Không biết có bao nhiêu người đồng tình với ý kiến của Chị T.T này, nhưng quả thực nhiều người yêu quê hương đã bị sốc khi trở về với chùm khế ngọt, con diều nhỏ ….
Nhưng mà đây là quê hương của tôi, của bao người khác, mỗi ban mai thức dậy, dẫu thế nào chúng ta đều dấn thân…. với ước mơ sẽ có một ngày quê hương bớt đi những nghèo đói, những bất công, những tiêu cực … để dân giàu nước mạnh và Việt Nam không còn đứng ở hạng thứ 96 trong tổng số 157 nước trên thế giới về hạnh phúc!.
– “Bạn muốn ăn thực phẩm nhiễm hóa chất, muốn đi khám bệnh phải đợi cả thế kỉ, làm việc phải nhìn trước ngó sau, đi đường có thể chết vì tai nạn bất cứ lúc nào… thì hãy về Việt Nam”.
LTS: Trong cuộc tranh luận “đi hay ở” trên một diễn đàn dành cho sinh viên Việt tại Pháp có rất nhiều ý kiến trái chiều. Nếu như nhiều người muốn về quê hương thì độc giả T.T lại kiên quyết phản đối. VietNamNet xin đăng lại nguyên văn một ý kiến của thành viên này. Nguyên văn những tranh luận của chị T.T:
“Bạn cứ về Việt Nam ăn thực phẩm nhiễm hoá chất, áp lực con học theo điểm số, muốn đi khám bệnh đợi cả thế kỉ, làm việc phải nhìn trước ngó sau, đi đường có thể chết vì tai nạn bất cứ lúc nào… rồi bạn sẽ lại nhớ cuộc sống (ở Pháp) đang có.
Ở Việt Nam, mình không thể chịu được mỗi khi hàng xóm hay ai đó tới chơi tự tiện mở cửa ngó phòng mình. Mình mắng thì họ bảo mình ghê gớm và họ chỉ xem chứ chả làm gì. Mình không chịu được mỗi khi một bà mình quen rất xã giao lại cứ hỏi mình: “Tháng làm được bao nhiêu lương? Tại sao không giảm béo? Ăn cái này cái kia đi gầy lắm…”.
Mình rất ghét mỗi khi người tận đẩu đâu đến chơi nhà mình vào một sáng chủ nhật sau cả tuần mình làm việc cật lực chỉ thèm ngủ thêm vài tiếng và họ không hề báo trước. Mình rất ghét mỗi khi có ai đó nói: “Con này nó không có bố nên thế là tốt lắm rồi” chỉ vì bố mẹ mình chia tay.
Bạn nào đang ở nước ngoài thích ôm mộng nói tiếng mẹ đẻ thì ngày gọi điện về cho người thân khoảng 1 giờ là được nói thỏa thích. Mình chỉ muốn chị VanLinh đừng bị luỵ chút tình cảm mà kéo theo cả tương lai các con mệt mỏi. Cuộc sống ở Việt Nam của mình đang cực ổn nhưng chẳng bao giờ thích ở lại.
Mình kể cho các bạn nghe chuyện này để các bạn hiểu tại sao mình nói vậy. Cách đây 8 năm anh chị mình từ Đan Mạch trở về, mang theo một khoản tiền lớn mà anh chị tiết kiệm được khi ở bên đấy. Chị mình vẫn giữ nguyên nếp sống như ở Đan Mạch và đã bị sốc không ít lần.
![]() |
Khi đi sinh dù đã đóng 4 triệu chị mình vẫn phải “lót tay” cho bác sĩ 1 triệu (Ảnh minh họa) |
Lần đầu tiên là năm 2008 khi chị đi đẻ bệnh viện, đẻ dịch vụ đóng 4 triệu vẫn phải “lót tay” cho bác sĩ 1 triệu, chị mình đã mua BHYT cho con mà vẫn phải “bồi dưỡng” bác sĩ thêm 100 nghìn để tiêm không đau.
Lần sốc thứ hai là chồng chị về nước là tối ngày ôm bàn bia bàn nhậu, trai gái liên miên, khi ly hôn lương chồng 3000 USD nhưng toà chỉ bắt đóng nuôi con 5 triệu, không ràng buộc gì thêm về các nghĩa vụ liên quan.
Sốc lần ba là con đi học lớp 1 bị cô giáo hết nhét xuống cuối lớp, lại bắt ăn nhiều gấp mấy lần các bạn đến mức oẹ, con về tự bảo mẹ 20-11 phải mang quà đến cô. Bạn nào trong đời chưa ít nhất một lần trải qua các tập mình nêu trên thì bạn quá may mắn, số người như bạn không biết có chiếm 0,1% dân số hay không nữa?
Mình còn ghét cái kiểu ở Việt Nam, mời người ta ăn mà người ta ăn thật thì chửi là tham; Cho người ta mấy đồng thì đi kể khắp làng khắp tổng như kiểu cứu vớt một linh hồn; Đi làm chưa biết việc thì hỏi không ai nói, tự làm thì bị chửi toé loe…Cô giáo thì mớm văn ép học sinh viết theo, viết xong thì bảo không sáng tạo, sáng tạo thì bảo lạc đề.
Quan trọng nhất là bạn có muốn vì cuốn hộ chiếu xanh mà khổ sở mỗi khi đi đến một số quốc gia hay không? Bạn có hộ chiếu Pháp nghĩa là bạn đang được cầm trong tay một trong 10 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Cuộc sống vốn công bằng nhưng có những thứ lại công bằng hơn là vậy đó.
![]() |
Bạn có hộ chiếu Pháp nghĩa là bạn đang được cầm trong tay một trong 10 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới (Ảnh minh họa) |
Bạn nói bạn bị kỳ thị khi ở nước ngoài là do bạn chưa thật sự hoà nhập với cuộc sống của họ. Nếu bạn không ngừng phấn đấu và đóng góp cho xã hội của họ thì ít nhất bạn còn được công nhận là một phần của đất nước họ. Mình thấy bạn nào hưởng học bổng chính phủ Pháp, đi tàu giá rẻ, hưởng mọi ưu đãi sinh viên từ Pháp mà vẫn trở ra đá lại cái xứ cho bạn kiến thức lẫn miếng cơm thì không còn gì để nói. Đó là kiểu người qua cầu rút ván.
Mình không nói riêng nước Pháp mà đang nói các nhóm nước có mức phát triển chung rất tốt cho cuộc sống của nhiều người. Không phải ai cũng có khả năng để đến và được ở lại. Mình nhấn mạnh xưa này vẫn thấy từ “được” chứ chưa ai nói là “bị” ở lại cả.
Mình xin nói luôn mình không có ý định làm người Pháp, tiếng Pháp một chữ bẻ đôi mình cũng không biết nhưng cái gì đúng thì mình phải nói. Vậy thôi!”
Phương Lễ (Ghi theo lời kể của chị T.T)
Filed under: Góc nhìn, Văn hóa, Xã hội, Điểm báo | Tagged: Góc nhìn cuộc sống, Quê hương, Vấn đề và thái độ, Điểm báo |
Người Việt Nam có câu ” Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường mới biết người giòn hơn ta”, nhưng ngày xưa văn hóa giao tiếp hạn hẹp, khó khăn nên các cụ đành dạy “Ta về ta tắm ao ta; dù trong, dù đục ao nhè vẫn hơn”. Nhưng ngày nay không dấu nổi một sự thật là quá nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài, quá nhiều sinh viên giỏi muốn làm việc cho nước ngoài, nhiều người Việt giàu có ra nước ngoài chữa bệnh. Không hiểu sao như vậy, chắc có lẽ đồ ngoại tốt hơn đồ nội.
ThíchThích
Anh Huynhnam,
Theo thiển nghĩ của tôi những điều anh nêu ra có nhiều lý do, trong đó có lý do về kinh tế:
1/ Phụ nữ VN ở những xứ nghèo như vùng đồng bằng sông Cửu Long hay vùng núi phía Bắc buộc phải lấy chồng nước ngoài có thể già và xấu ở Hàn quốc hay Trung quốc những mong thoát nghèo hay ít ra cũng có được chút đỉnh tiền cho gia đình ( nếu họ không tự nguyện thì còn là bị bán lấy tiền, kẻ bán có khi là bọn ma cô, buôn người bất hợp pháp, có khi là có sự đồng thuận của cha mẹ )
Còn lại những trường hợp lấy chồng Tây, Âu, Mỹ… có thể một phần vì tình yêu là có thực, một phần chuộng cuộc sống tiện nghi hiện đại văn minh xứ người….
2/ Sinh viên giỏi muốn làm việc cho nước ngoài, ngoài lý do lương cao hơn nhiều thì còn có những chuyện ai cũng biết kiếm việc ở Việt Nam, cho nhà nước hay công ty tư nhân Việt đâu có dễ ( tiền đâu, đầu tiên phải lo tiền chạy việc đâu có ít ? ). Sinh viên giỏi ra trường muốn làm được việc, học việc ở công ty của nuốc ngoài rất hiệu quả, sau đó mới có thể làm được việc và làm tốt để thể hiện năng lực và kiếm tiền xứng với năng lực chứ. Người sinh viên giỏi chịu khó sau khi ra trường làm việc cho Việt Nam hay là cho công ty nước ngoài, ở môi trường nào người đó sẽ giỏi hơn, làm tốt hơn, làm được việc hơn ( sau một thời gian nhất định giả dụ 1, 2 năm) ? Ai cũng trả lời được câu hỏi này, phải không?
Vậy không hẳn vì tâm lý sính đồ ngoại đâu Anh Huynhnam
ThíchThích
2 anh mến,
Ngay ở trong nước, có người thích sống ở thành thị, có người thích sống ở trong Nam,…Thông thường, việc chọn nơi sống phần lớn tùy theo sinh kế, nơi có thể phát huy sở trường của mình. Cũng có người chọn nơi sống do hoàn cảnh riêng tư.
Khi thấy việc gì lạ và hay ở xứ người, cách tiếp nhận có khác nhau tùy theo mỗi người. Có người âm thầm tiếp nhận nhưng cũng có người tự đem cái xấu của mình ra chê để cho mọi người thấy cái hay của người. Theo tôi, cả 2 đều đúng. Vấn đề quan trọng là tâm mình để ở đâu.
Không nên khắc khe mà nên ghi nhận cách suy nghĩ cùa mỗi người. Khi người ta chê bai tức là người ta còn vấn víu với nó.Một khi đã dứt bõ thì không còn gì để nói ?
Ngày xưa tôi có dịp tâm sự với 1 bạn Nhật thân là :”2 anh em chung sống trong 1 xã hội Nhật. anh có 1 tình cảm duy nhất là yêu nước Nhật, nhưng mình thì có 2, một là VN và hai là Nhật”.
Vài dòng góp ý cho thêm vui.
ThíchThích
Sực nhớ 1 câu chuyện, xin được nêu ra. Trường hợp trên có điểm chung với câu chuyện, một cặp vợ chồng đi tham dự 1 buổi tiệc, tối về nhà người vợ than với ông chồng là anh thấy không, anh A đó giỏi kinh doanh nên giàu có, lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng với vợ, ga-lăng với phụ nữ, ăn mặc thanh lịch,… còn anh thì…, nói chuyện cộc cằng với vợ, chẳng biết ga-lăng, ăn mặc bê bối,…
Tốt hay xấu ? Đúng hay sai ?
ThíchThích
Xin kể thêm 1 câu chuyện nữa để giúp vui.
Trước nhà 1 cặp Việt kiều Mỹ, có 1 cặp vợ chồng người da trắng dọn đến ở, ngày nào cũng thấy người chồng ra tận xe để tiển vợ đi làm và đón vợ về nhà, sách giùm sách tay của vợ, nắm tay hun hít, đi xe chung thì chạy đi mở cửa cho vợ,…
Cô vợ Việt kiều này nói với chồng mình :”Nè anh thấy người ta thương vợ chưa, đàn ông VN khô khan quá.”.
Vài năm sau, 2 vợ chồng da trắng đó ly dị, bán nhà. Người chồng Việt kiều hỏi vợ “Em thấy ai thương vợ nhiều hơn ai”.
Hết
ThíchThích