Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên:
‘Kẻ lười biếng’ và cách nhanh nhất để Bộ Giáo dục lấy lại niềm tin
(GDVN) – Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nên chủ động đối thoại với “Kẻ lười biếng” và cuộc đối thoại đó nên được ghi hình lại và phát chiếu cho mọi người xem…
‘Kẻ lười biếng hẳn đã thương đau cho mình và bạn bè nhiều lắm’
Xem clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” tôi thật sự bất ngờ vui mừng vì khả năng hùng biện hấp dẫn của một học sinh lớp 12 đã vạch ra đích đáng những lỗi hệ thống của cả nền giáo dục nước nhà bao nhiêu năm nay. Tôi tin em phải thương đau cho mình và bạn bè cùng thế hệ lắm mới nghĩ được và nói được như vậy.
NPB Phạm Xuân Nguyên: “Tôi tin em phải thương đau cho mình và bạn bè cùng thế hệ lắm mới nghĩ được và nói được như vậy”. |
Clip “kẻ lười biếng” luận về giáo dục
>Phần 1: “Học kiến thức cơ bản đến lớp 9 là đủ”!
>Phần 2: “Học để thi tạo ra thế hệ đối phó với mọi thứ”
>Phần 3: Ôi bằng cấp, điểm số, bệnh thành tích!
>Phần 4: ‘Người vô đạo đức thì tạt axit, tấn công bằng bom nguyên tử’
>Phần 5: Cái tội làm hỏng “công cụ thu hoạch” của học sinh là gì?
>Phần 6: Học và chơi, đam mê và lười biếng
>Phần 7: “Những người giỏi cũng chỉ ở trên mặt báo”
> Phần 8: Bày ra thi cử để bán sách, học thêm, luyện thi. Chỉ có bày vẽ là giỏi!
Nói tóm lại, với clip ấy, cá nhân tôi rất vui mừng, phấn khởi và ủng hộ em. Clip đã đặt ra được nhiều câu hỏi lớn trước các vấn đề như: Thi cử, đạo đức, điểm số, học đối phó và cả đề xuất rất táo bạo của em: Chỉ cần học đến lớp 9.
– Trong clip, vấn đề giáo dục nào học sinh này đặt ra khiến ông tâm đắc nhất?
– Có ý kiến cho rằng, cậu học trò đã học đến lớp 12, như vậy cũng là sản phẩm của nhà trường, tức là sản phẩm của nơi nhiều bất cập mà cậu ta đề cập trong clip. Ông nghĩ sao về điều này?
– Từ clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng” ông có thể gợi ý: Làm thế nào để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhà trường hiện nay?
NPB Phạm Xuân Nguyên: Đây là vấn đề tôi đã đề cập nhiều lần: Tại sao học trò ghét văn? Cũng con người ấy, nhưng khi về được viết tự do thoải mái, viết đúng mình trên facebook thì các em đã viết tốt, đọc rất thích. Nhưng đến khi làm văn thì các em lại không thích nên đọc gượng gạo và khô như cơm sống. Lâu nay ở trường các em là giả, bài vở cũng đều là giả. Có nhiều học sinh có thể làm được như cậu bạn trong clip nhưng môi trường không cho các em được nói.
– Trong clip “Sự trăn trở của kẻ lười biếng”, tư tưởng nào của học sinh khiến ông đồng tình và ủng hộ nhất?
NPB Phạm Xuân Nguyên: Vì một nền giáo dục khai phóng! Tôi đồng tình và ủng hộ tư tưởng này của em học sinh khi kết thúc bài hùng biện rất hay của mình kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.
– Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Filed under: Chia Sẻ Tuổi Học Trò, Nhân vật & sự kiện, Tản mạn | Tagged: Chia Sẻ Tuổi Học Trò, Gia đình, Giáo dục, Nhà trường, Nhân vật & sự kiện, Điểm báo |
Trả lời