Bình Phẩm Thơ Chân Dung

Bình Phẩm Thơ chân dung.

Xin được góp đôi dòng về những chân dung thơ mà nhà thơ Xuân Sách đã gửi đến bạn đọc.

Cũng xin nói trước đây chỉ là ý kiến chủ quan của một người đọc, mà tuyệt đối không phải là công phu khảo cứu hay phê bình chi chi, nên không khoác bừa cho mình cái tư cách dọn đường dư luận, chỉ là vui thôi!

Kì này góp ý với  hai món : Nam Cao, Lưu Trọng Lư.

1

Em còn đôi mắt ngây thơ

Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai

Thương cho Thị Nở ngày nay

Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo.

Nhắc đến hai tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao: Truyện ngắn Đôi Mắt và tiểu thuyết Sống Mòn, hai câu đầu hóm hỉnh vui vui, chưa nói được hết thân thế và sự nghiệp.

Hai câu sau nhuốm mùi thời thế: Ngày nay cũng còn có những người nữ dở hơi và người nam say rượu như Thị Nở với Chí Phèo. Vận vào chuyện viết văn thì đúng là “ một lời là một vận vào khó nghe”, có ma tửu nhập mới chọn văn chương làm sự nghiệp, và có dở hơi số phận mới vớ phải mấy ông Chí Phèo thời đại!

Lại chú Chí Phèo, khi say mới chửi, khi tỉnh lại hiền như đất! Nhát quá hoá …rùa, lại đổ tội thiếu men! Lại cái chuyện đại hội nhà văn lần thứ mấy đó, các vị được cởi trói, sướng quá cứ chửi vung lên, mà mấy chú chửi vung lại là mấy chú men xui đúng nghĩa đen, chửi xong ráo mùi rượu lại cứ run cầm cập!

Một góc hài hước đủ vui.

2.

Em không nghe mùa thu

Mùa thu chỉ có lá

Em không nghe rừng thu

Rừng mưa to gió cả

Em thích nghe mùa xuân

Con nai vàng ngơ ngác

Nó ca bài cải lương.

Có thể nói Lưu Trọng Lư là chiến sĩ hăng tiết nhất của trào lưu Thơ Mới , nào là làm thơ, nào là đăng đàn diễn thuyết…cuối cùng cũng kịp ghi tên mình vào “Việt Nam thi nhân” của Hoài Thanh và để đời bài  Tiếng Thu với hình ảnh “ con nai vàng ngơ ngác”. Năm 1954, ông làm ở bộ văn hoá, có soạn hai vở cải lương Nữ Diễn Viên Miền Nam và Cây Thanh Trà.

Bài chân dung hơi quá đà, như muốn phủ định luôn cả cái Tiếng Thu nổi tiếng một thời rằng “ chỉ có lá”, chỉ “mưa to gió cả”. Không nên, không nên!

Lại giọng thời sự: Mùa xuân về con nai vàng dẫu còn ngơ ngác cũng du dương bài cải lương! Nhắc nhở ý vị: Lời ca không đúng giọng dễ trở thành mai mỉa. “Nghe” hay là “thấy”? Em có phải là danh xưng của người làm thơ? Suy luận này còn thiếu dữ liệu khoa học, không dám phán quyết!

(Hết kì I)

.

Nguyễn Tấn Ái.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: