• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Tản Mạn Về Khóc – Huỳnh Huệ

Khóc ư? Cũng như cười, khóc thường bắt đầu bằng đôi môi run. Hay có lẽ mắt chớp nhanh và nhanh hơn để giữ cho lệ khỏi tuôn trào. Trước khi bạn nhận ra điều này, mắt bạn đã nhòe vì lệ – bạn đang khóc.

https://i0.wp.com/www.everydayworldchanger.com/wp-content/uploads/2014/09/child-tears.jpg

Có thể bạn nằm trong số những người khóc vì những cảm xúc tích cực, vui sướng. Nhưng không ai có thể phủ nhận rằng nhiều người trong chúng ta khóc vì buồn, đau khổ, bị tổn thương. Khóc ở đâu? Có thể khóc bất cứ ở đâu khiến bạn xúc động và không kiềm chế được cảm xúc. Nước mắt ấy là từ cảm xúc, vì cảm xúc.
Có thể bạn thuộc loại người mạnh mẽ và không nhớ được lần trước bạn khóc là khi nào vì bạn hiếm khi rơi lệ. Nhưng cũng không ít người rất dễ khóc, những người mau nước mắt.

Khóc vì đau từ một nỗi đau thể xác hay tinh thần?

Người ta thường khóc vì những điều này?. Bạn khóc vì bị một vết thương làm bạn đau? Bạn cũng có thể khóc khi bị cha mẹ mắng oan, tủi thân, bị ngộ nhận, vì thất bại, uất ức, vì tuyệt vọng, bị phản bội, vì chia tay người yêu….
Lại có những giọt nước mắt giả tạo mà người ta gọi là nước mắt cá sấu, chỉ để đạt mục đích làm người khác chú ý như kiểu em bé khóc vòi quà, để thuyết phục hay chiếm lòng tin của người khác như kiểu nước mắt của chính khách, nước mắt của tên sở khanh, nước mắt gợi lòng thương – chiêu thức của những người giả ăn mày, đóng giả người tàn tật…
Khóc vì những cảm xúc trước cái đẹp, niềm vui cũng không phải hiếm. Khóc vì một người thân yêu vừa qua cơn bạo bệnh, sau ca mổ thành công, hay chính bạn vừa giành được thắng lợi sau bao nhiêu nỗ lực gian khó…

Trong tất cả những trường hợp khóc, dưới góc nhìn khoa học, chỉ có tiếng khóc của trẻ sơ sinh khi vừa chào đời là không thuộc vào cảm xúc hay mục đích gì. Ngược lại với triết lý đời là bể khổ trong những câu thơ sau, thì tiếng khóc chào đời là mở đầu cho khóc vì nỗi khổ của kiếp người:
“Thoắt sinh ra thời đà khóc chóe” ( Nguyễn Công Trứ )

Hoặc

“Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!” ( Ôn Như Hầu, Nguyễn Gia Thiều)

Khóc không phải luôn là dấu hiệu của sự yếu đuối, bất lực

https://i0.wp.com/skepticfreethought.com/scrapbookoftruth/wp-content/uploads/sites/18/2015/05/Tears-2.jpg

Quả thật một số người, trước một nghịch cảnh và khó khăn, không biết hay không thể làm gì để vượt qua ngoài cách khóc. Họ yếu đuối và bất lực hệt như đứa trẻ bị bắt nạt, bị người khác dùng bạo lực mà không thể tự  vệ hay phản kháng…. Nhìn chung, khóc thành tiếng hay chỉ có những giọt nước mắt lặng lẽ rơi, thường bị nhiều người, đặc biệt là nam giới xem như dấu hiệu của yếu đuối, của sự bất lực. Nhưng điều này không đúng trong nhiều trường hợp như đã nêu trên, khi người ta khóc vi vui, vì cảm động…. Những trường hợp ấy không cần ai an ủi dù là khóc ở đâu, trước đám đông hay một mình…

https://cdn.psychologytoday.com/sites/default/files/styles/article-inline-half/public/blogs/103195/2013/08/132229-131820.jpg?itok=HevJ_qao
Khóc vui

Khóc cho vơi buồn và giải tỏa cảm xúc hay những căng thẳng.

Các trường hợp khóc này thường là có lợi cho tâm tình của bạn, miễn là bạn đừng khóc cả ngày, hay khóc hết ngày này sang ngày khác. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này hệt như kết quả nghiên cứu khoa học về chuyện khóc: Sau khi khóc, người ta thường thấy dễ chịu hơn cả về thể xác lẫn trạng thái tâm lý,  theo Bylsma qua một công trình nghiên cứu với gần 200 phụ nữ người Hà Lan, Personality and Individual Differences, 2008. Trên một bài báo khoa học có viết như thế này: Các bác sĩ thông qua một số nghiên cứu khác đã chỉ ra, nước mắt giúp loại bỏ các độc tố tạo ra do căng thẳng. Nước mắt của người khóc khi đau khổ chứa hàm lượng Protein khá cao. Đó là do các vật chất sinh ra khi người ta quá kiềm chế mình, và chính nước mắt đã giúp cho loại vật chất ức chế này xuất ra bên ngoài, từ đó giúp con người tránh khỏi những tổn hại về mặt thể chất và tinh thần. Ngoài ra, nước mắt giết chết vi khuẩn vì nước mắt có chứa chất lysozyme – một loại enzyme làm phân giải vỏ bọc của vách tế bào vi khuẩn và có tác dụng kháng khuẩn.

Khóc trong thơ nhạc

Đâu chỉ trong đời thường, tiếng khóc vẫn lên ngôi trong thơ ca đấy thôi. Bạn cứ thử gõ vào Google từ “ khóc trong nhạc” sẽ thấy hiện ra 814.000 kết quả (sau 0,28 giây.) Và  với “khóc trong thơ” sẽ có  784.000 kết quả (0,36 giây).  Xin đon cử chỉ Nhạc Trịnh Công Sơn thôi nhé. Bạn nhớ bản nhạc đầu tay của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Ướt Mi? “Người ơi nước mắt hoen mi rồi, đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca..? Và “ Còn hai con mắt khóc người một con./ Còn hai con mắt một con khóc người.” ( Con Mắt Còn Lại), Hoặc “ Lòng thật bình yên mà sao buồn thế/ Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ” ( Bên Đời Hiu Quạnh) Và cả hạt lệ trong chân như : “Bước tới hư vô khoác áo chân như/ Long lanh giọt lệ / long lanh giọt lệ / giọt lệ thiên thu” ( Giọt Lệ Thiên Thu).

Tóm lại, khóc là một hiện tượng tự nhiên, một phản ứng tự nhiên rất người, của cơ thể và từ tâm hồn. Người ta khóc vì nhiều lý do, và nước mắt trong một số trường hợp đem lại kết quả tốt. Thường sau khi khóc người ta thấy tốt hơn! Đáng sợ hon chuyện khóc là khi ta trở thành vô cảm, khi ta không còn nước mắt cũng như không thể khóc thầm trong lòng bởi tâm hồn đã bị chai lỳ, không còn cảm xúc nữa. Vậy thì bạn cũng như tôi, khi cần rửa mắt và gột bỏ những cảm xúc nào đó, để dễ chịu hơn, chúng ta cứ khóc, một chút hay một lúc thôi, đừng sợ bị ai cho là yếu đuối!

.

Huỳnh Huệ

Ảnh:  Kho Internet

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: