Lại một hồi chuông cảnh báo cho mọi người về vấn đề vừa sạc pin vừa sử dụng các thiết bị điện tử cụ thể là điện thoại, máy tính bảng đừng chỉ vì một phút chủ quan mà đánh đổi cả tính mạng như anh chàng xấu số vừa thiệt mạng ngay trên giường ngủ khi vừa nghe nhạc vừa sạc máy tính bảng.
Vụ việc thương tâm này đã xảy ra tại thành phố Chanthaburi của Thái Lan. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2017, anh Sukkanya, 22 tuổi, quốc tịch Lào được phát hiện là đã tử vong tại khu phòng trọ dành cho công nhân thuộc số nhà 10/43, phường Plappla, thành phố Chanthaburi, tỉnh Chanthaburi.
Cảnh sát điều tra công an thành phố Chanthabur đã phối hợp cùng với các y sĩ thuộc bệnh viện Prapokklao đến hiện trường để tiến hành kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân.
Tại hiện trường, cảnh sát bắt gặp thi thể của anh Sukkanya, 22 tuổi, mang quốc tịch Lào đang nằm trên nền đất có trải chiếu cùng một chiếc chăn kê phía dưới người. Trên người nạn nhân mặc một chiếc áo phông màu đen và một chiếc quần soc màu hồng. Cùng với đó, cả hai bên tai của nạn nhân đang đeo tai nghe, được cắm vào một máy tính bảng màu trắng được đặt bên cạnh.
Sau khi kiểm tra thi thể nạn nhân, cảnh sát thấy không hề có gì bất thường và cũng không có vết thương do bị người khác sát hại. Tuy nhiên, họ phát hiện trước ngực nạn nhân có một vết màu đen giống như dấu vết của người bị điện giật. Ngoài ra, họ cũng dự đoán rằng, nạn nhân này rất có thể đã tử vong từ 12 tiếng trước rồi.
Ngoài ra, khi kiểm tra xung quanh phòng trọ của nạn nhân, cảnh sát còn phát hiện ra chiếc máy tính bảng đang được sạc pin và phần chân cắm của dây sạc được nối tiếp với một thiết bị dây dẫn điện khác. Đặc biệt, ổ điện chứa dây dẫn này có màu đen kịt và cảnh sát nhận định, đây có thể là nguyên nhân ban đầu khiến nạn nhân tử vong.
“Cháu trai của tôi mới đến tìm tôi được một tuần qua và tôi đã cho nó nghỉ trọ ở chỗ này trong thời gian đợi việc. Bình thường, nó rất khỏe mạnh và không có bệnh tật gì trong người, không rượu chè, không ma túy. Hôm qua, tôi gặp nó lần cuối vào lúc hơn 7h tối, sau đó ai về phòng người nấy nghỉ ngơi. Đến buổi chiều hôm nay, tôi cho người vào gọi nó đi ăn cơm thì không biết nó đã bất tỉnh từ lúc nào rồi. Sau đó, tôi liền gọi điện báo cảnh sát để họ đến điều tra“. – cô của nạn nhân nghẹn ngào chia sẻ.
Qua đó, nguyên nhân chính được xác định sau cái chết của Sukkanya là anh đã dùng thiết bị điện không an toàn. Việc cắm sạc và sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng… ) từ lâu đã được cảnh báo là nguy hiểm và tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải liên tiếp chứng kiến những vụ việc đau lòng diễn ra. Như một bài học đắt giá từ ý thức bảo vệ chính mình, câu chuyện về chàng trai xấu số này hy vọng sẽ thức tỉnh được các bạn trẻ.
Vừa sạc pin vừa dùng điện thoại – Thói quen chết người
Vừa sạc pin vừa sử dụng các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng là thói quen của nhiều người, tuy nhiên trên thực tế điều này có thể dẫn đến những tai nạn chết người, nhưng thường bị ngó lơ và ít người nghĩ đến.
Ngoài trường hợp của chàng trai kể trên, gần đây nhất vào tháng 9 vừa qua, chị Ngô Thị Liên (24 tuổi, trú tại xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, Nghệ An), đang mang thai ở tháng thứ tư, đã bị điện giật tử vong trong khi sử dụng điện thoại đang cắm sạc.
Hay một bé trai 13 tuổi sống tại quận Bình Tân, Tp.HCM bị tử vong do điện giật khi sử dụng điện thoại di động trong lúc đang cắm sạc, để lại sự tiếc thương cho gia đình và người thân.
Trước đó, một cô gái 23 tuổi làm nghề tiếng viên hàng không, sống tại khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc), đã tử vong do bị điện giật trong khi sử dụng điện thoại đang cắm sạc. Vụ việc lập tức gây xôn xao dư luận và giới công nghệ vì đây là một trong những trường hợp đầu tiên nạn nhân tử vong vì dùng điện thoại đang cắm sạc được ghi nhận.
Sau đây là 10 lời khuyên giúp bạn sử dụng điện thoại di động đúng cách
1. Không nên vừa sạc pin vừa nghe điện thoại hoặc vừa sạc pin vừa chơi game
Vì làm như vậy sẽ khiến điện thoại nóng lên nhanh hơn. Điều đó không tốt cho chính điện thoại và sức khỏe của bạn. Ngoài ra, khi đang cắm điện mà lại sử dụng điện thoại nguy cơ cháy nổ rất cao, có thể gây thương tích, thậm chí có thể gây tử vong.
Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn dẫn đến chết người khi vừa sử dụng điện thoại vừa sạc. Đừng chủ quan.
Lời khuyên: Khi đang sạc thì không sử dụng điện thoại hoặc trang bị bộ sạc ngoài.
2. Không nên nghe điện thoại dưới trời mưa
Khi đi dưới trời mưa mà nghe điện thoại nước mưa có thể làm hỏng điện thoại hoặc nước mưa ngấm vào mạch có thể gây chập, cháy nổ, đặc biệt khi trời mưa có kèm theo sấm sét và rất có thể điện thoại của bạn sẽ trở thành “cột thu lôi” đó.
Lời khuyên: Để chế độ rung khi đi dưới trời mưa và chỉ nghe điện thoại khi đứng trong nhà.
3. Không nên để điện thoại trong túi quần, túi áo
Điện thoại liên lạc được nhờ sóng điện từ nên việc để điện thoại trong túi hoặc túi áo sẽ khiến sóng từ điện thoại ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, khi đó sẽ làm giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.
Lời khuyên: Với phụ nữ thì nên để điện thoại trong túi sách và với đàn ông thì nên để điện thoại ở túi da đeo ở thắt lưng. Ngoài ra sử dụng ốp lưng điện thoại cũng giảm bớt phần nào sóng điện từ.
4. Đừng nhắn tin hay gọi điện khi đang lái xe
Đây không phải là vấn đề cư xử mà là vấn đề an toàn. Thậm chí nếu bạn rất giỏi làm nhiều việc một lúc, vừa lái xe vừa nhắn tin không phải là điều nên làm vì nó có thể gây ra tai nạn. Dù thế nào đi nữa thì bạn cũng sẽ phải rời mắt khỏi đường và nhìn vào màn hình điện thoại để đọc, viết tin nhắn hoặc trả lời điện thoại.
Lời khuyên: Dừng xe rồi nghe điện thoại hoặc nhắn tin, sẽ chẳng ai dám phàn nàn bạn đâu.
5. Đừng lướt web, chơi game, mạng xã hội quá nhiều
Lướt web và tham gia mạng xã hội liên tục cũng như con dao hai lưỡi, và phần lớn chúng ta đều là nô lệ của nó. Đừng tốn quá nhiều thời gian để chơi game – thay vì sử dụng khoảng thời gian đó vào những việc có ích hơn. Nói cho cùng thì trò chơi được thiết kế để gây nghiện. Bạn có thể chơi trò chơi khi đặt giới hạn thời gian cho mình.
Lời khuyên: Bạn nên đặt giới hạn thời gian cho bản thân khi kết nối internet, điều đó tốt cho sức khỏe của bạn.
6. Đừng chụp ảnh và chia sẻ mọi thứ
Bạn muốn lưu lại mỗi khoảnh khắc của cuộc sống xung quanh, điều này không xấu, nhưng bạn đã bỏ lỡ những khoảnh khắc khi bận rộn chụp ảnh và chia sẻ chúng. Hãy để bản thân bạn cảm nhận cuộc sống chứ đừng qua ống kính camera bé tí. Cũng đừng chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân của bạn, rất có thể bạn sẽ bị lợi dụng đó.
Lời khuyên: Chia sẻ thông tin cá nhân sẽ khiến bạn bị người khác lợi dụng vào mục đích xấu. Hãy hạn chế điều đó.
7. Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
Nhiều người nghĩ rằng đọc truyện, chơi game, nghe nhạc sẽ giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng thật ra đây là một quan niệm sai lầm. Bạn sẽ ôm điện thoại cả đêm và cơn buồn ngủ sẽ chẳng bao giờ đến. Ngoài ra, đừng sạc hay để điện thoại ở đầu giường, não bạn không thích điều này.
Lời khuyên: Hãy tập thói quen tránh xa điện thoại trước khi ngủ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh hơn.
8. Đừng phớt lờ mọi người xung quanh
Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng một nhóm người ngồi uống cafe nhưng thay vì nói chuyện với nhau thì mỗi người lại sử dụng một điện thoại riêng? Điện thoại đang giết chết các mối quan hệ của bạn. Sử dụng điện thoại liên tục mọi lúc mọi nơi sẽ khiến cuộc sống của bạn thu nhỏ lại và bạn sẽ có xu hướng “yêu điện thoại hơn cả người yêu”. Đó thật sự là một điều cực kì tối tệ.
Lời khuyên: Khi gặp nhau, hãy nói chuyện và đừng “yêu” điện thoại quá.
9. Sử dụng điện thoại một cách có văn hóa
Một tin nhắn xúc phạm, một tiếng hét qua điện thoại, một chia sẻ không tốt về ai đó trên mạng xã hội sẽ để lại những hậu quả nặng nề. Câu chuyện về nhân viên mất việc khi nói xấu sếp trên mạng xã hội hay chia tay người yêu vì những tin nhắn xúc phạm nhau vẫn còn đó, đừng mắc sai lầm, hối hận sẽ không kịp đâu.
Lời khuyên: Điện thoại là một công cụ truyền tải thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhưng hãy sử dụng hợp lí và đúng cách nhé.
10. Điện thoại của bạn rất bẩn
Theo như một cuộc nghiên cứu thì sự thật là: điện thoại di động có lượng vi khuẩn nhiều gấp 18 lần nhà vệ sinh. Chúng ta mạng theo điện thoại mọi lúc mọi nơi và điều đó chính là nguyên nhân khiến cho điện thoại rất bẩn. Đáng nguy hiểm là bạn thường xuyên tiếp xúc điện thoại di động và đặt chúng ngay sát mặt và miệng.
Lời khuyên: Hãy sử dụng miếng dán hoặc bọc nhựa cho điện thoại của mình và nhớ phải thay chúng hoặc làm vệ sinh định kì nhé.
.
Nguồn: VietBF
Huỳnh Phương – Huệ Hương chuyển bài
Filed under: Công nghệ & đời sống, Cảnh giác an toàn, Điểm báo | Tagged: Cảnh giác an toàn, Cháy nổ vì sạc & gọi điện, Dùng DT khi đang sạc pin, Thói quen chết người |
Trả lời