Bình Phẩm thơ chân dung (Kỳ II)

3. Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924, mất năm 2003.

Từng giữ những chức vụ chủ chốt của hội nhà văn: Tổng thư kí hội văn hoá cứu quốc, tổng thư kí hội nhà văn.

Ông là một nhân cách lớn, và cũng vì lớn nên như có người nhận xét: Nguyễn Đình Thi ít khi được sống thật với con người của mình.

Kể lại một chuyện vui, không biết có giúp ích chi nhiều cho việc hiểu thơ chân dung về ông không: Năm 1996, tôi dự lớp tập huấn văn, các giáo viên cứ nằn nặc đòi ông đọc bài thơ Đất Nước, mà ông thì cứ tha thiết kể về Nguyễn Trãi ở Đông Quan, cái tác phẩm mà vì nó mà không mấy quan chức mặn mà với ông, đến độ ông phải dỗ: Nghe đi nhé, chờ tí nhé, rồi anh Thi sẽ đọc thơ! 

Có lẽ ít khi ông được sống với Nguyễn Trãi ở Đông Quan chăng?!

Có phải là “cái ghế quan trường giết chết thơ”?

Và thế là:

Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ

Bay chi mặt trận trên cao ấy

Để chú nai đen mãi đứng chờ.

Bài chân dung nhắc đến một số tác phẩm của ông: Tiểu thuyết Xung kích, Vỡ Bờ, Vào lửa, Mặt trận trên cao và vở kịch Con nai đen.

4. Nguyên Hồng

Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ

Sóng gầm sông lấp mấy ai hay

Cơn bão đến động rừng Yên Thế

Con hổ già uống rượu giả vờ say.

Nguyên Hồng là lão nhà văn sung sức, ngay từ trước 1945 đã cho ra đời Bỉ Vỏ, một trong  những cái mốc rất đinh của văn học hiện thực phê phán.

Sự nghiệp của ông, có thể công phu nhất là bộ tiểu thuyết Cửa Biển 4 tập: Sóng gầm, Cơn bão đã đến, Thời kì đen tối, Khi đứa con ra đời. Song đúng là vang động của Cửa Biển lại không bằng tiểu thuyết đầu tay Bỉ Vỏ.

Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ

Sóng gầm sông lấp mấy ai hay.

Hai câu cuối hoàn chỉnh một chân dung Nguyên Hồng không chỉ trong văn chương mà rõ nét là trong những dư chấn thời đại: Một khát vọng văn chương đeo đuổi đến cuối đời với bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế và một niềm vui thô mộc với li rượu lử người. Ông say chăng?

Cơn bão đến động rừng Yên Thế

Con hổ già uống rượu giả vờ say!

5.  Huy Cận

Các vị La hán chùa Tây Phương

Các vị già quá tôi thì béo

Năm xưa tôi hát vũ trụ ca

Bây giờ tôi hát đất nở hoa

Tôi hát chiến tranh như trẩy hội

Đừng nên xấu hổ khi nói dối

Trời mỗi ngày lại sáng có sao đâu.

Nhắc đến những bài, những tập thơ của Huy Cận: Các vị La hán chùa Tây  Phương, Vũ trụ ca, Đất nở hoa, Trời mỗi ngày lại sáng.

Một nét hài hước nhẹ nhàng: Huy Cận thật có thân hình béo tốt, đối lập với vẻ gầy guộc khắc khổ của các chân dung La hán.

Một phê bình thẳng thừng: Hát chiến tranh như trẩy hội!

Cứ ngờ ngợ như rằng sau năm bốn lăm, Huy Cận thành công đường đời thất bát đường thơ!

Hết kì II.

Nguyễn Tấn Ái

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: