Ai là người đã phát minh ra những thứ vô cùng quan trọng giúp ích cho nhân loại? Có rất nhiều thứ ta đang sử dụng và xem là hiển nhiên mà không biết rằng để có được những thứ này, người xưa đã mất bao nhiêu tâm lực và thời gian…
Ai đã nghĩ ra bảng chữ cái đầu tiên?
Trước khi có bảng chữ cái con người thường dùng cách vẽ để ghi lại những sự vật hoặc truyền thông tin cho nhau, ví dụ hình một vài con đơn dương có thể hiểu là ở đây có thể đi săn tốt.
Loại chữ viết bằng tranh này đã rất phổ biến ở Babỵlon cổ đại, ở Ai Cập và Trung Quốc. Dần dần theo thời gian thì loại chữ viết này cũng có nhiều thay đổi. Trước đây nếu trên bức tranh người ta chỉ vẽ một vật thì bây giờ bức tranh chuyển tải cả ý tưởng gắn với khách thể đó, ví dụ khi người ta vẽ đôi chân thì có nghĩa là “đi”. Loại chữ viết này được gọi là loại chữ viết ghi ý.
Tuy nhiên có một số vấn đề nảy sinh đối với loại chữ viết này bởi vì mỗi người hiểu theo nhiều cách khác nhau dù là cùng một lá thư. Dần dần phương pháp này được chuyển thành chữ viết theo âm tiết, ví dụ chữ X có nghĩa là cái tay thì bức tranh vẽ bàn tay sẽ thể hiện cái âm X đó. Cho nên mỗi một lần khi người ta nó đến âm X thì người ta lại sử dụng bức tranh có vẽ hình cái tay. ở Babylon và Trung Quốc sự phát triển của chữ viết cũng không vượt qua giới hạn này.
Người Ai Cập tự sáng tạo ra bảng chữ cái của mình gồm 24 kí hiệu biểu hiện những âm hoặc những từ riêng biệt gồm một phụ âm. Tuy nhiên lúc bấy giờ họ đã không hiểu được ý nghĩa của phát minh ấy. Gần 3500 năm trước đây các dân tộc sống ở bờ Đông Địa Trung Hải đã gần như phát minh ra bảng chữ cái. Họ hiểu rằng một kí hiệu có thể sử dụng để biểu thị một âm trong tất cả các từ khác nhau, vì vậy họ đã sử dụng một số lượng kí hiệu nhất định và những kí hiệu ấy đã trở thành bảng chữ cái.
Những người Do Thái cổ và những người Phiniki đã sử dụng bảng chữ cái đầu tiên, sau này những người Phiniki truyền bảng chữ cái này cho người Hy Lạp. Những ngưòi La Mã cổ đã tiếp nhận bảng chữ cái Hy Lạp và đưa vào một số sửa đổi, bổ xung. Từ đó bảng chữ cái La Tinh đã ra đời và được người dân các nước Tây Âu sử dụng rộng rãi.

Chữ viết là một đóng góp của loài người vào sự phát triển của nền văn minh. Chữ viết giúp chúng ta ghi lại những ý nghĩ và công việc. Trước khi cây bút ra đời thì con người đã sử dụng rất nhiều thứ khác nhau để viết chữ. Ví dụ như người nguyên thuỷ đã dùng những hòn đá nhọn đầu để khắc những hình vẽ lên tường hoặc trong hang động, hoặc nhúng những đầu ngón tay vào nhựa cây, hay thậm chí vào máu của động vật rồi vẽ lên những bức tường. Sau này con người đã biết dùng phấn hoặc đất sét để viết. ở Trung Quốc người ta dùng những chiếc bút lông làm từ lông lạc đà để ghi chép.
Có lẽ những cây bút đầu tiên được làm ở Ai Cập. Những người Ai Cập đã làm ra cây bút từ những cây sậy rỗng ruột và bọc một miếng đồng ở phần đầu. Chữ viết xuất hiện ở Hy Lạp gần 4000 năm trước đây và người ta đã dùng những miếng kim loại hoặc xương voi để viết lên những tấm bảng phủ sáp. Sau này người ta còn vót nhọn những thân cây cành cây để làm bút, những chiếc bút này được chấm vào dung dịch có màu và viết lên vỏ cây.
Cùng với việc giấy viết ra đời vào thời kì trung cổ con người đã dùng lông ngỗng, lông quạ, lông thiên nga để viết. Ngòi bút được mài nhọn và mực chảy dọc theo ruột bút từ trên xuống dưới.
Những chiếc bút lông chim đã được con người sử dụng trong vòng hàng ngàn năm.. Những chiếc bút bằng thép xuất hiện ở Anh vào năm 1780, nhưng trong suốt 40 năm cũng không được chuộng cho lắm. Bút máy lần đầu tiên xuất hiện ở nước Mỹ vào khoảng năm 1880. Ngòi bút dược làm bằng vàng mạ hợp kim osimi -iriđi hoặc iriđi để không bị xước. Bên trong ruột bút có một ống nhỏ bằng nhựa hoặc cao su đựng mực. Bút bi là phát kiến của thế kỉ XX. Quả bi được mạ crôm có đường kính gần bằng 1 mm. Khi ta viết quả bi xoay tròn và kéo mực xuống.
Ai đã nghĩ ra chiếc bút chì đầu tiên?

Cây bút chì đã có cách đây không dưới 200 năm. Khoảng 500 năm trước đây trong các hầm mỏ của thành phố Cambland nước Anh người ta đã tìm ra than chì.
Người ta cho rằng cũng bắt đầu từ đó con người bắt đầu sản xuất ra những chiếc bút than chì.
Từ năm 1760 ở thành phố Nuyn-béc có gia đình Pharber đã bắt đầu sản xuất bút chì sử dụng bột than chì, nhưng không được thành công cho lắm. Cuối cùng vào năm 1795 có một người đàn ông tên là Cont đã làm ra chiếc bút chì bằng cách trộn than chì với một số loại đất sét rồi đem nung vào trong lò. Công nghệ của ông được sử dụng cho tới ngày hôm nay. Những chiếc bút chì được làm bằng than chì viết ra màu xám thẫm trên giấy.
Để sản xuất bút chì người ta trộn bột than chì khô với đất sét và nước, càng nhiều đất sét thì bút sẽ càng cứng, càng nhiều than chì thì bút sẽ càng mềm. Sau khi trộn than chì với đất và nước người ta đổ hỗn hợp này vào khuôn và sẽ thu được nhưngx sợi dài mảnh, dính nhớp nháp. Sau đó người ta nắn thẳng chúng rồi cắt theo từng đoạn khác nhau, sấy khô rồi đem nung ở trong lò.
Người ta tiện những thanh gỗ tròn sau đó xẻ đôi để nhét than chì vào rồi dán hai phần lại. Công đoạn cuối cùng là người ta sơn vỏ của bút chì.Ngày nay chúng ta sản xuất được hơn 300 loại bút chì khác nhau để dùng cho những mục đích khác nhau. Có thể tìm thấy những chiếc bút chì có độ cứng khác nhau, với màu sắc vô cùng phong phú. Có cả những hộp bút gồm 72 màu. Có những loại bút chì dùng để viết lên thuỷ tinh, viết lên vải, nhựa phim, có cả những loại bút chì dùng trong xây dựng.

Bạn có biết từ điển ra đời khi nào không? Trong tiếng La Tinh có từ “Diccionarius” có nghĩa là “sưu tập các từ”. Một thày giáo người Anh tên lầ Jonh Garland đã tuyển tập một số từ tiếng La Tinh vào “Diccionarius” để bắt buộc các học sinh của mình phải học thuộc. Đó là vào khoảng năm 1225. Tên gọi của cuốn từ điển giải nghĩa tiếng Anh cũng bắt nguồn từ “Diccionarius” của tiếng La Tinh.
Hơn 300 năm trước trên trái đất chưa hề có bất kỳ một cuốn từ điển tiếng Anh nào. Phần lớn các từ điển ở nước Anh được viết ra nhằm giúp đỡ mọi người học tiếng La Tinh. Những quyển từ điển như vậy thông thường có những cái tên rất giàu hình ảnh như “khu vườn từ ngữ”. Phải đến năm 1552 thì cuốn từ điển tiếng Anh đầu tiên mới thực sự ra đời. Tác giả của nó là ông Richard Haloet. Cuốn từ điển này có các tên La tinh rất dài “Absedarium Anglico – Latinium pro Tirunculus”.
Sự khác biệt của nó so với những cuốn từ điển khác là ở đây người ta giải nghĩa các từ bằng tiếng Anh rồi sau đó mới dịch san g tiếng La Tinh. “Absedarium” được coi là quyển từ điển giải nghĩa đầu tiên của tiếng Anh. Nó gồm 26.000 từ. Lúc bấy giờ ai ai cũng biết dến cuốn từ điển này tuy giá của nó rất đắt. Để đông đảo nhân dân có thể sử dụng được người ta đã soạn một cuốn từ điển mới ít từ hơn, dễ hiểu hơn và in với số lượng lớn, giá thành hạ. Vào thời bấy giờ các tác giả không chủ trương đưa hết tất cả các từ có trong tiếng Anh vào từ điển mà họ chỉ giải thích nghĩa của những từ khó nhất . Quyển từ điển giải nghĩa tiếng Anh đầu tiên(có tên tiếng Anh chứ không phải tên La Tinh) được ra đời vào năm 1623 của tác giả Henry Cokerem.
Bắt đầu từ năm 1807 ở Mỹ ông N.Webster đã bắt đầu biên soạn một bộ từ điển đồ sộ gồm 12.000 nghìn từ và 40.000 chú thích và cho tới năm 1828 mới hoàn thành và xuất bản.Trước Webster chưa có ai làm nổi công việc vĩ đại ấy. Ngoài việc biên soạn ông còn làm thêm một việc nữa là đơn giản hoá chính tả của một số từ khó. Chính vì vậy mà sau này ta thấy tiếng Anh và tiếng Mỹ (English và American English) có những điểm khác nhau.
Sưu tầm
Filed under: Lịch sử, Nhân vật & sự kiện | Tagged: Lịch sử, Nhân vật & sự kiện, Nhân vật và sự kiện, Tổng hợp, Thông tin, Video&PPs, Văn hoá, Văn hoá |
Ôi! Thật phong phú, con người và thiên nhiên thật kì diệu. Nhờ có sự sáng tạo mà con người đã phát minh ra những thứ ngôn ngữ, chữ cái, số đếm,…. . Nhờ có vậy mà ngày hôm nay chúng ta mới được có những thứ cần thiết như vậy!Em cảm ơn về câu truyện trên. 🙂
ThíchThích
cảm ơn các tác giả đã post bài này cho ban mai hông.Nhờ thế mà em đã biết ai đã phát minh ra những thứ này
ThíchThích
Bây giờ em đã biết được ai đã phát minh ra những vật dụng vô cùng quen thuộc này. Cảm ơn BMH rất nhiều về bài viết này.
ThíchThích