Bộ não có ngủ khi chúng ta đang thức? (Trần Thu Hà)

Có bao giờ bạn mệt mỏi đến nỗi bạn cảm thấy như đang nửa tỉnh nửa mê? Thực vậy, đó là điều có thể đang xảy ra bên trong bộ não của bạn, theo một nghiên cứu mới được công bố trong tạp chí khoa học và y học “Nature” Từ một cuộc nghiên cứu trên loài chuột, những nhà nghiên cứu thấy rằng khi những con vật này bị thiếu ngủ thì một số vùng trong não chúng (đặc biệt là những nơ – ron ở 2 vùng của võ não) chuyển sang tình trạng giống như đang ngủ vậy, ngay cả khi những phần khác của não bộ vẫn đang thức, nhưng nhìn bên ngoài thì những con chuột này hoàn toàn tỉnh táo. Những khám phá này giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về tác động của việc thiếu ngủ đối với hoạt động của con người và làm sáng tỏ tại sao giấc ngủ lại quan trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta.

Giulio Tononi –trường đại học Wisconsin-Madison cùng một nhóm những nhà nghiên cứu đo điện não đồ của 11 con chuột bị buộc phải thức quá giờ ngủ của chúng bằng cách đưa những đồ vật khác nhau vào trong lồng. Họ nhận thấy rằng hoạt động ở một số vùng của não bộ chuột cho thấy những vạch đi xuống ngắn thành những “sóng chậm”-một kiểu của giấc ngủ. Đây là loại hình sóng thấy được ở 80% giấc ngủ sâu- dạng ngủ không có những giấc mơ.

Nói cách khác, mặc dù những con chuột này vẫn đang thức nhưng tế bào não của chúng thì không. Và nếu những con chuột này không được ngủ trong bao lâu thì não bộ của chúng càng rơi vào trạng thái “buồn ngủ” bấy nhiêu. Thực vậy, trong một thử nghiệm về hoạt động của 2 nhóm chuột , người ta thấy những con chuột thiếu ngủ giảm đi 37,5% khả năng thành công để có thể lấy được những viên đường so với những con chuột trong nhóm không thiếu ngủ.

Những khám phá này đã phần nào làm sáng tỏ tại sao tình trạng thiếu ngủ có liên quan đến sự suy yếu hoạt động. (Nó cũng giải thích tại sao những kẻ tra tấn thường bắt các tù nhân của mình không được ngủ, là vì năng lực phán đoán, khả năng phản kháng và ý chí sẽ giảm xuống -khi nhu cầu cần nghỉ ngơi tăng lên). Chẳng hạn ở những người bị thiếu ngủ khoảng 24 tiếng, khả năng lái xe sẽ bị hạn chế giống như ở những người say rượu. Thật vậy,thống kê cho thấy thiếu ngủ là nguyên nhân chính thứ hai sau say rượu làm gây ra những tai nạn thương vong cao nhất.

Những nhà nghiên cứu nói rằng do thiếu ngủ mà giấc ngủ cục bộ xảy ra trong một bộ não đang tỉnh thức là lý do của sự sút giảm nhận thức dẫn đến các sai sót hành vi. Vì vậy, Ira Flatow trong chương trình National Public Radio ( Phát Thanh Cộng Đồng Quốc Gia) đã đặt câu hỏi cho giáo sư Christopher Colwell, khoa tâm thần của trường y khoa UCLA: “Có ngưỡng giới hạn nào về thời gian ngủ của con người để tránh tình trạng suy giảm hoạt động hay không?”

Theo giáo sư Christopher Colwellta, hầu hết mọi người cần ngủ 8 tiếng một ngày như các nghiên cứu đã chứng minh nhất là trong những hoạt động cần độ tập trung cao, như những chuyên viên điều khiển không lưu)

Khi ngủ chỉ còn 6 tiếng một ngày thì độ tập trung sẽ giảm xuống. Và khi chỉ ngủ có 4 tiếng sẽ gây ra những thay đổi về hóa học nội sinh trong não, Vì thế khi stress tăng cao, khả năng hành xử giảm xuống với 4 giờ ngủ trong một ngày làm xáo trộn nghiêm trọng về tâm sinh lý.

Nhưng hầu như không ai ngủ 4 tiếng một ngày cả, trung bình khoảng 6 tiếng, với mức này có thể làm suy giảm hoạt động nhưng ảnh hưởng của việc thiếu ngủ không nghiêm trọng, và chúng ta vẫn có thể có một ngày hoàn toàn tươi đẹp.

Điều quan trọng là hãy ngủ khi bạn cảm thấy buồn ngủ, đừng cố gắng thức khi bạn có thể ngủ !

Trần Thu Hà lược dịch

từ  “Does Your Brain Take Naps While You’re Awake?   by  Maia Szalavitz

Nguồn : TIME

11 bình luận

  1. Các em thân mến,

    Đọc bài này các em nhớ lại vì sao cô vẫn thường khuyên các em chớ nên thức khuya quá để học bài trước kỳ thi khi đã cảm thấy buồn ngủ quá. Thiếu ngủ sẽ làm suy giảm hoạt động của não bộ và khả năng điều khiển hành vi, vì thế khi các em căng mắt ra học trong khi não các em không làm việc được tốt nữa:

    Học rất nhiều nhưng nhớ chẳng bao nhiêu

    và vì thế sẽ

    “Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
    Thi không ăn ớt thế mà cay”

    Mong các em có cách tổ chức việc học ở nhà theo TKB hợp lý chớ để thiếu ngủ quá với mức độ thường xuyên.

    Cám ơn Thu Hà đã dịch một bài báo có tính khoa học thiết thực cho mọi người nhất là cho tuổi học trò.

    😛 🙂

    Thích

  2. Cảm ơn bạn Thu Hà!
    vậy thì mình cũng sẽ không cố gắng thức khi buồn ngủ nữa!
    Ái.

    Thích

  3. ê, ê ơi, có lần mình đang giảng bài mà đánh rơi viên phấn trên tay, ngay cả mình cũng không hiểu tại sao, té ra là ngủ cục bộ?

    Thích

  4. hì hì :d em cũng hay… thức khuya.Em cảm ơn chị Hà nhiều lắm vì đã dịch bài này.Nó thực sự rất bổ ích cho mọi người.Em rất thích đọc những nài do chị dịch.Mong chị sẽ dịch chuyện và các bài viết nhiều hơn 🙂

    Thích

    • Ừ, em cũng đừng thức khuya quá, vì chị cũng từng như em, có những khi phải thức nguyên đêm để học sáng mai đi thi hehe
      By the way, đọc comment của Tú làm chị có thêm động lực dịch bài. cảm ơn em nhiều 😀 😀

      Thích

  5. Cảm ơn chị Thu Hà đã cho gđ BMH một bài viết thật bổ ích, tốt cho sức khỏe và đặc biệt là tập cho mình thói quen ngủ đủ giấc đó. Cảm ơn chị Hà

    Thích

  6. Dược sĩ thân mến ui, nếu có người khi được đọc bài trên đây, hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết vô cùng của giấc ngủ, í nhưng mà quỹ thời gian của người í quá bí, khong thể xong việc nếu không xén bớt giấc ngủ.
    Thì có cách nào giúp được không hở Dược sĩ?? Ví dụ có loại thuốc nào … ?

    Thích

    • Theo em nếu uống gì để thức thì chị có thể uống vitamin (đặc biệt vitamin C), nhân sâm,hay đinh lăng..v..v..giúp tuần hoàn máu não nhưng mà lựa chọn tốt nhất vẫn là ngủ đó chị . :D, vì tế bào não rất đặc biệt, một khi đã “chết” rồi thì không thể “sống” lại được nữa.

      Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Banmaihong's Blog

Nơi Đây Nắng Ban Mai Hồng Reo Vui

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents