6 biểu hiện của người đạo đức giả, vạn lần nên tránh

Người ta nói người đạo đức giả (ngụy quân tử) còn đáng sợ hơn cả tiểu nhân. Vì tiểu nhân biểu hiện quá rõ ràng nên ai cũng có thể phòng bị. Nhưng người đạo đức giả thì thường ra vẻ tốt đẹp nhưng lại có thể ngấm ngầm mưu đồ phía sau, khiến người ta không đề phòng mà bị tổn thương…

Dưới đây là một số biểu hiện của người đạo đức giả:

Người thích thể hiện luôn cho rằng mình là người thông minh, ưu tú. (Ảnh qua Tri Thức VN)

Thể hiện tốt đẹp chỉ vì danh lợi của mình

Những người này luôn tạo cho mình một vẻ ngoài tử tế, tốt bụng, nhưng thực chất bên trong lại không được như vậy, thậm chí đang che giấu mưu tính lợi ích cá nhân.

Họ thường chỉ nghĩ cho bản thân trước khi nghĩ cho người khác, hơn nữa lại rất coi trọng danh lợi, thể diện bên ngoài. Do đó, họ làm việc tốt thực chất là để lấy thanh danh hoặc kiếm lợi cho mình.

Một người tử tế thực sự sẽ rất bình dị, chân thành. Họ tốt với người khác cũng chỉ lặng lẽ, không khoa trương, giúp người đơn giản chỉ vì muốn tốt cho họ, chứ không phải vì bất cứ lợi lộc gì cho mình.

Bên ngoài biểu hiện tử tế, nhưng trong bụng lại xấu xa

Đây có lẽ là mức độ nguy hiểm nhất của đạo đức giả. Những người này có hẳn một ‘sách lược’ gây dựng hình tượng cho bản thân. Trước mặt mọi người, họ thể hiện vô cùng nhân nghĩa, cao thượng, thậm chí khiến nhiều người ái mộ.

Nhưng thực tế, con người thật của họ lại vô cùng nham hiểm, giỏi che đậy. Sự nham hiểm này ẩn chứa nhiều suy nghĩ xấu ác như lòng tham, sự kiêu ngạo, đố kỵ, ghen ghét, hận thù… Câu nói “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” chính là để chỉ những người này.

Trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung có nhân vật kinh điển Nhạc Bất Quần. Bên ngoài ông ta là một thư sinh nho nhã nhưng trong lòng lại ẩn chứa nhiều dã tâm khó lường.

Trước mặt nhân sĩ võ lâm, ông ta luôn nói về nhân nghĩa lễ trí tín, nhưng sau lưng lại ngấm ngầm tiến hành những âm mưu nhằm chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ của Lâm gia.

Sau này, Nhạc Bất Quần trở thành người mất hết nhân tính, bỏ vợ, bỏ con, xa lánh học trò, bất chấp thủ đoạn theo đuổi tham vọng minh chủ võ lâm, kể cả phải hy sinh chính người thân hay đồng đạo của mình. Cuối cùng ông đã phải nhận lấy cái chết.

Tỏ ra là người tốt để gây chú ý, thể hiện bản thân

Ra vẻ mình là người tốt nhưng thực tế chỉ để thể hiện với mọi người, để nổi bật giữa đám đông, đây cũng là một biểu hiện của đạo đức giả.

Người thích thể hiện luôn cho rằng mình là người thông minh, ưu tú. Họ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành tiêu điểm trước đám đông, thích được mọi người vây quanh. Khi đạt được thành quả nào đó, họ sẽ muốn cả thế giới biết đến. Sự tự tin của họ được xây dựng dựa trên sự khen ngợi, đánh giá của người khác.

Những người này tập trung quá nhiều vào việc người khác nghĩ gì về mình, điều này vô tình khiến họ mất đi sự kết nối với những điều mình tin tưởng, cũng như những giá trị thật của họ.

Trong khi đó, người tử tế thực sự sẽ luôn khiêm nhường. Họ chỉ lặng lẽ hoàn thiện bản thân, tinh tế giúp đỡ người khác. Họ sống có nguyên tắc, có lý tưởng riêng, và không cần tới sự chú ý của bất kỳ ai khác.

Một cách dễ nhận biết người đạo đức giả là họ nói chuyện rất thu hút. Đề tài nào có lợi thì họ nói rất hùng hồn, chuyện không có gì nhưng với tài khoa trương họ sẽ khiến nó trở nên quan trọng khiến mọi người chú ý. Việc nào không có lợi cho họ hoặc thể hiện năng lực của người khác thì họ không quan tâm hoặc tìm cách lái sang hướng khác.

Chỉ thích nói suông, nói thì hay nhưng làm thì dở

Người đạo đức giả trên bề mặt ăn nói rất hoa mỹ, khoa trương, nhưng khi bắt tay vào việc thì dễ bỏ cuộc giữa chừng, hoặc làm qua loa, hời hợt. Họ có thể đưa ra những nguyên tắc rất chí lý, nhưng bản thân lại vi phạm chính nguyên tắc của mình, như thể chúng chỉ dành cho người khác chứ không phải họ.

Người đạo đức giả thường có 4 đặc điểm, nhìn qua là hiểu thấu - Việt Kiều Mỹ

Trong trận đại dịch COVID-19, nhiều nhân vật trong giới quyền lực đã bị chỉ trích đạo đức giả khi vi phạm quy tắc giãn cách xã hội do chính họ đề ra.

Một biểu hiện khác của người đạo đức giả là hay hứa hẹn để thể hiện bản thân. Nhưng thực tế, họ ít khi có kế hoạch làm những gì mình đã hứa. Hoặc cũng có thể họ sẽ bắt tay vào làm, nhưng sẽ sớm từ bỏ khi nó không đem lại lợi lộc gì cho bản thân.

Người chân thành, tử tế luôn biết giá trị của lời hứa. Họ thường nghĩ cho người khác và nỗ lực hết sức để giúp đỡ khi cần. Họ cũng không thích khoe khoang về thành công của bản thân, cũng không cần sự chấp thuận hay tán dương của người khác, bởi họ chỉ cần tin tưởng vào bản thân là đủ.

Giúp người nhưng không vô tư

Những người ngụy quân tử khi giúp đỡ một ai đó, họ đều muốn phải có được tiếng thơm, muốn được kết giao với người nhờ họ hoặc phải đổi lại thứ gì đó.

Trong khi đó, vui vẻ giúp đỡ người khác vô tư là một mỹ đức chứ không phải là một thủ đoạn mưu lợi. Nếu như giúp đỡ người khác để tạo danh tiếng tốt, để tranh thủ có cớ kết giao với người khác, ý nghĩa của việc giúp đỡ đã bị méo mó, biến tướng.

Người như thế này thường khá bạc tình bạc nghĩa, thấy lợi sẽ quên hết những tình nghĩa trước đây, không thể kết thâm giao.

Tục ngữ có câu, làm ơn không mong báo đáp, muốn được báo đáp đừng làm ơn. Sống trên đời, hãy sống bao dung rộng lượng, vui vẻ giúp đỡ người khác một cách vô tư, chúng ta sẽ nhận được phúc báo lúc nào không hay, thậm chí còn giúp bản thân hóa giải được họa hại.

Làm việc thiện nhưng muốn hơn người

Làm việc thiện nhưng trong lòng lại muốn nâng cao danh dự của bản thân, muốn hơn người khác – đây là biểu hiện của người ngụy quân tử. Bởi lẽ làm việc tốt vốn là vì tín ngưỡng, vì cầu một chút an yên trong tâm, là để bản thân và người khác biết rằng xã hội này còn rất nhiều người tử tế, việc tử tế…

Làm việc tốt, là vì để bản thân có được sự vui vẻ, hạnh phúc, để bản thân sống có giá trị, có ý nghĩa. Nếu như làm việc tốt để nâng cao danh dự, tên tuổi, tích lũy danh vọng thì chắc chắn, đó không phải là biểu hiện của một người quan tử thực sự.

Chỉ tôn trọng người có địa vị, coi thường người yếu thế

Những người đạo đức giả rất coi trọng thể diện, nên để khiến bản thân trở nên cao quý hơn, sang hơn, họ thường thích kết giao với người giàu có, quyền lực, không thích ở gần người bình dân.

Đặc biệt trong môi trường công sở, với cấp trên, họ xu nịnh cười nói ngọt ngào. Nhưng khi gặp người địa vị thấp hơn như cấp dưới, phục vụ, bản chất của họ dễ bộc lộ. Họ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, coi thường.

Một người tử tế thực sự sẽ luôn tôn trọng tất cả mọi người, bất kể địa vị của họ là gì, hay người đó có giúp được gì cho họ hay không.

Không cảm thụ nỗi khổ của người khác mà đi giáo huấn đạo lý, đó cũng là đạo đức giả

Những người này thường lấy các tiêu chuẩn mẫu mực để giáo huấn người khác, cho rằng như vậy là tốt cho người ta. Nhưng họ ít khi đặt mình vào vị trí người kia để thấu hiểu tình cảnh của họ, giúp họ cải thiện vấn đề từ gốc rễ. Do đó những gì người này nói, nhìn thì có vẻ muốn tốt cho người khác, nhưng thực chất chỉ là bề mặt, thậm chí có khi không giúp được mà còn hại người.

Một số phụ huynh vì muốn con học giỏi nên thường bắt con học thêm, sớm tối vùi vào sách vở, khiến đứa trẻ chịu áp lực rất lớn. Thậm chí có em đã ra đi ngay trên bàn học vì điều này. Đó là trường hợp của một cậu bé 11 tuổi ở Trung Quốc hồi tháng 3/2021. 

Tối hôm đó, cậu bé đang làm bài tập của lớp học thêm thì nói hơi mệt và muốn ngủ một lát, sau đó nằm gục xuống bàn. Người mẹ thấy vậy còn giục con ngồi dậy làm bài nhanh rồi đi ngủ. Nhưng không ngờ đứa bé đã ra đi mãi mãi vì “đột tử do căng thẳng trong thời gian dài”. Sự việc đã khiến người mẹ suy sụp và vô cùng hối hận.

 

Tổng hợp từ Tinh Hoa & Tạp chi HK

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents