• Bài viết mới

  • Thư viện

  • Chuyên mục

  • Tag

  • Join 1 091 other subscribers
  • Bài viết mới

  • Blog – theo dõi

  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 1 091 other subscribers

Hòn Vọng Phu ( Phạm Phù Sa )

Nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam. Anh chị em, bạn bè văn chương giục tôi nên viết một cái gì đó để giao lưu,  để góp mặt với nhau, để gọi là “phát biểu”, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình về “một nửa loài người”. Viết về người Phụ Nữ thì bao nhiêu điều để viết. Và, đã có biết bao tác phẩm tiêu biểu vượt thời gian đã  đứng vững trong lòng người . Hình ảnh những người Mẹ, người Chị, người Em…  trong muôn mặt đời thường đã là đề tài vô tận , một khu vườn đầy hoa trái – lắm ngọt đắng mà cũng lắm bi hùng. Viết về người Phụ Nữ thì bao nhiêu điều để viết, nhưng viết gì đây ?

Đột nhiên tôi lại nghĩ đến những người Phụ Nữ bất hạnh. Những HÒN-VỌNG -PHU ! Thôi thì tản mạn về HÒN-VỌNG –PHU vậy .

https://i0.wp.com/images.yume.vn/blog/200905/18/7515511242590302.jpg

Vọng Phu có nghĩa là ngóng trông chồng. Bản thân hai chữ Vọng Phu đã hàm ý sự trắc trở , chia xa trong tình yêu lứa đôi.

Chuyện về những người phụ nữ đã suốt đời tận tụy, hy  sinh vì chồng, vì con, nhưng hoàn cảnh éo le nghiệt ngã , thậm chí số phận oan nghiệt đẩy đưa để rồi chàng ra đi biệt xứ một đi không trở lại , nàng ôm con mòn mỏi đợi trông đến hóa đá vọng phương xa.

HÒN VỌNG PHU TRONG NGHỆ THUẬT

Lâu dần thành quen, như một mặc định, nói đến Hòn Vọng Phu là ta nghĩ ngay đến người phụ nữ ôm con hóa đá. Ở nước ta, ngoài Hòn Vọng Phu của Lạng Sơn, còn có các hòn vọng phu ở Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An,  Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên.

https://i0.wp.com/tkxuyen.com/pub/honvongphu1.jpgHòn Vọng Phu ở Lạng Sơn

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…”

( Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn )

“Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi
Có người chinh phụ mắt ngời đăm đăm. “

( Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa )

Núi Vọng Phu ở Thanh Hóa

“Ngó lên trên ngọn Bà Rầu

Thương người cô phụ bạc đầu gió sương”

http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=5940

https://i0.wp.com/www.vitrip.com/uploads/thumb_landscape/81_Hon%20Vong%20Phu.jpgHòn Vọng Phu ở Núi Bà, Bình Định


Bình Ðịnh có núi Vọng Phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. ..”

Sông kia núi nọ còn đây.
Mà người non nước ngày nay phương nào?

( Hòn Vọng Phu ở Tuy Hòa )

Bồng con ngồi dựa trên non.
Trăng thu vằng vặc dạ còn nhớ trông.

( Núi Mẫu Tử ở Khánh Hòa )

https://i0.wp.com/www.baophuyen.com.vn/Portals/0/2009/03/11/da-bia1-090311.jpg

Hòn Vọng Phu  Ở Tuy Hòa

Đó là những tác phẩm nghệ thuật được khắc họa, tác tạo nên bởi Người nghệ sĩ thiên nhiên và thổi hồn người vào đá. Còn những nhà thơ, nhạc sĩ thì thổi cảm xúc của mình vào đá để đá nói tiếng người. Sau đây là những tác phẩm tiêu biểu :

“Là người? Là đá? Hỏi là ai?
Đầu núi bao năm đứng giữa trời.
Bặt mộng mây mưa trong một kiếp,
Giữ lòng trinh bạch trọn muôn đời. …”

( Bài thơ chữ Hán “Đá Vọng Phu” – Nguyễn Du –  Nguyễn Thạch Giang dịch )

“…Không hóa thạch kẻ ra đi, hóa thạch kẻ đợi chờ
Xói mòn những non cao, không xói mòn lòng chung thủy
Đá đứng đấy giữa mưa nguồn và chớp bể
Đợi một bóng hình trở lại giữa đơn cô”
( Bài thơ Vọng Phu –  Chế Lan Viên )

Còn trong âm nhạc, là người Việt nam – nhất là những người thuộc thế hệ trước , tôi chắc rằng ai cũng có ít nhất là một lần được nghe những bài hát HÒN VỌNG PHU của nhạc sỹ Lê Thương.

“…Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về,
Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề,
Người tung hoành bên núi xa xăm,
Người mong chồng còn đứng muôn năm.”

( Ca khúc Hòn Vọng Phu 1 )

“ Người vọng phu trong lúc gió mưa,
Bế con đã hoài công để đứng chờ,
Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ…

( Vọng Phu 2 )

” Nơi phía Nam giữa núi mờ

Ai bế con mãi đứng chờ

Như nước non xưa đến giờ ?……”
( Vọng Phu 3 )

Nghe buôn buốt, se lòng cả giai điệu lẫn ca từ ! Các nhà nghiên cứu nói rằng lời bài hát Hòn Vọng Phu I một phần lấy cảm hứng từ Chinh Phụ Ngâm, của Đặng Trần Côn (tiếng Hán ), sau này Đoàn Thị Điểm do cảm khái bài này đã dịch ra tiếng Nôm thành Chinh Phụ Ngâm Khúc.

HÒN VỌNG PHU GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Trong âm nhạc dân tộc, “Dạ Cổ Hoài Lang” bài ca vọng cổ mà GS Trần Văn Khê đã không tiếc lời khen ngợi, người dân Nam bộ không mấy ai không biết. Bài ca gồm 20 câu do ông Cao Văn Lầu (Sáu Lầu, người Bạc-Liêu ) sáng tác năm 1920. ”

“…Từ là từ phu tướng
 Báu kiếm sắc phán lên đàng
Vào ra luống trông tin nhạn
Năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng
Ôi! Gan vàng thêm đau!
Đường dầu xa ong bướm
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Còn đêm luống trông tin bạn
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu…”

Dân ca Nam – Trung bộ có điệu Vọng Kim Lang ( tâm trạng Thúy Kiều ngóng chờ Kim Trọng ). Đặc biệt,  điệu Lý “Vọng Phu ” với lời ca bi thiết, đầy oán trách tình lang ( người chồng ) bạc nghĩa. Nhưng cũng mở ra một tia hy vọng qua câu hát ru để nhắn gởi với con và cũng để nói với mình rằng một ngày nào đó cha con sẽ về, anh ấy sẽ về .

“Chừ trên trời chừ có đám mây xanh
chính giữa mây trắng
chứ chung quanh mây vàng
ôi là phụ tình phàng
chứ là duyên là chi lắm bấy
chừ cái dạ em trông chàng
mà không thấy ông chàng đâu
hỡi ông chàng là chàng mình ơi
chi mà tệ, tệ lắm chàng
chi mà bạc, bạc rứa chàng

xin nhắn gởi một lời
nhân nghĩa bạn ấy chớ quên đừng quên
hỡi ông chàng là chàng mình ơi
chi mà tệ, tệ lắm chàng
chi mà bạc, bạc rứa chàng
Ờ chừ nín nín đi con,
con ơi con hỡi, là về cha con về
là về cha con về”

Hy vọng đó, nhưng rồi biết có như lời ? hay để rồi lại hóa đá mòn mỏi ngóng trông ! có biết bao nàng vọng phu giữa đời thường. Những hòn vọng phu bằng xương  bằng thịt. Tuy xác thân không thể,  nhưng theo ngày tháng, con tim đã rỉ máu, hóa thạch, đóng khung từng nỗi nhớ niềm thương.

Không biết tự bao giờ, những Hòn Vọng Phu ấy cứ đi theo tôi suốt thời ấu thơ cho đến lúc lớn khôn; từ những câu chuyện kể , những lời hát ru của bà, của mẹ và trong các tác phẩm lưu truyền ngay trên vùng đất Quảng Nam nơi tôi sinh ra. Chính bài ca ấy, giai điệu ấy đã ám ảnh tôi, tan chảy trong từng vi mạch châu thân lúc nào không hay. Để rồi sau những đêm yên tịch,  ôm đàn một mình ngồi trước hiên nhà lắng nghe tiếng đêm và âm thanh trò chuyện, Từng chút, từng chút một, cảm xúc tụ lại thành dòng.  Và, với vốn kiến thức âm nhạc khiêm tốn nhưng với niềm đam mê, Hòn vọng Phu của tôi – Ca khúc “Đêm nghe hát Lý vọng Phu” được ra đời như thế đó, vào một ngày thu năm 1989. Đó là cái duyên để ca khúc được ra đời,  và lại một cái duyên khác nữa , bài hát đã được ca sĩ Phương Thanh thể hiện tại Lễ hội Quảng Nam –Hành trình di sản năm 2007 .

Thông qua trang mạng Ban Mai Hồng, Ca khúc này tôi xin gởi tặng những Phụ Nữ thiếu may mắn, những hòn Vọng Phu bất đắc dĩ giữa đời.  Đã là ngày 21/10. Dẫu khá muộn để kỷ niệm ngày Phụ Nữ Việt Nam, nhưng hy vọng với món quà tinh thần với niềm thông cảm sẻ chia thì chẳng bao giờ là quá muộn.  Phải không ?

Xin click vào link để nghe bài hát minh họa

1. SUỐT ĐỜI KHÔNG QUÊN NGỌC ANH

2.  ĐÊM NGHE HÁT LÝ VỌNG PHU – THỦY  TRÚC

http://mp3.topso1.com/flash/mp3/E6WU766.swf

Phạm Phù Sa

( 02g45- 21/10/2011 )

Advertisement

8 bình luận

  1. Chào anh Phạm Phù Sa!
    Lâu gặp lại, vẫn một Phù Sa ngồn ngộn tri thức và sắc sảo vô ngần!
    Ái có đọc hiểu vọng phu, nhưng để tổng quan như anh thì bây giờ mới được đọc đó!
    Thầy Toàn ở Hội An có câu cũng hay:
    Tạc với trời xanh tình một khối
    Có phải dọc vào đã thấy hòn vọng phu không nào?
    Chúc anh mau khỏe!
    Ái

    Thích

  2. Ui chú Phù Sa! Lâu quá không gặp. Cháu rất là mong. Chú có khỏe không ạ?
    Bữa nay đọc bài của Chú, Ban Mai mới hiểu tận tường rằng không chỉ có một Hòn Vọng Phu của Đồng Đăng như trong ca dao, và hiểu sâu hơn người phụ nữ vọng phu thời xưa và thời nay đều đáng thương đángkính trọng ( như Mẹ cháu tuy không vọng phu, nhưng rất vất vả, đảm đang, lo cho cả nhà vì ba làm không đủ nuôi đàn con)
    Nhạc bài Hòn Vọng Phu hay nhưng nghe buồn thê thiết.
    Cháu không ngờ chú siêu ghê: sáng tác cả bài Đêm nghe Hát Lý Vọng Phu, nhưng cháu nghe không biết có phải là ca sĩ Phương Thanh không.
    Cám ơn Chú Phù Sa nhiều. 🙂

    Thích

  3. Tấn Ái ơi. đúng là thầy Nguyễn Toàn có nhiều bài thơ hay . Thầy chuyên Hán-Nôm nên đa phần làm thơ cổ phong , đường luật. Câu từ gãy gọn, súc tích. Có dịp giới thiệu thơ thầy lên BMH cũng hay. Thầy Toàn về hưu rồi, quanh quẩn ở nhà mãi cũng buồn .
    Cám ơn Ái , hôm nay bệnh cũng tuyên giảm phần nào. Thiểu năng tuần hoàn não hãy đợi đến khi nào “thiểu năng” thành “thẳng niêu” là đi đời luôn !
    Ban Mai ơi. Người phụ nữ có trách nhiệm luôn vất vả cực nhoc. Ba mẹ cực nhoc là động cơ để BM cố học thật tốt đấy. Còn bài hát ĐNLVP , bài này do ca sĩ Thủy Trúc hát chứ không phải Phương Thanh. Chú có gởi bài PT hát ( mp3) cho cô Huệ nhưng không pót lên được. Chú đã nói rồi, kiến thức âm nhạc chú rất khiêm tốn ( biết hơn người chưa biết một chút ) nhưng được cái “tình” của ca khúc nên mới được chọn trình diễn. Với công nghệ bây giờ, không cần biết nhiều về nhạc lý vẫn sáng tác trên máy được mà ! Cháu gởi cho chú địa chỉ mail, chú sẽ gởi bài Đêm nghe LVP giọng Phương thanh cho nghe. Có tốp bè nữa.
    Chúc BM vui, học giỏi.

    Thích

    • Phù Sa ơi,

      Chẳng cứ gì Ban Mai, mình cũng ngã nón chào bài hát đêm Nghe Lý Vọng Phu của PS do Phương Thanh hát. Người công tác trong ngành văn hóa nên chi am tường nhiều món: thơ, kịch, nhạc….?

      Về bài hát, thực ra đã rất cố upload lên file MP3 từ CD mà Phù Sa gửi cho nhưng chưa được vì trang nhạc có sẵn của mình hơi kén cái gọi là bản quyền. để mình tìm 1 account trên nhaccuatui hay zing rồi upload sau và bổ sung theo ý tác giả nghe.

      Thực ra theo mình, chất giọng Thủy Trúc hát bài này gần gũi với chủ đề lý dân ca hơn là Phương Thanh. Nhưng không sao, tạm thời như vậy. Có còn hơn không mà?

      Cám ơn Sa rất nhiệt tình giúp đỡ mình, gửi 2 lần và giải thích những bài hát minh họa.

      Chúc Phù Sa mau chóng khỏe như xưa nhé.
      😛

      Thích

  4. Chị Huệ nhận xét quả là tinh đời. Bài này là ca khúc mang âm hưởng dân
    ca Nam Trung bộ nên Thủy trúc là người Quảng là ca sỹ “bán chuyên”,
    nhưng thể hệ dân ca đặc trưng vùng miền ra chất hơn, có cảm giác gần
    gũi với dân ca gốc hơn. Phương Thanh là ca sỹ chuyên nghiệp, về chuyên
    môn thì quá ” đẳng cấp ” Nhưng chất giọng Nam bộ thể hiện dân ca Nam
    Trung bộ khó khăn hơn.
    Chị và anh chị em nghĩ sao chứ riêng tôi nghĩ những bài Vọng Phu đều
    mang chất buồn man mác, thậm chí da diết, nhưng buồn là có một số nghệ
    sĩ chuyên nghiệp lại đem bài hát Vọng phu ra hát tấu hài !!! mà khán
    giả cũng cười ???vẫn bán vé ào ào, đắt như tôm tươi . Chả biết những
    người ấy nghĩ sao! ( cả ca sĩ lẫn khán giả ) .Tôi nghĩ đó là một sự
    xúc phạm tác phẩm ! không tôn trọng cảm xúc người sáng tạo ra nó, làm
    mất đi cái đẹp nghệ thuật, sự cảm thụ nghệ thuật, của cảm xúc nghệ thuật. Vậy mà chẳng có nhà phê bình nghệ thuật nào đề cập đến !
    Thôi, thì mình tự ru lòng mình vây .

    Thích

  5. Xin được cám ơn anh Phù Sa nhé. Mình đồng cảm với anh về việc “cái đẹp nghệ thuật, sự cảm thụ nghệ thuật, của cảm xúc nghệ thuật” cần nên được tôn trọng và gìn giữ trong tinh chất chủ yếu của các bài nhạc HVP xưa nay.

    Chúc anh sức khỏe & an lạc.

    Thích

  6. Ban Mai xin cảm ơn Chú Phù Sa vì những lời nhắc nhở khích lệ của Chú. Nhất định cháu sẽ cố học tốt hết sức mình cho Mẹ và Cha vui.
    Về bài hát do Phương Thanh hát thì Cô Huệ đã gửi cho cháu hôm qua rồi.
    Cháu đọc phản hồi trên bài này rồi nghe cả 2 giọng, quả là giọng của Thuỷ Trúc hợp với dân ca của Chú hơn.
    Xin cám ơn cả Cô nữa.
    Cháu mong chờ sáng tác mới của Chú trên trang BMH.

    Thích

  7. Hu hu…chú chỉ viết khi nó chín muồi , rụng xuống. Thôi thúc, thôi thúc… Và nay thì thôi…không thúc nữa thì làm sao viết ? Nhạc đã có trước đây còn nhiều , nhưng hồi đó làm đâu bỏ đó không ghi âm lại. Có 2 bài viết cho thiếu nhi trên cô Huệ đó. May mà 2 bài này đoạt HCV ở hội diễn HP đỏ tỉnh, nên mấy ông nhà đài thu lại để phát . Chú xin sang lại mới có đó. Mấy giọng ca đó giờ cũng đã có chồng con hết rồi. hi ! cũng là một kỷ niệm. Giờ mà các cô cậu ấy nghe lại giọng chính mình chăc…khóc !
    BM nghe thì cô Huệ chuyển cho .
    Chúc cháu ngoan-nhiều hạnh phúc.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: