TỘI NGHIỆP QUÁ MÀ CŨNG LÀ LO SỢ
NẾU KHÔNG MAY CON CHÁU CHÚNG MÌNH
BỊ ÔNG GIÁO DỤC DỞ ĐIÊN DỞ KHÙNG
ÉP BUỘC TRẺ THÀNH CỪU THÍ ĐIỂM
TIẾNG MẸ ĐẺ THIÊNG LIÊNG
PHẢI ĐÂU TRÒ CẢI CÁCH ?!
Mới đây, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD – ĐT Tp. Hồ Chí Minh chuyên trách về Hệ giáo dục Đại học tại thành phố đã lên tiếng về vấn đề cải cách tiếng Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.
Ông cho biết TP.HCM đặc biệt quan tâm đến đề xuất của PGS và rất sẵn lòng thí điểm vào giảng dạy tại các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM.
Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh chia sẻ rằng TP.HCM là thành phố phát triển với số lượng người nước ngoài cư trú, làm việc và học tập nhiều nhất cả nước. Rất nhiều người trong số đó mong muốn được học Tiếng Việt để giúp ích cho việc sinh sống và làm việc tại Việt Nam một cách thuận tiện hơn. Tuy nhiên, với cấu trúc ngữ pháp cũng như cách phát âm phức tạp của bộ chữ hiện tại thì khá khó khăn để người nước ngoài có thể học tập.
Sau khi xem xét và tìm hiểu toàn bộ nghiên cứu và đề xuất cải tiến bảng chữ cái Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền, ông Phạm Ngọc Thanh cho rằng đây là một nghiên cứu cực kỳ có giá trị trong việc thay đổi hầu hết những rắc rối mà bộ chữ hiện tại đang gặp phải như trùng âm, trùng nghĩa… Nếu có thể áp dụng bộ chữ mới của PGS.TS Bùi Hiền thì việc phổ cập Tiếng Việt đến mọi người sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
PGS.TS. Bùi Hiền và đề xuất cải tiến bảng chữ cái Tiếng Việt gây tranh cãi.
Do đó ông Phạm Ngọc Thanh đã đề nghị Sở GDĐT TP.HCM cho phép triển khai đưa nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái của PGS.TS Bùi Hiền áp dụng thí điểm giảng dạy ở các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS Bùi Hiền
Ông Phạm Ngọc Thanh cũng cho biết thêm, ngoài đảm đương chức vụ Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM, ông còn là cổ đông lớn có quyền quyết định về chuyên môn tại Đại học HUTECH. Nên trước mắt, ông Thanh đã cho các Giảng viên chuyên môn của HUTECH tập trung nghiên cứu về đề xuất này, để có thể triển khai ngay vào giảng dạy tại ĐH HUTECH trong năm 2018.
Nguồn: Thời Báo
Filed under: Góc nhìn giáo dục, Ngôn ngữ, Điểm báo | Tagged: Chuyện khùng điên, Tiếng Việt, Văn hoá |
Trả lời