Xin lỗi hay không ? – Ngô Khôn Trí

Vài dòng về việc viếng thăm Hiroshima của Tổng thống Obama

Vào ngày 27/5/2016 sắp tới đây, Tổng thống Obama sẽ đến thăm thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Cách đây 71 năm, t/phố này đã hứng chịu 1 trái bom nguyên từ đầu tiên của nhận loại do Tổng thống Truman đã ra lệnh thả xuống, giết chết 140.000 thường dân . Sau đó 3 ngày , vào ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai được thả xuống thành phố Nagasaki, giết thêm 74.000 thường dân, Đưa đến Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối Đồng minh vào ngày 2/9/1945. Thế chiến thứ hai chính thức chấm dứt.

Theo lời Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, thì chuyến đến thăm của Tổng thống Obama là để làm nổi bật cái giá khủng khiếp của chiến tranh gây ảnh hưởng cho thường dân trên khắp thế giới,  để tuyên truyền chính sách của Mỹ và chủ trương của T/thống về đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân, chứ không phải là để thảo luận về vấn đề đúng sai trong quyết định ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản của Mỹ. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không xin lỗi trong bất cứ hoàn cảnh nào và người Nhật cũng không yêu cầu Mỹ xin lỗi.
 photo Picture1_zpsfmhmneid.jpg

Việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Mỹ cách đây 71 năm đã bị chỉ trích là một hành vi trái với đạo đức vì gây thương vong số lượng lớn nhằm vào thường dân. Mặc dù có nhiều tướng lĩnh của Mỹ cho rằng việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết vì lúc đó Nhật Bản đã bại trận, chỉ cần tiếp tục ném bom thông thường vẫn có thể buộc Nhật đầu hàng.

Tuy nhiên, ý kiến ủng hộ cho rằng việc ném bom nguyên tử đã giúp kết thúc chiến tranh sớm , cứu nước Mỹ ra khỏi chiến tranh, cứu sống nhiều sinh mạng của lính Mỹ và cả lính Nhật nếu chiến tranh kéo dài. Riêng trong trận chiến đánh chiếm đảo Okinawa trước khi thả bom nguyên tử, Nhật mất hơn 100.000 quân, Mỹ đã mất 72.000 quân, hơn 1 nửa của tổng số 400.000 người Mỹ thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai là trong chiến tranh với Nhật.

Dựa theo lời khai của các quan chức Nhật Bản thời đó thì nếu không bị 2 trái bom nguyên tử , nước Nhật cũng sẽ đầu hàng trước ngày 31 tháng 12 và có khả năng trước ngày 1/ 11/ 1945.

Thật tế trước khi bị ném bom, lập trường của giới lãnh đạo Nhật đã có sự phân hóa. Một số nhà ngoại giao ủng hộ đầu hàng, trong khi các lãnh đạo quân sự quyết chiến đầu cho 1 trận chiến mang tính quyết định, đó là trận chiến trên đảo Kyushu với hy vọng có được tư thế để đình chiến sau đó. Đã xảy ra một cuộc nổi loạn nhỏ của giới quân sự không chấp nhận đầu hàng.

Sử gia Tsuyoshi Hasegawa cho rằng những quả bom không phải là lý do chủ yếu của sự đầu hàng mà chính là những chiến thắng lớn và nhanh chóng của Liên Xô ở Mãn Châu. Thế nhưng, tại thời điểm đó quân đội Nhật có trên 7 triệu binh sĩ, trong đó có hơn 4 triệu đóng trên lãnh thổ Nhật. 3 triệu quân còn lại được phân bố trên khắp vùng châu Á, do đó việc Liên Xô đánh bại 1 triệu quân Nhật ở Mãn Châu cũng không có ảnh hưởng lớn đối với giới quân sự cứng rắn không chấp nhận nhượng bộ nào của Nhật. Giới lãnh đạo dân sự muốn đàm phán nhưng giới quân đôi càng lúc càng nâng cao quyết tâm kháng cự bằng mọi giá. Nhiều nhà cải cách đã bị thủ tiêu. Vì không thể thống nhất ý kiến trong toàn nội các nên Nhật không thể đàm phán đầu hàng. Chính nhờ có 2 quả bom nguyên tử mà phe chủ hòa mới có cơ hội thuyết phục phe quân sự rằng không có tài nào hay lòng dũng cảm nào có thể chiến đấu với 1 cường quốc có vũ khí nguyên tử như Mỹ. Nhờ đó mới có được sự thống nhất đầu hàng của toàn nội các Nhật.

Bom nguyên tử đã giúp Thế chiến thứ hai nhanh chóng chấm dứt, giải thoát hàng triệu con người trong những vùng bị chiếm đóng, ngăn chặn được cái chết của hàng triệu người dân nếu xảy ra các cuộc chiến với quy mô lớn, bởi vì nhiều loại vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng đang sắp được đem ra sử dụng. Do đó, việc làm cho chiến tranh kết thúc sớm trong trường hợp này là một việc làm cần thiết. Tổng thống Obama không cần phải xin lỗi trong chuyến viếng thăm này ?

Montreal, ngày 16/5/2016

Ngô Khôn Trí

3 bình luận

  1. Hôm nay, Tổng thống Hoa kỳ , Barack Obama đã đến thăm t/p Hiroshima, ông đã khóc trong im lặng, nhắm mắt 5 giây để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử năm 1945 , trong thời gian có chiến tranh với Nhật.

    Ông nói :”Chúng ta phải làm gì khác để hàn gắn những nỗi đau như thế, ….chúng ta không thể nào quên buổi sáng ngày 16/8/1945…. Chúng ta hãy kiên định nỗ lực để có thể hạn chế các thảm họa….Hiroshima và Nagasghi nên là nơi bắt đầu của sự thức tỉnh lương tri của chúng ta.”

    Ông đã không nói lời xin lỗi vì cho rằng trong chiến tranh, người ta, cả 2 phía, ai cũng muốn thắng trận, dùng mọi cách, mọi phương tiện để thắng nhanh, kết thúc nhanh, tránh gây thêm thiệt hại (cho mình là chính chứ tránh gây thiệt hại cho đối phương hay không thì không hẳn ?)

    Thế nhưng, lương tâm của kẻ thắng đã bị dằn vặt khi nghĩ đến những đau thương mà mình đã gây cho kẻ thua. Do đó, ông đã thay mặt nước Mỹ quyết định đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm nạn nhân.

    Nói tới đây, người viết liên tưởng đến chuyện của đất nước mình. Bao nhiêu đau thương và mất mát đã xảy ra trước khi chiến tranh chấm dứt và những vấn đề sau đó.

    Thích

  2. Vòng hoa của Obama có ý nghĩa thay cho lời xin lỗi, phải vậy không, thưa Anh Ngô Khôn Trí?

    Còn chuyện đất nước mình, người dân Việt hiền hòa, có truyền thống bao dung từ ngàn xưa, ( lấy đạo nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo…) và biết bạn biết thù, nên họ đã chào đón TT Mỹ, Obama, vừa thân thiện, vừa trang trọng, nhất là chân thật.

    Thích

  3. Hiểu theo vị trí của mình. Hành xử theo lương tâm của mình là được.

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents