• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Krishnamurti Và Cơ Cấu Của Thực Tại – A.D Dhopeshwarkar ​

https://i0.wp.com/www.phusa.info/images1/krishnamurti.jpgKrishnamurti

Chúng ta phải nhớ rằng sự qui định không những là nguyên nhân của những đau khổ và phiền não mà chúng ta muốn lẩn tránh, nhưng còn là nguyên nhân của toàn bộ lãnh vực những kinh nghiệm tập nhiễm, về lạc thú, khoái cảm và những mê đắm ngất ngây, không điều nào trong những thứ đó là tự nhiên và tự phát, nhưng do bị tiêm nhiễm, rèn luyện và biến thành một thói quen, một phản xạ có điều kiện, một kẽ nứt hay một kênh truyền dẫn trong đó những hoạt động của chúng ta được làm cho trôi chảy.

Đọc lại

Krishnamurti và Cơ Cấu Của Thực Tại ( Phần I )

Krishnamurti và Cơ Cấu Của Thực Tại ( Phần II )

Phần lớn lao hơn của nền văn minh và văn hóa của chúng ta tùy thuộc vào “bản chất thứ hai” của chúng ta vốn không phải là bản chất của chúng ta, đó chỉ là toàn bộ phản ứng bị tiêm nhiễm, một cách vô tình hay cố ý. Chúng ta không hề ý thức chúng là sự qui định, cũng không sẵn sàng từ bỏ chúng, vì chúng hoàn toàn góp phần vào việc tô điểm cho nội dung của cái “tôi”, bản ngã, ‘tôi là thế này chứ không phải là thế kia’. Sức mạnh của cái “tôi” phức tạp không thể được đánh giá quá cao. Khi nào sự kéo dài liên tục của cái “tôi” phức tạp vẫn còn đó, bất cứ điều gì có thể xảy đến với chúng ta, một cách chủ yếu, chúng ta vẫn còn nguyên là con người theo cách đó. Krishnamurti khuyên chúng ta rằng, sự khinh rẻ và chỉ trích cái “tôi” là việc làm không đúng đắn, cũng không thích đáng.

Cái “tôi” là kết quả của những gì đã xảy ra với chúng ta do thiếu thận trọng và có thể nói nó chỉ là sự biểu hiện của quá khứ chúng ta và không có động lực xấu xa nào của riêng nó. Nó chỉ là những gì chúng ta đã gây ra do thiếu tỉnh thức, thiếu quan sát, thiếu xem xét và hiểu biết. Tất nhiên nó sẽ tan biến trong tỉnh thức, sẽ bị thiêu rụi trong ngọn lửa hiểu biết. Nhưng tính chất tỉnh thức và hiểu biết của chúng ta có tầm quan trọng cấp bách, nếu chúng ta chỉ trích cái “tôi”, nếu chúng ta muốn loại bỏ nó hoặc nếu chúng ta trông chờ phần thưởng tâm linh nào đó từ sự nỗ lực của chúng ta, chẳng khác nào chúng ta mời gọi sự thất vọng ngay từ lúc bắt đầu.

Do đó, sự liên hệ giữa tâm trí bị qui định với sự tỉnh thức và tâm trí không bị qui định, phải được thấu hiểu một cách rõ ràng. Sự cố gắng khám phá tất cả những điều này không phải là sự cố gắng của ý chí, nhưng của sự nhẫn nại, của tầm quan trọng được xác nhận trong vấn đề, sẽ nới rộng tầm nhìn xa hơn những gì chúng ta đã quen thuộc, đi sâu vào nguồn gốc của sự sống và chạm đến cốt tủy của thực tại.

Khá dễ dàng khi lý luận rằng tâm trí bị qui định bởi quá khứ chỉ là một tâm trí phiến diện và do cách sử dụng nó một cách phiến diện, chúng ta coi thường việc sử dụng tâm trí với trạng thái không bị qui định, nghĩa là, với tính cách một tâm trí tổng thể – trí tuệ bản nhiên. Với cách sử dụng tâm trí trong đời sống hàng ngày, chúng ta khó mà ý thức được chúng là tâm trí phiến diện, có khuynh hướng phân chia.Toàn bộ giáo lý căn bản của Krishnamurti là: Khi nào chúng ta ý thức rằng chúng ta đang sử dụng tâm trí phiến diện hay bị qui định, lúc ấy, chúng ta mới phát hiện được hoạt động bình thường của tâm trí tổng thể và sẽ trở nên chân thật đối với đồng loại của chúng ta và đối với chính mình.


Dịch giả : Mỹ Liên

Túy Phượng chuyển bài

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: