• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 097 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 097 other subscribers

Thương hiệu tái sinh chật vật tìm đất sống

Những thương hiệu Việt nổi danh một thời trước đây đã ngừng hoạt động nhưng nay lại được tái sinh. Tuy nhiên, hầu hết đang phải gồng mình tìm thị phần, bởi lẽ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.

1.Xà bông Cô Ba

 

Năm 1932, ông Trương Văn Bền thương gia nổi tiếng Nam Kỳ trong lĩnh vực xay xát gạo, dầu ăn và dầu công nghiệp, quyết định mở thêm nhà máy làm xà bông lấy tên là xà bông Việt Nam. Ông đã dùng hình ảnh của một người con gái đẹp Việt Nam đậm chất Nam bộ là “Cô Ba” để làm đại sứ cho sản phẩm và nhanh chóng nổi tiếng.

Thời ấy, xà bông Việt Nam đã đánh “bạt” xà bông thơm Marseille nhập từ Pháp. Không những thế, loại này được dùng rộng rãi ở Lào và Campuchia, đồng thời, xuất khẩu qua Hong Kong và một số nước thuộc địa của Pháp.

Sau 1975, hãng xà bông của ông Trương Văn Bền vẫn được giữ lại dưới hình thức công tư hợp doanh có tên nhà máy xà bông Việt Nam. Cho đến trước năm 1995, bóng dáng của “Cô Ba” vẫn bao trùm cả miền Nam lẫn miền Bắc.

Khi liên doanh với tập đoàn P&G, nhà máy xà bông Việt Nam buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ. Chỉ xà bông Cô Ba được duy trì nhưng sau một thời gian cũng phải ngừng hoạt động.

Sau một thời gian bị quên lãng, mới đây Công ty cổ phần sản xuất thương mại Phương Đông quyết định làm sống lại thương hiệu xà bông Cô Ba. Tuy nhiên, xà bông Cô Ba cũng mới chỉ tái xuất âm thầm và có mặt khiêm tốn trong hệ thống siêu thị, lượng sản phẩm bán ra không nhiều.

Hiện, doanh thu chính của Phương Đông vẫn chủ yếu nhờ gia công và phân phối cho các nhãn hiệu nổi tiếng khác.

2. Dạ Lan

Năm 1988, ông Trịnh Thành Nhơn thành lập thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan tại TP HCM. Khi đó, cơ sở sản xuất cũ của ông được nâng cấp thành Công ty Sơn Hải.

Vào những năm 1993-1994, Dạ Lan lớn mạnh, chiếm tới gần 70% thị phần cả nước. Đây là sản phẩm góp phần đánh bật kem đánh răng Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Thời kỳ ấy, Dạ Lan cùng với P/S chiếm lĩnh hơn 95% thị phần kem đánh răng cả nước.

Năm 1995, ông Trịnh Thành Nhơn quyết định bán thương hiệu Dạ Lan cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD. Sau khi mọi thủ tục chuyển nhượng và liên doanh hoàn thành, thương hiệu Dạ Lan chỉ tồn tại 3 tháng khi bị thay thế bằng kem đánh răng Colgate. Năm 1998, phía đối tác giải thể công ty vì thua lỗ. Mặc dù sau 3 năm liên doanh với Dạ Lan, Colgate Palmolive đã chiếm 10% thị phần, tương đương 30 triệu USD.

Năm 2009, ông Trịnh Thành Nhơn, lúc này là Tổng giám đốc Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế ICC quyết định đưa Dạ Lan trở lại thị trường Việt Nam. ICC đã đầu tư hơn 1 triệu USD cho dây chuyền sản xuất nhập từ châu Âu để sản xuất kem đánh răng Dạ Lan. Từ năm 2000 đến 2006, ICC đã bỏ ra tổng cộng 10 triệu USD và mỗi tháng chi hơn 1 tỷ đồng cho quảng cáo, tiếp thị.

Ông Nhơn cho biết đã áp dụng mọi cách để tiêu thụ Dạ Lan, như đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, tổ chức bán hàng lưu động, đưa hàng về nông thôn, ký gửi hàng, tặng quà, dùng thử sản phẩm miễn phí… Tuy nhiên, dù có giá rẻ hơn 10-20% so với sản phẩm cùng loại, tăng trưởng của Dạ Lan hầu như không đáng kể.

3. Trúc Bạch

Tiền thân của Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco) là nhà máy bia Hommel được người Pháp xây dựng năm 1890 tại Hà Nội, phục vụ cho toàn Đông Dương. Đến 1940, sản lượng đã lên đến 5 triệu lít bia một năm.

Sau năm 1954, người Pháp rút về nước, nhà máy bia Hommel bị bỏ hoang. Tới năm 1957 nhà máy được Việt Nam xây dựng lại và đi vào hoạt động với cái tên Nhà máy bia Hà Nội. Ngày 15/8/1958, mẻ bia đầu tiên chính thức ra đời, được đặt tên là Trúc Bạch.

Khoảng những năm của thập niên 80, đất nước khó khăn, loại bia cao cấp Trúc Bạch vượt quá khả năng tiêu dùng của người dân, nên việc sản xuất bia Trúc Bạch phải dừng lại.

Năm 2010, chọn đúng dịp kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Habeco bất ngờ tái xuất bia Trúc Bạch. Nhưng theo đánh giá của chuyên gia trong ngành, bia Trúc Bạch rất khó cạnh tranh do không làm rõ được phân khúc của mình. Hiện giá bán bia Trúc Bạch gần tương đương với Heineken. Trong khi đó, ở dòng bia phân khúc bình dân, bản thân Habeco cũng đang cạnh tranh chật vật với Sabeco

Tại thị trường trong nước, VBL đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng Heineken, Tiger. Thất bại của nhãn hiệu bia Laser thuộc Công ty Tân Hiệp Phát trước đây là một bài học đắt giá cho sản phẩm bia nội muốn cạnh tranh trong phân  khúc cao cấp.

4. Hynos

Thập niên 60-70, hình ảnh anh Bảy Chà Và da đen cười tươi với hàm răng trắng, đều và đẹp của kem đánh răng hiệu Hynos đã trở nên quen thuộc với người dân miền Nam. Ông chủ Vương Đạo Nghĩa, một doanh nhân gốc Hoa có lúc đưa sản phẩm của mình vươn ra cả thị trường Đông Nam Á và Hong Kong.

Sau năm 1975, hai hãng kem đánh răng nổi tiếng lúc bấy giờ là Hynos và Kolperlon sáp nhập lại thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan. Tuy nhiên, sản phẩm không bán được nên công ty quyết định đổi tên sản phẩm theo tên của kem đánh răng P/S được nhập khẩu về trước đó và bắt đầu được biết đến rộng rãi, chiếm 60% thị trường vào những năm 1988-1993.

Năm 1997, Tập đoàn Unilever thuyết phục Công ty hóa phẩm P/S tham gia liên doanh, lập ra công ty Elida P/S, cùng khai thác nhãn hiệu P/S. Lúc này, Công ty hóa phẩm P/S không còn sản xuất kem đánh răng P/S nữa mà chỉ gia công vỏ hộp kem đánh răng cho liên doanh này. Ông Nguyễn Hùng Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần P/S bán thương hiệu thời điểm đó và thu về tổng cộng 14 triệu USD.

Sau 10 năm liên doanh, Công ty cổ phần  P/S quyết định tái sinh sản phẩm kem đánh răng Hynos sau khi cổ phần hóa vào năm 2007. Công ty đã mang Hynos về bán ở nông thôn nhưng đạt doanh thu thấp nên đành đưa Hynos quay về thành thị với việc đưa hàng vào bán tại siêu thị. Tuy nhiên, Hynos vẫn chỉ chiếm một số lượng ít ỏi trên kệ siêu thị và ngày càng mất thị phần.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc trở lại của Hynos khó thành công, bởi lúc này Colgate, P/S đã chiếm 90% thị trường. Doanh thu của công ty vẫn chủ yếu nhờ gia công kem đánh răng xuất khẩu và làm nhãn hàng riêng cho một số tập đoàn. Theo tiết lộ của đại diện siêu thị, doanh số bán hàng của sản phẩm này liên tục giảm.

Theo chia sẻ của đại diện siêu thị, hiện doanh thu của các sản phẩm này đa số giảm. Nhiều sản phẩm cả tuần không có khách mua.

Nguyên nhân là áp lực cạnh tranh trên thị trường tăng cao, trong khi người tiêu dùng lại mất định hình về sản phẩm.

Hồng Châu

Nguồn: VnExpress

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: