắc của vĩ tuyến 38. Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt BTT và thường xuyên tổ chức những cuộc tập trận chung với Nam Triều Tiên.

Năm 1950, BTT lên kế hoạch phát triển tên lửa .

Từ năm 1990 đến năm 1991, BTT bắt đầu phát triển và thành công tên lửa đạn đạo tầm trung, đã làm cho Mỹ và các nước phương Tây ngạc nhiên.

CHDCND Triều Tiên gia nhập cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm? - Báo Công an Nhân dân điện tử

Năm 2003, hình ảnh vệ tinh của Mỹ cho thấy BTT đã phát triển của một tên lửa đạn đạo tầm trung mới Musudan BM-25, có tầm bắn lên tới 2.500km.

Ngày 5/9/2016, BTT đã thực hiện một vụ thử đồng thời 3 tên lửa chưa từng thấy trước đó, đã rơi xuống vị trí cách Nhật Bản khoảng 200 km về phía tây.

Ngày 6/3/2017, BTT phóng 4 quả tên lửa ra vùng biển phía đông, có 3 quả rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, mục đích có thể là phản đối tập trận chung Mỹ – Hàn. Điều này bị Nhật Bản phản đối mạnh mẽ.

Cuối năm 2019, BBT cho thử lại 13 vụ thử tên lửa.

Tháng 10 năm 2020, trong cuộc diễu binh được tổ chức để kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Công nhân cầm quyền, các tên lửa đạn đạo tầm xa “khủng” chưa từng thấy trước đây đã được trưng bày.

Ngày 11-12/9/2021, BTT đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Một điểm quan trọng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế là khi BTT mô tả các tên lửa mới được thử nghiệm là “vũ khí chiến lược.”. Điều này có nghĩa là BTT có thể gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa.

Ngày 15/9/2021, BTT thử nghiệm “hệ thống tên lửa trên tàu hỏa mới”, Tướng Pak Jong-chon nói: “Hệ thống này là biện pháp đáp trả hiệu quả, có khả năng tung nhiều đòn đánh liên tiếp vào những lực lượng đe dọa đất nước”.

Ngày 29/9/2021, BTT tuyên bố đã phóng thành công tên lửa siêu vượt âm Hwasong-8, có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h. Một ngày sau (30/9/2021), BTT lại thử nghiệm tên lửa mới có “hiệu suất chiến đấu đáng kể” và bao gồm hệ thống điều khiển cánh lái kép cùng các công nghệ mới khác. Mỹ nói họ vẫn sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng.

Từ đầu năm 2022 đến nay , BBT đã liên tục phóng nhiều tên lửa tổng cộng 15 lần, trong đó có vụ thử tên lửa dựa trên đường sắt, có thể đánh trúng mục tiêu ở Biển Nhật Bản, có tộc độ bay 7350 km/giờ. Gần đây nhất là vào ngày 5/6, đã phóng 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Theo Nhật Bản, ít nhất có một tên lửa có quỹ đạo thay đổi.

Ngày 26/4/2022, trong bài phát biểu tại lễ duyệt binh kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên. Chủ tịch Kim Jong-un nói: “Chúng ta sẽ thực hiện các bước đi để củng cố và phát triển năng lực hạt nhân quốc gia với tốc độ cao nhất” và  cảnh báo mọi lực lượng tìm cách đối đầu quân sự với Triều Tiên “sẽ bị xóa sổ”.

Và ngày 28/7 vừa qua, trong bài phát biểu với các cựu chiến binh nhân kỷ niệm 69 năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-53, Kim Jong Un tuyên bố rằng Triều Tiên đã sẵn sàng cho ‘bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào’ với Mỹ  và Hàn Quốc . “Các lực lượng vũ trang của chúng tôi đã hoàn toàn sẵn sàng để ứng phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, và lực lượng răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước chúng tôi cũng sẵn sàng huy động sức mạnh tuyệt đối của mình một cách nghiêm túc, chính xác và nhanh chóng phù hợp với sứ mệnh của mình”. Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju đã bật khóc khi hát quốc ca.

Trong 72 năm qua, mặc dù có khó khăn về kinh tế nhưng BTT vẫn kiên trì đẩy mạnh việc phát triển hạt nhân và tên lửa, Kim Jong un luôn mô tả việc này là một nỗ lực chính đáng, là sứ mạng của mình. Báo chí phương Tây chỉ trích đó là để tự vệ cho chế độ độc tài của họ. Chính phủ Mỹ kiên quyết không nhượng bộ nới lỏng trừng phạt và yêu cầu BTT phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Thế giới phải SẴN SÀNG cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai ?

 

Montreal, ngày 29/7/2022

Ngô Khôn Trí

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: