ĐẦU NĂM CÒN HƯƠNG TẾT.
ANH DOÃN LÊ, Hội An vừa đưa ra câu xuất đối, không biết xuất xứ từ đâu, của tác giả nào, chưa ai đối chỉnh.
.
VẾ XUẤT NHƯ SAU :
BÁNH ÍT NHIỀU ĐƯỜNG, BÁNH ÍT NGỌT.
.
MỜI ANH EM THAM GIA NHÉ !
Phạm Phù Sa xin mở đầu :
Vế đối :
Sông Hàn, nóng nước- sông Hàn bia !
( Bia nhãn hiệu Sông Hàn, các tay nhậu uống không có đá thường gọi là bia “nóng”.)
.
Phạm Phù Sa
***
Nguyễn Tấn Ái :
Đất mà mất nước, đất nước teo
Filed under: Bạn hữu, Ngôn ngữ, Vui cười | Tagged: Bạn hữu, Ngôn ngữ, Vui cười, Đối |
Vế xuất đối này tuy đơn giản nhưng khó tìm ra vế đối thật chỉnh bởi lẽ nó được dùng 2 từ nghịch nghĩa gần nhau : Ít – nhiều. Nhiều đường tất phải ngọt. Bí quá, PS dùng Sông Hàn, là địa danh, cũng là thương hiệu Bia . Hàn nghĩa là lạnh. Mà đối nghịch là nóng Lạnh – nóng. Nóng nước thì phải là bia là không chỉnh đối. Nhưng biết làm sao? Ai có vế đối nào hay hơn xin tham gia cho vui.
ThíchThích
Những câu đối hay quá!!! Năm mới em cũng chúc bmh có nhiều bài hay thật hay nhá. Có nhiều trang về xã hội, nhiều châm ngôn sống đẹp và nhiều bài hát về tuổi teen chúng em nhé.
ThíchThích
Cha chả! bây giờ Phù Sa mới thấy thêm một cái khó nữa của vế xuất , không chỉ dùng nghịch từ mà còn ở cái nghịch lý của nó: Cái gì cho nhiều đường cũng phải ngọt nhiều, đằng này Bánh Ít nhiều đường mà lại ít ngọt. Chữ Ít đầu viết hoa ( danh từ ), chữ ít sau viết thường ( tính từ ). chà chà…khó đây !
ThíchThích
he he, vui quá, Ái góp phần:
Đất mà mất nước, đất nước teo
ThíchThích
Chào Ái năm mới nhé. Mấy anh em Hội An đang đau đầu câu đối này đây .
Bánh Ít nhiều đường bánh ít ngọt
Đất mà mất nước đất nước teo
Chữ mà sao đối được với chữ Ít hè ? chữ nhiều cũng không thể đối với chữ mất. Chữ Bánh Ít đi đôi, vế sau cũng lặp lại mà khác nghĩa. Ha hà …
Phù Sa tiếp đây :
Bánh Ít nhiều đường bánh ít ngọt
Cô Không có chửa ( thai ) cô không lo
Ít -nhiều; không-có không biết được chưa đây !
ThíchThích
Đầu năm thăm BMH đọc được các câu đối của hai nhà thơ PP Sa và NT Ái cười muốn…bể cái bụng. Vế xuất câu đối này quá hiểm, vì đó là cách chơi chữ độc đáo của người ra vế đối.. DL nghĩ đã bạc cả tóc mà vẫn chưa ra được một vế đối chỉnh, chứ đừng nói là hay.Như chúng ta đều biết, bánh ít là tên một loại bánh ngọt của Quảng Nam, còn gọi là bánh ít lá gai, thường được làm quà tặng khách xa như một đặc sản. Vế xuất đối hiểm là vì người ra đã tận dụng cái tên “bánh ít” để ra câu đối vừa đúng lí, lại vừa vô lí (Nhiều đường thì ngọt, nhưng lại cũng …ít ngọt). Đó là đặc điểm ngữ học của nó. Câu đối lại phải thoả mãn đầy đủ các yêu cầu về tự loại, luật bằng trắc, và đặc điểm ngữ học của vế xuất.Ôi bể cái đầu! Ráng thử xem. Cám ơn Phù Sa và Tấn Ái đã tiên phong xuất chiêu.
ThíchThích
Hê hê, lần này thì Phù Sa hết trật rồi nhé. Nghe nè:
Bánh Ít nhiều đường bánh ít ngọt
Anh Không có bạc anh không vui.
OK chưa, anh Doãn ?
ThíchThích
Trước hết, xin chúc mừng PPSa đã một lúc rinh được 6 giải thưởng, trong đó có 2 giải cao nhất, trong cuộc thi Câu Đối Tết mừng Xuân Nhâm Thìn do TT Văn Hoá Thể Thao Hội An tổ chức. Sau khi nhận giải vào dịp lễ Nguyên Tiêu, nhớ “rửa giải” đấy nhé. Phone mời Tấn Ái phi xuống Hội An, các chị Huệ, Tuý Phượng, Đàm Lan, anh Hồng Phúc… bay ra chung vui nhé, cùng “rửa” thật sạch sẽ hết tiền thưởng! PP Sa năm này mới đầu năm đã làm ăn khá quá!Nghe đâu tiền thưởng 6 giải đến bạc triệu lận đấy!
Còn bây giờ thì có vài nhận xét câu đối “hết trật” ở trên:
1/ Ưu: nhiệt tình, kiên nhẫn, thua keo naỳ ta bày keo khác, lần sau “ngầu” hơn lần trước, lần trước không được bằng lần sau.
2/ Khuyết: Hì hì, chưa OK. Vì một vế đối cần phải đạt nhứng yêu cầu sau, như GS Dương Quảng Hàm trong VNVHSY và học giả An Chi (Huệ Thiên) trong Chuyện Đông, Chuyện Tây: 1/ Cùng tự loại 2/ đối thanh điệu 3/cùng đặc điểm ngữ học 4/đồng cấu trúc 5/cùng trường nghĩa 6/ hài hoà nội dung hoặc hoàn cảnh sáng tác.
Trước hết chúng ta cần hiểu vế xuất của câu đối độc đáo và hiểm ở chỗ là bắt buộc người đối phải đối thế nào thoả mãn được hai cách hiểu:
Cách 1: Bánh ít nhiều đường – Bánh ít – ngọt (có lí)
Cách 2: Bánh ít nhiều đường – bánh – ít ngọt (vô lí)
Do vậy, câu trên chưa đạt yêu cầu 1,3 , 5
– Về từ loại: Bánh ít là danh từ chung chỉ một loại bánh nên không viết hoa, như bánh tráng, bánh đa, bánh bao, bánh cốm v.v… Còn “Anh Không” trong vế đối là danh từ riêng nên phaỉ viết hoa.
Nếu hiểu: Bánh ít nhiều đường// bánh ít/ ngọt
thì: Anh Không có bạc// anh không/ vui (vùa không có nghĩa, vì đã có bạc sao lại không vui, lại không chỉnh về tự loại vì “anh không” không thể đối với “bánh ít”, còn nếu chữ “anh Không” thứ nhì viết hoa để chỉ tên: “Anh Không có bạc// anh Không/ vui” có thể tạm ổn về ý nhưng nếu hiểu theo cách hai :
Bánh ít nhiều đường// bánh/ ít ngọt
thì: Anh Không có bạc// anh / Không vui (chữ “Không” là danh từ riêng, không thể đối với chữ “ít” là trạng từ trong vế xuất.
-Đặc điểm ngữ học: Chữ “bánh ít” thứ nhì của vế xuất cũng là chữ “bánh ít” thứ nhất. Còn chữ “anh không” thứ nhì trong vế đối không phải là chữ “anh Không ” thứ nhất. Chữ “bánh ít” là danh từ kép để chỉ một loại bánh nên không thể bỏ chữ “bánh” được. Không thể nói “Ít nhiều đường…”, trong khi đó “anh Không” thì anh là đại từ chỉ chức danh, “Không” là tên riêng, nên có thể bỏ chữ “Anh” mà câu vẫn không đổi nghĩa, ví dụ: Anh Lê vừa gởi thư cho tôi, hoặc Lê vừa gởi thư cho tôi.
– Không cùng trường nghĩa: “Bánh ít” là danh từ chung chỉ vật, một loại bánh, hay rộng hơn là một loại thức ăn. Như vậy chữ đối lại phải là tên một loại kẹo, bánh, thức ăn hoặc một vật nào đó.Còn “Anh Không” là danh từ riêng chỉ tên người.
Yêu cầu 1,2,3 là yêu cầu một câu đối chỉnh. Yêu cầu 4,5,6 là yêu cầu cho một câu đối hay.
Đọc câu đối này tôi nhớ câu đối cũng rất hiểm, tương truyền của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:” Da trắng vỗ bì bạch”. Đã qua 200 năm, biết bao người gắng đối (như Rừng sâu mưa lâm thâm, Tóc xanh thấy phát thương,,,) nhưng đều chưa thể thoả mãn được cái hiểm trong vế xuất, chưa xứng tầm.
Nhân tiện cũng cần nói thêm hai câu chị Huệ post ở trên chỉ là hai câu (thơ?) đặt song song, chứ dứt khoát đó không phải là hai câu đối, vì chưa nói đến những yêu cầu khác, yêu cầu đầu tiên là tự loại đã không chỉnh rồi..
Chúc PP Sa phát huy ưu điểm, câu sau “ngầu” hơn câu trước. Cố lên, cố lên!
Nhắc nhỏ lại, đừng quên mời anh em “rửa giải” nhé!
ThíchThích
Tin vui thực, vui nhiều đó Phù Sa ! Mình mong được một giải gì đó còn không có mà có người đầu năm con Rồng bay cao ẳm luôn 6 giải
Mình có nghe loáng thoáng qua thư Sa gửi đầu năm mới về 2 giải nhì coi như nhất ( vì chẳng có ai giải cao hơn ) và tiền thưởng cũng khá ( chưa kể nhuận bút Xuân) 😛
Ngặt một nỗi mình không nghe “nhân tài câu đối đất Hội ” hé môi về dự định tiêu sao cho đáng mặt anh tài về tiền thưởng bạc triệu này
Anh Doãn Lê gợi ý thiệt hay! Thôi thì Phù Sa cứ gửi tin nhắn ĐT mời Tấn Ái và Hồng Phúc đi khao hay rửa giải thưởng. Chị Túy Phượng thì ở bên Washington , không biết năm 2012 chị có về thăm quê nhà được không. PS giữ lại đó. phần khao 3 chị em, hẹn một hôm nào chị Phượng về đã.
Cám ơn Anh Doãn Lê đã phân tích, bàn luận rất khúc chiết về 3 câu đối đáp của Phù Sa và Tấn Ái.
Thực sự hôm qua định post 2 câu đối Tết của Nguyễn Công Trứ :
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Nhưng do vội chưa tìm ra hình đẹp, nên phải mượn 2 câu thơ chúc Tết có ý nghĩa như trên.
Thừa nhận là câu đối anh sưu tầm rất hay mà hóc búa quá! Trước khi post câu đối này đã phải đọc lại một chút về câu đối rồi mà chưa nghĩ ra. Phù Sa và Tấn Ái dũng cảm thiệt. Mình biết có nói gì cũng chưa chỉnh chỉ về mặt ngữ nghĩa đã botay.com rồi, nói chi đến ngữ cảnh:
Các từ sử dụng trong hai vế đối phải tương xứng nhau về các mặt:
– Luật bằng-trắc: Thanh bằng phải đối với thanh trắc và ngược lại
– Từ loại: Thực tự (như trời, đất, cây, tên người, địa danh…) phải được đối với thực tự. Hư tự (là các từ nối, từ đệm như thì, là, mà, nhưng…) phải được đối với hư tự. Danh/động/tính từ phải đối với danh/động/tính từ. Từ láy phải đối với từ láy.
Ôi khó quá còn khó hơn PUN trong Tiếng Anh trăm lần. Hic
🙂
ThíchThích
Chị Huệ ơi. giải thưởng còn y đó chưa nhận, trân trọng kính mời toàn thể anh chị em, các cháu học sinh cùng bay ra Hội An một lượt để “khao” thể. Nhà PS có quán cà phê, uống chết bỏ thôi .Hề hề. Anh Doãn Lê la làng quá chứ mình đoạt giải là vì không có ai thi chị Huệ ơi. Một mình mình thi thì phải nhất thôi, nếu có 2 người thì PS đứng thứ 2… Anh DL ơi. Câu đối có khó thì mới mở trí ra được chứ, phải không ? Nếu không khó thì làm sao đến bây giờ chưa có ai giải được cho toàn vẹn. Dũng cảm đến đó đã “toát mồ hôi cục” rồi, nếu chịu khó tìm sẽ giải được. Trên đời không có gì là không thể , tôi tin vậy. PS chắc cũng còn vài ba chục năm tuổi thọ nữa nếu không vắn số sớm. ( miêng ăn mắm ăn muối ). Nhưng chẳng phải sử dụng hết quỹ thời gian đó cho việc này thì …phí của đời ! Nhưng nhờ vậy PS mới nương theo đó mà “phát minh ” ra câu này . Thách đối những ai đối thõa màn các yêu cầu của luật đối. Vế xuất như sau : – *Bà Hiền dữ tính bà Hiền hung* Chữ hung = hung hăng, cũng có nghĩa là nhiều .( theo phương ngữ Quảng Nam ). Câu này hẵng là dễ hơn câu bánh ít…hì hì … Ủa mà sao tự nhiên mình thành ông đồ nho khi nào vậy ta ?
ThíchThích
Hì hì, năm mới khởi hành vậy là oai phong rồi anh Phù Sa nhé, chúc mừng! Chúc mừng!
Vế đối hóc, Ái cũng ít khi chịu khó cái chữ, chỉ lấy cái khí làm vui thôi!
Nhiều khi tụ không đủ trung khí thì…bấy chấy, hà hà!
Thăm anh Doãn Lê, cô Nghĩa nhé!
Ái.
ThíchThích