• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Vài dòng về việc “sùng bái cá nhân” – Ngô Khôn Trí

Trong quá trình phát triển của con người, ngoài việc sùng bái tự nhiên như thờ Trời, Đất, Nước, Mây, Mưa, Gió, Sấm sét, Biễn, Núi, …người ta còn sùng bái những nhân vật có công với đất nước tùy theo hoàn cảnh lịch sử của nước đó.

Tuy nhiên, ở một số nước kém văn minh, luật pháp chưa đầy đủ, người ta thường lợi dụng quyền thế của mình để tuyên truyền lý tưởng và thần thánh hóa các lãnh tụ, để lôi cuốn quần chúng ủng hộ cho việc làm của mình. Ví dụ như ở Bắc Triều Tiên, người ta tổ chức ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành rất hoành tráng, có cả hàng trăm , hàng nghìn công trình kiến trúc được xây dựng nhằm ca ngợi sự vĩ đại của ông và hơn 30 ngàn đền thờ ông mọc lên khắp cả nước.

Ở Đức vào thời Adolf Hitler nắm quyền cũng vậy, do sự tuyên truyền của NSDAP (Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa) như việc phong các tước hiệu “công nhân hạng nhất, binh sĩ hàng đầu,..”, nhiều bài hát và văn chương ca tụng lãnh đạo Hitler như một ông thánh, dân chúng Đức thời đó yêu mến và kính trọng ông.
Ở Liên Xô, vào ngày 25/2/1956, trước Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, lãnh đạo Nikita Khrushchyov công khai phê phán những hành động sùng bái cá nhân và những vụ thanh trừng nội bộ của Đảng Cộng sản liên Xô thời đó. Họ đã không dùng phương pháp thuyết phục, giải thích, hợp tác mà dùng biện pháp áp đặt người khác phải phục tùng vô điều kiện.

Trong xã hội văn minh ngày nay, quyền tự do cơ bản của cá nhân được tôn trọng bởi luật pháp. không ai có có quyền dùng bạo lực để bắt buộc người khác phải theo ý định của mình và không ai có quyền đòi hỏi người khác phải phục tùng mình một cách vô điều kiện.Vì thế, việc thần thánh hóa hay việc sùng bái một nhân vật nào đó hầu như không còn tồn tại nữa.

Thế nhưng, riêng ở Nhật, trước Đệ Nhị Thế chiến (trước năm 1945), người dân Nhật tôn sùng Nhật hoàng (Thiên hoàng hay Hoàng đế) gần như tuyệt đối, Thiên hoàng được coi như là thiên tử (con của trời). con cháu của Thái Dương Thần Nữ, được tôn sùng như là 1 vị “Thần”. Nhiều binh sĩ Nhật bị lợi dụng, sẳn sàng hy sinh mạng sống của mình vì Thiên hoàng, tham gia chiến thuật tấn công cảm tữ thần phong . Sau Đệ nhị Thế chiến , vào ngày 1 tháng 1 năm 1946, theo yêu cầu của Douglas MacAthur (Tổng tư lệnh Quân đội Đồng minh chiếm đóng Nhật bản), Nhật hoàng tuyên bố rằng Thiên hoàng không phải là thần thánh, nội dung của bản tuyên ngôn nhân gian này là:

“Mối quan hệ giữa Trẫm và các thần dân luôn luôn dựa vào lòng tin và sự thương yêu lẫn nhau, chớ không phải dựa vào các huyền thoại và dị đoan. Quả nhân xin khẳng định rằng quan niệm về hoàng đế là thần thánh và người Nhật Bản là dân tộc siêu hạng so với các dân tộc khác và có trọng trách là thống trị thế giới này là một quan niệm sai lầm”

Ngày nay, mặc dù Nhật hoàng không còn thực quyền mà chỉ là người đứng đầu quốc gia theo chế độ “quân chủ lập hiến”, nhưng vẫn được phần lớn người dân Nhật tôn kính. Không phải bởi những hoành tráng, cao sang bề ngoài ở những buổi có nghi lễ quốc gia (tài sản của Nhật hoàng là khoảng 30 triệu USD), mà là phong cách sống, giản dị có phần gần gũi và luôn chăm lo đời sống của người dân Nhật.

Clip You Tube :  Nhật Hoàng Akihito thăm các nạn nhân bị thiên tai động đất do sóng thần

.

 

Ngô Khôn Trí

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: