Có một vài bức tượng điêu khắc bằng đá đặt ở những khoảng trống xen kẽ giữa những bức tường thấp trong một giáo đường cổ xưa, một số trong các bức tượng đó là thiên thần, hay những vị vua hoặc các vị giám mục và hầu như mỗi bức tượng đều mang một dáng vẻ đức độ, và an vui. Nhưng có một bức tượng đặt ở dưới thấp về hướng Bắc lạnh lẽo của nhà thờ chẳng có vương miện, hay mũ tế và cũng không có vầng hào quang, với gương mặt thật khắc khổ, cay đắng và thất vọng-“nó ắt hẳn phải là một con yêu quái”- những con chim bồ câu xanh biếc múp míp đậu và tắm nắng cả ngày ở gờ tường nói, nhưng con quạ gáy xám già ở tháp chuông- kẻ thông thái về nghệ thuật kiến trúc của nhà thờ, lại nói rằng đó là bức tượng của một tâm hồn đau khổ và nơi đây là chốn yên nghỉ của nó.
Một ngày mùa thu, có một chú chim nhỏ bé tiếng hót thánh thót, bay thơ thẩn từ cánh đồng vắng và những hàng cây thưa thớt để tìm nơi trú đông bay là là trên mái nhà thờ. Đôi chân mỏi mệt cố gắng dừng lại nghỉ ngơi dưới bóng của một chiếc cánh thiên thần lớn hay náu mình trong những nếp gấp chạm trổ của chiếc hoàng bào vương giả, nhưng ở bất kì nơi nào nó đậu lũ chim bồ câu béo ú cũng chen chúc và xô đẩy nó, và con chim sẻ già cũng tìm cách xua đuổi nó ra khỏi rìa bức tường thấp. Chẳng có con chim nào đàng hoàng có thiện ý, chúng chỉ kêu chiêm chiếp với nhau và kẻ lang thang đành phải bay đi.
Chỉ có bức tượng linh hồn bị mất là dành cho nó một nơi trú ngụ. Lũ bồ câu không cho là an toàn khi đậu trên phần nhô ra nghiêng nghiêng và cũng rất tối tăm ấy. Bức tượng không đưa tay làm dấu trong dáng vẻ đức độ giống như những bức tượng khác, mà lại khoanh lại với thái độ thách thức vậy mà chỗ gấp của cánh tay ấy lại tạo thành cái tổ tiện nghi cho chú chim bé nhỏ. Mỗi khi chiều buông xuống, chú chim rón rén vào trong cái góc của nó qua tấm ngực đá của bức tượng, và đôi mắt của bóng đêm dường như canh chừng giấc ngủ cho chim. Chú chim cô đơn dần dần yêu quí người bảo vệ thầm lặng, và thỉnh thoảng đôi lần trong ngày nó đậu trên một cành cây hay trụ đá nào đó ngân vang giọng ca thánh thót tỏ bày niềm biết ơn sâu sắc đến người cho nó nương tựa mỗi đêm. Và có lẽ đó là tác phẩm kết tinh từ gió và tiết trời, hay từ một tác động nào khác chăng, nhưng vẻ mặt hoang dã cau có dường như đã dần mất đi sự khắc khổ và bất hạnh. Hằng ngày, ngoài những giờ dài đằng đẵng buồn tẻ là những khoảnh khắc khúc ca của người khách trọ bé nhỏ ngân vang dành cho người bảo vệ cô đơn. Mỗi khi đêm đến, khi tiếng chuông chiều vang vọng cùng với những con dơi xám xịt to lớn lướt ra khỏi nơi trú ẩn trên tháp chuông tầng mái, chú chim với đôi mắt sáng lại bay về, hot líu lo vài điệu ru êm ả, và rồi nép mình vào trong những vòng tay đang chờ đợi nó. Đó là những ngày tháng hạnh phúc dành cho bức tượng Bóng Đêm. Chỉ có chiếc chuông lớn của nhà thờ hằng ngày vang lên lời chế nhạo.. “ Sau niềm vui..sẽ là nỗi buồn..”
Những người ở trong nhà của người trông coi nhà thờ thấy có một con chim nâu bé nhỏ bay liện ở khu đất của nhà thờ và mê thích tiếng hót tuyệt vời của nó. “Nhưng thật tiếc”– họ nói- “giọng hót líu lo ấy sẽ bị mất đi rất uổng phí khi hót ở bức tường thấp bé này.” Họ nghèo đấy nhưng họ hiểu được những nguyên tắc cơ bản của kinh tế. Vì thế, họ bắt lấy chú chim và nhốt vào trong một chiếc lồng đan bằng mây treo ngoài cửa nhà người trông coi nhà thờ.
Đêm đó, chú chim nhỏ hay hót véo von không còn được lui tới chỗ trú ẩn quen thuộc, còn bức tượng Bóng Đêm cảm nhận được vị đắng của cô đơn hơn bao giờ hết. Có lẽ người bạn bé nhỏ đã bị giết bởi con mèo hoang hay bị thương bởi một hòn đá.Có lẽ…có lẽ…người bạn đã bay đi xa rồi…nhưng khi bình minh lướt qua bức tượng, mang theo cùng vớinhững âm thanh ồn ả rộn ràng của thế giới nhà thờ là một thông điệp đau buồn xa xôi từ kẻ tù đày trong chiếc lồng mây. Cứ thế mỗi ngày, vào đúng giữa trưa, khi lũ bồ câu béo ú yên ắng lờ đờ sau bữa ăn trưa và khi bọn chim sẻ rỉa lông tại những vũng nước trên đường, bài hát của chú chim nhỏ lại vang đến bức tường thấp- một bài hát đau đáu khát khao và tuyệt vọng, một tiếng kêu than không bao giờ có lời đáp. Và lũ bồ câu để ý thấy rằng cứ đến giữa những giờ ăn, thì bức tượng lại dần nghiêng hơn.
Một ngày lạnh lẽo nhất của mùa đông, khi lũ bồ câu cùng với bọn chim sẻ trên mái nhà thờ lo âu nhìn quẩn quanh tứ phía để tìm những mẩu thức ăn thừa cứu chúng sống qua mùa đông khắc nghiệt. Người ta không còn nghe thấy tiếng hát ngân vang từ chiếc lồng mây bé xíu ấy nữa..
“Những người ở nhà gác giáo đường vừa ném thứ gì vào đống rác thì phải ?”- một con bồ câu trong đàn thắc mắc khi nhìn chăm chú qua mép của bức tường hướng Bắc
Có tiếng trả lời: “ Chỉ là một con chim nhỏ bị chết mà thôi”
Trong đêm đó, có tiếng rắc rắc từ mái nhà thờ và nghe như tiếng gạch rơi. Con quạ gáy xám ở tháp chuông nói rằng sương giá đang tác động lên các bức tượng đấy và nó đã có kinh nghiệm trong nhiều trận băng giá luôn xảy ra điều này. Sáng hôm sau, người ta thấy bức tượng Tâm Hồn Đau Khổ đã đổ nhào và giờ đây nó đang nằm trong đống rác đổ nát trước cửa nhà người gác.
“Thế cũng hay!!” Lũ bồ câu béo ú rù rì, sau khi chúng nhìn chăm chăm vào đống đổ nát một lúc. “Bây giờ chúng ta sẽ có một thiên thần được đặt ở đây. Chắc chắn là họ sẽ đặt một thiên thần.”
“ Sau niềm vui … là nỗi buồn..” chiếc chuông lớn ngân vang ..
.
Saki
( Hector Hugh Munro, bút danh Saki, một nhà văn người Anh, 1870-1916, được xem như một trong những tác giả hàng đầu về truyện ngắn như O Henry, Dorothy Parker…)
Trần Thu Hà dịch
THE IMAGE OF THE LOST SOUL
There were a number of carved stone figures placed at intervals along the parapets of the old Cathedral; some of them represented angels, others kings and bishops, and nearly all were in attitudes of pious exaltation and composure. But one figure, low down on the cold north side of the building, had neither crown, mitre, not nimbus, and its face was hard and bitter and downcast; it must be a demon, declared the fat blue pigeons that roosted and sunned themselves all day on the ledges of the parapet; but the old belfry jackdaw, who was an authority on ecclesiastical architecture, said it was a lost soul. And there the matter rested.
Only the effigy of the Lost Soul offered a place of refuge. The pigeons did not consider it safe to perch on a projection that leaned so much out of the perpendicular, and was, besides, too much in the shadow. The figure did not cross its hands in the pious attitude of the other graven dignitaries, but its arms were folded as in defiance and their angle made a snug resting-place for the little bird. Every evening it crept trustfully into its corner against the stone breast of the image, and the darkling eyes seemed to keep watch over its slumbers. The lonely bird grew to love its lonely protector, and during the day it would sit from time to time on some rainshoot or other abutment and trill forth its sweetest music in grateful thanks for its nightly shelter. And, it may have been the work of wind and weather, or some other influence, but the wild drawn face seemed gradually to lose some of its hardness and unhappiness. Every day, through the long monotonous hours, the song of his little guest would come up in snatches to the lonely watcher, and at evening, when the vesper-bell was ringing and the great grey bats slid out of their hiding-places in the belfry roof, the brighteyed bird would return, twitter a few sleepy notes, and nestle into the arms that were waiting for him. Those were happy days for the Dark Image. Only the great bell of the Cathedral rang out daily its mocking message, “After joy . . . sorrow.”
Only the effigy of the Lost Soul offered a place of refuge. The pigeons did not consider it safe to perch on a projection that leaned so much out of the perpendicular, and was, besides, too much in the shadow. The figure did not cross its hands in the pious attitude of the other graven dignitaries, but its arms were folded as in defiance and their angle made a snug resting-place for the little bird. Every evening it crept trustfully into its corner against the stone breast of the image, and the darkling eyes seemed to keep watch over its slumbers. The lonely bird grew to love its lonely protector, and during the day it would sit from time to time on some rainshoot or other abutment and trill forth its sweetest music in grateful thanks for its nightly shelter. And, it may have been the work of wind and weather, or some other influence, but the wild drawn face seemed gradually to lose some of its hardness and unhappiness. Every day, through the long monotonous hours, the song of his little guest would come up in snatches to the lonely watcher, and at evening, when the vesper-bell was ringing and the great grey bats slid out of their hiding-places in the belfry roof, the brighteyed bird would return, twitter a few sleepy notes, and nestle into the arms that were waiting for him. Those were happy days for the Dark Image. Only the great bell of the Cathedral rang out daily its mocking message, “After joy . . . sorrow.”
The folk in the verger’s lodge noticed a little brown bird flitting about the Cathedral precincts, and admired its beautiful singing. “But it is a pity,” said they, “that all that warbling should be lost and wasted far out of hearing up on the parapet.” They were poor, but they understood the principles of political economy. So they caught the bird and put it in a little wicker cage outside the lodge door.
That night the little songster was missing from its accustomed haunt, and the Dark Image knew more than ever the bitterness of loneliness. Perhaps his little friend had been killed by a prowling cat or hurt by a stone. Perhaps . . . perhaps he had flown elsewhere. But when morning came there floated up to him, through the noise and bustle of the Cathedral world, a faint heart-aching message from the prisoner in the wicker cage far below. And every day, at high noon, when the fat pigeons were stupefied into silence after their midday meal and the sparrows were washing themselves in the street-puddles, the song of the little bird came up to the parapets — a song of hunger and longing and hopelessness, a cry that could never be answered. The pigeons remarked, between mealtimes, that the figure leaned forward more than ever out of the perpendicular.
One day no song came up from the little wicker cage. It was the coldest day of the winter, and the pigeons and sparrows on the Cathedral roof looked anxiously on all sides for the scraps of food which they were dependent on in hard weather.
“Have the lodge-folk thrown out anything on to the dust-heap?” inquired one pigeon of another which was peering over the edge of the north parapet.
“Only a little dead bird,” was the answer.
There was a crackling sound in the night on the Cathedral roof and a noise as of falling masonry. The belfry jackdaw said the frost was affecting the fabric, and as he had experienced many frosts it must have been so. In the morning it was seen that the Figure of the Lost Soul had toppled from its cornice and lay now in a broken mass on the dustheap outside the verger’s lodge.
“It is just as well,” cooed the fat pigeons, after they had peered at the matter for some minutes; “now we shall have a nice angel put up there. Certainly they will put an angel there.”
“After joy . . . sorrow,” rang out the great bell.
.
Saki
Filed under: Truyện dịch, Truyện Ngắn, Đời sống | Tagged: Cảm Nhận Tuổi Học Trò, Góc nhìn, Song Ngữ, Song ngữ, Tâm hồn, Truyện dịch, Truyện Ngắn, Đời sống |
Câu chuyện thật cảm động dù kết cục buồn quá, Thu Hà ơi
Tuy từ vựng khó và cách biểu đạt của Saki tinh tế nhưng người đọc không thể không nhận ra ý nghĩa của yêu thương và chấp nhận, bao dung, kiên trì mà một sinh linh bé nhỏ bị ruồng bỏ và cũng cô đơn được một linh hồn tượng đá cô đơn, bất hạnh đón nhận dung nạp. Tình yêu ấy đã có thể cứu chuộc và đem lại sức sống cho chú chim bé nhỏ kia có thể véo von mỗi sớm mai khúc hát tạ ân. Và tượng đá cô đơn kia cũng có một cái gì bầu bạn gắn bó để quên đi buồn khổ. Đoạn tả khúc hót của chim véo von ngày ngày để rồi nét mặt của con quái vật đá kia dần bớt đi nét cau có cay cực là những ẩn dụ hay…
Thế nhưng người ta đã can thiệp theo cách của kẻ mạnh phản tự nhiên, ích kỷ và tàn nhẫn để rồi là sự mất mát hủy diệt . Thông điệp mà Saki gửi cho chúng ta trong chuyện này rất sâu sắc
Em đã dịch câu chuyện này thật hay! Cám ơn em 🙂
ThíchThích
Em thấy cách dùng từ của tác gia Saki rất hay nhưng mà không biết em dịch có đúng ý của Saki hay không :D, nhờ có cô edit lại em mới thấy những chỗ cần chỉnh sửa cuả mình, và lúc dịch có một từ em không biết đó là từ rainshoot, giờ thì hiểu được đó là cành cây rồi ạ.
Cảm ơn cô rất nhiều vì đã edit lại thành một bản dịch hay.
lúc dịch đến đoạn con bồ câu nói ai đó vứt cái gì ra đống rác trong lòng cứ nghĩ đến đoạn đó mấy ngày liền cô ạ.. 🙂
ThíchThích
Câu truyện thật cảm động và ý nghĩa quá, thật tội nghiệp chú chim nhỏ bé, linh hồn tượng đá bị người ta ruồng bỏ, cô đơn. Kết thúc truyện cũng thật buồn :(. Em cảm ơn chị Hà đã dịch bài này.
ThíchThích
Ui không có gì Phương Thảo, cảm ơn em đã đọc bản dịch và thấu hiểu được câu chuyện hen. 😀
ThíchThích
Cái kết của câu chuyện buồn và cảm động quá chị ơi. Câu chuyện đã gửi đến chúng ta một thông điệp thật ý nghĩa.Em cảm ơn chị Hà đã dịch và chia sẻ câu chuyện.
ThíchThích
Ừ, “after joy…sorrow..” đôi lúc có những kết cục không vui vẻ trong cuộc sống nhưng điều gì rồi cũng sẽ qua..hehe..
ThíchThích
Câu chuyện này thật buồn và cảm động. Em cảm ơn chị Hà nhiều.Mong chị sẽ đóng góp nhiều hơn 😀
ThíchThích