• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 092 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 092 other subscribers

Vài Dòng Về Sự Lựa Chọn Tên Nước – Ngô Khôn Trí

 photo Vietnam_zpsa16d0e17.jpg
Trong thời gian gần đây, báo chí trong nước bàn tán về vấn đề thay đổi tên nước của Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp . Thay vì dùng tên nước là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” dùng lại tên “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”.

Ý kiến ủng hộ cho rằng :

-Tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” thể hiện sự tiến lên của đất nước là đã lật đổ chế độ nhà nước phong kiến chuyên chế. Gợi nhớ lại một thời vinh quang.

-Tên “ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quyết định bởi Quốc hội khóa VI (2/7/1976) và đưa vào Hiến pháp năm 1980. Thế nhưng, từ khi xảy ra cuộc cách mạng năm 1989, khởi đầu từ Ba Lan rồi lan tràn qua Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Romania. Sau đó Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, Đông Âu không còn là mẫu mực để các nước khác noi theo nữa.

Tuy nhiên ý kiến chống lại sự thay đổi này thì cho rằng :

-Không muốn quay lại tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” vì nó gắn liền với thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp với nhiều khuyết điểm nóng vội, duy ý chí.

– Tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuy dài dòng, ít được thiện cảm của nhiều bạn bè thế giới, nhưng không có gì là không tốt và không phù hợp . Điều cốt lõi là phải phát triển đất nước ngày càng mạnh, thực hiện tốt việc phát huy dân chủ.

-Việc thay đổi tên nước sẽ gây ra nhiều tốn kém cho nhà nước vì phải thay đổi đồng tiền, giấy tờ, bảng hiệu, v.v…

Cho dù có mang tên nước thế nào đi nữa nhưng nó không thể mất chữ VIỆT NAM vì đó là 1 tên riêng mang tính lịch sử của  một dân tộc anh hùng , một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông. Còn những từ mang tình hình thức như “Dân chủ Cộng Hòa” hay “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” v,v…được thay đổi mỗi khi có cuộc thay đổi triều đại và nó cũng chưa được đem ra tham khảo ý kiến của người dân qua cuộc trưng cầu dân ý nào hết. Như vậy, tại sao chúng ta không đổi thành “Việt Nam” thôi cho ngắn gọn để đúng cho mọi thành phần và mọi thời đại ?

https://i0.wp.com/www.vnembassy-russia.gov.vn/vnemb.russia/nr070521170056/ban%20do.gif

Đối với đại đa số người dân trong nước, việc thay đổi tên nước không quan trọng bằng việc đất nước này sẽ phát triển theo chiều hướng nào để có được 1 hệ thống chính trị trong sạch, xã hội công bằng, dân chủ, mọi người dân có được cuộc sống sung túc cả về vật chất lẫn tinh thần.

Trong cuộc sống cá nhân, có những việc chúng ta không thể tự quyết định được từ khi chào đời, ví dụ như ngày sinh, nơi mình sinh ra, tổ tiên, tên của mình, người hàng xóm, v.v… Nhưng chúng ta có quyền chọn cuộc đời cho mình bằng cách tự chọn bạn để kết thân, chọn nơi để ở, chọn việc để làm, chọn cách sinh nhai, chọn lẽ sống cho chính mình, v.v…. Sự chọn lựa của chúng ta sẽ quyết định cuộc đời của chúng ta.

Trên bình diện quốc gia cũng vậy, tên nước không quan trọng bằng sự lựa chọn cách phát triển đất nước theo chiều hướng nào vì nó sẽ quyết định vận mệnh của quốc gia đó theo hướng đó ?

Tuy rằng bản thân không thích tập đoàn lãnh đạo của Trung Quốc hiện nay, nhưng phải nhìn nhận câu nói của Đặng Tiểu Bình đáng nên tham khảo : “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”.

.

Montréal ngày 17/4/2013

Ngô Khôn Trí

Advertisement

Một bình luận

  1. Dear Anh Trí,

    Link của bài này trên Facebook, có một bạn trẻ là Đỗ Văn Anh tán thành :

    “Đúng vậy, có thực mới vực được đạo”

    Đúng như ý kiến của Anh Trí: cần thiết nhất 2 tiếng Việt Nam thiêng liêng như trong lời ca của Phạm Duy:

    “Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
    Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
    Việt Nam nước tôi. ”

    Chính là làm sao nước mạnh, dân giàu, bảo vệ lãnh thổ là khát vọng của nhân dân.

    Cám ơn Anh Trí về bài viết

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: